Gia đình là môi trường quan trọng trong việc dạy các giá trị đạo đức truyền thống
cho các thế hệ, có ý nghĩa trong việc xây dựng cái gốc của nhân cách con ng ười.
Vìthế các gia đình Việt Nam luôn coi trọng việc dạy đạo đức cho con em, coi đó
là việc làm, thường xuyên. Những giá trị này được thể hiện đậm nét trong lối sống,
trong nề nếp gia đình và truyền thống dòng họ. Vì vậy, có tới 73.3% các gia đình
ủng hộ việc cần phải giáo dục trẻ em tính lễ phép và 67.8% gia đình cho rằng cần
phải giáo dục trẻ em tính trung thực trong các quan hệ x ã hội.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách trẻ em trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
muốn
con cái
hiếu
thảo
mong
muốn
con cái
khiêm
tốn
mong
muốn
con cái
biết
tôn
trọng
mong
muốn
con cái
biết
quan
tâm
Đức tính
Đức tính
II/ QUAN NIỆM CỦA GIA ĐÌNH VỀ SỰ GIÁO DỤC HÌNH THÀNH
NHÂN CÁCH TRẺ EM
Kết quả nghiên cứu của một số đề tài nghiên cứu khoa học gấn đây về gia
đình cho biết phần lớn các gia đình đều đặt kỳ vọng vào sự trưởng thành sau này
của con cái. Ví dụ két quả nghiên cứu khoa học của đề tài “ Vị trí, vai trò của gia
đình trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” do UBBVCSTEVN tiến
hành trong hai năm 1999-2000 cho biết, có đến 86,2% các bậc cha mẹ mong muốn
con cái có những đức tính giản dị, tiết kiệm, 74,6% mong muốn con cái hiếu thảo,
69,3% mong muốn con cái khiêm tốn, 78,6% mong muốn con cái biết tôn trọng
mọi người, 82,1% mong muốn con cái biết quan tâm đến ngưòi khác. Thậm chí
trong các gia đình có trẻ em hư thì gia đình cũng đạt rất nhiều kỳ vọng tốt đẹp ở
con cái.
Hình 1: Mong muốn của cha mẹ với con cái
Kết quả khảo sát 211 gia đình có trẻ em hư độ tuổi từ 11 đến < 16 tuổi tại
09 phường thuộc 06 quận nội thành Hà Nội vào thời điểm tháng 3-4 nắm 2001
thấy nổi bật có một số kỳ vọng của gia đình đối với con cái với tỷ lệ rất cao như:
học hành có bằng cấp cao, sống trung thực, lương thiện; trở thành người hữu ích
cho xã hội; hiếu thảo; có nghề nghiêp làm ăn. Trong khi đó có một số kỳ vọng
như: sự giàu có; quyền hành; sự nổi tiếng, những đièu mà ở một số người đã trở
thành khát vọng cháy bỏng, lại có tỷ lệ rất thấp.
Đa số các gia đình quan niệm giáo dục con cái hướng về truyền thống và cội
nguồn, hướng về các giá trị xã hội tốt đẹp dã được xã hội thừa nhận và hướng tới
sự tiến bộ của xã hội.
Từ việc tìm hiểu kỳ vòng đối với con cái cũng như quan niệm trong giáo dục con
cái của các nhóm gia đình đã cho thấy::
Thứ nhất, Đa số các gia đình đều đặt kỳ vọng vào con cái ở những mong
muốn rất nhân văn, nhân đạo: mong muốn con cái sau này học hành đến nơi đến
chốn, có bằng cấp cáo, có nghề nghiệp, sống lương thiện. có ích cho xã hội và hiếu
thảo với bố mẹ ông bà. Điều đó phản ánh đúng bản chất tâm lý con người Việt
Nam và truyền thống văn hóa của các gia đình Việt Nam
Thứ hai. Những kỳ vọng đối vói con cái về địa vị xã hội, sự nổi tiếng cũng
như về sự giáu có và quyền bình đẳng không phải là những kỳ vòng thiêt tha trên
hết đối với đa số các gia đình
Thứ ba. Quan niệm của gia đình đối với việc giáo dục con cái đã có xu
hướng rõ nét. Chỉ giữ lại những truyền thống có giá trị vình cửu như đạo hiếu, đạo
nghĩa, không có chú ý nệ cổ ( duy trì gia giáo, gia phong của gia đình, dòng họ, tô
tiên). Có xu hướng cải biến rõ rệt. Vừa theo truyền thống, vừa bổ sung thêm
những nội dung tiến bộ trong việc giáo dục con cái.
