Đề tài Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2

I. TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG 2

1. Một số khái niệm cơ bản 2

1.1 Lao động 2

1.2 Nguồn lao động 2

1.3 Lực lượng lao động 2

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động và chất lượng lao động 2

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng lao động 2

- Người nghèo thường chiếm tỉ lệ cao trong số người di cư. 4

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động 4

3. Thị trường lao động 5

3.1.Cung lao động. 5

II. Vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển 6

1.Vai trò hai mặt của lao động 6

2.Đặc điểm cơ bản của thị trường lao động ở các nước đang phát triển 7

2.1. Cung lao động nhiều về số lượng, kém về chất lượng 7

2.2. Cầu lao động thấp 8

2.3. Số người tự làm việc còn chiếm đa số 8

2.4.Thị trường lao động phức tạp 9

3.Kinh nghiêm về sử dụng lao động ở một số nước đang phát triển 11

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 14

I.Đặc điểm lao động ở Việt Nam 14

1. Số lượng lao động tăng nhanh 14

2.Chuyển dịch cơ cấu lao động. 16

3.Tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm 16

4.Năng suất lao động thấp. 18

II. Tác động của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam 19

1.Tác động của lao động tới tăng trưởng GDP 19

2.Lao động với xoá đói giảm nghèo 21

II. Những vấn đề bất cập về lao động ở Việt Nam 21

1.Thiếu thợ, năng suất thấp. 21

2.Thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ 22

3.Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế diễn ra chậm 23

4.Tiền lương 23

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 26

I.Mục tiêu nâng cao vai trò lao động với phát triển kinh tế ở Việt Nam 26

1.Về phía cầu lao động. 26

2. Về phía cung lao động 26

3.Tăng trưởng và phát triển kinh tế. 26

II.Giải pháp nâng cao vai trò lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và Việt Nam 27

1.Giải pháp về phía cung 27

1.1.Nâng cao trình độ văn hoá nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn cho người lao động 27

1.2.Hạn chế dòng chuyển dịch lao động nông thôn- thành thị. 29

2.Giải pháp về phía cầu 29

2.1. Phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động 29

2.2. Đa dang hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động 30

2.3. Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tăng số và chất lượng xuất khẩu lao động. 31

2.4.Phân bố cầu lao động hợp lí giữa khu vực nông thôn và thành thị 31

3.Các giải pháp về chính sách Nhà nước 32

3.1.Tăng chi tiêu ngân sách cho giáo dục 32

3.2.Hoàn thiện chế độ tiền lương 32

3.3.Điều chỉnh thời gian làm việc. 33

3.4.Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thu hút nhiều lao động 33

3.5.Hoàn thiện thể ché thị trường lao động, tạo hành lang pháp lý phù hợp,dảm bảo đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, người sử dụng lao động và người lao động. 33

