Đề tài Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Chương I. 1

Lý luận chung về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1

I. Đầu tư. 1

1. Khái niệm về đầu tư dưới các góc độ khác nhau. 1

2. Vai trò của đầu tư. 1

2.1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế. 1

2.2. Trên góc độ vi mô. 2

II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2

1. Cơ cấu kinh tế 2

2. Phân loại cơ cấu kinh tế 3

2.1. Cơ cấu kinh tế ngành. 3

2.2. Cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ. 3

2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế (gồm có): 4

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4

3.1 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4

3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5

III Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 5

1. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành 5

2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ. 7

2.1. Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế của một số vùng- lãnh thổ. 7

2.2. Đầu tư tác động nâng cao đời sống của dân cư. 8

2.3. Đầu tư góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng. 8

3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 9

3.1 Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế. 9

3.2 Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư 9

Chương II 11

Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 11

I. Tổng quan chung về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11

II. Thực trạng của hoạt động đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 12

III. Thực trạng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu vùng – lãnh thổ 24

1. Đầu tư tạo ra những chuyển biến tích cực trong kinh tế của vùng. 24

1.1 Đầu tư đã có những tác động tới chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng. 24

1.2 Hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. 26

1.3 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng, đặc biệt là vùng khó khăn. 27

IV. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 30

1. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế đã thay đổi đáng kể. 30

2. Kinh tế nhà nước chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới. 31

3. Kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác ngày càng có sự đóng góp đáng kể vào GDP. 31

4. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành quan trọng 33

4.1 Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt. 33

4.2 Khả năng cạnh tranh thấp. 33

5. Khu vực kinh tế hợp tác chậm được củng cố và phát triển, 34

Chương III. Các Giải pháp 35

1. Cải thiện môi trường đầu tư. 35

2. Đầu tư thích đánh và có các chính sách ưu đãi đối với các vùng, lĩnh vực, thành phần kinh tế có nhiều khó khăn. 37

3. Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong việc huy động vốn giữa các thành phần kinh tế, có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đa dạng hoá đầu tư. 38

4. Đổi mới cơ cấu gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 38

5. Tăng cường công tác quy hoạch và dự báo. 39

6. Kết hợp vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. 39

7. Coi trọng quan hệ cung cầu của nền kinh tế thị trường, có tính đến yếu tố hiệu quả của nền kinh tế, nhận biết các tín hiệu do cung cầu thị trường, tránh đầu tư theo phong trào. 40

8. Đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, có mối liên kết giữa các vùng. 40