Thứ tư. Những kỳ vọng đối với con cái và những quan niệm về giáo dục
con cái của các nhóm gia đình thể hiện sự nhận thức tích cực trong việc định
hướng giáo dục trẻ em. Đây là những điểm cần khai thác động viên khích lệ để các
gia đình có trách nhiệm hơn, phát huy tích cực hơn vai trò của mình trong việc
giáo dục, xã hội hoá trẻ em trong gia đình.
Theo nguyên cứu : “ Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ
em lứa tuổi THCS ở Hà Nội hiện nay “của TS- Nguyễn Thị Tố Quyên – Hv
Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh cho thấy :
Nhìn chung chung hầu hết các bậc cha mẹ đã ý thức được sự ảnh hưởng của
lối sống của mình tới con cái và quan tâm đến thái độ của con đối với những ứng
xử hành vi riêng của bản thân. Qua khảo sát cho thấy , thời gian mà cha mẹ giành
đề giáo dục cho con phần lớn là dưới 1h/ngày ( chiếm 44.5 %) số gia đình và giáo
dục con với thời lượng khoang 3h / ngày chỉ có 3.5% . Như vậy hiện nay cha mẹ
không có nhiều thời gian để dạy con học rèn rũa giáo dục con . Như vậy với thời
lượng là dưới 1h thì liệu cha mẹ có quan tâm được đến những giáo dục đạo đức trí
thể , mĩ , kĩ cho con hay không? Thời lượng giáo dục 2-3h / ngày cũng chỉ rất nhỏ
( chỉ 10.5 %). Bận rộn với công việc với những mối quan hệ gắng sức xây dựng cơ
sở vật chất nhưng lại không dành thời gian phù hợp với những chức năng xã hội
hóa gia đình
giảng giải , 66.3
nêu gương , 47khen thưởng ,
38.8
rèn luyện thói
quen , 38
trách phạt , 22.5
giảng giải nêu gương khen thưởng rèn luyện thói quen trách phạt
Hình 2: Hình thức giáo dục của cha mẹ
Số liệu phân tích cho thấy giảng giải (66.3%) nêu gương ( 47%) là 2
phương pháo được các cha mẹ cho là sử dụng nhiều nhất . Bên cạnh đó . 38.8 %
cha mẹ thường xuyên khen thưởng , 38 % dung phương pháp rèn luyện thói quen
22.5 % cha mẹ dung phương pháp trách phạt . Như vậy cha mẹ dung phương pháp
giảng giải là nhiều nhất
Khảo sát điều tra hơn 1000 gia đình có con đang học tiểu học và trung cơ
sở đã có 7,2% cha mẹ quan niệm việc giáo dục con cái là do nhà trường hoàn toàn
đảm nhiệm, gia đình chỉ chịu một phần nhỏ. Nhưng trên thực tế, đã có tới 25,5%
các bậc cha mẹ thừa nhận đã khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường1.
Thả nổi việc giáo dục con, đến khi con cái mắc khuyết điểm lại phạm vào tội che
dấu khuyết điểm của con. Khảo sát trên cũng cho thấy, khi nhà trường yêu cầu các
bậc cha mẹ đánh giá xếp loại 210 học sinh là con cái họ mà nhà trường đánh giá
hạnh kiểm chưa đạt yêu cầu, thì đã có tới 63,4% số học sinh thuộc danh sách trên
được bố mẹ các em nâng nên loại hạnh kiểm khá và tốt. Các bậc cha mẹ đã không
dám nói thật khuyết điểm của các em với nhà trường, sợ ảnh hưởng đến kết quả
học tập của con em mình!2. Bỏ mặc, khoán trắng cho nhà trường, đến khi con cái
mắc lỗi lầm thì bố mẹ lại rơi vào tâm trạng hẫng hụt, phàn nàn về sự bất lực của
mình đã không dạy bảo được con. Hậu quả tất yếu là nhiều bậc cha mẹ đã nổi cáu,
dẫn đến đánh đập trẻ, vi phạm quyền trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ quan
điểm của mình, cho rằng không dùng roi vọt thì không giáo dục được trẻ. Phổ
biến, các bậc cha mẹ cũng thừa nhận là không hiểu được, không nắm được các
phương pháp giáo dục trẻ.
