Đề tài Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần nội dung 2

I. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

1. Khái niệm về đầu tư quốc tế 2

2. Các hình thức của đầu tư quốc tế 2

2.1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài 2

2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

II. vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài: 4

1. Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng 4

2. Chuyển giao công nghệ: 5

3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6

4. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam: 9

IV.Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến nay 14

1. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2004 14

a) Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài 14

b) Tình hình thực hiện dự án 15

c) Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN trong thời gian tới 15

2. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 19

a) Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài 19

b) Tình hình thực hiện 19

c) Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài năm 2006 20

3. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2006 21

a) Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN 21

b) Thu hút vốn đầu tư 22

c) Luỹ kế tình hình ĐTNN từ 1988 đến 62006 23

d) Phân theo địa phương 24

Kết luận 28

 

 

docx32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nội tại nền kinh tế ,mà nó còn đòi hỏi xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.Đầu tư trực tiếp nước ngoàI là một bộ phận quan trộng của hoạt động kinh tế đối ngoại ,thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế .Để hội nhập vào kinh tế quốc tế và tham gia vào các quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới ,dòi hởi tong quốc gia phảI thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với phân công lao động quốc tế .Sự dịch chuyền cơ cấu kinh tế của mổi quốc gia phù hợp với sự phát triển chung trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàI .Ngược lại chính đầu tư trực tiếp nước ngoàI lại góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Vì +Thông qua quá trình đầu tư nước ngoàI làm xuất hiện nhiều ngành và lĩnh vực mới ở nước nhận đầu tư + Đầu tư trực tiếp nước ngoàI đọng góp vào sự phát triển nhanh chống của khoa học công nghệ ở nhiều ngành kinh tế ,góp phần tăng năng sút lao động ở các ngành này . + Một số ngành được kích thích phát triêt bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng sẽ co nhiều ngành bị mai một đi rồi sẽ dẫn đến bị xoá sổ . Ngoài những tác động trên đây ,đầu tư trực tiếp bước ngoài có một số tác động kahc như sau : Đóng góp đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của cácd đơn vị đầu tư nước ngoàI và tiền thu từ việc cho thuê đất …. Đầu tư trực tiếp nước ngoàI cũng góp phần cảI thiện cán cân thanh toán quốc tế cho tiếp nhận đầu tư . Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiêp nước ngoàI là xuất vào sản xuất các sản phẩm ‘ hướng vào xuất khẩu ‘.Phần dống góp của tư bản nước ngoài vào việc xuất khẩu nước ngoàI là khã lớn trong nhiều nwocs đang phát triển.Ví dụ như ở singapỏe lên tới 72.9% brazin 37.2% Mechico 32.1%,ĐàI loan 26.5% Thái Lan 22.7% Hồng Kông 16.5% .Cùng với việc tăng năng xuất khẩu hang hoá đầu tư trực tiếp nước ngoàI còn góp phần mở rộng thị trường trong và ngoàI nước đa số các dự án đầu tư nước ngoàI đều có phương án bao tiêu sản phẩm .Đây gọi là hiện tượng ‘hai chiều ‘ đang trở thành một hiện tượng khá phổ biến ở các nước đang phát triển như hiện nay . Về mặt xã hôị,đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới, thu hút được một khối lượng người đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc trong các đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều này góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp, vốn là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được thì ĐTTTNN được coi là chiếc chìa khoá quan trọng để giải quyết vấn đề trên, vì ĐTTTNN tạo ra các điều kiện về vốn và kĩ thuật cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng của nền kionh tế, trong đó có tiềm năng về lao động. ở một số nước đang làm việc trong các doanh nghiệp chi nhánh nước ngoài so với tổng số người có việc làm đạt tỷ lệ tương đối cao như:Singapỏe 54,6%, brazin 23%, mêhico 21%. III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM: Trong thời gian qua ,ĐTTTNN đã đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế –xã hội ở Việt Nam: Đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp –chiếm tới 36,4% giá trị sản lượng công nghiệp (tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước);nhưng ngành công ngiệp nhẹ như:dệt