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và bài bản Sự thần kì trong quản lý và phát triển kinh tế của nước này phải chăng xuất phát từ chính sách thu hút nhân tài rõ ràng và đúng đắn? Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với dân số quá ít (4,5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm, Singapore rơi vào cuộc khủng hoảng dân số. Rõ ràng, tình trạng dân số cũng như nguồn lực lao động bị "co lại" sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài. Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Tháng 10/2001, tại một diễn đàn đại học, ông Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: "Muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo dục..., cách duy nhất Singapore phải thực hiện là mở rộng nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển được đội ngũ này".Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Có một điểm cần nói khi bàn về Singapore là chính sách nhân tài nước ngoài của nước này có nhiều điểm khá giống Mỹ. Cả hai nước đều đặt ra mục tiêu thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân công công việc cụ thể. Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Đột phá: Chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngoài. Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Còn với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong... vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh chóng mặt mà bất cứ người nhập cư nào cũng thèm muốn. Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng 196.000-268.000 USD. Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm. Hiện tại, mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn có khả năng tăng cao hơn con số 1,26 triệu USD. Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)... Tạo niềm tin người tài luôn đứng ở vị trí cao Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia. ở Singapore việc chất lượng nguồn lao động rất được chú trọng vì họ không có một nguồn lao động dồi dào như Việt Nam,Singapore là nước nhỏ, dân số ít. Nhưng việc đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao của họ lại được thực hiện rất tốt với những chính sách cực kì hiệu quả. CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. I.Đặc điểm lao động ở Việt Nam 1. Số lượng lao động tăng nhanh Việt Nam là một nước có tổng dân số thuộc loại cao nhất thế giới. Năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85 triệu dân đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới về qui mô dân số. Trong những năm qua chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số và đã đạt những thành tựu đáng kể. Năm 2004, dân số khoảng 82 triệu dân tăng 1,44% so với năm 2003 tức tăng khoảng 1,25 triệu dân. Năm 2005 tăng 1,35% so với dân số năm 2004, và năm 2007 đã tăng 1,29% so với dân số năm 2006. Mục tiêu đề ra đến năm 2010 giảm tỉ lệ tăng dân số xuông 1,14%. Tình hình dân số đông như vậy là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Tuy nhiên đặc điểm nổi trội và tiềm năng nguồn nhân lực nước ta chính là sức trẻ và tỉ lệ cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động là khá lí tưởng , trên 50% số dân trong độ tuổi 15-60 tuổi(độ tuổi lao động) và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 34 tuổi. Bảng 2: Cấu trúc nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 1993-2006 Năm 1993 1998 2002 2004 2006 nguồn lao động (nghìn người) 47.358 51.306 56.623 60.557 64.378 cơ cấu chia ra(%) 1. Dân số không hoạt động kinh tế 19,4 15,3 16,7 17,2 19,5 2. Dân số đang hoạt động kinh tế 80,6 84,7 83,3 82,8 81,5 2.1.Tỷ lệ có việc làm chia ra theo khu vực Hành chính sự nghiệp 3,1 3,6 4,4 5,3 5,5 Doanh nghiệp nhà nước 2,5 2,6 3,3 3,1 3,3 Doanh nghiệp tư nhân 10,8 10,1 15,7 17 17,3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,1 1,1 0,8 1,3 1,6 Việc làm tự túc phi nông nghiệp 14,7 16,5 19,1 16,5 19,5 Việc làm trong nông nghiệp 49,5 50,2 38,2 38,8 32,6 2.2. Tỷ lệ thất nghiệp 0,63 1,8 0,8 0,8 3. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6,9 6,0 5,6 4,8 Nguồn: tạp chí nghiên cứu kinh tế Nguồn lao động cũng là một bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc ( lao động) và bộ phận dân số ngoài tuổi lao động nhưng trên thực tế đang làm việc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế. Nguồn lao động của Việt Nam ngà y cang tăng cao, từ năm 1993 đến năm 2006 nguồn lao động đã tăng 17.02 nghìn người, riêng năm 2006 đã tăng so với năm 2004 là 4.121 nghìn người. Dân số hoạt động kinh tế ở Việt Nam là tất cả những người trong độ tuổi từ 15, có việc làm, có thu nhập hoặc không có việc làm, không có thu nhập nhưng đang tìm kiếm việc làm. Dân số hoạt động kinh tế của Việt Nam được thể hiện ở bảng 1, luôn chiếm tỉ lệ vượt quá 80% trong tổng số nguồn lao động, một tỉ lệ rất cao, tỷ lệ này của các nước phát triển trung bình vào khoảng 70-75%. Dân số không hoạt động kinh tế là hiệu số giữa nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế, thành phần dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên, nhưng cũng không phụ thuộc vào số những ngươiì lao động và thất nghiệp,đó là: sinh viên, người đang đi học (những người đi học nhưng tách rời hoạt động lao động) nội trợ,người đang làm việc trong lực lượng vũ trang, người chán nản tìm việc làm, cán bộ hưu trí.... Năm 2006 lực lượng lao động cả nước là 45,5 triệu người, tăng 2,6% so với năm 2005. Lao động nam chiếm 51,4% lực lượng lao động và có xu thế tăng hơn so với lao đông nữ (2,6% so với 1,6%). Lực lượng lao động khu vực thành thị là 12 triệu người, tăng 9,1% và chiếm 26,4% lực lượng lao động cả nước. Lực lượng lao động khu vực nông thôn tăng chậm hơn khu vực thành thị (1,8%); năm 2006 có 33,5 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lưọng lao động của cả nam và nữ tăng từ nhóm tuổi 15-19 đến nhóm tuổi 35-39, và sau đó có xu hướng giảm dần ở các nhóm tuổi tiếp theo. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam đạt mức độ cao nhất là 98,8% ở nhóm tuổi 30-34, và của nữ là 92,6% ở nhóm tuổi 25-29. Có sự gia tăng đáng kể về sự tham gia lực lượng lao động của cả nam và nữ ở nhóm tuổi 15-19 đến nhóm tuổi 20-24. Tỷ lệ của nam tăng từ 36,8% lên 80,0% và của nữ từ 35,6% lên 78,8% trong năm 2006. Trong nhóm tuổi lao động chính là 25-49, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam vẫn duy trì ở mức cao từ 89,9% đến 92,6% trong khi đó nữ chỉ vào khoảng 87,6 đến 92,6%. Trong khi đó , tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm tuổi trên 60 giảm xuống đáng kể, từ 73,3% trong nhóm tuổi 55-59 xuống còn 16,7% trong nhóm tuổi trên 65 đối với nam, và 58,4% xuống 10,0% đối với nữ. 2.Chuyển dịch cơ cấu lao động. Cùng với việc chuyển dịch số lượng là việc chuyển dich cơ cấu theo ngành kinh tế – một xu hướng, vừa là kết quả vừa là điều kiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ cấu(%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm nghiệp-thuỷ sản 65,1 63,5 61,9 60,2 58,7 57,2 55,7 Công nghiệp-xây dựng 13,1 14,4 15,4 16,4 17,4 18,3 19,1 Dịch vụ 21,8 22,2 23,3 23,3 23,9 24,5 25,3 Nguån : Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam Hiện nay, cơ cấu lao động giữa các ngành đã được chuyển dịch nhưng quá trình này vẫn diễn ra chậm.Lao động trong nhóm ngành nông,lâm nghiệp- thuỷ sản đã giảm dần qua các năm,năm 2000 số lao động ngành nông ,lâmnghiệp- thuỷ sản chiếm 65,1%,năm 2004 còn chiếm 58,5%, năm 2005, chiếm 57,2%, năm 2006 chiếm 55,7%. lao đông trong nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ đã tăng dần. Nhưng tăng rất chậm. Tuy nhiªn lao động trong nhóm ngành nông,lâm nghiệp- thuỷ sản vẫn rất lớn, trong khi ở nông thôn dân số tăng nhanh, số người trong độ tuổi lao động ngay càng nhiều, diện tích bình quân đầu người thấp,lại đang có xu hướng giảm nhanh. Lao động trong công nghiệp- xây dưng đang tăng nhưng vẫn thấp mà phần lớn lại làm việc trong ngành gia công, tính chuyên nghiệp thấp,vốn chủ sở hữu ít. phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.Mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2006-2010 là giảm lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xuống còn 50% vào năm 2010, Tăng lao động công nghiệp và xây dựng lên ít nhất 23-24% và tăng lao động dịch vụ thương mại lên 26-27%. 