MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ 3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HÁT CA TRÙ 3
1. Ả đào: (nữ giới) 3
2. Kép (nam giới) 3
3. Ca trù 3
4. Cầm chầu 4
5. Đầu thưởng, vai thưởng, nách thưởng 4
6. Đủ khổ, dôi khổ, thiêu khổ 5
7. Hát mưỡu 5
8. Giáo phường 5
9. Hãm 5
10. Lạc nhạn, xuyên tâm, thuỳ châu 5
11. Hát ả đào 6
II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ 6
CHƯƠNG II 10
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ 10
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀI HÁT CA TRÙ 10
1. Phân loại 10
2. Chất liệu 10
3. Nội dung chính của bài ca trù 11
4. Bố cụ một bài ca trù 11
5. Âm luật 12
6. Đổi âm thể 12
7. Các điệu hát thông dụng 12
II. NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ 13
1. Nhạc cụ 13
2. Dàn nhạc của ca trù 13
3. Tiếng hát và cách hát ca trù 13
4. Gõ phách 15
5. Gẩy đàn 16
6. Điệu múa khi hát ca trù 17
7. Đánh trống chầu trong hát ca trù 17
CHƯƠNG III 20
VAI TRÒ CA TRÙ TRONG DU LỊCH VĂN HOÁ 20
KẾT LUẬN 22
PHỤ LỤC 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
MỤC LỤC 25
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6945 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vài nét về nghệ thuật ca trù và vai trò của nó trong du lịch văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáu ngàn ngày là mấy, cánh phù du trông thấy cũng buồn cười, thôi công đâu chuốc ấy sự đời”. “Cánh phù du” - Ba chữ này gọi là “chốn tiếp” - thưởng vào “chốn tiếp” gọi là “vai thửơng”. “Thôi công cầu” - ba chữ này gọi là “chốn tục”- thưởng vào “chốn tục” gọi là nách thưởng.
6. Đủ khổ, dôi khổ, thiêu khổ
Một bài hát ca trù (hát nói) gồm ba khổ: khổ đầu, khổ giữa và khổ xếp. Khổ đầu và khổ giữa có 4 câu ở mỗi khổi, khổ xếp có 3 câu. Một bài hát nói đầy đủ có 11 câu - gọi là bài hát đủ khổ. Bài nào có trên 11 câu gọi là dôi khổi, chưa đủ 11 câu gọi là thiếu khổ. Hai khổ đầu và khổ xếp luôn giữ nguyên dôi hay thiếu khổ chỉ xảy ra ở khổ giữa.
Ngoài ra còn có “hát nói gối hạc” - trong bài hát có một vài cầu thơ kéo dài ra, số chữ trong câu thơ có thể lên đến 12, 18 thậm chí 24 chữ.
7. Hát mưỡu
Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài trọn vẹn mà thường được hát mở đầu hoặc kết thúc cho một bài hát nói. Do vậy khi kết hợp hát mưỡu và hát nói lại cho ta các dạng như:
-Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói).
-Hát mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói).
-Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát).
-Hát nơi mưỡu kép (hát mưỡu bằng 2 câu thơ lục bát.
8. Giáo phường
Đây là tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Người đứng đầu giáo phường gọi là “ông chùm”. Giá phường có hệ thống qui ước mà các thành viên phải tuân thủ. Hằng năm, giáo phường đều tổ chức lễ tế tổ vào ngày 11 tháng Chạp. Sau ngày tế tổ thì ông chùm giải quyết các công việc nảy sinh trong giáo phường. Nơi lễ tế tổ có thể làm ở nhà thờ hay muựơn đình của xã để làm lễ. Trong lễ tế tổ, đào nương kép hát của các họ ở các vùng khác nhau tề tựu, đông đủ hát đủ các điệu và đặt tiệc mời khách quý - gọi là đám “thánh sư”. Giáo phường còn được hiểu là nơi dạy những người đi hát.
9. Hãm
Hãm là một điệu hát của ca trù hát ngâm hãm để chuốc rượu chúc mừng trong tiệc vui khúc hát hãm có từ một mừng đến 10 mừng.
10. Lạc nhạn, xuyên tâm, thuỳ châu
Các khái niệm này chỉ khổ nhạc của trống, đàn và phách. Nó được chia thành 5 khổ theo thứ tự như sau:
-Chính diện (dùng vào những câu hát bằng phẳng).
-Xuyên tâm có xuyên thưa, xuyên mau.
-Lạc nhạn (dùg vào câu hát trầm ngâm)
-Quán châu ( dùng vào các khổ thơ).
