Đề tài Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Qua khoả sát tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng- Năm 2006)

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. ý nghĩa của đề tài 4

4.1. Ý nghĩa khoa học 4

4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4

5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5

5.1. Đối tượng nghiên cứu 5

5.2. Phạm vi nghiên cứu 5

5.3. Khách thể nghiên cứu 5

6. Phương pháp nghiên cứu 5

6.1. Phương pháp chung 5

6.2. Phương pháp cụ thể 6

7. Giả thuyết và khung lý thuyết 6

7.1. Giả thuyết nghiên cứu 6

7.2. Khung lý thuyết 7

Chương 1: Cơ sở lý luận 8

1.1. Các lý thuyết có liên quan 8

1.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững 8

1.1.2. Quan điểm Mácxit về sức khoẻ 8

1.1.3. Lý thuyết xã hội học về lao động 9

1.1.4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải thiện điều kiện làm việc cho CN VCLĐ 10

1.2. Những khái niệm công cụ 11

1.2.1. Môi trường lao động 11

1.2.2. Điều kiện lao động 12

1.2.4. Vai trò công đoàn 14

1.2.5. Quan hệ xã hội 15

chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 16

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần may Chiến Thắng. 16

2.2. Đặc điểm lực lượng lao động và tổ chức sản xuất của Công ty 19

2.2.1. Đặc điểm lực lượng lao động 19

2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 19

2.3. Điều kiện lao động tại công ty Cổ phần may Chiến Thắng 21

2.3.1. Môi trường lao động 21

2.3.2. Máy móc, thiết bị của Công ty 27

2.3.3. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong Công ty 28

2.3.4. Tình hình sức khoẻ của công nhân 32

2.4. Môi trường xã hội 35

2.5. Các hoạt động của Công đoàn Công ty với vấn đề cải thiện ĐKLĐ 37

2.5.1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Công ty CP may Chiến Thắng 37