may, da giày chiếm 12,1%; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm thuỷ tinh 9,7%; thực phẩm, đồ uống 22,5%,...và phần lớn các nghành công nghệ cao như sản phẩm điện tử, máy tính, thiết bị văn phòng, ôtô, xe máy đều do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Từ nhữngnăm đầu của thập niên 90 đến nay, khu vực FDI có tốc độ tăng giá sản lượng công nghiệp nhanh hơn các khu vực khác của nền kinh tế, bình quân gia đoạn 1991-1995 là 23,3%; gia đoạn 19996-2000 là 22,4%; giai đoạn 2001-2003 là 15,6%. Mặc dù tốc độ gia tăng giảm xuống qua các giai đoạn, nhưng vẫn còn cao hơn so với mức tăng giá trị sản lượng công nghiệp khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh trong thời kì 1991-2000, chỉ tăng chậm hơn khu vực ngoài quốc doanh trong thời kì 2001-2003. Tỷ trong của khu vực FDI trong một số sản phẩm công nghiệp năm 2002: Ngành Tỷ trọng chiếm trong tổng số %) Ngành Tỷ trọng chiếm trong tổng số %) - Lắp ráp ôtô - Sản xuất và lắp ráp xe máy. - Sản xuất và lắp ráp tivi. - Lắp ráp máy giặt và tủ lạnh. -Khai thác dầu thô. -Sản xuất dầu thực vật. -Sản xuất sữa. 96, 80,3 88,0 100 100 55,5 50,6 -Xà phòng bột giặt. -Sản xuất thép. -Sản xuất xi mâng. -Dệt vải -May mặc -Sản xuất bia -Sản xuất đường 48,0 46,2 32,8 33,5 27,4 28 25,7 Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm (theo giá năm 1994) Thời kì Toàn ngành DNNN Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp FDI 1991-1995 1996-2000 2001-2003 13,7 13,9 15,1 13,4 9,8 12,1 10,6 11,6 19,8 23,3 22,4 15,6 -FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế: đóng góp vào GDP của khu vực FDI ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 1995-2002 là 9,71%, chỉ đứng sau khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế cá thể. Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh năm 1994 (%). Thành phần kinh tế\năm 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế hỗn hợp Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 40,07 9,7 3,06 35,94 4,5 6,73 41,35 8,72 3,25 34,22 4,26 8,2 41,27 8,54 3,31 33,45 4,19 9,24 40,4 8,64 3,26 33,09 4,25 10,36 38,53 8,58 3,38 32,31 3,92 13,28 38,4 8,16 3,73 31,84 4,22 13,75 38,31 7,98 3,93 31,42 4,45 13,91 -Bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển phát triển, góp phần quan trọng tạo tiền đề thực hiện chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Bình quân giai đoạn 1995-2002, ĐTTTNN đã đóng góp 24,5% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, từ đó tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Nhưng trong những năm gần đây , tỷ trọng nguồn vốn đầu tư này có xu hướng giảm là do lượng vốn đầu tư giảm sút. Mặt khác, với sự ra đời Luật Doanh nghiệp ( có hiệu lực vào 1-1-2000) đã tạo nên khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Đóng góp của đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1995-2003. Năm Tổng vốn đầu tư phát triển. Khu vực ngoài quốc doanh Khu vực FDI Tỷ trọng FDI (%) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 72,4 87,4 108,4 117,1 131,2 145,3 163,5 183,8 217,6 20,0 21,8 24,5 27,8 31,5 34,6 38,5 46,5 58,1 23,39 25,00 33,93 29,16 23,88 24,41 39,24 34,00 36,40 32,3 28,6 31,3 24,9 18,2 16,8 24 18,5 16,8 Nguồn : Tổng cục thống kê. -Tạo công ăn việc làm cho người lao động: khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài giải quyết việc làm cho 645000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao động gián tiếp, Trong đó có khoảng 6000 các bộ quản lý ,25000 cán bộ kỹ thuật. Chỉ tính riêng năm 2003 , khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyết việc làm cho 45000 lao động . Cùng với giải quyết việc làm và đem lại thu nhập, trình độ tay nghề, trình độ quản lý, trình độ khoa học –công nghệ cuỉa người lao động không ngừng nâng cao.Và đặc biệt , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút được nhiều lao động nữ. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Tình hình thu hút của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 2000 2001 2002 Số lao động các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư  nước ngoài 407565 489287 691088 Trong đó lao động nữ 246151 307427 448477 % lao động nữ trong tổng số 60.4 62.83 64.89 Tốc độ phát triển liên hoàn về số lương của lao động (%) 100 120.05 141.24 Trong đó :Tốc độ phát triển liên hoàn của lao động nữ(%) 100 124.89 145.88 Nguồn: Tính từ thực trạng doanh nghiệp qua kết qủa điều tra năm 2001,002,003’’.NXB Thống kê, Hà Nội,2004. -Thúc đẩy sản xuất hàng hoá , mở rộng thị trường, phát triển các ngành dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá, tạo ra năng suất lao động cao , từng bước đưa nền kinh tế nước ta chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại. Một nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải thể hiện ở tỷ trọng khu vực II( công nghiệp và xây dựng) trongGDP ngày càng cao hơn hẳn khu vực I ( gồm các ngành khai thác tự nhiên :nông, lâm, thuỷ hải sản). Điều này đang diễn ra ở nước ta.Nếu như năm 1990 khu vực I chiếm 22,67% thì đến năm 2003 tỷ lệ này là 21,83% và 39,95% . Đây là sự chuyển dịch kinh tế rất ấn tượng giữa khu vực I và khu Vực II. Mặt khác, lĩnh vực có sự tham gia của FDI trong công nghiệp Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực công nghiệp trong nước . Do đó , tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong nghành công nghiệp nước ta. - Đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI ngày càng tăng. Cụ thể :năm 1994:128 triệu USD; năm 1995: 195 triệu USD; năm 1996:263 triệu USD; năm 1997: 340 triệu USD; năm 1998: 370 triệu USD; năm 1999: 271 triệu USD; năm 2000: 280 triệu USD; năm 2001:373 triệu USD; năm 2002: 460 triệu USD; năm 2003 : 500 triệu USD. Bình quân khu vực FDI đóng góp khoảng 7% ngân sách hằng năm. - Thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đưa nước ta tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở đa dạng hoá ,đa phương hoá của Đảng và Nhà nước ta. Kim nghạch xuất nhạp khẩu của doanh nghịp FDI giai đoạn 1991-2003 Năm Kim nghạch xuất khẩu (tr USD) Kim nghạch xuất khẩu từ FDI*(trieuUSD) Tỷ trọng (%) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2078.1 2580.7 2986.2 4054.3 5448.9 6255.9 9185.0 9361.0 11541.4 14483.0 15029 16705 19800 52 112 169 252 336 788 1890 1982 2547 3320 3573 4500 6225 2.5 4.3 9.0 6.2 6.2 10.9 19.5 21.2 22.1 23.2 27.3 27.2 31.4 Nguồn: Tổng cục thống kê. ghi chú : *Không kể dầu khí. IV.TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TỪ KHI CÓ LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN NAY 1. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2004 a) Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho5.424 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 41 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,9% về số dứan và 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 19,5% về số dự án và 35,8% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,6% về số dự án và 7% về vốn đầu tư đăng ký. Trong số 64 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Singapore đứng đầu, chiếm 6,6% về số dự án và 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Việt kiều từ 15 nước khác nhau đã đầu tư 63 dự án với vốn đầu tư đăng ký 208,67 triệu USD, chỉ bằng 0,5% tổng vốn đầu tư, quy mô bình quân của một dự án thấp hơn quy mô bình quân của cả nước. Vốn đầu tư của Việt kiều chủ yếu là từ ba nước: CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp. Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước, chiếm 31,2% về số dự án và 26% về vốn đăng ký. Hà Nội đứngthứ hai chiếm 11% về số dự án và 11,1 5 về vốn đăng ký. Tiếp theo là Đồng Nai và Bình Dương. Riêng vùng trọng điểm phía Nam (TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) chiếm 56% tổng vốn ĐTNN của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh) chiếm 26,3% tổng vốn ĐTNN đăng ký của cả nước. Đến hết năm 2003, có khoảng 1.400 dự án ĐTNN đầu tư vào các KCN, KCX (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 11.145 triệu USD, bằng 26,7% tổng vốn ĐTNN cả nước. b) Tình hình thực hiện dự án Tổng vốn ĐTNN thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt hơn 28 tỷ USD (gồm cả vốn thưc hiện của các dự án hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn); trong đó vốn nước ngoài khoảng 25 tỷ USD, chiếm 89% tổng vốn thực hiện. Riêng thời kỳ 1991-1995, vốn thực hiện đạt 7,15 tỷ USD, thời kỳ 1996-2000 đạt 13,5 tỷ USD. Trong 3 năm 2001-2003, vốn thực hiện đạt 7,7 tỷ USD bằng70% mục tiêu đề ra tại Nghị quyế 092001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ cho 5 năm 2001-2005 (11 tỷ USD). Trong quá trình hoạt động, nhiều dự án triển khai có hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất. Từ 1988 tới cuối năm 2003 đã có khoảng 2.100 lượt dự án tăng vốn đăng ký với số vốn tăng hêm trên 9 tỷ USC. Trong ba năm 2001-2003, vốn bổ sung đạt gần 3 tỷ USD, bằng 47,6% tổng vốn đầu tư đăng ký mới. Tính đến hết năm 2003, các dự án ĐTNN đã đạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí). Trong đó, riêng ba năm 2001-2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt trên 26 tỷ USD, riêng 3 năm 2001-2003 đạt 14,6 tỷ USD (nếu tính cả dầu khí là 24,7 tỷ USD). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh, bình quân trên 20%/năm đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 24,4%; năm 2002 là 27,5% và năm 2003 là 31,4% (không kể dầu khí). Đến nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho 665 ngàn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đến hết năm 2003, đã có 39 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD và có 1.009 dự án giải thể trước thời hạn với vốn đăng ký khoảng 12,3 tỷ USD. Như vậy số dự án giải thể trước thời hạn chiếm gần 18,6% tổng số dự án được cấp phép; vốn đăng ký của các dự án giải thể trước thời hạn chiếm 23% tổng vốn đăng ký của tất cả các dự án được cấp phép. c) Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN trong thời gian tới - Quán triệt hơn nữa quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN, nhất là nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Trung ương 9. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức và hành động giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương về thu hút và sử dụng vốn ĐTNN. Đề nghị đưa vào chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 09 các quan điểm chỉ đạo và các biện pháp cụ thể. - Nghiên cứu chiến lược thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm2010 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn. Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng chiến lược này trình Chính phủ trong năm 2004. - Hoàn chỉnh quy hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư. Rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực ĐTNN tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành. Trước nhất, đề nghị điều chỉnh Quy hoạch ngành xi măng, sắt thép, nước giải khát, viễn thông, tổng sơ đồ phát triển ngành điện theo hướng loại bỏ bớt các hạn chế đối với ĐTNN phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Ban hành các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này. Trên cơ sở đó xem xét chấm dứt hiệu lực của Công văn số 180/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về việc yêu cầu tạm dừng xem xét các dự án mới đào tạo đại học. Điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp đến năm 2010 cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có thể chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng KCN trong trường hợp đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiệncó. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN theo hướng hình thành một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo thêm điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Trước mắt giải quyết các vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng theo hướng Bộ KH & ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 806/BKH-PC ngày 6/2/2004. Sửa đổi Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 19/9/2003 của Chính phủ theo hướng nới lỏng hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp ĐTNN hoạt động trong lĩnh vựccông nghệ cao, giáo dục đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh. - Tiếp tục cải tiến quy trình thẩm định dự án theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định, từng bước chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Trước mắt, đề nghị các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét có ý kiến sớm về các dự án mà Bộ KH & ĐT đã gửi xin ý kiến, thực hiện đúng quy định về thời gian xem xét góp ý ghi trong Nghị định 24/2001/NĐ-CP của Chính phủ (không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ). - Đẩy mạnh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đề nghị Chính phủ quyết định thống nhất áp dụng cơ chế một giá đối với đầu tư trong nước và ĐTNN từ đầu năm 2005 và công bố rộng rãi để các nhà đầu tư biết. - Giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dứan thuận lợi kết hợp với khuyến khích mở rộng đầu tư. Tiếp tục rà soát theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ để một mặt thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án gặp khó khăn, mặt khác xử lý rút giấy phép đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai để tìm đối tác mới thay thế. Trước mắt, xử lý dứt điểm các vướng mắc của các dự án lớn nêu trong báo cáo chuyên đề về các dự án lớn gặp vướng mắc. - Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Trong năm 2004 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ chương trình hành động quốc gia về xúc tiến đầu tư nước ngoài đến năm 2010. Trước mắt cần đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tạic các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện nước ta ở một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các Tập đoàn xuyên quốc gia. - Triển khai thực hiện sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị giao các Bộ, ngành triển khai thực hiện các thoả thuận trong chương trình hành động sáng kiến chung Việt - Nhật gồm 4 điểm trong phạm vi chức năng quản lý của