-Thương mã (dùng vào các khổ xếp, khổ dồn).
-Thuỳ thâu: chỉ 3 tiếng trống vào giữa câu thứ 11 hoặc câu thứ 10.
Xuyên thưa chỉ ba tiếng trống đánh vào đầu câu thứ 4.
Xuyên mau là ba tiếng trống đánh bào đầu câu thứ 8.
11. Hát ả đào
Đây là tên gọi chug cho hát cô đầu, hát ca trù… Theo các thư tịch hiện nay thì khái niệm hát ả đào xuất hiện sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò…
-Hát cửa đình.
Là cuộc hát được tổ chức tại đình làng hàng năm. Vào các dịp tế thần, thành hoàng làng. Luật lệ của hát cửa đình rất chặt chẽ, nghi lễ hát linh thiêng khi hát ả đào phải nhịp theo các tiết mục hành lễ và động tác của người tế.
Như vậy, để tìm hiểu về nghệ thuật ca trù, trước tiên ta phải hiểu được một số khái niệm chính thường sử dụng khi nói về ca trù. Nắm bắt được các khái niệm đó sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu được thuận lợi hơn rất nhiều. Các khái niệm đưa ra ở mức cô đọng nhất sẽ phần nào giúp người đọc luận giải các cụm từ chuyên biệt mà nếu không am hiểu ca trù sẽ không thể cắt nghĩa được.
II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ
Có thể khẳng định không ai biết rõ hát ả đào có từ bao giờ cho đến thời điểm hiện nay. Nguyên nhân của việc đó là do nguồn sách vở tư liệu cũ của ta về âm nhạc không còn lại nhiều. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể căn cứ vào một số ít nguồn tư liệu nhưng chủ yếu lại là những truyền thuyết được ghi chép lại qua truyền khẩu trong nhân dân. Chính vì lí do đó, nguồn gốc hình thành ca trù không thống nhất, tương truyền mỗi nơi một khác. Đây là một vấn đề đặt ra với các nhà nghiên cứu trong hành trình tìm về cái nôi của hát ca trù.
Tuy vây, tôi cũng xin đưa ra đây dẫn chứng về ba tư liệu cổ nói tới nguồn gốc ca trù được dân gian cũng như các nhà nghiên cứu nhắc tới nhiều nhất.
Theo “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sĩ thì vào đầu Vua Lý Thái tổ (1010 - 1028) có người ca nhi tên là Đào Thị hát hay đàn giỏi từng được vua ban thưởng. Về sau vì ái mộ danh tiếng Đào Thị nên con hát gọi là Đào nương. Sách “Khâm đinh viết sử” cũng ghi : “năm Thuận Thiên thứ 16 (1925) vua Lý Thái Tổ đặt chức Quản giáp cho giới con hát. Như vậy, từ các cứ liệu trên, ca trù ít nhất cũng có từ đời Lý. Tuy nhiên đây cũng chỉ là tương truyền mà chưa có các căn cứ chính xác.
Đến đời nhà Hồ (1400 - 1407) lại có sách (Công dư tiệp ký” chép lại chuyện một đào nương ở tại thôn Đài Xá, huyện Tiên Lữ - Hưng Yên múa giỏi hát hay. Thời điểm đó, quân Minh sang xâm chiếm nước ta gây bao cảnh tang thương. Nàng đã cùng dân làng lập mưu hạ được nhiều tên giặc Minh giúp làng Đài Xá được yên ổn. Về sau người làng nhớ ơn nên đã lập đến thờ và thôn nàng ở trước đây gọ là thôn “Ả đào”.
Lại có truyền thuyết khác về Tổ cô đầu mà hiện nay được nhiều người ghi nhớ nhất. Đời nhà Lê có người tên là Đinh Lễ tự là Nguyễn Sinh, quê ở làng Cổ Đạm - Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Là con nhà gia thế song tính tình phóng khoáng, thích ca hát gảy đàn. Một lần Đinh Lễ được một cụ già đưa cho một khúc gỗ ngô đồng và tờ giây vẽ hình một cây đàn bảo rằng về làm cây đàn sẽ giúp trừ hoạ và mang lại an lành cho nhân dân. Quả nhiên cây đàn đã giúp cho cuộc sống của bà con hạnh phúc vui tươi hơn. Một hôm, Đinh Lễ đi qua châu Thường Xuân - tỉnh Thanh Hoá ngồi gảy đàn vô tình tiếng đàn đã giúp cho Bạch Hoa - con gái quan châu Bạch Đình Sa bị câm từ nhỏ bỗng cất tiếng nói sau khi nghe đàn. Cảm tạ ơn đó Bạch Hoa được gả cho Đinh Lễ. Từ đấy hai vợ chồng sống hạnh phúc, ca hát và còn dạy cả dân làng cách đàn, cách múa. Khi hai vợ chống mất đi, dân làng Cổ Đạm và đệ từ nhớ ơn lập đền thờ gọi là đền tổ cô đầu, hay đền bà Bạch Hoa công chúa. Hàng năm đến ngày 11 tháng Chạp có giỗ tổ cô đầu và các đào kép khắp nơi lại tề tựu về ở Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội ngày nay đều có đền thờ hai vị tổ sư này.