2.5.2. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn 40

2.5.3. Công tác bảo hộ lao động của Công đoàn Công ty 41

2.5.4. Các hoạt động của Công đoàn Công ty 42

2.6. Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân 44

2.6.1. Công đoàn tập hợp ý kiến phản ánh của công đoàn viên 44

2.6.2. Công đoàn đề xuất các ý kiến của công đoàn viên về ĐKLĐ. 48

2.6.3. Công đoàn đưa ra các phương án để giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị NLĐ 50

2.6.4. Công đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATLĐ-VSLĐ và chính sách, chế độ dành cho công nhân 53

Kết luận 56

1. Kết luận. 56

2. Giải pháp. 58

3. Khuyến nghị. 58

Tài liệu tham khảo 62

Phụ lục 1 63

Phụ lục 2 72

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Qua khoả sát tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng- Năm 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t định theo quy định. Đặc thù của Công ty may Chiến Thắng là lao động nữ chiếm tới 80% do đó Công ty đã rất chú ý tới vấn đề sản xuất và trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với lao động nữ . Trong công ty “chỗ thay quần áo, buồng tắm và khu vực vệ sinh luôn sạch sẽ và đảm bảo đủ nước dùng cho công nhân, công tác vệ sinh phí cũng được quan tâm. Ngay tại Công ty có tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo, hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ. Các qui định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi đều đựơc Công ty chấp hành nghiêm chỉnh. Qua tìm hiểu ở Công ty, tác giả nhận thấy rằng: Công ty may Chiến Thắng đã thực hiện khá tốt các qui định, nội qui, biện pháp ATLĐ-VSLĐ phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định làm việc của Nhà nước. Mặt khác, Công ty còn tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, qui định biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động. Việc kiểm tra công tác BHLĐ đã thực sự được quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên phổ biến tới từng xí nghiệp, phòng ban trong công ty. Chính vì vậy mà tại Công ty rất ít khi xảy ra tai nạn lao động. Theo báo cáo của Công ty năm 2005 chỉ có một vụ tai nạn nhẹ. Tóm lại, các yếu tố kể trên đã tác động rất lớn đến việc bảo vệ người lao động. Đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện tạo điều kiện cho người công nhân nâng cao hơn nữa vị trí của mình cũng như việc bảo vệ sức khoẻ người lao động. Vì vậy, việc cải thiện ĐKLĐ là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách để đảm bảo sức khoẻ, nâng cao hiệu quả sản xuất. 2.3.4. Tình hình sức khoẻ của công nhân Ta có thể đưa ra một định nghĩa về sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầu đủ về vật chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào, nghĩa là không có bệnh hoặc không thương tật. Đây là một quyền cơ bản của con người, khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng, liên quan đến toàn thế giới, và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lĩnh vực của ngành y tế”.(9) Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 - Điều 9,10,14 đã đề cập về vấn đề vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động. Các yếu tố này có thể gây mất an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường cần xử lý nhằm bảo vệ sức khoẻ NLĐ và mọi người xung quanh. Qua kết quả khám sức khoẻ định kỳ của công nhân Công ty cho thấy: Bảng 2.4: Kết quả khám định kỳ của công nhân Phân loại sức khoẻ Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Nam ( người) 8 78 58 16 0 Nữ ( người) 18 416 379 76 3 Tổng số (người) 26 494 437 92 3 Tỷ lệ% (So với TS khám) 2.5 47.0 41.5 8.7 0.3 (Nguồn: Báo cáo kết quả khám định kỳ của công nhân) Ghi chú: Loại I: Rất khoẻ, Loại II: Khoẻ, Loại III: Trung bình, LoạiIV: yếu, Loại V: Rất yếu. Theo kết quả trên ta thấy tình hình sức khoẻ công nhân Công ty tốt và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh: loại khoẻ chiếm tỷ lệ lớn 47% và loại trung bình 41.5% điều đó chứng tỏ lực lượng lao động ở đây rát tốt là một trong những thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó cũng là cơ sở để sắp xếp NLĐ vào công việc một cách hợp lý, nhằm phát huy hết khả năng của từng công nhân. Bên cạch đó, công nhân có sức khoẻ loại IV vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (8.7%) gấp hơn 3 lần so với loại I (2.5%). Vậy điều kiện do đâu ? Do hàng loạt các yếu tố của ĐKLĐ như: Môi trường lao động không thuận lợi, môi trường xã hội, chính sách xã hội về lao động,… Điều