LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
I/ Khái niệm và đặc điểm của FDI 1
II/ Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế 2
III/ Các hình thức FDI 5
IV/ Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI 6
CHƯƠNG HAI: TRAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 10
I. Khái quát về môi trường đầu tư tại Việt nam thời gian qua 11
II/ Vai trò của FDI tại Việt Nam thời gian qua 14
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ TÍCH CỰC FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 20
I/ Định hướng thu hút FDI: 20
II/ Dự báo FDI trong thơi gian tới (2006-2010) 22
III/ Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò tích cực cảu FDI vào Việt Nam trong thời gian tới 23
Kết luận
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc ký kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư nươc ngoài. Các hiệp định đầu tư song phương và các hiệp định đa biên được ký nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, từ cuối những năm 80, số hiệp định đầu tư song phương giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển tăng nhanh khiến cho dòng đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển vào các nước đang phát triển cũng tăng theo.
Cùng với các hiệp định trên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa nước đầu tư với nước ngoài cũng tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi họ chỉ chịu một lần thuế ở nước nhận đầu tư mà thôi.
Việc các nước đầu tư áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư cũng là yếu tố tác động mạnh đến luồng đầu tư ra nước ngoài. Chẳng hạn, năm 1992, chính phủ Nhật Bản tuyên bố bảo hiểm đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đã khiến cho dòng đầu tư của Nhật vào Việt Nam tăng mạnh.
2.3 Tiểm lực kinh tế, khoa học công nghệ và các chính sách xã hội
Một nước chỉ có thể đầu tư ra nước ngoài khi tiềm lực kinh tế đã đủ mạnh, lượng tích luỹ lớn nên lượng vốn cần cho đầu tư trong nước dư thừa. Như vậy, mức độ tích luỹ của nền kinh tế có vai trò làm tăng hoặc giảm áp lực đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Trình độ khoa học công nghệ luôn là một lợi thế cho nước đầu tư. Một nước có khả năng nghiên cứu thường là nước tạo ra công nghệ nguồn và quyết định giá cả công nghệ trên thị trường. Các công nghệ nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh độc quyền và cần sản xuất với quy mô lớn, đây chính là yếu tố quyết định để đầu tư ra nươc ngoài.
Thông thường việc đầu tư ra nước ngoài và tạo việc làm trong nước có mối quan hệ ngược với nhau, việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài dẫn tới giảm đầu tư nội địa và cùng nghĩa với việc giảm cơ hội tạo việc làm trong nước, tăng tình trạng thất nghiệp và gia tăng tệ nạn xã hội. Nếu nuớc đầu tư có chính sách trợ cấp xã hội tốt dặc biệt là trợ cấp thát nghiệp sẽ làm giảm áp lực của làn sóng phản đối đầu tư ra nước ngoài.
3. Môi trường đầu tư quốc tế
3.1. Xu hướng dối thoại giữa các nước
Xu hướng đối thoại chính trị được hiểu là việc giải quyết xung đột giữa các nước được thực hiện bằng đàm phán, là yếu tố quan trọng tác động tích cực tới luồng đầu tư trên thế giới.
3.2. Liên kết khu vực
Sự tạo ra các khối thị trường chung cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy dòng đầu tư bởi tuy không đưa ra những chính sách trực tiếp song thông qua các chính sách tự do hoá thương mại đã xoá bỏ rào cản giữa các nước.
Việc liên kết khu vực tạo sự phát triển ổn định cho các nước thành viên, đồng thời buộc các nước cam kết những chính sách tự do hoá đầu tư tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
Chương Hai
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI tại Việt Nam thời gian từ 2001- 2004
I/ Khái quát vể môi trường đầu tư tại Việt Nam thời gian qua
1) Vài nét về Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ năm 1/1/1988, là một trong những cải cách quan trọng được hình thành trong khuôn khổ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, Bộ luật này còn rất nhiều điều chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế cần được sửa đổi. Chính vì vậy, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ xung lần thứ nhất vào ngày 30 tháng 6 năm năm 1990, lần thứ hai vào tháng12 năm 1992 và đặc biệt Luật đầu tư nước ngoài được tiến hành sửa đổi bổ xung lần thứ 3 vào cuối năm 1996 với một số nội dung mới như sau:
- Quy định một số điều kiện cởi mở hơn nhằm khuyến khích ĐTNN tập trung vào các hướng ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Theo Luật ĐTNN sửa đổi lần 3, chế độ miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu bị thu hẹp để xích lại gần với chính sách thuế của doanh nghiệp trong nước nhằm đảm bảo sự bình đẳng hơn trong cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp. Ngược lại, ưu đãi nhiều hơn đối với các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, đầu tư vào những ngành ưu tiên. Mức ưu đãi cao nhất là thuế lợi tức: thuế suất áp dụng ở mức thấp 10% và được miễn thuế suất lợi tức 8 năm thay vì 4 năm trước đây và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo như trước đây.