Không phải ngẫu nhiêm mà cùng với truyền thuyết trên, làng Cổ Đạm ngày nay được nhân dân cả nước biết tới như cái nôi của ca trù, là vùng đất tổ của loại hình nghệ thuật này . Xem xết nhều khía cạnh, ta sẽ thấy Cổ Đạm xứng đáng là nơi khởi thuỷ của ca trù.
Thứ nhất, có phải vô tình không khi truyền thuyết về tổ ca trù gắn liền với các chế tác ra cây đàn đáy và việc truyền bá nghệ thuật chơi đàn đáy? Như thế có nghĩa là, tính đến thời điểm có cây đàn đáy do Đinh Lễ (làng Cổ Đam) sáng chế ra thì ca trù đã có bước tiến đáng kể về chất và dần dần định hình thành một thể loại âm nhạc có diện mạo, lễ luật rõ ràng, chặt chẽ. Hơn thế, nhắc đến ca trù không thể không nhắc tới cây đàn đáy. Đàn đáy ra đời là minh chứng cho sự ra đời của ca trù. Về tư liệu mĩ thuật còn lại thì có các bức chạm trên xà của đình Lễ Hạnh (thế kỷ XVI) đình Tây Đằng (thế kỷ XVI) hình cây đàn đáy - cây đàn đặc trưng của ca trù.
Thứ hai: trong các bản thần phả về ca trù đều thống nhất một quan điểm: tổ của ca trù là ông Đinh Lễ và bà Bạch Hoa. Chính vì vậy khi hát đến chữ Lễ, cô đầu phải hát chệch thành lỡi, Hoa đọc thành Huê, Bạch đọc thành B.
Thứ ba, phải là cái nối ca trù mới sản sinh ra được con người “có sở trường về nghề ca trù” (Nguyễn Văn Ngọc) nổ tiếng là Nguyễn Công Trứ. Nhờ có ông ca trù mới có được sức sống lâu bền tới ngày nay. Tuy không phải là tổ nghề nhưng Nguyễn Công Trứ đã có công lớn trong việc hoàn chỉnh và đưa hát nói thành hể thơ dân tộc, thành linh hồn của những bài ca trù.
Như vậy, tuy được thêu dệt từ một truyền thuyết song với những dẫn chứng sống như trên ta có thể khẳng định làng Cổ Đam chính là nguồn gốc sản sinh ra Ca trù, là trung tâm đỉnh cao của nghệ thuật ca trù. Từ đây, ca trù phát triển rộng khắp hai miền Bắc - Trung. Ngày nay, sinh hoạt ca trù cũng đang dần được khôi phục ở Cổ Đam với việc hình thành các câu lạc bộ ca trù ở Nghi Xuan.
Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào về thời gian cũng như gốc gác của ca trù. Mọi sự công bố đều là phỏng đoán dựa vào các tư liệu cổ và truyền thuyết chưa rõ ràng. Để có được tài lệu đích xác và đầy đủ cần phải có thời gian. Theo giáo sư Trần Văn Khê thì hiện nay ta tạm coi hát ả đào xuất hiện vào đầu thế kỷ XV xuất phát từ vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh.
CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ
Ca trù là một loại nhạc truyền thống bác học có đầy đủ quy tắc về điệu, về nhịp, về nét hoa mĩ, cách biến tấu, ứng tấu. Để hiểu được cả một hệ thống quy tắc chặt chẽ ấy khi hát là cả một quá trình tìm tòi, thẩm thấu ở trình độ cao.
Trước khi đi vào nghệ thuật trình diễn, ta cần tìm hiểu các đặc điểm của một bài ca trù - như một yếu tố nền khi nghe hát ca trù.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀI HÁT CA TRÙ
1. Phân loại
Ngày xưa, ca trù có ba loại chính.
-Hát chơi, biểu diễn tại các nhà của những người hâm mộ ca trù hay tại nhà ca sĩ.
-Hát cửa đình, biểu diễn tại đình làng.
-Hát thi biểu diễn để tranh giải thưởng.
Phổ biến nhất là hát chơi trong một vùng thân mật với số ít khán giả những lúc giải trí.
2. Chất liệu
Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng. Ca trù có nhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuần Việt như lục bát, song thất lục bát. Trong số 34 thể ca trù mà thư tịch Hán Nôm có ghi nhậ về lời thơ thì các thể thơ được dùng trong ca trù là :
+ Thể lục bát dung trong 17 thể ca trù.
+ Thể song thất lục bát: dùng ở một thể ca trù.
+ Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài: dùng trong 3 thể ca trù.
+ Thể thơ Đường luật (thất ngôn, tứ tuyệt) dùng trong 8 thể ca trù.
+ Thể phú: dùng trong một thể ca trù
+ Thơ Đường luật trường thiện: dùng trong 2 thể ca trrù
+ Thể hát nói là thể riêng của ca trù.
Thơ lục bát là thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù, nhất là trong các điệu rù có như: Bắc phản Hồng Hạnh, Non mai, Đại Thạch…
Đặc biệt, trong các thể thơ dùng trong ca trù thì thể hát nói để lại số lượng nhiều nhất, và được ưa chuộng nhất. Hát nói đã gắn với các tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tản Đà…
3. Nội dung chính của bài ca trù
Ca trù lấy chất liệu chính từ thể hát nói. Do vậy, nội dung của các bài hát ca trù cũng được chuyển tải qua nội dung tư tưởng của những bài hát nói.
Ta có thể bắt gặp trong ca trù tư tưởng chính thống của nho gia biểu hiện qua hình ảnh người quân tử gánh vác non sông, đau niềm đau nhân thế. Ta lại có thể thấy tinh thần của Thiền trong những bài hát nói thoát tục của Nguyễn Thượng Hiền, chu Mạnh Trinh.
Đặc biệt trong các bài hát ca trù ta còn bắt gặp ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang. Điều này được đề cập tới rất sớm trong sách “Đào nương ca” của Nguyễn Văn Ngọc. Tư tưởng Lão Trạng tập trung ở những khía cạnh sau.
-Tinh thần tự do, tự tại, thoát khỏi quy phạm của Nho giáo.
-Thiên nhiên trong ca trù là thiên nhiên tiên giới và mộng ảo.
-Hưởng lạc đã trở thành triết lý để thực hện “võ” hay ra giảng nội dung nghiêm túc của học thuyết Khổng Mạnh mà chỉ nhằm mục đích chính đáng là giải trí.
4. Bố cụ một bài ca trù
Theo sách “Ca trù thể cách” thì ta có thể sắp xếp bố cục một bài hát ca trù gồm 11 câu như sau:
Câu 1 và 2 gọi là tống mạo
Câu 3 và 4 gọi là thừa đề
Câu 5, 6 dùng lối thất ngôn, cổ thi hoặc quốc âm, nói tới đại ý của toàn bài.
Câu 7, 8, 9, 10 nói theo ý của câu 5, 6 để mở rộng thêm.
Câu 11: tổng kết ý nghĩa toàn bài.
Đôi khi, kết thúc câu thứ 11 lại có thêm 2 hoặc 4 câu nữa liền sau đó để mở rộng thêm ý tứ của bài hát.
5. Âm luật
Ca trù có 5 cung chính là (theo Nguyễn Đôn Phục).
-Cung nam: điệu nhanh, hơi trong nhưng bằng phẳng và xuống thấp.
-Cung bắc: điệu hát khan, hơi đục nhưng rắn rỏi và lên cao.
-Cung huỳnh: điệu xúc, ngặt, hát dính vào nhau.
-Cung pha: trong và đục pha lẫn, hơi ai oán, hát chệch.
-Cung nao: điệu chênh chênh, đục ở dưới, trong ở trên.
6. Đổi âm thể
Hiểu một cách đơn giản nhất thì “đổi âm thể” (còn gọi là “chuyển ẩm” dùng để chỉ khi nói tới việc đổi giọng của ả đào. Trong lối hát ả đào, hầu như bài nào cũng có đổi giọng ở từng đoạn trong bài hát.
7. Các điệu hát thông dụng
Theo các thư tịch ghi lại thì có khoảng 50 điệu hát ca trù. Trong đó có các điệu phổ biến như:
-Thét nhạc: là khúc hát đầu tiên của lối hát cửa đình. Sau phần giáo trống, giáo hương, cô đầu và kép chia nhau đứng hai bên hương án hát bài thét nhạc. Thét nhạc chú trọng về nhạc, về giai điệu tạo nhạc cảm cho tiệc hát mà ít chú trọng về lời.