3.Tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm (Năm) (%) Biểu đồ: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị Nhìn trên biểu đồ ta thấy tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị tuy có giảm liên tục,giảm đều các năm từ năm 1998 là 6,9% đến năm 2007 chỉ còn 4,64%, bình quân mỗi năm tỉ lệ thất nghiệp giảm 0,25%. Năm 2006, ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trong độ tuổi 15-24 còn cao (14,6%) và cao hơn rất nhiều tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trên 24tuổi ( chỉ có 3,8%).Tỉ lệ thất nghiệp trên so với thế giới là không cao, vẫn ở mức chấp nhận được. Tỷ lệ thất nghiệp không cao nhưng tỉ lệ thiếu việc làm lại rất lớn, ngay ở khu vực nông thôn, tỉ lệ sử dụng thời gianlao động mới đạt 80%, nếu qui từ số thiếu việc làm ra thì tỉ lệ thất nghiệp nước ta sẽ lên tới số có hai chữ số và đó là tỉ lệ cao. Hơn nữa một trong những nguyên nhân quan trọng của các tệ nạn xã hội xuất phát từ thất nghiệp và thiếu việc làm.Nhà nước,cộng đồng, gia đình phải tốn nhiều tiền của, công sức để ngăn chặn tệ nạn này. Trong số những người thất nghiệp không ít những người có tay nghề, có trình độ, đã qua đào tạo ở trường lớp, những người trẻ khoẻ... Bảng 4 : Tỉ lệ thiếu việc làm theo trình độ tay nghề và theo vùng năm 2004 % Lao động Không có tay nghề Tay nghề bậc trung Tay nghề bậc cao Tổng Đông Bắc 22,2 20,2 12,8 21,5 Tây Bắc 26,3 18,7 17,5 25,3 Đồng bằng sông Hồng 20,7 19,8 14,6 20,1 Bắc Trung Bộ 21,3 20,9 17,6 21,1 Nam Trung Bộ 24,6 21,4 17,9 23,8 Tây Nguyên 22,0 20,4 18,9 21,8 Đông Nam Bộ 24,5 20,7 16,7 23,2 Đồng Bằng sông Cửu Long 32,6 27,1 16,2 31,8 Toàn quốc 25,0 21,1 15,8 24,0 Sử dụng bảng 4 để chứng tỏ dù tỉ lệ thất nghiệp nước ta thấp song thị trường lao động Việt Nam còn lâu mới “đầy đủ công ăn việc làm”. Qua bảng trên ta thấy, năm 2004 khoảng một phần tư thời gian lao động tiềm năng không được huy động.Tay nghề càng thấp thì tỉ lệ thiếu việc làm càng cao, lao động không có tay nghề ở Đồng băng sông Cửu Long có tỉ lệ thiếu việc tương đối cao 32,6%. Tỉ lệ thiếu việc làm dường như ở các vùng khá giống nhau, trừ Đồng băng sông Cửu Long cao hơn so với các vùng khác. Thất nghiệp trong số những người chưa được đào tạo nghề là rất cao so với thất nghiệp trong số những người được tiếp caanj tới giáo dục và đào tạo nghề. Vì vạy, nâng cao giáo dục và đào tạo cho những người mới bước vào thị trường lao động và những ngưòi thát nghiệp sẽ giảm thất nghiệp và giúp họ tự thích nghi với nền kinh tế thị trường. 4.Năng suất lao động thấp. Năng suất lao động được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho số lao động bình quân năm. Đối với Việt Nam, Việc tính số lao động bình quân năm gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực cá thể, vì vậy tạm thời sử dụng số lao động có tới 1/7 hàng năm. Theo tổng cục thống kê, năng suất lao động xã hội ( tính băng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của Việt Nam là 22,46 triệu đồng /người (trong đó nông lâm nghiệp là 7,09 triệu, thuỷ sản 24,59triệu, công nghiệp 58,25triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29triệu, khách sạn nhà hàng 45,78triệu ,vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15triệu, văn hoá,y tế, giáo dục 27,37triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu) Trước hết năng suất lao động Việt Nam nếu tính bằng USD theo tỷ già hối đoái năm 2006 (bình quân khoảng 15.958 VND/USD) đạt 1.407USD/ người, còn thấp xa so với Philippines 2.689 USA, Thái Lan 2.721 USA, CHND Trung Hoa 2.869 USA, Malaysia 12,571 USA, Hàn Quốc 33.237 USA, Singapore 48.162 USA, Brunei 51.500 USA, Nhật Bản 70.237 USA...) Nếu chia theo nhóm ngành thì năng suất lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm, nghiệp thấp nhất, chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng một phần tám mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp, chưa bằng một phần ba mức năng suất lao động của ngành thuỷ sản. II. Tác động của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam 1.Tác động của lao động tới tăng trưởng GDP Lao động có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, là yếu tố được đáng giá lag năng động nhất với tăng trưởng, động lực cho tăng trưởng. Ngày nay do trinh độ của lao động ngay càng được nâng cao, số người co tay nghề, cũng như số lao đông chất lượng cao đang ngày càng tăng, có thêm nhiều trường đào tạo, trình độ các nhà khoa học cao,... đã đem lại hiệu quả cao cho tăng trưởng kinh tế. Sau 20 năm thực hiện đổi