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế. Tốc độ chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt, cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh hơn cây lương thực.Đã hình thành được một số vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.Đã hình thành một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, điều, tôm - Trong ngành nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như sau: Đơn vị: % 1990 1995 2000 Toàn ngành nông nghiệp 100 100 100 - Trồng trọt 74,4 80,4 80 - Chăn nuôi 24,1 16,6 17,3 - Dịch vụ nông nghiệp 3,0 2,7 Qua biểu trên, ta thấy tỷ trọng giữa các ngành trong toàn ngành nông nghiệp có sự thay đổi nhưng sự thay đổi naỳ diễn ra khá chậm chạp. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần , trong khi đó ngành chăn nuôi tăng lên. Tuy nhiên mức tăng của ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn mức giảm của ngành trồng trọt (0,7% so với 0,4%). Điều này cho thấy chăn nuôi ngày càng được chú trọng hơn và đang chứng tỏ là một ngành có khả năng đem lại lợi nhuận cao. - Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân bao hàm tất cả những hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống dân cư. Theo nghĩa đó, hoạt động dịch vụ bao hàm cả hoạt động thương mại. Nhưng thông thường, do vị trí đặc biệt quan trọng và những đặc thù riêng, hoạt động thương mại thường được tách riêng khỏi phạm trù dịch vụ và được coi là một vế ngang bằng với hoạt động dịch vụ. Trong chuyên đề này thương mại – dịch vụ được xem xét với tư cách một ngành kinh tế thực hiện qua trình lưu thông trao đổi hàng hoá và thực hiện các công việc phục vụ tiêu dùng của sản xuất và của dân cư trên các thị trường. Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 38,6% năm 1990 tăng lên 40,5% năm 2000, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển tổng kinh tế, vừa phục tốt đời sống, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Cơ cấu các ngành dịch vụ trong tổng giá trị dịch vụ đã có sự chuyển dịch bước đầu: + Ngành thương mại trong nhiều năm gần đây luôn phát triển và dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị ngành dịch vụ, từ 37,2% năm 1995 đến 37,3 năm 2000 + Ngành giao thông, bưu điện cũng đang chứng tỏ mình là một ngành có thế mạnh và đang trên đà phát triển đóng góp vào tổng giá trị của ngành tăng từ 7,6% năm 1990 lên 9,0% năm1995 vào năm 2000 là 9,4%. Các ngành như giao thông, y tế, quản lý nhà nước cũng tăng từ 20% năm1995 lên 20,5% năm 2000. Trong đó khoa học và giáo dục đào tạo là hai ngành tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch vụ (9,1% và 8,5% năm 2002), thể hiện mức độ ưu tiên cao, quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Bên cạnh đó lại có sự giảm xuống ngành tài chính, ngân hàng. Năm 1995, tỷ lệ đóng góp của ngành này là 4,6%, đến năm 2000 giảm xuống còn 4,1% và chỉ còn xấp xỉ 2% vào 2002. Điều này cho thấy sự giảm sút trong đầu tư vào lĩnh vực này và đây là một điều bất cập bởi trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì các dịch vụ về tài chính và ngân hàng là rất quan trọng. Các ngành như giao thông, bưu điện, giáo dục, y tế tuy phát triển nhưng hầu hết đều phát triển rất chậm. Tuy nhiên, với mộtnước mới đi vào tiến trình CNH – HĐH như Việt Nam thì tỷ trọng 38% - 40% GDP của khu vực dịch vụ không phải là thấp ( con số tương ứng của Trung Quốc; Inđonexia và Mianma là 33,6%; 37,1% và 32,5%). Vấn đề là ở chỗ nhà nước cần phải có các chính sách và biện pháp phù hợp nhằm khai thác hết các tiềm năng, phát huy lợi thế và nâng cao giá trị của ngành. Nếu xét trong năm 2003 chúng ta có: Tỷ trọng trong GDP (2003) Nông nghiệp 21,80% Công nghiệp và xây dựng 39,97% Dịch vụ 38,23% ( Nguồn: Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ kế hoạch đầu tư ) Các mặt hàng xuất khẩu chính (2003): Dầu thô(19%), hàng dệt may(18%), hải sản(11%), giày dép(11%), gạo(4%), cà phê(3%), các loại khác(34%). Nếu xét trong năm 2003, tỷ trọng đóng góp trong GDP của ngành Công nghiệp vẫn chiếm cao nhất là 39,97%. Ngành Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất là 21,80%. Chúng ta đã xây dựng một sống ngành công nghiệp mũi nhọn có khẳ năng xuất khẩu như công nghiệp khai thác, công nghiệp dệt may, giày dép.... Thứ 2: Mặc dù cơ cấu ngành đã có những chuyển biến tích cực nhưng sự chuyển dịch giữa các ngành và trong từng