-Hát giai: Sau khi hát bài thét nhạc, đào kép ngồi xuống chiếu, hát bài theo thể hát nói cửa đình gọi là hát giải.
-Hát mùa đai thạch: là điệu hát kèm theo múa rối vui
-Cung Bắc: là điệu hát của cung nữ nương vua, một trong nhưng điệu cổ nhất của ca trù.
-Bắc phản: (hát mở) khi bắt đầu vào chầu hát ở ca quán, ả đào thường hát bài này sau khi dạo đàn, phát hết khổ “lá đầu”
II. NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ
1. Nhạc cụ
Để biểu diễn một bài ca trù, đào kép phải cần tới ba dụng cụ chính là đàn đáy, phách, trống.
Đàn đáy là nhạc cụ đặc trưng cho lối hát ca trù, còn gọi là vô để cầm nghĩa là đàn không đáy. Đàn có ba dây, 11 phím, thùng vuông, thân dài. Tiếng đàn phải theo tiêng hát, hát ao thì đàn cao, hát thấp thì đàn thấp. Đàn có hai cách là đàn khuôn và đàn hàng hoa. Trong tiệc hát thì kép là người đàn cho ả đào hát.
Phách: là bộ phận nhạc cụ của ả đào dùng cho ả đào gõ nhịp khi hát. Phách và sênh là hai nhạc cụ của ả đào. Phách làm từ gỗ, khi hát, ả đào gõ phách vào sênh. Sênh làm từ tre (gỗ). Phách có 4 khổ là: khổ sòng, khổ đơn, khổ rải, khổ lá đầu.
Trống: có 2 loại trống cửa đình là trống lớn. Dìu lớn bằng gỗ, trống có chiêng kèm theo. Trống thính phòng là loại nhỏ, cao 22cm, mặt trống rộng 20cm. Roi bằng gỗ Nguyệt rát quý, dài khoảng 36cm gọi là “roi chầu”. Trống cũng có 5 khổ như đàn và phách là: chính diện, xuyên tâm, lạc nhạn, quán châu, thượng mã.
2. Dàn nhạc của ca trù
Dàn nhạc khá đơn giản tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể để bố trí cho phù hợp.
Ở cung đình trong tế lễ lớn thì dùng bát âm.
Ở đền miếu, tuỳ hoàn cảnh mà dùng lục âm, tứ âm
Ở tiệc chúc tụng thì dùg đàn đáy, phách, trống.
Ở lễ rước, hát múa, hát chầu thì tuỳ từng lễ mà bố trí.
3. Tiếng hát và cách hát ca trù
Trong phạm vi một bài nghiên cứu tổng quát về lối hát ả đào, người viết không thể trình bày, phân tích một cách rõ ràng về trình tự và sự kết hợp lẫn nhau giữa tiếng hát - tiếng đàn, tiếng phách và trống trong một bài hát ca trù. Điều này chỉ có thể hiểu thông qua việc phân tích từng yếu tố đàn, phách, trống sử dụng như thế nào trong một bài hát ca trù. Thật ra thf ta đã thấy trong một bài hát ca trù, cách đánh phách, đánh trống, gảy đàn, tiếng hát của mỗi bài gần như đều theo một truyền thống nhất định. Trong một khúc hát có 3 làn đổi điệu.
Theo truyền thống thì cuộc hát ả đào bắt đầu có “dâng hương, giáo trống”. Người kép rung mấy hồi trống, đọc mấy câu chúc mừng, đào nương đốt hương dâng lên trước mặt thánh.
Tiếp sau đó, đào nương hát bài thét nhạc.
Rồi đến ngâm vọng, hát mưỡu và hát nói. Ngâm vọng là bắt đầu ngâm nga mấy câu rồi mới vào phách. Hát mưỡu là hát hai câu lục bát trước khi vào bài hát nói, một bài hát nói có 11 cầu. Đào Nương vừa hát phải vừa nhịp phách theo tiếng hát.
Tiếng hát trong ca trù có đặc điểm là ngân dài không mấy khi đều đặn, thường láy lên, láy xuống. Khi bắt giọng vào hát, ả đào ít khi bắt vào tiếng chính ngay mà bắt ở tiếng dưới lên hay ở trên xuống. Khi chuyển từ tiếng nọ sang tiếng kia thì ngân dần dần lên hay dần dần xuống khi ngân thì dùng âm “y” hay “ư” thay cho ầm chính cua tiếng hát. Giọng hát khi lên cao thì lấy xương cuống mũi làm chỗ cho tiếng hát vang lên. Do vậy, khi đào nương ngâm miệng nhưng vẫn ngân được. Đây là điểm rất độc đáo và cũng rất khó khi hát ca trù.