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO TRẺ EM
I. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1. Giáo dục ứng xử:
Theo cuộc khảo sát 800 mẫu với cha mẹ và con cái trong huyện Từ Liêm – Hà
Nội của TS – Nguyễn Thị Tố Quyên – HV Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho
biết :
Hầu hết các cha mẹ đều hiểu rõ về nội dung giáo dục cách ứng xử mà họ
truyền tải., Những tỷ lệ chọn cách nội dung giáo dục đều rất cao. Sự lễ phép chiếm
nhiều ý kiến nhất (94%) . Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình ngoan ngoãn , lễ
phép với người lớn biết giúp đỡ ông bà cha mẹ . Điều này phản ánh đúng với
những đòi hỏi của xã hội ngày nay. Trong gia đình Việt Nam tính tôn ti trật tự
luôn được đề cao và là một nội dung rất quan trọng . Một trong những tiêu chuẩn
của người con ngoan là biết lễ phép ,kính trọng với người trên . Trong xã hội hiện
đại có rất nhiều vấn đề kỉ cương , phép nước được tôn trọng và giáo dục phép tắc .
lễ nghĩa với trẻ em là hướng tới giáo dục công dân biêt tuân thủ pháp luật trong
tương lai
Từ một vài dữ liệu thu thập được tại 3 địa phương (Thái Bình, Hà Tây,
Hà Nội), phần phân tích dưới đây đề cập đến sự tham gia của ông bà vào quá trình
giáo dục con cháu, cách thức, lĩnh vực mà họ thường làm cũng như thái độ của
con cái trưởng thành đối với việc ông bà dạy dỗ các con của họ. Tất cả các thông
tin này đều thể hiện qua sự đánh giá của những người con đã trưởng thành.
Với mẫu chọn trong nghiên cứu này, số gia đình 3 thế hệ cùng chung sống
nói chung là 37,6% với tỉ lệ ở khu vực nông thôn cao hơn so đô thị. Nói cách
khác, gần 1/2 số gia đình sống ở khu vực nông thôn và hơn 1/3 số gia đình sống ở
khu vực đô thị là các gia đình từ 3 thế hệ trở lên. Như vậy, cứ 10 gia đình thì ít
nhất trong 3 gia đình, ông bà có thể tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi dạy con
cháu nếu họ muốn. Đó là một tỉ lệ rất đáng kể.
Do đặc điểm của gia đình có nhiều thế hệ, ông bà có nhiều cách thức tham
gia vào quá trình giáo dục con cháu theo đánh giá của các con trưởng thành. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, cách thức giáo dục các cháu mà ông bà hay sử dụng
nhiều nhất là mang tính chất “tư vấn”, khuyên bảo cha mẹ cách dạy dỗ con trẻ
(92,8%). Trực tiếp dạy dỗ các cháu cũng là cách rất hay được sử dụng (77%). Hai
cách thức được dùng nhiều nhất trên đây khẳng định vai trò truyền thống, quan
trọng và trực tiếp của ông bà trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Phù hợp với cách thức chủ đạo của ông là “khuyên bảo”, “tư vấn” (chứ không đưa
ra quyết định giống như cha mẹ) nên dù có thể không đồng ý với cách dạy dỗ,
nhưng hình thức “không can thiệp” chiếm tỉ lệ đáng kể (20.4%). Nhưng điều đó
không có nghĩa là “không quan tâm”. Ít quan tâm, để tuỳ cha mẹ giáo dục các
cháu là cách được lựa chọn ít thường xuyên nhất (9.9%). Điều này khẳng định một
lần nữa, hầu hết những người được hỏi đều thống nhất về vai trò tích cực, không
thể thiếu của ông bà trong việc giáo dục con trẻ: “Khi ông bà còn sống thì ông bà
cũng hay bảo các cháu khi đi học về thì có việc gì giúp đỡ, đỡ đần bố mẹ. Ông bà
cũng luôn luôn khuyên bảo các cháu…” (Đ.T.M, nữ, tỉnh Thái Bình).