mới , tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990, GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4% năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1990-1995,tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5%-6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỉ XX do cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao của khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%năm, năm 2002 là 7%, năm2003:7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2%, năm 2007: 8,5%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng truởng cao. Cùng với tăng truởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng cũng đang được cải thiện. Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát. Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%. Từ sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý. Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%. Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua. Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt.Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay.nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. 2.Lao động với xoá đói giảm nghèo Xoá đói giảm nghèo luôn đi đôi với lao động, tạo việc làm cho người lao đông, cụ thể là tạo công ăn việc làm cho người nghèo. Trên cơ sở của kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Tỉ lệ hộ nghèo đang có xu hướng giảm dần, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 18,1%, năm 2007 là 14,75% ( tính theo chuẩn quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống đói nghèo. Tuy nhiên ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu xa có nguy cơ tái nghèo rất cao. Vì vậy, Nhà nước, các tổ chức cần tạo cho ngưòi nghèo “cần câu cơm”, cho họ “cần” và phải dạy họ cách “câu”.Một chính sách được đánh giá khá cao trong công tác xoá đói giảm nghèo là xuất khẩu lao động, xuất khảu lao động được coi là “phép màu” xoá đói giảm nghèo bền vững. Như hiện nay, các chính sách hỗ trợ người nghèo chưa thực sự phát huy hết tác dụng, việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo còn hạn chế, khoảng1/4 hộ nghèo chưa tiếp cận nguồn vốn dành cho hộ nghèo. II. Những vấn đề bất cập về lao động ở Việt Nam 1.Thiếu thợ, năng suất thấp. So với năm 1990, tổng số lao động đang làm việc trong cả nước năm 2007 dã tăng 14.760.000 người, trong đó khu vực nhà nước thu hút thêm 559.000 người và số làm việc trong khu vực này hiện chỉ chiếm 9% tổng số ngưòi đang làm việc. Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước đã thu hút`96,2% tổng số người tăng thêm và 91% tổng số người đang làm việc. Tuy số việc làm tăng thêm, tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng giảm, nhưng nguồn nhân lực có chất lượng và tăng năng suất là 2 vấn đề chính yếu cần được khắc phục. Hạn chế về chất lượng lao động hiện là hạn chế lớn nhất, là “nút cổ chai” lớn nhất hiện nay. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tuy đã tăng lên qua các năm và hiện đạt khoảng trên 30%, nhưng còn thấp so với mục tiêu 40% đề ra cho năm 2010. Cơ cấu đào tạo vẫn “ thiếu thợ hơn thiếu thầy”. Cơ cấu lao động qua đào tạo ở Việt Nam đi ngược với hướng của thế giới. Trong khi các nước theo tỉ lệ 1 cao đẳng, đại học/ 4 trung cấp chuyên nghiệp/10 đào tạo nghề, thì tỉ lệ tương ứng của Việt Nam là 1; 0,98 và 3,02. Về trinh độ đào tạo cũng có những khiếm khuyết. Đào tạo thợ thì lý thuyết nhiều hơn tay nghề, các doanh nghiệp khi sử dụng thường phải đào tạo lại, trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy , nửa thợ, cao đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, khoa học ứng dụng cũng yếu. Việc sử dụng cấn bộ khoa học, kĩ thuật hoặc là chéo ngành, chéo nghề, hoặc là ở cơ quan quản lý thì nhiều, còn ở cơ sở thực hành thì ít. Kết quả tổng hợp là năng suất lao động xã hộ, tính băng GDP chia cho số lượng lao động, còn thấp. Tính bằng USD theo tỉ giá hối đoái, năng suất lao động năm 2007 của toàn nền kinh tế đạt khoảng 1.618 USD/ người. Đây là con số thấp xa so với mức binh quân chung của thế giớ là trên 14,6 nơafn USD/ người Bước sang năm 2008 do chi phí đầu vào tăng cao, tăng trưởng kinh tế thấp xuống, nên chẳng những làm cho năng suất lao động thấp xuống mà còn làm cho nhiều