Hát ca trù là hát một loại âm nhạc bác học, rất khó. Để học được các cung chính và các biến cung của ca trù, đào nương không có bộ ký âm pháp (giống như các nốt nhạc bây giờ) để học mà phải học “ca đàn” tức là đàn bằng miệng cho đúng làn điệu của các cung.
Hát ca trù đòi hỏi người đào nương phải sử dụng toàn bộ hơi trong, hơi hật ngoài. Hát không bao giờ há to miệng để giữ hơi được lâu. Miệng lúc nào cũng như mím chặt, tiếng hát nào cũng từ trong cổ họng phát ra mà vẫn to, vẫn rõ để người ở xã cũng nghe thấy.
Có hai lối hát: hát khuôn và hát hàng hoa. Hát khuôn là hát theo khuôn bậc, nắn nót từng chữ, luyến láy một cách công phu, tròn vành rõ chữ. Hát hàng hoa là hát theo tính cách tài tử, ít chú trọng về khuôn bậc nhưng vẫn hay nhờ vào tính phóng khoáng, sáng tạo.
Đào nương dù hát khuôn hay hát hàng hoa cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn nh sau đây:
-Hát hay là phải đảm bảo 8 yếu tố
Quan: tiếng hát ăn nhịp với đàn, phách.
Xuyến: hát tròn trĩnh, mượt mà, vững vàng.
Dằn: tiếng hát tròn và đều
Thét: tiếng vút cao như suố vút lên cao
Khuôn: tiếng tròn phẳng, đúng khuôn bậc.
Rấy: tiếng hát rền, tròn
Diệu: tiếng hát tự nhiên, linh hoạt
Vỡi: tiếng hát cao vút, trong sáng.
-Hát kém là măc các lỗi như:
Lơi: hát chệch, sau nhịp đàn- phách.
Ngang: hát không đúng cung bậc.
Cản: sai bằng trắc trong chữ của (bài) câu hát.
Chăn: hát thấp, không lên cao được
Hụt: hát trước nhịp
Sa: hát sau nhịp.
4. Gõ phách
Phách được ví như tiếng hát thứ hai của đào nương. Đào nương vừa hát phải vửa gõ phách giữ nhịp cho tiếng hát.
Cổ phách cấu tạo đơn giản gồ bàn phach bằng tre, hai lá phách dẹt cầm ở tay phải tạo nên âm thanh dẹt và một lá phách tròn cầm ở tay trái tạo nên âm thanh tròn. Phách tròn và dẹt đều làm từ gỗ. Phách ca trù khác tất cả các loại phách khác ở chỗ, nó không chỉ có nhiệm vụ gõ nhịp mà đã đạt tới mức “luyến láy” như tiếng hát để diễn tả cảm xúc trong bài hát.
Phách được chia ra các loại: phách rung (đánh lúc đầu khi đào nương còn ngâm nga chưa vào phách) Phách dóc (đánh theo từng khổ hát) phách hơi (đánh làm mự cho hơi hát) pháh lá đầu (đánh làm mực cho hơi hát). Hát khoan thì đánh phach khoan, hát mau thì đánh phách mau. Tiếng phach vf tiếng hát phải hoà quyện kết hợp với nhau một cách hài hoà, linh hoạt. Chỉ cần nghe tiếng phách cũng có thể biết trình độ người hát.
5. Gẩy đàn
Đàn đáy là nhạc cụ chính dùng cho kép hát gẩy đàn khi ả đào hát. Đàn đáy có cần dài 1m20 và có 3 dây to nhỏ khác nhau: dây đàn (to) dây trung (vừa) dây tiểu (nhỏ). Nói về mối quan hệ hoà tấu giữa cây đàn đáy, tiếng phách và tiếng hát, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã viết “khi hoà tấu thì đàn ghìm với giọng hát, nhưng tiết tấu lại đan chặt chẽ với phách”. Nhận xét đó quả đã nói hết cái tinh tế, tài tình trong tinh hoa hát ca trù.
Trước hết đàn và phách phải quyện chặt với nhau Tuy khác mạch khi đánh phách, gảy đàn nhưng điệu đàn và điệu phách luôn đồng một ý nghĩa.