ngành còn chậm và chưa hợp lý. Sản xuất công nghiệp phát triển chậm, chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng toàn ngành mới đạt bình quân hàng năm 12,2%, còn thiếu nhiều yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh. Cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu sản phẩm công nghiệp chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế của từng ngành sản xuất công nghiệp. Việc này là do chúng ta chỉ chú trọng đến đầu tư mở rộng, phát triển công suất sản xuất, chỉ coi trọng quy mô mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường. Một lý do nữa khiến cho việc chuyển dịch trong ngành còn chậm chạp là do công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp chưa tốt, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi măng, mía đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, ô tô, rượu, bia,.Điều này vừa gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư, vừa gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Một ví dụ điển hình như trong năm ngoái là ngành sắt thép đã phải chịu thua lỗ nặng nề do có quá nhiều nhà máy sản xuất, trong khi nhu cầu lại tăng không đáng kể. Hay như hiện nay, phong trào khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh đang phát triển rầm rộ. Kết quả bước đầu cũng rất đáng khích lệ, nhưng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất này đã phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực hay chưa, liệu nó có căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế chung hay không, thì phải cần đến sự quản lý ở cấp vĩ mô, tránh để xảy ra tình trạng như của sắt thép, xây dựng xong lại không thể đi vào hoạt động hoặc hoạt động chỉ cầm chừng. Việc hình thành và phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng mà ta có điều kiện vẫn chưa thực hiện được. Một số ngành công nghiệp theo chốt như cơ khí, chế tạo, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp luyện kim phát triển chậm. Trong số các dự án đầu tư vào công nghiệp thì quy mô các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp nặng quá nhỏ nên khó có khả năng đầu tư công nghệ hiện đại, mà phần lớn chỉ làm gia công, chế biến và làm dịch vụ. Sản phẩm công nghiệp làm ra tính theo đầu người còn thấp nhưng đã có hiện tượng tồn đọng dư thừa làm cho sản xuất cầm chừng. - Trong nông nghiệp, cơ cấu sản xuất cũng còn những hạn chế, bất cập và chuyển dịch rất chậm. Cho đến nay, chăn nuôi vẫn còn là ngành phụ. Giá trị sản xuất của chăn nuôi vẫn còn là ngành phụ. Giá trị sản xuất của chăn nuôi qua các năm 1999, 2000, 2001 là 18,5%; 19,3%; 19,5%. Trong khi đó con số tương ứng của trồng trọt là: 79,2%; 78,2% và 77,8%. Tức là giá trị của chăn nuôi có tăng lên nhưng cũng chỉ bằng 1/4 so với trồng trọt. Đây là 1 điều bất hợp lý bởi trong xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu chất lượng cuộc sống tăng cao đòi hỏi chăn nuôi phải lớn hơn trồng trọt. Nguyên nhân chính của việc chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là do phương thức chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, qui mô nhỏ, phân tán theo từng hộ gia đình, với kỹ thuật lạc hậu, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt là chính, lấy công làm lãi. Cả nước hiện có trên 10,7 triệu hộ nông nghiệp, đã chăn nuôi trên 2,8 triệu con trâu, gần 4,1 triệu con bò, trên 23,1 triệu con lợn và 233,3 triệu con gia cầm, với sản lượng thịt hơi đạt trên 2 triệu tấn. Tính đến ngày 11-10-2001, cả nước có 1762 trang trại chăn nuôi, chỉ chiếm 2,9 tổng số trang trại và mới sản xuất được khoảng 1/10 sản lượng sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, chất lượng và chủng loại sản phẩm chăn nuôi còn thấp, giá cả còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường cả trong nước và xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu đạt được còn thấp so với sản lượng sản xuất, mặc dù về số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam đứng thứ hạng cao (Số lượng lợn đứng thứ nhất khu vực, thứ hai Châu á, thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Đức; số lượng Bò đứng thứ 4 khu vực, thứ 14 Châu á, thứ 53 thế giới; số lượng Trâu đứng thứ 2 khu vực, thứ 6 châu á, thứ 18 thế giới).Nói chung,sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn mang tính tự phát.Trong ngành trồng trọt, tình trạng “trồng-chặt” vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, mỗi khi có lên xuống của giá cả trong nước và thế giới.