doanh n ghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, dãn nợ, càng làm cho số lao động bị thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Khả năng từ nay đến cuối năm và năm 2009 có thể còn khó khăn hơn. Đây là hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ. Nguy cơ thiểu phát cũng có một phần từ yếu tố này cả. 2.Thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ Hiện tượng nông dân mất đất nông nghiệp ồ ạt kéo nhau ra thành thị kiếm sống. Những người nông dân bị thu hồi đất, họ được đền bù 1 khoản tiền, đối với họ là tương đối lớn, nhưng họ không biết sử dụng hiệu qủa đồng tiền đó. Với Số tiền đó, trước hết họ sẽ mang đi xây nhà, mua các đồ sinh hoạt, số tiền còn lại cũng không còn đáng bao. Khi số tiền đó hết, họ không có cách nào khác là di cư ra thành thị tìm việc làm. Đây cung là vấn đề nan giải của xã hội. Ta nhận thấy :Việc làm và thu nhập của các hộ bị thu hồi đất dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới 60% và chính họ là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi bị thu hồi đất. Hầu hết khi các doanh nghiệp vào lấy đất đều đưa ra cam kết ngon ngọt là sẽ tạo công ăn việc làm cho người mất đất nhưng khi xong rồi thì “sống chết mặc bay” với hàng tá lý do. Cục HTX – PTNT đưa ra con số đáng lo ngại là có tới 67% số lao động mất đất vẫn phải “bám” nghề nông để sống và thêm 20% nữa thì chịu cảnh nghề ngỗng lông bông hoặc không ổn định. Có nghĩa là, chỉ có 13% là tìm được công việc mới. Đó cũng là nguyên nhân sinh ra các tệ nạn: cờ bạc, lô đề, nghiện hút, trộm cắpở những vùng nông thôn vốn bình yênHà Tây là địa phương số lao động mất việc làm lớn nhất do thu hồi đất, lên tới 35.700 người, kế đến là Vĩnh Phúc (22.800 người), Đồng Nai (12.300 người)Một điều đáng lo ngại hơn, tới 53% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất và số hộ khá khẩm hơn lên chỉ là 13%. 3.Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế diễn ra chậm Chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh công nghiệp, dịch vụ nhưng cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp thuỷ hải sản còn cao. Với tiến độ giảm như những năm qua thì khả năng đến năm 2010, lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp vẫn ở mức trên 50%, không đạt được mục tiêu đề ra. Trong khi đó mức diện tích đất nông nghiệp bình quân một lao động, một nhân khẩu hiện còn rất thấp, lại có xu hướng giảm nhanh do sức ép tăng dân số, tăng diện tích xây nhà ở, khu công nghiệp, khu đô thị mới, xây dựng giao thông. Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành công nghiệp-xây dựng tăng chậm và còn thấp. Tuy tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ tăng nhanh, nhưng còn mang tính kiêm nhiệm , tính chuyên nghiệp còn thấp, nên năng suất lao động chưa tương xứng. 4.Tiền lương Tiền lương ở nước ta còn rất thấp và nhiều bất hợp lí. Mức lương tối thiểu của công chức, nhân vieen hiện nay là 540.000đồng/tháng. Hệ thống lương được chia thành nhiều ngạch, bậc tuỳ theo đặc trưng nghề nghiệp và chuyên môn kĩ thuật. Nếu là ngạch lương của nhân viên thì tối đa chỉ có hệ số 3,63 thì tiền lương sau khi trừ BHXH, BHYT chỉ còn 1.842.588đ/tháng. Các kĩ sư, cử nhânmới ra trường được xếp ở ngạch chuyên viên hoặc nghiên cứu viên với bậc lương có hệ số 2,34 thì tiền lương sau khi trừ BHXH, BHYT còn 1.187.784đ/tháng. Với mức lương quá thấp như trên đã khiến nhiều công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà Nước phải xin thôi việc. Theo báo cáo của bộ nội vụ, từ năm 2003 đến năm 2007, ở 23 cơ quan và 47 địa phương đã có khoảng 16.000 công chức, viên chức xin thôi việc, chiếm 0,8% tổng số công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Riêng bộ tài chính có 1012 công chức, viên chức xin thôi việc và con số này ở thành phố Hồ Chí MInh là 6500người. Những người xin thôi việc thường là lao động có trình độ cao, đó là các nhà khoa học, các chuyên gia cao cấp, các nhà quản lí tài năng. Họ đang là nhưng nhà thiêt kế, tổ chức và trực tiếp khai thác, sử dụng các yếu tố nguồn lực khác, đóng vai trò lớn trong tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Thu nhập thấp, thời gian lao động nhiều, cường độ lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5999.doc
Tài liệu liên quan