mình. - Thanh toán dứt điểm trong năm 2004 các công trình điện ngoài hàng rào theo Nghị quyết 09/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những trường hợp vướng mắc, không thể thanh toán được, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định để thông báo rõ với chủ đầu tư. - Đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài nguyên - Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu trình Chính phủ phương án xử lý các vướng mắc của các dự án kinh doanh nhà và phát triển đô thị. Cụ thể: các vướng mắc về cơ chế chuyển quyền sử dụng đất cho người mua, cơ chế thuê, cho thuê lại đất: cơ chế đối với các dự án thứ cấp; các quy định đối với các công trình sau khi bán hết nhà v.v.. - Tiếp tục mở rộng phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, sửa đổi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp quản lý dự án đầu tư nước ngoài đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến 20 triệu USD - áp dụng chung cho tất cả các tỉnh, thành phố. - Đề nghị Chính phủ giao Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế trong nước. 2. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 a) Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong 11 tháng đầu năm 2005 cả nước thu hút 5,61 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó vốn cấp mới đạt 3,78 tỷ USD tăng 92,9% so với cùng kỳ và vốn bổ sung đạt 1,78 tỷ USD bằng 99,6 so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của khu vực FDI đạt 3 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó vốn pháp định chiếm khoảng 30% (bên Việt Nam góp chiếm khoảng 10% vốn pháp định); doanh thu đạt koảng 20,2 tỷ USD tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 9,9 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 12,4 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2004; nộp ngân sách đạt 985 triệu USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước; các doanh nghiệp FDI đã thu hút thêm khoảng 70.000 lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI tính đến cuối tháng 11/2005 là 86,5 vạn lao động, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. b) Tình hình thực hiện Dự kiến cả năm 2005, cả nước sẽ thu hút trên 5,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 25% so với năm 2004, vượt 29% mục tiêu ban đầu đề ra cho cả năm (4,5 tỷ USD), trong đó vốn cấp mới đạt 4 tỷ USD và vốn bổ sung đạt 1,8 tỷ USD (số dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chiếm 66,6% tổng vốn đăng ký; do các địa phương cấp chiếm 13,4% và do các Ban quản lý KCN, KCX cấp chiếm 20% tổng vốn đăng ký). - Các dự án FDI góp vốn thực hiện khoảng 3,3 tỷ USD trong năm 2005 để xây dựng nhà xưởng và sản xuất kinh doanh (riêng năm 2005 có koảng 120 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu khoảng 21 tỷ USD (trừ dầu thô), trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 10,3 tỷ USD, tăng 26,6% so với năm 2004; nộp ngân sách nhà nước đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% so với tổng thu ngân sách của cả nước. c) Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài năm 2006 Để đạt được mục tiêu đề ra năm 2006, cầ tiến hành các nhóm giải pháp sau đây: * Về pháp luật, chính sách - Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt LuậtDn và Luật đầu tư chung; Ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn hai Luật nói trên; tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTNN phù hợp với quy định của Luật mới. Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các Luật mới. - Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế. - Bổ sung cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong mở cửa lĩnh vực dịch vụ (bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng hoá, y tế, giáo dục và đào tạo…) - Đẩy mạnh việc đa dạng hoá hình thức đầu tư để khai thác các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, ĐTNN theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A)… Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn (holding company) để điều hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng. * Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN - Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn. - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban Vùng; duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. - Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi, khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN ở Việt Nam đối với các nhà ĐTNN tiềm năng). - Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập quỹ, vay vốn đầu tư; đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép. - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKTCT-152.docx
Tài liệu liên quan