Đàn cũng có 5 khổ: sòng đàn, khổ giữa, khổ rải lá đầu, sòng đàn cùng với tiếng hát luyến láy của đào nương, tiếng đàn cũng phải hoà quyện theo để làm “ban tấu” cho bài hát. Một nguyên tắc phải đảm bảo khi đàn - hát là tiếng đàn và tiếng hát là một, khi hát dứt lời thì đàn cũng vừa im tiếng.
Khi đàn, người kép phải vừa kết hợp bấm vào phím đàn vừa phải nhấn sâu xuống ở những phím cao cho dây đàn căng ra, tiếng đàn nhờ thế mới cao vút lên thành tiếng. Cái tài hoa của người nghệ sĩ chính là biết kết hợp một cách nhuần nhuỵ giữa nhấn và gẩy đàn làm sao để đưa lời hát bay lên quyến rũ, huyền ảo. Gẩy đàn ở mức tinh vi khiến người nghe thấy nó như tiếng hát mềm dẻo, mà hết sức tỉ mỉ.
Cũng như hát, đàn có hai lối, đàn khuôn và đàn hàng hoa. Đàn khuôn gẩy nhân nha (chữ dùng của Ngô Linh Ngọc) từng tiếng một đảm bảo các quy tắc chặt chẽ về âm luật, nhịp điệu. Đàn hàng hoa thf gảy một cách phóng túng đầy sáng tạo theo cảm hứng của người đàn. Dù vậy, đàn và phách vẫn phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ với nhau phục vụ tốt nhất cho tiếng hát.
6. Điệu múa khi hát ca trù
Các điệu múa của ca trù có nhiều loại nhưng nhìn chung đều mang đặc điểm là nhịp múa có tốc độ chậm. Các động tác khoan thai, mềm mại mang dáng vẻ các thục nữ chốn khuê các.
Hiện nay có rất nhiều tư liệu nói tới nguồn gốc của các điệu múa trong ca trù. Tuy nhiên hầu hết đều hướng vào giả thiết múa ca trù có nguồn gốc từ điệu múa “bài bông” ở miền Nam. Múa “bài bông” tức là múa tận hoa” - “bài” là từng trận, “bông” là hoa. Theo đó, mỗi bài múa phải từ 8 người trở lên vừa hát vừa múa sắp xếp thành từng hàng. Y phục của ả đào nghiêm chỉnh và khá sặc sỡ, đầu đội hoa - họ bước tới trong lúc chân này chạm chân kia rất khoan thai, nhịp nhàng. Đây là cách phổ biến nhất tỏng hát ca trù và chỉ dùng trong đại lễ ở cung đình, tế lễ lớn.
Ngoài điệu bài bông, trong ca trù còn các loại múa khác như: múa giả bợm gái say, bợm gái tỉnh - ả đào vừa hát vừa là bộ ông sư cụ người đi săn.
7. Đánh trống chầu trong hát ca trù
Trống chầu có nhiệm vụ quan trọng trong một bài hát trù. Cụ thể, ngoài đánh trống phải đảm nhiệm việc ngắt mạch câu văn, khổ phách, khen câu thơ hay.
Người đánh trống cũng chính là người cầm chầu. Đây là điểm độc đáo nhất trong nghệ thuật ca trù. Bời vì người đánh trống, hoà tấu cùng đàn, phách và tiếng hát không phải là nhạc công mà chính là người khách mắt tiền thuê đàn hát. Do đó, người cầm chầu vừa phải là người am hiểu nghệ thuật ca trù , vừa phải là người có trình độ văn hoá, hiểu văn chương. Trong lối hát cửa đình, người cầm chầu đánh trống lớn là tiên chỉ hay những người có chức sắc trong làng. Ở ca quán hay thính phòng nhỏ, người cầm chầu đa dạng hơn gồm quan lại, công chức, nhà nho… Hầu hết họ phải là người có hiểu biết về âm nhạc, sành nghe hát và phải biết phép tắc đánh trống để đảm bảo tiệc hát thành công.
Có 5 phép đánh trống (ký hiệu: tam (o) chát (+)).
-Chính diện: + 0 + : dùng vào những câu bằng phẳng
-Xuyên tâm: 0+0 : dùng đầu câu thứ 4 và thws 8
- Lạc nhạn: 00+: dùng vào những câu trầm ngâm
-Quán châu: ++0: dùng vào các khổ hơ
-Thượng mã: +00: dùng vào các khổ dòn, xếp.