- Ngoài những khuyến khích về thuế, luật năm 1996 còn quy định một số các chính sách và biện pháp khuyến khích hỗ trợ khác như: (1) Bảo đảm việc cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nhưng thiếu khả năng tự tái tạo ngoại tệ để thu hồi vốn. (2) Cho phép Bên nước ngoài góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc đầu tư tại VN thay vì chỉ bó hẹp bằng ngoại tệ phải chuyển từ nước ngoài vào như trước đây. (3) Cho phép đầu tư theo một số hình thức mới như BTO, BT, BOT. (4) Thu hẹp tối đa vần để phải biểu quyết 100% trong Hội đồng quản trị xuống còn 4 vấn để chính là bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, Kế toán trưởng; duyệt quyết toán thu chi hàng năm; sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư. (5) Cho phép bệnh viện, trường học viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên được hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Như vậy, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, theo luật lần này tuy có một số quy định thay đổi theo hướng bất lợi cho họ như thuế nhập khẩu vật tư. Bù lại, họ được ưu đãi nhiều hơn, được hỗ trợ nhiều hơn, cụ thể hơn khi thực hiện các dự án thuộc diện khuyến khích.
Việc đẩy mạnh CNH-HĐH trong thời kỳ mới đăt ra những yêu cầu mới do đó Luật ĐTNN được sửa đổi bổ xung lần 4 được tiến hành sửa đổi vào tháng 6 năm 2000 với các định chế hướng vào ngành vùng ưu tiên như ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghệ cao, CN cơ khí, điện tử là những ngành mà ta có thế mạnh nguyên liệu và lao động. Cụ thể luật ĐTNN sửa đội một số vấn đề sau:
- Tiếp tục thu hẹp phạm vi quy định về nguyên tắc nhất trí trong doanh nghiệp liên doanh.
- Tạo điều kiện cho nhà ĐTNN tự do lựa chọn hình thức và chuyển nhượng vốn đầu tư cho phù hợp với thông lệ quốc tế hơn.
- Giảm bớt mức can thiệp của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN liên doanh bằng việc sửa lại quỹ dự phòng do doanh nghiệp quyết định (trước đây giới hạn ở mức 10% vốn phấp định của doanh nghiệp).
- Một số quy định về tài chính, ngoại hối đã được sửa đổi hoặc luật hoá: (1) Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: điều chỉnh từ mức 5%, 7% và 10% xuống còn 3%, 5% và 7%. (2) Về quy định chuyển lỗ: mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh bao gồm cả DN liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh( trước đây chỉ có DNLD). (4) Về quản lý ngoại hối: các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch khác được phép theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối (trước đây là doanh nghiệp phải tự cân đối). (5) Vè thế chấp tài sản vay vốn: cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được thế chấp tài sản gắn liền đất và giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo vay vốn tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh Luật ĐTTN, Chính phủ và các cấp ngành có liên quan đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật để ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ĐTNN ở Việt Nam.
Nói tóm lại, kể từ khi Luật ĐTNN chính thức có hiệu lực, trong quá trình thực hiện nhà nước ta đã bổ sung nhằm hoàn thiện dần và ngày càng lôi cuốn được các nhà đầu tư. Nếu so sánh với các nước ASEAN Luật ĐTNN của Việt Nam đã đạt tới mức tương đối hấp dẫn tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế nhằm thu hút và thực hiện có hiệu quả hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
2) Vài nét về kinh tế- xã hội
2.1 Về tình hình phát triển kinh tế:
Sau một số năm giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và những khó khăn nội tại nền kinh tế, từ năm 2000, nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày càng được phục hồi duy trì được khả năng tăng trưởng cao. Kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, năm sau tăng hơn năm trước. Dự kiến GDP bình quân thời gian từ 2001- 2005 tăng 7,4%/ năm trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt3,4%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,2% năm và các ngành dịch vụ đạt 6,9%/năm. Đây cũng là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu trong cùng thời kỳ.
+ Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông.
Nhiều làng nghề đã được khôi phục, cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, trường học, bệnh xá, chợ... đã được chú ý đầu tư. Thu nhập của người nông dân cũng từng bước được cải thiện.
+ Trong công nghiệp đã có bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa; phát huy lợi thế của từng ngành, gắn sản xuất với thị trường, sản phẩm tiêu thụ khá.