Đây lại là một lỗi nữa của công tác dự báo nhu cầu thị trường và quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý. Cơ cấu sản xuất của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản mặc dù đã có chuyển dịch nhưng còn chậm và mang nặng tính độc canh. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP mặc dù đã giảm từ năm 1999 đến nay, nhưng vẫn còn ở mức khá cao, chiếm 81,9% năm 1999; 80,8% năm 2000 và 78,5% năm 2001. Tỷ trọng lâm nghiệp liên tục giảm sút, mặc dù lâm nghiệp có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng. Năm 1999, ngành này chỉ chiếm 5,6% GDP, nhưng 2 năm sau con số này còn thấp hơn với trung bình mỗi năm giảm 0,1%. Tỷ trọng thủy sản từ năm 2000 đến nay đã tăng khá hơn nhưng vẫn còn thấp; từ 13,8% năm 2000 lên 16% năm 2001. Tuy đã có những chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu, song sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chủ yếu là dưới dạng thô và sơ chế. Đây chính là một nguyên nhân khiến cho sản phẩm của ta thường bị ép giá và không mang lại hiệu quả xuất khẩu cao. Vì vậy việc đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh đang là một đòi hỏi cấp bách không chỉ của riêng các sản phẩm nông nghiệp mà còn cả các sản phẩm công nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu nông thôn, nông, lâm nghiệp , thuỷ sản đã có sự chuyển dịch nhưng nói chung vẫn còn chậm, vẫn mang tính thuần nông, độc canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp. Cần phải có sự tác động vào khâu giống, khâu chế biến, khâu tiêu thụ để tăng giá trị tăng thêm; chuyển vốn, chuyển nhà máy về nông thôn để chuyển dịch cơ cấu nông thôn nông nghiệp tăng thu nhập, nâng cao năng suất, hiệu quả trên cơ sở rút bớt lao động sang làm công nghiệp – dịch vụ. Nếu chúng ta không nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn thì chẳng những còn bị tụt hậu so với những nước cùng chặng đường mà còn khó thực hiện được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Bên cạnh nhưĩng xu thế biến đổi có tính tích cực đã nêu ra ở trên, sự vận động của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng bộc lộ rõ một loạt những tồn tại, khó khăn và cản trở sau: Thứ nhất, Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có trình độ sản xuất hàng hóa thấp kém, tính chất độc canh, quảng canh, tự cấp tự túc còn nặng nề. Thứ hai, Các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp ) chưa gắn với nhau chặt chẽ trong cơ cấu. Ngoại trừ mối quan hệ tất yếu giữa trồng trọt và chăn nuôi, tất cả các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp phát triển rất rời rạc, thậm chí trong một số trường hợp lại mâu thuẫn hoặc triệt tiêu nhau. Có thể dẫn ra một vài ví dụ để chứng minh: + ở vùng núi, để giải quyết nhu cầu lương thực, người ta đã tàn phá rừng làm rẫy. + Việc khai thác rừng vô tổ chức, vô kế hoạch, khai thác một cách hủy hoại tài nguyên rừng, trong khi công tác trồng và tu bổ rừng rất yếu kém. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp không gắn chặt với việc xây dựng nông thôn. Các hoạt động phi nông nghiệp ( tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải....) kém phát triển. Chính sự mất cân đối này đã và đang trở thành nhân tố tiêu cực, cản trở và kìm hãm sự phát triển của bản thân nông nghiệpvà bảo đảm đời sống của nhân dân. Thứ tư, giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ chưa tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất. Trên bình diện chung có thể thấy công nghiệp có những đóng góp nhất định cho sự chuyển biến vượt bậc của nông nghiệp ở mức độ nhất định đã tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển công nghiệp. Nhưng đi vào khía cạnh cụ thể, có thể thấy sự chuyển biến của mối quan hệ giữa chúng để tạo lập cơ cấu kinh tế thống nhất còn chậm chạp và nhỏ bé. Một số hạn chế trong phát triển ngành nông nghiệp: Thứ nhất, Đất đai canh tác – tư liệu sản xuất chủ yếu không có gì thay thế được – là một đại lượng có hạn và đang có xu hướng giảm dần. Hiện nay ở nước ta việc quản lý và sử dụng đất đai đang đứng trước một loạt mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này không dễ gì có thể giải quyết được Dù đã có những mệnh lệnh cấm chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở những vùng trọng điểm, nhưng trên thực tế, bằng cách này cách khác, diện tích đất nông nghiệp vẫn đang bị thu hẹp mạnh. Thứ hai, Tác động tích cực của những động lực tạo ra từ những năm đầu đổi mới cơ chế quản lý đang đi dần đến đỉnh điểm của sự tới hạn. Sự giới hạn trong tác động của những động lực hiện tại còn biểu hiện trên nhiều mặt khác: + Sự cách biệt ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi. + Giá cánh kéo giữa hàng nông phẩm thô và hàng tư liệu sản xuất (vật tư nông nghiệp ), hàng tiêu dùng thiết yếu có xu hướng ngày càng mở rộng; hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô hoặc chế biến đơn giản. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh việc chú trọng áp dụng những thành tự khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, vào sản xuất nông nghiệp, cần tìm trong những nhân tố kinh tế – xã hội những động lực trực tiếp, mạnh mẽ mới cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. + Sự manh mún phân tán của kinh tế hộ hạn chế trực tiếp khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển các vùng chuyên canh. Kinh tế hộ nông nghiệp và nông thôn bộc lộ những nhược điểm nhất định, mà rõ nhất là ở hai phương diện: * Khả năng ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ. * Khả năng hình thành và phát triển ổn định các vùng chuyên canh. + Tiềm năng thủy sản lớn nhưng chưa phát huy được thế mạnh, khả năng khai thác còn hạn chế. Trong những năm qua, thủy sản được phát triển khá mạnh và toàn diện trên cả phương diện nuôi trồng, khai thác và chế biến. Nhưng kết quả đạt còn nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của đất nước. Tuy vậy, sự phát triển này hiện đang đương đầu với một loạt khó khăn: * Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đánh bắt còn thấp kém, việc đánh bắt hải sản chủ yếu mới thực hiện ở vùng biển gần, chưa đủ sức vươn ra khơi xa. Việc đầu tư tăng cường cưo sở vật chất lại gặp khó khăn về vốn liếng và cơ cấu tổ chức. * Công nghệ chế biến thấp kém, công nghệ cjhế biến mới dừng ở mức sơ chế, giá trị kinh tế của xuất khẩu thấp. * Việc phát triển nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ ở nhiều vùng đã dẫn đến tình trạng tàn phá rừng tràm, rừng đước nguyên sinh, phá hoạt môi trường sinh thái. * Nguy cơ tiềm tàng về bất ổn định do tranh chấp vùng biển đông cùng có tác động tiêu cực đến sự phát triển khai thác thủy sản. Ngành dịch vụ phát triển chậm so với tiềm năng và khả năng có thể khai thác được. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng giảm, trong đó thương nghiệp chỉ chiếm khoảng 14,5% GDP là quá thấp. Dịch vụ vận tải kho bãi, thông tin liên lạc mặc dù đã có những bước tiến khá nhanh, nhưng cũng chỉ mới chiếm gần 4% GDP. Ngành du lịch, một ngành đầy triển vọng mang lại giá trị cao với 5 di sản thiên nhiên thế giới và hàng nghìn thắng cảnh nổi tiếng có thể khai thác tốt, đặc biệt là khi Việt Nam được coi là điểm đến an toàn nhất Châu á. Vậy mà ngành công nghiệp không khói này cũng mới chỉ đóng góp khoảng 3,1% vào GDP. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng yếu kém về cả cơ sở vật chất lẫn phương thức hoạt động, sự quản lý lỏng lẻo và không có chiến lược phát triển rõ ràng . Các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường biểncũng vẫn còn chậm phát triển và đóng góp vào GDP không nhiều. Bên cạnh những xu thế vận động tích cực đã nêu trên, sự phát triển thương mại dịch vụ ở nước ta cũng đã lộ rõ những tồn tại, yếu kém đó là: Thứ nhất, sự phát triển thương mại dịch vụ chưa gắn bó chặt chẽ với sự phát triển các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế quốc dân. Về nguyên tắc, sự phát triển tương mại – dịch vụ phải dựa trên cơ sở sự phát triển các ngành sản xuất và có tác động tích cực đến sự phát triển các ngành ấy. Trên thực tế, sự thiếu gắn bó trong phát triển thương mại dịch vụ với các ngành khác thể hiện trên những khía cạnh sau đây: * Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh chưa thật sự hợp lý so với cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng cuản toàn xã hội. Từ nhấn mạnh yêu cầu “phục vụ” trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong cơ chế mới, thiên hướng “Kinh doanh thuần tuý” chạy theo những mặt hàng có lợi nhuận cao, tập trung vào thị trường thành phố, đồng bằng...bộc lộ ngày càng rõ nét. Từ đó dẫn đến tình trạng mà người ta vẫn gọi là