Trình tự đánh trống được phân khá rõ. Trước khi đào kép đến đánh sơ cổ - tòng cổ - trung cổ. Tòng cổ có 3 tiếng khoan 2 tiếng nhặt. Trung cổ thì một tiếng khoan 2 tiếng nhặt. Khi đào kép đến thì đánh thói cổ thói cổ có 2 tiếng đều, không khoan không nhặt. Tiếng đánh vào tang trống gọi là “cắc”, tiếng trên mặt trống là “tùng”. Quan viên đánh 12 tiếng cắc để gọi kép, 9 tiếng “tùng” để bảo kép, lên dây đàn rì dùng 2 tiếng tùng liên tiếp để giục đào kép bắt đầu khi hết bài hýat, đánh 5, 6 hay 7 tiêng cắc để kết thúc bài.
Qui tắc đánh trống chầu cũng được định ra rất chặt chẽ. Từ cách thức cầm ra, đánh trống đến thưởng đàn, thưởng hát đều có quy định rõ ràng. Người cầm chầu không bao giờ để trống trước mặt mình mà đặt chếch sang trái, cách đầu gối rái khoảng 20cm. Roi trống phải cầm một cách nhẹ nhàng, ngửa bàn tay giỏ roi lên rồi đảo úp bàn tay đập roi xuống mặt trống. Trước khi đánh trống phải đè một phần bàn tay trái xuóng mặt trống để thử độ căng - chùng của trống. Nếu mặt trống tốt thì đánh lối “phóng diện” (tức là không bịt mặt trống”. Nếu mặt trống trùng hay quá căng thì đè bàn tay trái lên mặt trống để đánh. Tuyệt đối không dùng roi trống đánh thử lên mặt trống Trống đánh không được phát ra các âm thanh lập cập do dự hay hấp tấp.
Cách thưởng đàn, thưởng hát trong ca trù qua tiếng trống khá độc đáo. Khi đào nương hát trong câu hát mà có chữ gì hay, người cầm cầu sẽ gõ “cắc” để thưởng chữ. Gặp chữ hay mà đánh “cắc” trúng vào chữ ấy thì gọi là “đánh kịp”, đánh sau chữ hay thì gọi là chậm, vừa sắp đến chữ hay mà người cầm chầu đoán trước mà gõ “cắc” trước thế là đánh gấp. Người cầm chầu phải tránh đánh ngay vào tiếng hát, đánh lấp tiếng hát của ả đào, sẽ làm khán giả không nghe được. Lối đánh đó gọi là trống lấp khẩu. Trong bài hát, nếu có chữ hay nhưng mà câu hát đang đi liền nhau, không có chỗ cách nhau mà điểm trống vào được thì sẽ chỉ gõ “cắc” vào chữ ấy hai ba tiếng (gọi là cắc lèo).
Như vậy, nghệ thuật ca trù là một loại hình nghệ thuật bác học. Để thẩm thấu hết giá trị cũng như nghệ thuật trình diễn của nó cần phải có một trình độ hiểu biết âm nhạc nhất định. Học được nghệ thuật hát ca trù là có một quá trình khổ luyện, dày công tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ. Chính bởi tính bác học đó mà loại hình này ngày xưa chỉ phục vụ cho các bậc văn nhân tài tử, những người sành nghe hát. Ngày nay, các điệu hát ca trù còn lưu lại khoảng 50 điệu song hát được các điệu đó đúng âm luật, nhịp điệu lại có rất ít nghệ nhân. Đây là một vấn đề cần quan tâm để lưu giữ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật ca trù.
CHƯƠNG III
VAI TRÒ CA TRÙ TRONG DU LỊCH VĂN HOÁ
Không giống như quan họ và nhã nhạc cung đình Huế, ca trù góp mặt trong hoạt động biểu diễn phục vụ du lịch còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, ca trù nếu được phát huy và quảng bá sẽ góp phần to lớn trong việc nâng tầm giá trị của hoạt động du lịch văn hoá ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Công việc lập hồ sơ đề cử di sản phi vật thể thế giới cho nghệ thuật ca trù đang được viện Âm nhạc Việt Nam chủ trì soạn thảo trình UNESCEO xem xét đầu năm 2007. Bên cạnh văn bản hồ sơ, Viện Âm nhạc còn làm phim giới thiệu nghệ thuật ca trù thời lượng 80 phút. Xem phim khán giả có thể thấy giá trị lịch sử, nghệ thuật và văn hoá của ca trù cũng như biết rằng hành động tiếp theo của Việt Nam để bảo tồn và phát huy di sản này trong đời sốg đương đại là gì.
Nếu ca trù trở thành di sản phi vật thể của nhân loại. Đây sẽ là một thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 109.doc