kiện lao động ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ công nhân, theo kết quả khảo sát tại Công ty ta thấy có một số chứng bệnh thường gặp là: Bảng 2.5: Tương quan giữa tuổi và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (Tỷ lệ: %) TT Tuổi Bệnh 18-25 26-35 36-49 1 Tai-mũi- họng 5 10 13 2 Đau đầu 4 15 20 3 Phổi 6 20 22 4 Đau lưng 2 10 16 5 Hô hấp 8 11 15 6 Khác 15 20 9 7 Không có bệnh 60 14 5 ( Nguồn: Báo cáo kết quả khám định kỳ) Số liệu ở bảng trên cho thấy: Những người mắc bệnh kể trên thường xuất hiện ở những công nhân có độ tuổi từ 36-49 tuổi mắc các bệnh chủ yếu như: tai-mũi- họng, đường hô hấp. Tuổi này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn độ tuổi 18-25 và 26-35 tuổi. Công nhân ngành may thường mắc một số bệnh: đau lưng do ngồi nhiều, mỏi mắt, đau đầu.Vì cường độ công việc cao, ngồi nhiều và phải làm việc với máy móc nên NLĐ hay bị mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, ù tai,…Còn những công nhân ở tuổi 18-25 do còn trẻ, làm việc chưa lâu nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của ĐKLĐ cho nên tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp thấp. Điều đó chứng tỏ rằng công nhân công nhân làm việc trong Công ty lâu năm, tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, khả năng mắc bệnh cao hơn so với tuổi 18-35. Nhưng trên thực tế, NLĐ ở độ tuổi này đại đa số tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề cao nhưng do ảnh hưởng của ĐKLĐ hoặc do sức khoẻ nên họ sớm phải ra khỏi dây chuyền sản xuất. Có thể nói đó là một trong những trở ngại lớn đối với NLĐ và người sử dụng lao động. Vì vậy, việc khám sức khoẻ khi tuyển dụng và định kỳ cho NLĐ, đặc biệt là công nhân có thâm niên nghề nghiệp cao là điều rất quan trọng và cần thiết. Xét cho cùng thì khám sức khoẻ để có sự đánh giá khách quan sự phù hợp sức khoẻ NLĐ trong công việc, trong đó có sự đánh giá ảnh hưỏng của ĐKLĐ tới sức khoẻ công nhân và phát hiện những hiện tượng không bình thường của mỗi cá nhân và tập thể lao động trong mối quan hệ giữa sức khoẻ và thực trạng sản xuất của họ. Từ sự phân tích trên ta có thể đi đến nhận xét: những người có thâm niên nghề nghiệp cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. 2.4. Môi trường xã hội Trong hoạt động sản xuất, quan hệ xã hội giữa các thành viên có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất. Nếu như môi trường kỹ thuật là điều kiện vật chất chi phối năng suất cũng như hiệu quả của công việc thì quan hệ đồng nghiệp và quan hệ giữa ban giám đốc với công nhân lại là cơ sở tinh thần có tác dụng rất lớn trong công việc. Chính vì vậy, nếu mối quan hệ giữa các đồng nghiệp mà tương trợ nhau sẽ thể hiện được tinh thần dân chủ và nó sẽ là một phần động lực thúc đẩy trong sản xuất. + Mối quan hệ giữa công nhân với ban lãnh đạo. Trong các doanh nghiệp nói chung thì mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người lao động là mối quan hệ ít bình đẳng, đó là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Tuy nhiên, tại Công ty may Chiến Thắng, ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến đội ngũ công nhân, viên chức lao động và coi đây là nguồn nội lực quan trọng, quyết định sự phát triển của công ty. Mặc dù ban giám đốc là bộ phận có quyền quyết định cao nhất nhưng thực chất mọi quyết định của Công ty không nằm ngoài mục tiêu đem lại việc làm ổn định, điều kiện lao động tốt nhất cho cán bộ, công nhân viên chức trong công ty, từ đó tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống người lao động, tạo nên sự phát triển bền vững của công ty. Người lao động trong công ty luôn được quan tâm khuyến khích phát triển, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng tổ chức hoạt động của công ty. Những đóng góp, sáng kiến, cải tiến có lợi và có tính khả thi của người lao động luôn được Ban giám đốc Công ty hoan nghênh và nghiên cứu nhằm đưa vào quy chế hoạt động của Công ty. Giữa Giám đốc và người lao động ở Công ty may có mối quan hệ khăng khít. Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần, giải quyết chế độ chính sách, đảm bảo việc làm cho công nhân viên chức lao động tại Công ty. Ngược lại, người lao động có nghĩa vụ tuân theo mệnh lệnh của Giám đốc. Những quyết định của giám đốc luôn luôn xuất phát từ lợi ích của người lao động trong Công ty. + Mối quan hệ giữa công nhân với công nhân. Đây là mối quan hệ quan trọng. Những mối quan hệ này càng bền chặt, càng thống nhất càng là điều kiện củng cố khối đoàn kết công nhân. Mối quan hệ giữa công nhân với nhau ở Công ty may thể hiện qua việc tham gia góp ý, giúp đỡ nhau phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và phấn đấu học tập nâng cao tay nghề cũng như giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Cụ thể như: thăm nom khi đau ốm, hỗ trợ nhau vốn để phát triển kinh tế gia đình.Nâng cao tinh thần học tập, kiến thức và đảm bảo VSLĐ, ATLĐ, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để mỗi người tự bảo đảm sức khoẻ và lợi ích của chỉnh mình. 2.5. Các hoạt động của Công đoàn Công ty với vấn đề cải thiện ĐKLĐ 2.5.1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Công ty CP may Chiến Thắng 2.5.1.1. Mô hình tổ chức hoạt động Công đoàn Công ty Tổ chức công đoàn Công ty được thành lập tương ứng với bộ máy quản lý của Công ty. Khi thay đổi bộ máy quản lý Công ty thì tổ chức Công đoàn cũng thay đổi theo hệ thống tương ứng từ Ban chấp hành Công đoàn Công ty đến tổ chức Công đoàn ở các xí nghiệp, phân xưởng, các tổ sản xuất. Mỗi đơn vị, bộ phận sản xuất kinh doanh của Công ty đều có Công đoàn bộ phận phối hợp hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Công đoàn Công ty. Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức hoạt động công đoàn công ty BCH CÔNG ĐOÀN CÔNG TY Uỷ ban kiểm tra công đoàn Ban thi đua Ban Nữ công Ban Tuyên giáo Ban An toàn VSLĐ CĐ XN may 1 CĐ XN may 2a CĐ XN may 2b CĐ XN may U5 CĐ PX cắt da CĐ XN may da CĐ XN Thêu CĐ XN Thảm len CĐ Cơ quan CÁC TỔ CÔNG ĐOÀN 2.5.1.2. Đội ngũ cán bộ Công đoàn Công ty. + Về số lượng cán bộ Công đoàn. Công đoàn Công ty may Chiến Thắng hoạt động theo điều lệ Công đoàn Việt Nam, công tác kiện toàn bộ máy lãnh đạo tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ Công đoàn từ tổ trưởng lên đều được bầu cử. Hiện tại Công đoàn Công ty may Chiến Thắng có 2410 đoàn viên, 14 Công đoàn bộ phận, 4 Công đoàn phòng ban nghiệp vụ còn lại 10 Công đoàn phân xưởng, sản xuất gồm 3 nghành hàng: May mặc - May da - Thảm len. Cán bộ Công đoàn Công ty là những người có năng lực công tác, nhiệt tình đối với công tác đoàn, được quần chung tín nhiệm. Cán bộ Công đoàn Công ty hầu hết đảm nhiệm các chức vụ chuyên môn, kiêm nghiệm thêm công tác đoàn, trong đó tổ trưởng Công đoàn hầu hết trực tiếp sản xuất kinh doanh. Toàn Công ty có hai cán bộ Công đoàn chuyên trách là chủ tịch và phó chủ tịch. + Về chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn. Cùng với sự phát triển của Công ty, Công đoàn đã từng bước trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt về chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn ngày càng cao. Công ty luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho cán bộ Công đoàn tham gia học tập, nâng cao trình độ kiến thức, có năng lực công tác. Sau đại hội Công đoàn Công ty, ban chấp hành mới nhanh chóng bầu chủ tịch, uỷ ban kiểm tra và phân công phụ trách từng nhiệm vụ: Chủ tịch Công đoàn phụ trách chung, theo dõi công tác tổ chức thi đua, hai phó chủ tịch Công đoàn phụ trách công tác đời sống, tài chính, chế độ chính sách, đồng phân công các uỷ viên ban chấp hành phụ trách từng mảng như: Nữ công, an toàn,… Nhờ có sự phân công cụ thể và phù hợp với khả năng mà hoạt động của Công đoàn thực sự có chất lượng đem lai hiệu quả công tác. 2.5.2. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn Công đoàn thay mặt người lao động ở cơ sở kí thoả ước lao động tập thể đối với người sử dụng lao động, trong đó có nội dung về HBLĐ, biện pháp cải thiện ĐKLĐ. Công đoàn con đại diện cho người lao động trước pháp luật, giải quyết các chanh chấp liên quan đến các vấn đề thực hiện các quy định pháp luật, chế độ, chính sách BHLĐ giữa ngưòi lao động và người sử dụng lao động. Công đoàn giám sát và kiểm tra việc chấp hành luật pháp, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về BHLĐ của các Cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền, thực hiện các điều về BHLĐ trong thoả ước lao động tập thể đã được kí kết với người sử dung lao động. Công đoàn tham gia với chính quyền xây dựng quy chế về ATLĐ,VSLĐ, chế độ chính sách về BHLĐ, kế hoạch BHLĐ, biện pháp đảm bảo ĐKLĐ an toàn vệ sinh. Công đoàn tuyên truyền phổ biến về an toàn- vệ sinh lao động, chính sách BHLĐ, quyền và nghĩa vụ về BHLĐ. Công đoàn giáo dục, vận động mọi người lao động và sử dụng người lao động, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ về BHLĐ. Tham gia huấn luyện BHLĐ cho người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra, Công đoàn còn ttổ chức các phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiến, cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức các hội thi về ATLĐ-VSLĐ. Vì vậy, Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động nên tổ chức công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về BHLĐ. Điều đó đã được khẳng định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, được quy định cụ thể trong Luật công đoàn, Bộ Luật lao động. 2.5.3. Công tác bảo hộ lao động của Công đoàn Công ty Bảo hộ lao động là một nội dung quan trọng của mỗi cấp Công đoàn. Bảơ hộ lao động có liên quan đến ba chức năng của Công đoàn: Công đoàn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, hưởng lương xứng đáng với công việc của mình và quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn VSLĐ. Nếu không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ an toàn thân thể tính mạng của công nhân do tác động thường xuyên hoặc bất bình thường của các yếu tố độc hại, nguy hiểm trong sản xuất cỏ thể dẫn tới bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động. Công đoàn công ty cùng với chuyên môn tổ chức các cuộc họp, các đợt tuyên truyền phổ biến, huấn luyện BHLĐ. Tổ chức tuyên truyền, học tập, triển khai thực hiện pháp lệnh BHL, những nghị định của chính phủ cụ thể: Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của chính phủ quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của NLĐ với công tác BHLĐ. Thông tư số 08/LĐ-TBXH ngày 11/04/1995 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện về ATLĐ,VSLĐ. Công ty đã chấp hành thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch cho công tác BHLĐ và cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Giám đốc công ty đề ra nội dung, quy chế cụ thể rõ ràng, trách nhiệm của người sử dụng lao động và và người lao động. Công tác BHLĐ, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ được đưa và nghị quyết của Đảng uỷ công ty. Việc kiểm tra hàng quý, công tác BHLĐ đã thực sự được quan tâm phối hợp của Chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên phổ biến tới từng xí nghiệp, phòng ban trong Công ty. Để nâng cao chất lượng việc thực hiện công tác BHLĐ, ATLĐ,VSLĐ, phòng cháy chữa cháy, Giám đốc Công ty cùng với Công đoàn lập ban BHLĐ nhằm duy trì thường xuyên công tác BHLĐ vệ sinh máy móc, cải tạo nhà xưởng, kho vật liệu đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân trong Công ty. Như vậy, làm tốt công tác BHLĐ sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất. Chăm lo đến sức lao động. Một trong những hoạt động thiết thực của Công đoàn Công ty là tổ chức các phong trào thi đua cho công nhân viên chức lao động về an toàn vệ sinh lao động, phát huy sáng kiến cải thiện ĐKLĐ; tổ chức quản lí mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và khuyến khích những đoàn viên hoạt động tích cực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra, Công đoàn công ty còn tổ chức một số phong trào thi đua với nội dung chống các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội: chống tham nhũng, cờ bạc, rượu chè,… nhằm xây dựng đội ngũ công nhân vững manh cả về số lượng lẫn chất lượng. Thông qua các phong trào này trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được nâng lên, các chế độ chính sách của Nhà nước được Công ty và công nhân thực hiện tốt. 2.5.4. Các hoạt động của Công đoàn Công ty 2.5.4.1. Công đoàn với phong trào nữ công nhân viên chức lao động Công đoàn cùng với ban nữ công của Công ty đã vận động chị em làm tròn trách nhiệm trong sản xuát và công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tròn nghĩa vui của người phụ nữ trong gia đình, thực hiện tốt: người phụ nữ đảm việc nước, giỏi việc nhà, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan và học giỏi. Công đoàn cùng với ban nữ công của công ty đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động kế hoạch hoá gia đình sinh con có kế hoạch. Chị em phụ nữ được bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, Công đoàn cũng tổ chức cho ccông nhân học tập về ATLĐ, VSLĐ, được chăm sóc và bảo vệ quyền lợi khi sinh con.Công tác thăm hỏi đoàn viên cũng được làm thường xuyên có nề nếp từ tổ chức Công đoàn đến ban chấp hành Công đoàn cơ sở. 2.5.4.2 Công tác tuyên truyền giáo dục về điều kiện lao động Công đoàn Công ty đã tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho công nhân. Tập trung cho công nhân học Luật lao động, Luật Công đoàn, tập huấn, huấn luyện về công tác Bảo hộ lao động, an