Khía cạnh mà ông bà quan tâm dạy dỗ các cháu nhiều hơn cả là cách ứng xử với
mọi người (91.6%), đứng thứ hai là chuyện học hành (80.3%) và vấn đề đáng
được quan tâm thứ ba là cách đi đứng, ăn mặc (65.3%). Điều này đã phản ánh
phần nào quan niệm truyền thống trong giáo dục con trẻ “tiên học lễ, hậu học
văn”. Hai trong số 3 lĩnh vực mà ông bà quan tâm liên quan đến dạy làm người,
còn lĩnh vực thứ ba liên quan đến học hành.
Hình 3:
So sánh giáo dục của ông bà với con cháu của thành thị và nông thôn
Khi được hỏi thái độ về việc giáo dục con cháu của ông bà, có 60% những
người được hỏi hoàn toàn đồng ý với cách dạy dỗ đó. Tỉ lệ này ở nông thôn lớn
gần gấp hai ở thành phố (41.1% so với 21.1%). Số người đồng ý một phần chiếm
một tỉ lệ khá lớn tới 38%. Điều này gián tiếp phản ánh sự khác biệt về cách thức
nuôi dạy con trẻ của 2 thế hệ giữa ông bà và cha mẹ như đã có dịp đề cập ở trên.
Dựa vào những kết quả sơ bộ vừa trình bày có thể hình dung ra một số yếu
tố tác động tới việc tham gia giáo dục con trẻ của ông bà ở Việt Nam nói chung.
Đó là xu thế gia đình hạt nhân ngày càng tăng, dù trong mẫu chọn của nghiên cứu
này con số đó mới là 57.8% với tỉ lệ ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Có thể dự
báo rằng trong quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá, con số này sẽ có xu hướng
tăng.
Khi tỉ lệ gia đình 3 thế hệ trở lên ngày càng thu hẹp thì sự tham gia của ông
bà vào việc trực tiếp giáo dục con cháu sẽ giảm (ít nhất là về mặt thời gian và cơ
Thành thị, 41.1,
66%
Nông thôn, 21.1,
34%
Thành thị
Nông thôn
hội tiếp xúc trực tiếp). Lúc đó gia đình sẽ phải tìm cách thức thay thế khác như
tiếp xúc gián tiếp hay thông qua những buổi gặp mặt hàng tuần, hàng tháng và
nhiều hình thức khác. Tính chất của cách ứng xử thể hiện sự hiếu thảo của con
cháu đối với ông bà, theo nghĩa truyền thống, cũng có thể sẽ thay đổi. Thứ hai, quá
trình hiện đại hoá, hội nhập cũng có thể tạo khoảng cách lớn hơn giữa các thế hệ,
sự ảnh hưởng của ông bà với con cháu cũng có thể giảm. Làm sao phát triển mà
vẫn duy trì được mối quan hệ tốt giữa ông bà - cha mẹ - con cái, vì lợi ích và sức
khỏe tâm lý của cả người già và người trẻ, để ông bà vẫn đóng vai trò tích cực
trong quá trình xã hội hoá trẻ em theo hướng lành mạnh sẽ là một thách thức đối
với các gia đình Việt Nam.