thương mại đã “bỏ trống nhiều trận địa”: Hàng tư liệu sản xuất thông thường, hàng tiêu dùng thiết yếu cho vùng cao, vùng sâu và vùng nông thôn. * Tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác đầy đủ, thị trường xuất khẩu không ổn định đã hạn chế việc sử dụng các khả năng sản xuất hiện có và có thể, Hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu để sản xuất tư liệu tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn. Nhiều hàng tiêu dùng nhập khẩu là những hàng hoá trong nước có khả năng sản xuất đã gây nên khó khăn cho sản xuất trong nước. Các tư liệu lao động ( thiết bị ) nhập khẩu có trình độ thấp, chưa thúc đẩy hiệu quả của qúa trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của các ngành sản xuất. * Hệ thống dịch vụ phát triển mạnh, nhưng chủ yếu hướng vào dịch vụ sinh hoạt. Đó là lĩnh vực có khả năng sinh lợi lớn mà rủi ro trong kinh doanh thấp. Thứ hai, với tư cách là môi trường thực hiện sự giao lưu đổi đổi hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế, hệ thống thị trường ở nước ta mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành, vì thế chúng chủ yếu còn ở dạng sơ khai, manh nha và thiếu đồng bộ. Với một môi trường như vậy, việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá tất yếu gặp những khó khăn cản trở, lợi thế từng vùng không được phát huy đầy đủ. Tình trạng sơ khai manh nha và thiếu đồng bộ của các thị trường là bạn đồng hành của tình trạng thiếu hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống chính sách và luật pháp về kinh tế. Chính trong bối cảnh đó mà những khuyết tật của thị trường đã phát sinh và phát triển tới mức không thể không nói là mạnh mẽ. chẳng hạn, tình trạng buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả... Thật ra, việc hình thành đồng bộ thị trường và hệ thống các chính sách, luật pháp là một quá trình. Tình trạng giao thoa, đan xen giữa cơ chế quản lý cũ và cơ chế quản lý mới trong những giai đoạn nhất định của quá trình chuyển đổi là không tránh khỏi. Nhưng tình trạng ấy đã bị lợi dụng và gây ra những nhiễu loạn nhất định trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cũng chính trong bối cảnh này, những “ tín hiệu” phát ra từ thị trường không phải lúc nào cũng hoàn toàn xác thực và do vậy, người gặp khó khăn trước hết vẫn là các doanh nghiệp sản xuất. Thứ ba, cơ cấu thị trường hàng hoá giữa các vùng, các khu vực phát triển không đều Trên tổng thể toàn bộ lãnh thổ đất nước có thể thấy rằng thị trường thành phố, các trung tâm dân cư và các cửa khẩu biên giới phát triển nhanh, Nhịp độ hoạt động khẩn trương, hàng hoá phong phú và đa dạng. Trong khi đó thị trường nông thôn , đặc biệt là là thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa rất chậm phát triển, nếu không muốn nói là tụt lùi so với những năm dưới thời bao cấp. Đương nhiên, không thể nào có sự phát triển đồng đều trên tất cả các vùng, vì khả năng, điều kiện của các vùng rất khác nhau. Song sự phát triển phiếm diện của thị trường ở các vùng phản ánh sự phiến diện trong khai thác tiềm năng lợi thế của các vùng và trách nhiệm của thương mại dịch vụ trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa của các vùng, qua đó thực hiện sự bình đẳng về kinh tế xã hội của dân cư các vùng. Trong thực tế đã xẩy ra nghịch lý tài nguyên sơ khai ở miền núi (lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp dài ngày...) bị thu hút mạnh về các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn, trong khi các nơi khai thác tài nguyên có trình độ kinh tế xã hội vẫn thấp kém, dân cư ở đó vẫn thiếu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu (gạo, mắm muối, vải, kim, chỉ,,,). Nói cách khác rằng hàng đi – về không cân xứng đã đào sâu thêm hố ngăn cách và làm tăng thêm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, miền núi và miền xuôi. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố: thị trường, tiến bộ khoa học – công nghệ, các nguồm lực, định hướng phát triển của Chính Phủ, kinh tế đối ngoại, điều kiện, môi trường lịch sử xã hội của sự phát triển kinh tế .....