+ Các ngành dịch vụ đã có bước chuyển biến tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư.
Ngành thương mại hoạt động sôi nổi đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong cả nước và trong từng vùng. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông về cơ bản đã được hiện đại hoá, chất lượng dịch vụ được cải thiện trong khi giá cả liên tục giảm dần. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, y tế, giáo dục đào tạo... đều có những bước phát triển khá so với thời kỳ trước năm 2000.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuồng còn 24,5 % trong năm 2000 xuống còn 20,4% năm 2004, các ngành sản xuất dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các cân đối chủ yếu trong nến kinh tế như cân đối tích luỹ – tiêu dùng, tổng thu- tổng chi ngân sách đã bắt đầu được duy trì với một mức độ thích hợp để đảm bảo duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế.
Cuối cùng, các quan hệ quốc tế được củng cố và mở rộng bằng việc gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực, các cam kết quốc tế đa phương và song phương.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu kém tồn tại cần khắc phục như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, kém bền vững, lĩnh vực xuất nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế đạt hiệu quả chưa cao... trong quá trình phát triển và hội nhập săp tới.
2.2 Về các mặt văn hoá - xã hội:
Nhìn chung, các hoạt động xã hội đều có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo. Cụ thể là:
+ Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
+ Số lượng lao động được giải quyết việc làm cũng như cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.
+ Hệ thống cung cấp y tế đã được mở rộng và ngày càng hoàn thiện, tuổi thọ bình quân ngày càng được nâng lên.
+ Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả khá.
+ Lĩnh vực văn hoá thông tin và thể dục thể thao đã có những hoạt động sôi nổi thúc đẩy các hoạt động kinh tế và ổn định đời sống xã hội.
+ Cơ cấu lao động đã sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ trong lao động lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm trong khi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành lao động, dịch vụ lại tăng lên
+ Lĩnh vực giáo dục đã có những chuyển biến tích cực trong các bậc học, ngành học.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đat được, về mặt văn hoá - xã hội vẫn còn rất nhiều vấn đề bức xúc như tệ nạn xã hôị, nạn tham nhũng, tai nạn giao thông, trật tự trị an ở một số vùng còn phức tạp... cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.
II/ Vai trò của FDI tại Việt Nam thời gian qua.
Các số liệu thực hiện:
a) Về quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, trong 4 năm 2001- 2004, Việt Nam đã thu hút thêm được 13,39 tỷ USD vốn đầu tư mới (gồm vốn đăng ký cấp mới và dự án bổ sung). Trong đó, vốn đăng ký của các dự án cấp mới đạt 8,48 tỷ USD, chiếm 63.3%; vốn bổ sung của các dự án đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 36,7% tổng giá trị vốn đăng ký mới. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 4 năm đạt 10,5 tỷ USD. (Xem bảng số liệu)
Bảng 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001- 2004
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng VĐT cấp mới và tăng vốn
Tỷ USD
3,.2
2, 8
3, 1
4, 2
2
Vốn đăng ký cấp mới
nt
2, 6
1, 6
1, 9
2, 2
3
Vốn đăng ký tăng thêm
nt
0, 632
1, 2
1, 2
2
4
Tổng VĐT thực hiện
nt
2, 43
2, 59
2, 65
2, 85
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn chung, từ năm 2001 đến nay, vốn FDI thực hiện năm sau cao hơn năm trước cho thấy xu hướng phục hồi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng rõ rệt, nhất là từ năm 2003 đến nay.
b) Về cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Về cơ cấu ngành, trong 4 năm 2001- 2004, vốn thực hiện tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, đạt 8, 77 tỷ, chiếm 83, 4% tổng vốn thực hiện, trong đó chủ yếu là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến. Lĩnh vực dịch vụ đạt 1, 09 tỷ USD chiếm 10, 4% tổng vốn thực hiện. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt 653, 6 triệu USD, chiếm 6, 2%. Về cơ cấu vùng và lãnh thổ trong 4 năm 2001- 2004, vốn thực hiện tập trung vào những địa bàn có nhiều lợi thế, Vùng Đông Nam Bộ đạt 4, 4 tỷ USD chiếm 41,8%; Vùng đồng bằng Sông Hồng đạt 2 tỷ USD, chiếm 19%; Vuàng Trung du miền núi phía Bắc đạt 118 triệu USD, chiếm 1, 2 %; Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đạt 470, 6 triệu USD, chiếm 4,5 %; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 236,4 triệu USD, chiếm 2,2%; Vùng Tây Nguyên đạt 27 triệu USD, chiếm 0,3%.