2.Giáo dục lòng yêu nước và lòng nhân ái, lòng hiếu thảo :
2.1 Giáo dục lòng yêu nước : Theo nguyên cứu của TS – Nguyễn Thị Tố
Quyên:
Tỷ lệ phần trăm các gia đình giáo dục con mình về những vấn đề nội dung của
lòng yêu nước là rất lớn. Nói đến yêu nước là nói đến tự hào dân tộc , yêu dân tộc
thể hiện qua yêu người thân , bạn bè , thầy cô , trường lớp . Tất cả những biểu hiện
qua hành động cụ thể bằng những hành động cụ thể qua các chăm sóc gia đình,
ông bà cha mẹ khi ốm đau, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn , kình trọng thầy cô, bảo
vệ môi trường và giữ gìn của công….Giáo dục con cái yêu thương những người
xung quanh (78.5%) Yêu thương trường lớp (78% ) Giáo dục tích cực tham gia
các hoạt động nhân đạo (73.5 %). giáo dục yêu thương những người thân trong
gia đình ( 71% )
Hình 4: Giáo dục lòng yêu nước của cha mẹ
yêu thương
những người
xung quanh ,
78.5, 26%
Yêu thương
trường lớp , 78,
26%
dục tích cực tham
gia các hoạt động
nhân đạo, 73.5,
24%
giáo dục yêu
thương những
người thân trong
gia đình, 71, 24%
yêu thương những người
xung quanh
Yêu thương trường lớp
dục tích cực tham gia các
hoạt động nhân đạo
giáo dục yêu thương những
người thân trong gia đình
Yêu thương trường lớp , bạn bè thầy cô cũng là lòng yêu nước. Việc giáo dục cha
mẹ ở đấy cũng là cực kì quan trọng
Gia đình là môi trường quan trọng trong việc dạy các giá trị đạo đức truyền thống
cho các thế hệ, có ý nghĩa trong việc xây dựng cái gốc của nhân cách con người.
Vì thế các gia đình Việt Nam luôn coi trọng việc dạy đạo đức cho con em, coi đó
là việc làm, thường xuyên. Những giá trị này được thể hiện đậm nét trong lối sống,
trong nề nếp gia đình và truyền thống dòng họ. Vì vậy, có tới 73.3% các gia đình
ủng hộ việc cần phải giáo dục trẻ em tính lễ phép và 67.8% gia đình cho rằng cần
phải giáo dục trẻ em tính trung thực trong các quan hệ xã hội.
2.2 Lòng hiếu thảo cũng là một trong những nội dung được quan tâm giáo
dục nhiều nhất trong các gia đình hiện nay. Đó là một nguyên tắc, một quy chuẩn
đạo đức của con người. Theo điều tra xã hội học có tới 94.6% ý kiến người được
hỏi cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình qua ông bà, cha mẹ;
88.5% số người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho các cá nhân
trong gia đình. Đặc biệt, nhu cầu cần phải truyền dạy sự hiếu thảo cho con cái ở
các gia đình giàu có cao hơn các gia đình có thu nhập thấp. Như vậy, kinh tế càng
phát triển, đời sống càng được cải thiện thì việc giáo dục lòng hiếu thảo càng trở
nên cần thiết.
Hình 5: Ý kiến về giáo dục lòng hiếu thảo:
được hấp thụ
lòng hiếu thảo từ
gia đình qua ông
bà, cha mẹ; , 94.6
cần phải dạy dỗ
lòng hiếu thảo cho
các cá nhân trong
gia đình, 88.5
được hấp thụ lòng hiếu thảo
từ gia đình qua ông bà, cha
mẹ;
cần phải dạy dỗ lòng hiếu
thảo cho các cá nhân trong
gia đình
2.3 Đoàn kết - phẩm chất xã hội, giá trị truyền thống đang được tiếp tục phát
huy vai trò trong nội dung giáo dục gia đình. Có tới 80,8% số người được hỏi cho
rằng cần truyền dạy phẩm chất này trong gia đình và 86,4% các gia đình thường
xuyên giáo dục con cháu phẩm chất này. Như vậy, trong điều kiện của nền kinh tế
thị trường, với việc trên 80% số hộ gia đình khẳng định đoàn kết là một yếu tố
quan trọng, cần phải được truyền dạy cho con cháu, đây là chỉ báo đáng mừng, cần
được phát huy hơn nữa.
Hình 6: Hình thức giáo dục gia đình
giáo dục qua
những câu
chuyện gian khổ,
87.2
qua hình thức nêu
gương, 81.3
qua giáo dục các
lễ giáo trong gia
đình, 73.3
giáo dục qua những câu
chuyện gian khổ
qua hình thức nêu gương
qua giáo dục các lễ giáo
trong gia đình
Hình thức giáo dục đạo đức cho cá nhân trong gia đình được thực hiện qua
các cách khác nhau: 87,2% giáo dục qua những câu chuyện gian khổ, 81,3% qua
hình thức nêu gương, 73,3% qua giáo dục các lễ giáo trong gia đình. Như vậy
những nội dung giáo dục thông qua câu chuyện sinh động về tấm gương cuộc đời
của chính ông bà, cha mẹ là chất liệu sống có tác động tích cực, trực tiếp tác động
tới nhận thức và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Nhận thấy sự vượt
gian khổ của thế hệ đi trước, thế hệ nối tiếp dần hình thành và phát triển nhân cách
cá nhân của mình.