ở đây xin nêu một số yếu tố ảnh hưởng sau đây: Thị trường, đặc biệt là nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường (trong và ngoài nước) là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành của nền tế. Chính nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của chúng đặt ra những mục tiêu cần vươn lên để thỏa mãn, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của phương án cơ cấu ngành của nền kinh tế. Những định hướng chiến lược và vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu ngành. Trong trường hợp phó mặc cho sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành mong muốn sẽ quá chậm, nhất là những ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận hoặc mức lãi thấp (sản xuất hàng hóa công cộng, nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng .....). Ngược lại, những định hướng thiếu cơ sở khách quan. hoặc sự can thiệp quá sâu của Nhà nước trong quá trình thực hiện đều dẫn tới chỗ hình thành cơ cấu ngành kém hiệu quả. Tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ có ảnh hưởng nhiều mặt đến cơ cấu ngành của nền kinh tế. ở nước ta, yếu tố này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển một số ngành như dầu khí, điện tử... làm thay đổi quy mô, tốc độ phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ. III. Thực trạng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu vùng – lãnh thổ 1. Đầu tư tạo ra những chuyển biến tích cực trong kinh tế của vùng. 1.1 Đầu tư đã có những tác động tới chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng. Trong những năm qua đầu tư đã có những tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng. Tỷ trọng GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng 1,72%, trong khi đó tỷ trong dân số của vùng này chỉ tăng 0,4% nghĩa là tỷ trọng GDP tăng nhanh hơn tỷ trọng tăng dân số. Tỷ trọng GDp vùng Tây Nguyên tăng 0,16%trong khi tỷ trọng dân số tăng 0,87% làm cho GDP bình quân đầu người của Tây Nguyên so vơi cả nước giảm đi 0,2%, cùng giảm tỷ lệ GDP bình quân đầu người so với cả nước là vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giảm đi 0,03%. Như vậy dưới tác động của cải cách đầu tư, GDP của các vùng đã thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng của vùng Tây Nguyên và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, giảm đi ở những vùng còn lại. Bảng về chỉ tiêu GDP theo vùng Đơn vị: % GDP GDP/người so với tỷ lệ này của cả nước. 1995 1999 99-95 1995 1999 99-95 Trung du và miền núi B.Bộ 9,13 8,43 - 0,7 0,5 0,47 - 0,03 Tây nguyên 3,36 3,52 0,16 0,54 0,52 - 0,02 ĐB Sông cửu Long 26,69 25,97 - 0,72 0,95 0,97 0,02 Vùng KTTĐ Bắc bộ 18,37 17,99 - 0,38 1,33 1,33 0 Vùng KTTĐ miền trung 5,24 5,16 - 0,08 0,71 0,72 0,01 Vùng KTTĐ phía nam 37,21 38,93 1,72 2,62 2,72 0,1 Tổng số sáu vùng 100,0 100,0 (Theo nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước) Thực tế trong những năm qua cho thấy trong khuôn khổ sự tăng trưởng, phát triển kinh tế chung của cả đất nước là khá cao thì tốc độ giữa các địa phương (vùng, tỉnh) là khá chênh lệch. Tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt được ở những Tỉnh, những vùng có các lợi thế và điều kiện phát triển sơ bộ (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn, thị trường và tài nguyên thiên nhiên), phù hợp hơn với những đòi hỏi của cơ chế thị trường. Đó là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh – là những địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt hơn, trình độ lao động và năng lực công nghiệp cao hơn, có lợi thế khả năng tạo vốn, về tiềm năng tự nhiên hơn xét trên quan điểm thị trường. Với những ưu thế thực tế có thể khai thác và sử dụng ngay và có hiệu quả hơn như vậy, dòng vốn đầu tư, cả trong nước lẫn ngoài nước cũng tập trung mạnh hơn vào những địa phương này. Trong khi đó, ở các địa phương – nông thôn hay địa phương – miền núi, ngoại trừ sự gia tăng nào đó ở nông thôn thì tốc độ tăng trưởng chung thấp xa hơn các đô thị đáng kể. Xét theo vùng lớn, có tình trạng là vùng nào không có những đầu tàu công nghiệp - đô thị thực sự mạnh hoặc tương đối thiếu hơn ccác điều kiện phát triển sơ bộ kể trên nói chung đạt một tốc độ phát triển chỉ bằng 1/2 đến 2/3 tốc độ của các vùng khác. Sự so sánh giữa 2 vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ minh họa rõ hơn nhận xét đó. Vùng Đông Nam Bộ nói chung có những điều kiện thuận lợi hơn hẳn vùng Bắc Trung Bộ để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong thời gian ngắn: có các trung tâm công nghiệp đô thị lớn và cực kỳ năng động như Thành Phố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8720.doc
Tài liệu liên quan