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Như vậy, FDI chủ yếu tập trung hướng mạnh vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng... trong khi tỷ trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ và đặc biệt là lĩnh vực nông- lâm- nghư nghiệp chưa cao nguyên nhân là do tỷ suất lợi nhuận không cao, độ rủi ro lớn và thường phải đầu tư ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn.
Về cơ cấu vùng, lãnh thổ FDI đã có sự phân bố đồng đều hơn. Tuy nhiên, các vùng kinh tế trọng điểm nơi có các tỉnh, thành phố lớn vẫn là nơi dẫn đầu trong việc thu FDI đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút tới 41, 8%.
c) Về doanh thu Xuất – Nhập khẩu
Tổng giá trị doanh thu trong 4 năm 2001-2004 đạt trên 56 tỷ USD (không kể dầu khí), trong đó giá trị xuất khẩu là 23,4 tỷ USD, chiếm 42% tổng doanh thu. Giá trị doanh thu của các doanh nghiệp FDI tăng lên hàng năm, trung bình trong 4 năm 2001- 2004 tăng 18,4%. Cụ thể là:
+ Năm 2001 doanh thu đạt 10,4 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2000
+ Năm 2002 doanh thu đạt 12,5 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm 2001
+ Năm 2003 doanh thu đạt 16 tỷ USD, tăng 27,7% so với năm 2002
+ Năm 2004 doanh thu đạt 18 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2003
Tổng giá trị nhập khẩu trong 4 năm 2001- 2004 đạt khoảng 31,3 tỷ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong 4 năm 2001- 2004 đạt 39,3 tỷ USD, chiểm 50, 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng của khu FDI so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước là theo các năm là từ 2001- 2004 là 45, 3%; 47,1%; 50,3% và 54,6%. Tốc độ gia tăng xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN bình quân hàng năm đạt 29, 15% cao hơn mức tăng xuất khẩu bình quân của cả nước, đã góp phần nâng cao tốc độ tăng xuất khẩu của nước ta (Xem bảng sau)
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của FDI thời gian từ 2001- 2004
Giá trị xuất khẩu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
XK că nước
Triệu USD
15.029
16.706
20.176
26.503
XK của FDI (cả dầu thô)
nt
6.789
7.872
10.161
14.487
XK của FDI (trừ dầu thô)
nt
3.673
4.602
6.340
8.816
Tỷ trọng của FDI/cả nước
nt
45.3
47.1
50.3
54.6
Tỷ trọng của FDI/cả nước
nt
24.4
27.5
31.4
33.3
Nguồn: Cục Đầu tư nươc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
d) Về lao động và thu nhập
Trong 4 năm 2001- 2004, có khoảng 960 doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động, tạo thêm việc làm cho 38 vạn lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN lên khoảng 76 vạn người. Trung bình mỗi năm có 240 doanh nghiệp ĐTNN mới ra đời và tạo ra 9,5 vạn chỗ làm việc mới.
Lương bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực ĐTNN từ 75-80 USD/tháng, cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong nước.
f) Về nộp ngân sách
Trong 4 năm 2001-2004, nộp ngân sách của khu vực kinh tế có vốn FDI năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 đạt 373 triệu USD; năm 2002 đạt 459 USD, tăng 23% so với năm 2001; năm 2003 đạt 628 triệu USD, tăng 36,8% so với năm 2002 và năm 2004 đạt 800 triệu USD tăng 27,3 % so với năm 2003. Nộp ngân sách của khu vực có vốn FDI tăng cao do có nhiều dự án đã hết thời gian được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế theo quy đình và có nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư).
2) Đánh giá tình hình thực hiện FDI thời gian qua
a) Thành tựu
Trong thời gian từ 2001-2004 hoạt động FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đặc biệt là đối với vấn đề tăng trưỏng kinh tế. Cụ thể là:
- FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.
Thực vậy, Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN luôn là khu vực phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng cao, luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước đã góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước.Bình quân mối năm, khu vực kinh tế có vốn FDI đã bổ sung trên 2,5 tỷ USD nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Việc tăng cường thu hút FDI hướng về xuất khẩu đã góp phần quan trọng nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện khai thác tốt các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương.
Ngoài ra, khu vực FDI đã góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế.
- Việc thu hút FDI đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.
Năm 2004, khu vực FDI đã tạo ra 36,2% giá trị sản lượng công nghiệp, 28,7% sản lượng thép cán, 50,3% về sứ vệ sinh, 89,4% về ô tô, 25% về thực phẩm và đồ uống, 76% về dụng cụ y tế...
Đối với các địa bàn trọng điểm (Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu...) khu vực có vốn FDI đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu ngân sách, cũng như góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế , nhờ đó các địa phương này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với các nơi khác trong cả nước.