2.4 Giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ:
Theo nghiên cứu của TS – Nguyễn Thị Tố Quyên cho thấy:
Vai trò giáo dục truyền thống trong gia đình được xây đắp từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Nói đến truyền thống là nói đến những giá trị tồn tại với thời
gian.Và truyền thống tốt đẹp của gia đình với những vật chất tinh thần của cha ông
, dòng họ để lại. Mức độ giáo dục truyền thống gia đình thể hiện như sau: Hơn một
nửa số cha mẹ (54.4%) cho rằng chỉ thỉnh thoảng giáo dục con cái về truyền thống
gia đình . Số cha mẹ thường xuyên giáo dục ít hơn ( 36%) . Sự chênh lệch giữa
mức độ thường xuyên và thình thoảng giáo dục truyền thống gia đình là không lớn
lắm Nhưng sự chênh lệch giữa mức không thường xuyên giáo dục truyền thống
gia đình ( chiếm 64% ) thì lại lớn gấp 2 lần so với mức độ thường xuyên.Điều đó
cho thấy việc giáo dục truyền thống gia đình chưa thực sự được phụ huynh quan
tâm. Gia đình la nơi có khả năng nhất trong việc bảo lưu và giữ gìn những bản sắc
dân tộc truyền thống văn hóa . Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy truyền thống
của gia đình cần đươc cha mẹ quan tâm và giáo dục con cái hơn
Giáo dục truyền thống gia đình và dòng họ được các gia đình quan tâm,
chú ý đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sự giao lưu văn hóa quốc tế nhộn nhịp
có những tác động đến nhận thức và hành động của lớp trẻ. Nghiên cứu của tác
giả Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý chỉ ra, có tới 84,4% gia đình thường xuyên
giáo dục con cái theo nề nếp gia đình, 70,6% theo truyền thống dòng họ. Như vậy,
giáo dục nề nếp gia đình và truyền thống dòng họ là điều được quan tâm trong
giáo dục gia đình. Tuy nhiên, những gia đình ông bà, cha mẹ có học vấn cao tỏ ra
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này so với những người có trình độ học vấn thấp
(96,8% số cha mẹ có học vấn CĐ, ĐH, trung cấp rất quan tâm đến nề nếp gia đình,
trong khi đó tỷ lệ này ở những cha mẹ có trình độ PTCS là 78,4%).
Tác giả Nguyễn Đức Mạnh đưa ra số liệu chứng minh có tới 89.6% gia đình giáo
dục con cái theo gia giáo của gia đình, dòng họ; 91,9% giáo dục con cái theo gia
phong (phong cách ứng xử của ông bà, cha mẹ, tổ tiên); 97,7% giáo dục con theo
gia đạo; 97,9% giáo dục con cái theo truyền thống nhưng bổ sung thêm nội dung
mới phù hợp.
II. GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC TẬP HƯỚNG NGHIỆP
1. Kỳ vọng và quan niệm của cha mẹ với việc học hành của con cái
Đã là cha mẹ ai cũng mong muốn con cái mình có một tương lai tốt đẹp,
sáng lạn. Tâm lý chung của cha mẹ là mong muốn con mình học giỏi, ngoan
ngoãn, lễ phép…Tuy nhiên, ngày nay, một số bậc cha mẹ vì quá kỳ vọng vào khả
năng của con mình mà có những cách thức dậy con không phù hợp gây ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả học tập của con trẻ. Họ không hiểu được rằng con mình chỉ là
những đứa trẻ. Mà đứa trẻ cần sự uốn ắn mềm dẻo chứ không phải sự áp đặt, bắt
con phải như thế này, thế kia, phải theo những “kỳ vọng hoang tưởng” của cha mẹ.
ở đây, nên chăng các bậc cha mẹ không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người
thấu hiểu tâm lý và định hướng cho con trẻ học tập.
