Đề tài Vai trò của con người trong việc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI. 3

1. Quan niệm về con người trong thiết học trươc Mác. 3

2. Quan niệm của triết học Mác-Lê Nin về bản chất con người 5

3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 7

4. Vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. 10

B. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 13

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh. 13

2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực. 16

KẾT LUẬN 29

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của con người trong việc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân, đóng vai trò cụ thể tự ý thưc, tự đánh giá tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nhân cach phụ thuộc ba yếu tố sau đây. Thứ nhât: Tiền đề sinh học và tư chất di truyền học. Thứ hai: Môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường, xã hội... Đối với cá nhân. Thứ ba: Thế giới quan cá nhân chính là hạt nhân của nhân cách. 3.2. Biên chứng giữa cá nhân và xã hội. Cá nhân-cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể của lao động của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức. Phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa khả năng riêng có của người đó với chức năng xã hội do con người thực hiện. Xã hội là sản phẩm của mỗi quan hệ giữa người với người. Theo nghĩa rộng đó là xã hội loài người theo nghĩa hẹp là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai câp, chủng tộc.v.v. Mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mỗi quan hệ biện chứng mang tính tất yếu khách quan vừa là tiền đề vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Cơ sở của mỗi quan hệ ấy là quan hệ lợi ích. Xã hội không phải chỉ là tổng số của các cá nhân độc lập tách rời nhau. Cá nhân là một loài sinh vật xã hội mà sự tồn tại và phát triển với tư cách con người nằm trong mỗi quan hệ chặt chẽ với những người khác, những mỗi quan hệ xã hội. Vì vậy cá nhân là sản phẩm của xã hội. Xã hội là mội trường, điều kiện và phương tiện để cá nhân phát triển. Hoàn cảnh xã hội, quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người. Tuy nhiên điều đó không phải là con người thụ động trước hoàn cảnh mà luôn thụ động trước sự tác động của hoàn cảnh và tiếp nhận nó một cách có ý thức. Do đó con người làm chủ được hoàn cảnh và có khả năng tác động lại hoàn cảnh, cải biến cho nó phù hợp hơn với nhu cầu của con người. Vì vậy cá nhân có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển. Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có nhân cách lớn, phẩm chất tốt, tài năng cao và có trách nhiệm cao với xã hội thì có tác dụng tích cực đến xã hội. Ngược lại những cá nhân bị suy thoái về nhân cách thì gây hậu quả xấu đến xã hội, trở thành gánh nặng cho xã hội. Như vậy cá nhân vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của xã hội. Sự phát triển của cá nhân góp phần thúc đẩy tiến độ xã hội phát triển. Xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân lại tiếp nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất, tinh thần do xã hội ấy đáp ứng thoả mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân, là động lực liên kêt mọi thành viên xã hội và là mục đích của sự liên kết đó. Do đó, cơ sở của mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích. Tuỳ theo trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và tính chất của chế độ xã hội cùng sự nhận thức, vận dung quy luật về sự kết hợp lợi ích mà mỗi quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được giải quyết một cách khác nhau. Bảo đảm công bằng về quyền lợi đối với mọi công dân, phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ lợi ích vì con người là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động và là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yêu cầu bức thiết trong công cuộc xây dựng và đổi mới xã hội ta hiện nay. 4. Vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. 4.1. Khái niệm quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. 4.1.1. Khái niệm quần chúng nhân dân. Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội va những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại lại khác nhau. Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động của khối đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của mình. Quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau. Như vậy, quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân,một tổ chức hay Đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. Nội dung của quần chúng nhân dân: Thứ nhất: Những người lao động sản xuất ra giá trị vật chất và các tinh thần, đóng vai trò la hat nhân cơ bản cuả quần chúng nhân dân. Thứ hai: Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân. Thứ ba: Những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xxã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 4.1.2. Khái niệm cá nhân trong lịch sử. Trước hết là khái niệm về vĩ nhân và lãnh tụ. Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học,nghệ thuật...Trong mỗi quan hệ với nhân dân. Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên. Lãnh tụ phải là người có phẩm chất:có tri thức khoa học uyên bác, có năng lực tập hợp, thống nhất ý chí và hành động, gắn bó mật thiết với nhân dân, hy sinh thân mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế, thời đại. 4.2. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ. Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là mỗi quan hệ biện chứng, điều đó thể hiện trên các điểm sau. Thứ nhất:Là tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân với lánh tụ Thứ hai: Quần chúng nhân dân và lánh tụ thống nhất trong mục đích va lợi ích của mình Thứ ba: Sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lánh tụbiểu hiện trong vai trò khác nhau của sự tác động của lịch sử Chủ nghĩa Mác_Lênin khảng định vai trò quyết định của quần chung nhân dân, Đồng thời đánh gia cao vai trò của lãnh tụ. 4.2.1. Vai trò của quần chúng nhân dân Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân la chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì,mọi lý tưởng giải phóng xã hội,giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân.Hơn nữa, tư tưởng tự nó khong lam biến đổi xã hội ma phải thông qua hành động cách mạng,hoạt động thực tiến của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực trong đời sống xa hội. Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiên ba nội dung. Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất,là cơ sở của sự tồn tại và phat triển của xã hội. Thứ hai: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xa hội. Thứ ba: Quần chúng nhân dân la người sáng tạo ra những giá trị văn hoá,tinh thần đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa hoc,nghệ thuật,văn học đòng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiến. Tóm lại xét từ kinh tế đến chính trị ,từ hoạt động vật chất dến hoạt động tinh thần,quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử.Nguyễn Trãi đã nói: “Chở thuyền cũng là dân,lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống ,nghịch lòng dân thì chết” Đảng cộng sản việt nam khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và quan điểm “lấy dân làm gốc” Trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam. 4.2.2. Vai trò của lãnh tụ. Thứ nhất: Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những quy luật khách quan của các quá trinh kinh tế, chính trị, xã hội. Thứ hai: Định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành độnh cách mạng. Thứ ba: Tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí va hành động của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra. 4.2.3. Ý nghĩa. Phê phán các quan điểm duy tâm siêu hình về lịch sử. Chống sùng bái cá nhân và đặc biệt là quán triệt bài học lấy dân làm gốc trên con đường xây dựng một đất nước việt nam của dân, do dân và vì dân. B. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con người. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là con người chung chung, trừu tượng, phi lịch sử, mà là con người hiện thực, cụ thể, sinh động, trước hết là nhân dân lao động và quần chúng bị áp bức ở khắp mọi nơi, không phân biệt dân tộc và màu da. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người có thể tóm tắt lại trong ba nội dung cơ bản: 1.1.1. Con người là vôn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải yêu dân, quý dân, trọng dân, vì "có dân là có tất cả". Người nói: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Do đó, "trong xã hội không có gì tất đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân". Từ đó, ta thấy nổi lên ở Hồ Chí Minh một tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người, một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người, một ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đói nghèo, lạc hậu. Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. 1.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người hoàn toàn xa lạ với các quan điểm xem con người như là công cụ, như là phương tiện. Mọi chính sách tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều hướng tới con người. Người nói: "Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân", "dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân", "chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây đựng lấy. Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người - mục tiêu và con người - động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất. Để phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào cái động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người đồng thời, cũng chỉ ra những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ. Trong hệ thống các động lực chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh chú trọng trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng... đồng thời không coi nhẹ vai trò tác động của các nhân tố tinh thần khác, như văn hoá, khoa học, pháp luật... đặc biệt, Người chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi "thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Là nhà duy vật macxít, Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ, vì vậy, đi đôi với các biện pháp chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh không coi nhẹ hay bỏ qua các động lực vật chất, khéo léo kết hợp các loại động lực với nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy tính năng động cách mạng của con người. Người tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, chủ trương kết hợp hài hoà ba lợi ích, sao cho "Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi". Nhưng muốn khai thông động lực thì phải khắc phục trở lực kìm hãm sự phát triển của con người, trong đó "căn bệnh mẹ" cực kỳ nguy hiểm là chủ nghĩa cá nhân phải được phê phán mạnh mẽ, kiên quyết tẩy trừ. 1.1.3. Tư tưởng về chiến lược "trăm năm trồng người". Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược "trồng người" là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước. Từ rất sớm, Người đã nêu ra một luận điểm nổi tiếng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người XHCN". Do đó, "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" (Di chúc). Quan điểm "trồng người" của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú, ở mỗi thời kỳ cách mạng, Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh đến các yêu cầu sau đây: Có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham ô, lãng phí, quan liêu, có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể. Có ý chí học hỏi, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hoá, khoa học - kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại. Có tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người là một hệ thống chặt chẽ, phong phú, vừa khoa học, vừa cách mạng, là một bộ phận hợp thành của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, một đóng góp quan trọng vào việc làm phong phú triết học về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng cứu dân, cứu nước, tìm một con đường phát triển mới để canh tân đất nước, Hồ Chí Minh đã tìm đến nhiều học thuyết Đông - Tây, trên hết là chủ nghĩa Mác - Lênin, đã học hỏi, tiếp thu, dung hợp, tích hợp, hình thành cho mình một thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng macxít, tạo nền tảng triết học để xây đựng lý luận, đường lối và phương pháp cho cách mạng Việt Nam. 2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực. 2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực. 