toàn lao động. Công đoàn công ty đã tham gia cùng Giám đốc và Ban lãnh đạo đơn vị tìm mọi biện pháp nâng cao tay nghề cho công nhân, tổ chức thi nâng bậc thợ giỏi như Đại hội VII công đoàn Việt Nam đã nêu: “Trong cơ chế thị trường, trình độ học vấn và nghề nghiệp là cơ sở để nâng cao sức khoẻ người lao động. Công đoàn phải tham gia với Nhà Nước, với Công ty có kế hoạch, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, khuyến khích tạo điều kiện để người lao động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ”(9). Cùng với việc tuyên truyền giáo dục Công đoàn còn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, qua tổ trưởng Công đoàn, hay quần chúng, để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh của từng người mà có đề xuất với ban Giám đốc có biện pháp kịp thời giải quyết, để người lao động yên tâm công tác. 2.5.4.3 Phong trào thi đua của Công đoàn Công ty Thi đua là động lực thúc đẩy phong trào lao động sản xuất, phát huy khả năng của quần chúng trong việc xây dựng và phát triển cũng như tồn tại của một Doanh nghiệp.Công đoàn đã chủ động tham gia với chính quyền triển khai có hiệu qủa bằng nhiều hình thức tổ chức các phong trào thi đua. Tăng cường làm tốt công tá tư tưởng, vận động quần chúng khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, công tác, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Kinh tế- Xã hội, đời sống của công ty, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn. Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, 60 năm thành lạp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, 37 năm thành lập Công ty, 10 năm thành lập Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tổ chức tốt phong trào thi đua Lao động giỏi, Tập thể đơn vị lao động giỏi, tham gia “Thi thợ giỏi ngành Dệt May”lần thứ 3. Tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ trong từng tháng, quí, cả năm. Trong đó đã có: 548 Đồng chí đạt Lao động giỏi, 19 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. 10 Đơn vị xí nghiệp, phòng ban, 19 tổ sản xuất và công tác đạtdanh hiệu lao động giỏi. 01 Xí nghiệp, 02 tổ sản xuất đạt đơn vị Lao động xuất sắc. 586 Đoàn viên công đoàn tiêu biểu. 39 tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc. 09 công đoàn thành viên vững mạnh xuất sắc. Công ty được Tổng Công ty Dệt May tặng Cờ “Đơn vị có phong trào thi đua xuất sắc”năm 2005. Công đoàn Công ty được tặng Cờ Công đoàn cơ xở vững mạnh xuất sắc của Công đoàn Ngành Công nghiệp năm 2005. 2.6. Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân 2.6.1. Công đoàn tập hợp ý kiến phản ánh của công đoàn viên Có thể thấy rằng Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Trong quá trình lao động NLĐ phải đem sức lực, trí tuệ của mình ra làm việc để có thu nhập nuôi bản thân và gia đình họ, còn người sử dụng lao động cần sức lao động cùng với tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm, thu lợi nhuận. Trong quá trình đó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động có chỗ chưa đồng nhất. Do vậy, tổ chức Công đoàn phải là người đứng lên tập hợp những ý kiến phản ánh, nguyện vọng của công đoàn viên để phản ánh với cấp trên nhằm chăm lo bảo vệ lợi ích cho NLĐ. Tổ chức công đoàn do đoàn viên tự nguyện gia nhập hợp thành. Hoạt động của tổ chức Công đoàn sôi nổi mạnh mẽ và rộng khắp là do nhận thức và khả năng hoạt động của cán bộ, đoàn viên công đoàn quyết định và chính họ lại chi phối mọi hoạt động công đoàn. Từ đó người lao động thấy tổ chức công đoàn là chỗ dựa của mình và họ gia nhập và hoạt động, tạo nên mối quan hệ cơ bản giữa đoàn viên và công đoàn. Vì công đoàn là tổ chức tự nguyện của quần chúng nên sức mạnh của tổ chức là phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Phải nắm lấy quần chúng theo quan điểm của Lênin: “Với cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn phải rộng sâu vào đời sống công nhân, phải biết tường tận đời sống nhân dân, phải biết xác định một cách chính xác chắc chắn bất cứ trong vấn đề nào trong lúc nào tâm trạng của quần chúng, những nhu cầu thực sự của quần chúng, ý nghĩa tổ chức của quần chúng ”.(10) Vậy trong thực tế hiện nay ở trong các Doanh nghiệp nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng, công nhân có phản ánh ý kiến của họ với Công đoàn không? Và họ phản ánh những vấn đề gì? Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Khi gặp khó khăn về điều kiện lao động thì anh ( chị ) phản ánh với ai”? Kết quả thu được như sau: Bảng 2.6: Sự phản ánh của công nhân về điều kiện lao động ( Đơn vị:%) ĐKLĐ Chức vụ Máy móc kỹ thuật Bảo hộ lao động Môi trường lao động Môi trường xã hội Chế độ chính sách 1. Tổ trưởng Công đoàn 4 70 18 20 98 2. Quản đốc phân xưởng 96 0 66 0 0 3. Ban nữ công 0 16 12 12 0 4. Người công nhân 0 14 4 68 2 (Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Qua nghiên cứu ta thấy: Đối với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách thì người lao động phản ánh với tổ chức Công đoàn. Có tới 70% ý kiến cho rằng khi gặp khó khăn về BHLĐ và 98% với chế độ chính sách thì người lao động sẽ phản ánh với tổ chức Công đoàn. Còn 96% công nhân sẽ phản ánh với quản đốc phân xưởng về vấn đề máy móc kỹ thuật và 66% ý kiến về môi trường lao động nhưng về môi trường xã hội thì họ không phản ánh gì với quản đốc.Ngược lại với chính đồng nghiệp thì họ lai phản ánh khá nhiều về môi trường xã hội chiếm 68%. Ngoài ra, 16% phản ánh về BHLĐ còn chế độ chính sách và máy móc kỹ thuật thì không phản ánh gì với Ban nữ công. Điều này chứng tỏ công nhân ít phản ánh với cấp trên về môi trường xã hội trong khi đó chỉ có 4% phản ánh về môi trường lao động, 2% phản ánh về chế độ chính sách, 14% về BHLĐ tức là trong vấn đề này dưòng họ đã nắm rõ được vai trò của Công đoàn. Ta đã biết rằng BHLĐ là một hoạt động quan trọng của tổ chức Công đoàn, có liên quan chặt chẽ với Công đoàn. Công đoàn đại diện cho người lao động trong những vấn đề có liên quan đến BHLĐ, Công đoàn chăm lo cho NLĐ được an toàn, khoẻ mạnh trong suốt quá trình lao động, giúp cho người lao động sau khi về hưu có điều kiện hạnh phúc hơn, không mắc bệnh nghề nghiệp, kéo dài tuổi thọ. Mối quan hệ giữa công nhân với công nhân, công nhân với lãnh đạo cũng là một yếu tố khá quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất. Nhưng nhìn vào kết quả trên thì thấy rằng khi NLĐ gặp khó khăn về vấn đề này thì họ rất ít phản ánh với tổ chức công đoàn. Vai trò của công đoàn với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách cho công nhân, được một công nhân nam làm việc ở tổ may làm rõ: “Khi gặp khó khăn về ĐKLĐ, chủ yếu là vấn đề BHLĐ như trang thiết bị BHLĐ và chế độ chính sách cho công nhân thì tôi thường phản ánh với tổ chức Công đoàn”. Có thể thấy rằng đối với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách thì Công đoàn đã làm khá tốt và đã là nơi mà công nhân tin tưởng để bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình. Vậy Công đoàn Công ty may đã làm thế nào để thu thập ý kiến của NLĐ. Thường thì Công đoàn đến tận nơi làm việc quan sát và tìm hiểu điều kiện lao động của công nhân. Bên cạnh đó "Công đoàn thường xuyên tổ chức tiếp, nghe ý kiến của đoàn viên và hướng giải quyết cụ thể đối với tâm tư nguyện vọng của từng người. Mặt khác, ở mỗi phân xưởng đều đặt hòm thư góp ý và nếu có việc cần thiết thì công nhân có thể gặp trực tiếp Chủ tịch công đoàn để trình bày". Những ý kiến mà Công đoàn thu thập được từ người lao động đã phần nào góp phần vào việc cải thiện điều kiện cho công nhân, đặc biệt là BHLĐ và chế độ chính sách. Vì vậy công đoàn cần tích cực hơn nữa trong việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của NLĐ. Từ đó nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn với NLĐ. 2.6.2. Công đoàn đề xuất các ý kiến của công đoàn viên về ĐKLĐ. Công đoàn vừa là người đại diện đương nhiên cho đoàn viên và người lao động vừa là chủ thể đại diện theo pháp luật, vì tổ chức Công đoàn có tư cách pháp nhân. Mặt khác, quyền đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là quyền vốn có của Công đoàn, nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công đoàn. Bởi vì Công đoàn luôn liên hệ mật thiết với công nhân viên chức và NLĐ, lắng nghe và phản ánh ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của họ lên cấp trên. Công đoàn Công ty May Chiến Thắng là người đại diện cho đoàn viên Công đoàn phản ánh ý kiến của công đoàn viên với lãnh đạo về vấn đề cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Có thể thấy Công đoàn đã làm tốt vai trò người đại diện cho người lao động. Công đoàn Công ty đã tập hợp các ý kiến của cán bộ, CNVCLĐ để kiến nghị với lãnh đạo về các biện pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, trang cấp thiết bị lao động cho cá nhân nhằm cải thiện ĐKLĐ cho người công nhân. Đặc biệt với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách cho NLĐ. Điều này được thể hiện rõ qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATV1117.doc
Tài liệu liên quan