Trong nghiên cứu khảo sát 150 hộ gia đình thuộc phường Kim Liên – Hà Nội
gần đây của Viện xã hội học – Viện khoa học xã hội Việt Nam đã khái quát được
một số quan niệm và kỳ vọng của cha mẹ đối với việc học hành của con cái như
sau:
Hầu hết các bậc cha mẹ mong con cái sẽ học tốt để sau này có nghề nghiệp
ổn định. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục con của các bậc cha mẹ hướng đến các
mục tiêu đó lại khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, học vấn và nghề
nghiệp… của mỗi gia đình. Có tới 94,3 % (tỷ lệ cao nhất) số người được hỏi có kỳ
vọng con thứ nhất học hết đại học, cao đẳng. Tiếp đó là kỳ vọng con mình học hết
trung cấp (8%), trung học phổ thông (4,9%). Như vậy, có thể thấy, quan niệm
chung là học vấn cao sẽ dẫn tới vị thế xã hội cao. Nhiều bậc cha mẹ còn cho rằng
phấn đấu bằng học vấn là con đường tốt nhất cho con em họ. Điều này thật dễ hiểu
khi số lượng học sinh đăng ký dự thi các trường cao đẳng đại học ngày một tăng.
Trong những gia đình có học vấn khác nhau thì kỳ vọng đối với cấp học của
con cũng khác nhau. Bố mẹ có học vấn cao thì kỳ vọng con cái học cao đẳng, đại
học càng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ người mẹ mong muốn con trai học cao nhiều hơn tỷ
lệ người mẹ mong muốn con gái học cao, trong khi người bố lại không có sự phân
biệt về giới tính của con trong vấn đề này.
Như vậy, có thể thấy xu hướng của các bậc cha mẹ hiện nay là muốn con cái
mình học hết cao đẳng, đại học để có nghề nghiệp ổn định sau này. Tuy nhiên, vấn
đề này cũng cần đưa ra bàn luận thêm nhiêu nhiều hơn nữa, bởi lẽ với thực trạng
lao đông – việc làm ở Việt Nam hiện nay thì liệu học hết cao đẳng đại học liệu ra
trường kiếm việc có dễ hơn học các trường trung cấp, trường dạy nghề không?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của con cái
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của con cái như: môi trường học
tập, khả năng bẩn sinh, sự chăm chỉ của trẻ, sự quan tâm của cha mẹ, uy tín của
trường lớp… Nhưng theo một số nghiên cứu của chúng tôi, sự quan tâm của cha
mẹ là yếu tố đầu tiên giúp trẻ học tốt. Sự quan tâm này thể hiện ở việc bố mẹ biết
tạo cho con một môi trường học tập yên tĩnh, luôn quan tâm hỏi han việc học tập
của con; hướng dẫn, cùng suy nghĩ giải những bài tập khó với con. Sự quan tâm
còn thể hiện ở việc quan tâm đến các dụng cụ học tập cho con, đến tâm tư tình
cảm của con trẻ. ở đây, truyền thống, nề nếp gia đình cũng có tác động đến việc
học của các em. Nếu đứa trẻ sống trong một gia đình mà tối tối bố đọc sách, mẹ
khâu áo, cả bố mẹ đều sẵn sàng giải đáp những thắc mắc, giúp con làm những bài
toán khó thì chắc chắn việc học nó sẽ đạt kết quả cao hơn một đứa trẻ sông trong
môi trường gia đình tối tối bố say xỉn, mẹ quát nạt, đánh đập con cái.
Bên cạnh sự quan tâm của cha mẹ, sự chăm chỉ của trẻ cũng là một trong những
nhân tố có tác động lớn đến kết quả học tập. Một đứa trẻ chăm chỉ, có ý thức tự
giác học tập sẽ có được những kiến thức theo chiếu sâu và kết quả học tập cao hơn
những đứa trẻ lười biếng. Khả năng bẩn sinh của trẻ cũng có ảnh hửng đến kết quả
học tập của các em. Ngoài ra, nhân tố trường lớp có uy tín, sự giàu có của gia
đình… cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của con trẻ. Các bậc cha mẹ tại
phường Kim Liên đã đánh giá thứ bậc của các yếu tố trên như sau: Yếu tố đầu tiên
giúp trẻ học tốt là sự quan tâm của cha mẹ chiếm 47,4%, rồi tới sự chăm chỉ của
trẻ (38,0%), tiếp đó đến khả năng bẩn sinh của trẻ (33,3%), rồi đến sự giàu có của
gia đình (18,2%), tiếp đó là gia đình có người học cao (9,5%) và cuối cùng là
trường lớp có uy tín (3,8%).