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là tổng hợp toàn bộ các yếu tố, quá trình (vật chất, tinh thần) đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức mạnh thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định “nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển Xã Hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Với tư cách là là nguồn lực con người- chủ thể không tồn tại một cách biệt lập mà chúng kết hợp chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất về tổ chức tư tưởng và hành động. Nguồn nhân lực bao gồm nhũng con người- chủ thể đã và đang tham gia vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và những con người- chủ thể sẽ tham gia vào quá trình nòng cốt và trở thành nhân tố quyết định sự thắng lợi của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực. Phải nói rằng vấn đề phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cơ bản, lâu dài ở Tại kinh tế, hội nhập quốc tế và gúp phẩn ổn định xó hội. buổi tât cả các quốc gia, ở nước ta, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề hệ trọng vừa cơ bản vừa cấp bách. Làm việc với các Bộ, ngành về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, ngày 22-2-2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, nguồn nhân lực của Việt Nam phải đảm bảo 3 yếu tố: chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xó hội, chi phớ thấp, từ đó trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của đất nước để phát triển   Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ nay đến năm 2020 phải xác định rừ mục tiờu, phải đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của đất nước, của các ngành đặc thù, dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, từ đó mới đưa ra được phương hướng, lộ trình phát triển cụ thể. Đại diện các Bộ, ngành đều thống nhất ý kiến cho rằng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 phải gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế xó hội của đất nước. Nên lựa chọn các ưu tiên cho chiến lược như: phát triển nhân lực trình độ cao, nhân lực quản trị đất nước, đội ngũ khoa học sáng tạo công nghệ, doanh nhân, chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực. Nguồn lực sẽ tập trung vào xó ội húa giỏo dục đào tạo. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, cần phải tạo được sự chuyển biến trong nhận thức từ phía các Bộ, ngành, địa phương về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phải xây dựng chương trình riêng cho từng ngành; hình thành cơ quan quốc gia về dự báo nhu cầu nhân lực để làm cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội. Trong cấu phần của chiến lược, nên chú trọng đến phát triển thể lực, giáo dục đào tạo nghề nghiệp, có chính sách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản lý Nhà nước. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, phải đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tạo môi trường cạnh tranh trong giáo dục, có những giải pháp mang tính chất đột phá trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, cần có bước đột phá trong chính sách sử dụng và đào tạo công chức; đồng thời nên có chương trình đào tạo nhân tài, chuyên gia giỏi cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; có giải pháp tài chính cho chương trình phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể một dẫn chứng về tỉnh Nghệ An: Nghệ An dân số đông, lực lượng lao động lớn, mỗi năm ước tính có khoảng 4 vạn người đến tuổi lao động. Đây là một lợi thế nhưng cũng là một áp lực gay gắt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghệ An chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực và coi đó là giải pháp có tính đột phá để giải quyết việc làm cho người lao động trước yêu cầu hội nhập. Thành quả từ việc đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định mục tiêu: "Đoàn kết phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020...". Với các chỉ tiêu nâng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm từ 12% - 13%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp lên 39%, dịch vụ 37%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 24%; mỗi năm tạo việc làm cho 30.000 - 35.000 lao động; GDP bình quân đầu người đạt 850 - 1000 USD... Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Nghệ An đó chọn hướng đi có tính đột phá, ra Nghị quyết chuyên đề: "Về phát triển nguồn nhân lực...", với 4 nội dung lớn, đó là: đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; cán bộ nữ, cán bộ cơ sở; cán bộ trẻ có triển vọng; đề án đào tạo công nhân kỹ thuật; đề án bỗi dưỡng doanh nhân và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 (2006 - 2010); đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Theo đó, hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề đó được chú trọng đầu tư xây dựng nâng cấp phát triển với tốc độ nhanh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đó có 2 trường đại học đào tạo đa ngành (Đại học Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh); có 5 trường cao đẳng, trong đó có 2 trường cao đẳng nghề; 12 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 42 trung tâm dạy nghề. Cùng với sự phát triển về mạng lưới cơ sở đào tạo, tỉnh đó ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thu hút nhân lực có trình độ cao, hỗ trợ học nghề cho người lao động. Với hệ thống cơ sở đào tạo - dạy nghề được quy hoạch phát triển và các chính sách khuyến khích có hiệu quả, hằng năm toàn tỉnh đó đào tạo cho 4,5 - 5 vạn lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay lên 35% trong tổng nguồn lao động, trong đó đào tạo nghề 21,25%. Cơ cấu ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo được nâng lên từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yêu cầu phát triển công nghệ và thị trường lao động. Kết hợp việc phát triển nguồn nhân lực với chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đó có tác dụng tích cực thúc đẩy chương trình giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh, bình quân mỗi năm đó tạo thêm việc làm cho 3,0 - 3,2 vạn lao động, trong đó có từ 9.000 - 10.000 chỗ làm việc tập trung; 8.000 - 9.000 người đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 5,64% (năm 2001) xuống còn 3,72% (năm 2006); tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng lên 80%; cơ cấu lao động được chuyển dịch đúng hướng với việc giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 77% (năm 2001) xuống còn 66,14% (năm 2006); cùng thời gian đó, lao động công nghiệp, xây dựng tăng từ 9% lên 15,96%, thương mại, dịch vụ từ 14% lên 17,9%... Giải quyết việc làm đứng trước nhiều áp lực gay gắt Tuy nhiên, Nghệ An là tỉnh có dân số đông (với hơn 3,1 triệu người), số lượng lao động bổ sung vào nguồn hằng năm lớn (mỗi năm có từ 3,5 - 4 vạn người đến tuổi lao động); chất lượng lao động thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, lao động có chuyên môn và tay nghề cao còn ít, năng suất thấp; thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, thợ bậc cao... Nhận thức về vai trò của dạy nghề, học nghề trong các cấp, các ngành và các tầng lớpnhân dân , nhất là thanh niên tuy đó có chuyển biến, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, phiến diện; tư tưởng "thích làm thầy hơn làm thợ" vẫn còn nặng nề, dẫn đến việc thực hiện phân luồng trong giáo dục - đào tạo chưa có hiệu quả. Từ các dẫn chứng trên ta có thể rút ra nội dung phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay gồm: Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng, nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực về mật chất lượng là phát triển trên cả ba phương diện thể lực, trí lực,nhân cách. Nó còn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cả về số lượng, chât lương và thời gian sử dụng . Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, văn hoá, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đó thông qua nghị quyết “Về phát triển và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nói rõ, "văn hoá là nền tảng tinh thần là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xó hội", đồng thời đặt lên của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam nàytrong giai đoạn cách mạng mới – con người xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khoá IX cũng hết sức chú trọng vị trí văn hoá ở nước ta, coi việc phát triển văn hoá gắn kết, đồng bộ với kinh tế và xây dựng Đảng, coi việc phát triển con người để đi đến phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm 2.1.3. Xây dựng con người trong văn kiện đại hội Đảng X. 2.1.3.1. Thực trạng văn hóa xã hội, giáo dục và đào tạo. Về thực trạng: Hiện nay lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đàu tư nhiều hơn, quy mô đào tạo mở rộng trình độ dân trí được nâng cao:trong 5 năm đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91%lực lượng lao động xã hội, tỷ lệ lao động thất ngiệp giảm đáng kể. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng, chỉ số phát triển con người được nâng cao, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Về mặt hạn chế: Chất lượng giáo dục con nhiều yếu kém, mang nặng lý thuyết chưa thưa thực sự đi sâu vào thực hành nên khi áp dụng kiến thức đã học vào làm việc gặp nhiều khó khăn mất sự cân đối. Phương pháp dạy và học còn lạc hậu chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu. Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục trung học phổ thông.Đào tạo cồn thiếu vế số lượng, yếu tố chất lượng, tình trang thiếu lao động có tay nghề và kĩ thuật đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Việc xã hội hóa giáo dục được thực hiện chậm, chưa đồng bộ. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều bất cập chưa dến nơi đến chốn. Cơ sơ vật chất còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn hiện tượng này cang nghiêm trọng hơn nữa.những khó khăn đó thực sự đặt ra cho nước ta nhiều vấn đề bức thiết cấn khắc phục và giải quyết càng sớm càng tốt. 2.1.3.2. Phương hướng đổi mới. +Về giáo dục và đào tạo. Trước những thực trạng đã nêu trên thì nhiều phương hướng đổi mới đã được xem xét. Điều đàu tiên cần làm bây giờ là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng công tác dạy nghề và học nghề để cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động thực sự có tay nghề cao. Đi đôi với đổi mới công tác giáo dục là đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học thực hiện “chuẩn hóa hiện đại hóa, xã hội hóa”.chuyển dần sang mô hình giáo dục mở, liên thông giữa các bậc học, ngành học,đổi mới, phát triển giáo dục mầm non, phổ thông, hướng ngiệp dạy nghề, đại học và sau đai học.ngoài ra còn nên giao lưu hợp tác giáo dục với nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục cho nước nhà. Phải nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về giáo dục hơn nữa. Ưu tiên, đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa,đồng bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn. + Về văn hóa xã hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông, lâm, nghư nghiệp. Tăng tỷ trọng lao động trong công ngiệp, xây dựng và dịch vụ.Tăng ngân sách nhà nước để nhà nước đàu tư vốn vào phát triển kinh tế, huy động vốn trong dân để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất ngiệp. Đổi mới và nâng cao công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả. 2.1.3.3. Nhiệm vụ và mục tiêu của chính sách phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đó phát triển mạnh giáo dục và dào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng yêu cầu công ngiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức tăng sức cạnh tranh cho đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10518.doc
Tài liệu liên quan