Ngoài ra, việc thu hút FDI đã chú trọng kết hợp các dự án công nghệ hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong nhiều ngành nghề, nâng cao trình độ kinh nghiệm quản lý kin h doanh từ đó góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thông qua sự đóng góp của khu vực FDI, các quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng đã tạo thêm nhu cầu và khả năng phát triển các ngành dịch vụ. Ngược lại, sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b) Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động FDI trong thời gian qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là:
- Vốn đầu tư đăng ký tuy tăng, nhưng vẫn còn dưới mức tiềm năng.
- Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần do vốn FDI thực hiện tăng chậm hơn so với vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng FDI giảm từ 24% trong thời kỳ 1996 -2000 xuống còn khoảng 17,6% trong thời kỳ 2001- 2004.
- Việc thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi nhất định.
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và pháp luật còn nhiều bất cập, gây tác động tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta chưa thật sự hình thành được một “sân chơi bình đẳng” giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số lĩnh vực sản xuất còn áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài như xi măng, sắt, thép, điện, nước.
- FDI chỉ tập trung chủ yếu vào những vùng có điều kiện thuận lợi, trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đầu tư từ các nước phát triển nhất là các TNSs có thế mạnh về công nghệ nguồn như Nhật, EU, Mỹ còn tăng chậm.
- Liên kết giữa khu vực kinh tế có vốn FDI với doanh nghiệp trong nước chưa chặt chẽ. Việc cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp có vốn FDI còn hạn chế từ đó làm giảm khả năng tham gia chương trình nội địa hoá và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI.
- Chủ trương phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư, quản lý hoạt động FDI cho các địa phương, Ban Quản lý các KCX đã phát huy tính năng động sáng tạo của các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân công quản lý hoạt động FDI cũng đã nẩy sinh hiện tượng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương đã đến thua thiệt cho phía Việt Nam.
- Công tác quy hoạch chưa được cải cách căn bản nhằm xác định lượng vốn đầu tư cần huy động của các ngành và trách nhiệm của Bộ, các ngành và địa phương trong cong tác thu hút vốn FDI.
Nguyên nhân của những mặt hạn chế nói trên là :
Thứ nhất, nhận thức và quan điểm về FDI chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đẩy đủ ở các cấp, các ngành. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn yếu, đôi khi còn chưa thống nhất quan điểm giữa các Bộ, ngành nên công tác xử lý dự án, thẩm định dự án còn tình trạng kéo dài.
Thứ hai, môi trường đầu tư nước ta tuy đã được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về đâu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều yếu kém, các quy định về về thủ tục hành chính còn phiền hà, công tác cán bộ còn nhiều bất cập.
Thứ tư, công tác xúc tiến đầu tư tuy đã có nhiều cố gắng nhưng gặp khó khăn lớn do thiếu kinh phí để tổ chức các cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như để hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư chưa chú trọng đến các đối tác quan trọng, các dự án điểm. Danh mục dự án kêu gọi FDI còn hạn chế về chủ trương và quy hoạch.
Thứ năm, việc đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới cũng như việc thành lập và triển khai một số khu kinh tế mở còn chậm.
Chương Ba
Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò tích cực FDI ở Việt Nam trong thời gian tới
I/ Định hướng thu hút FDI:
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu FDI trong thời gian tới, việc thu hút FDI sẽ thực hiện theo các hướng chính sau đây:
1) Khuyến khích đầu tư vào các ngành, khu vực ưu tiên
- Ưu tiên phát triển những ngành thu hút nhiều lao động, những ngành đạt và giữ chỉ số ICOR thấp, đó là những ngành chủ yếu như: dệt, da, may mặc, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng...
- Khuyến khích ĐTTT nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến. Đầu tư cho một số ngành mũi nhọn về kỹ thuật, công nghệ, để tạo năng lực tiếp cận nhanh với hệ thống kinh tế và sản xuất của thế giới, đó là những ngành: điện tử, tin học, các ngành công nghệ cao...
- Phát triển những ngành đóng vai trò nền móng của toàn bộ nền công nghiệp như: khai khoáng, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng...
- Phát triển mạng lưới những ngành mang tính dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, thương mại, viễn thông, du lịch, khách sạn.
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, coi đó là nhiệm vụ cấp bách nhất.
- Về cơ cấu vùng, lãnh thổ, phát triển cân đối trong một tương quan hợp lý giữa các địa phương có tác động rất mạnh đến toàn bộ nền kinh tế, hiệu quả đầu tư. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0193.doc