sự quan tâm của
cha mẹ chiếm ,
47.4
sự chăm chỉ của
trẻ , 38
khả năng bẩn sinh
của trẻ , 33.3
sự giàu có của
gia đình, 18.2
gia đình có người
học cao , 9.5
trường lớp có uy
tín , 3.8
sự quan tâm của cha mẹ
chiếm
sự chăm chỉ của trẻ
khả năng bẩn sinh của trẻ
sự giàu có của gia đình
gia đình có người học cao
trường lớp có uy tín
Hình 7: Yếu tố ảnh hưởng đến học tập trẻ
Như vậy, rõ ràng sự quan tâm của cha mẹ cả về vật chất, tinh thần và thời gian
dành cho việc học của con có tác động mạnh nhất đối với kết quả học tập của con.
Ngoài ra, yếu tố chủ quan của đứa trẻ cũng góp phần quan trọng vào quá trình học
tập của chúng.
Trình độ học vấn của cha mẹ cũng có tác động đến việc học của con trẻ. Khi phân
tích mối tương quan giữa trình độ học vấn của người bố và khả năng học tập của
con cái thì thấy rằng không có ông bố nào có trình độ học vấn phổ thông cơ sở lại
có con học tốt cả. Tỷ lệ này chỉ có ở các ông bố có học vấn ở phổ thông trung học
và tăng lên ở những ông bố có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (tăng từ 65,8%
đến 70,5%).
Trong các chỉ báo đưa ra để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc học tập
của trẻ có hai chỉ báo được các bậc cha mẹ chú ý nhiều đó là việc bố mẹ kiểm soát
chương trình truyền hình và kiểm tra việc học hành của con cái. Gần 90 % con cái
học tập tốt là do bố mẹ thường xuyên kiểm soát chương trình xem ti vi của con.
Ngược lại, 30% con cái học tập trung bình là do bố mẹ không bao giờ kiểm soát
các chương trình ti vi mà con cái họ xem.
Việc bố mẹ trực tiếp kiểm tra việc học hành của con cái có ảnh hưởng mạnh nhất
đến kết quả học tập của chúng. Tỷ lệ học tốt giảm đáng kể từ 80,4% khi bố mẹ rất
thường xuyên kiểm tra việc học hành của con cái xuống còn 50% khi bố mẹ chỉ
thỉnh thoảng làm việc này. Tỷ lệ học trung bình cũng giảm đáng kẻ từ 50% khi bố
mẹ thỉnh thoảng kiểm tra việc học hành của con xuống còn 20% khi bố mẹ không
bao giờ làm việc đó. Như vậy, việc kiểm tra quá trình học tập của các em có ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của con trẻ … Điều này cũng dễ lý giải bởi
vì, ở tuổi mới lớn các em còn mải chơi chưa nhận được tầm quan trọng của việc
học nên cần có sự khuyến khích, dong giục đôi khi là kiểm soát của cha me hay
những người lớn hơn trong gia đình. Tuy nhiên, kiểm soát việc học hành của con
cái phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp của cha mẹ.
Trình độ học vấn của cha mẹ cao thì việc kiểm tra, đôn độc con cái học hành thuận
tiện hơn rất nhiều, cha mẹ có thể trực tiếp chỉ bảo việc học hành của con. Nếu
trình độ học vấn của các bậc cha mẹ hạn chế thì rất khó có thể kiểm tra theo dõi
được quá trình học tập của con trẻ. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều ông bố bà mẹ
học hết phổ thông trung học nhưng đành “bó tay” trước những bài tập hóc búa lớp
4, lớp 5 của con.
Bên cạnh đó, đặc thù nghề nghiệp cũng có tác động đáng kể đến việc học của con,
bởi v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của cha mẹ trong hình thành nhân cách cho trẻ trong gia đình.pdf