Đề tài Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài

B.NỘI DUNG.

1.Lý luận chung về lực lượng sản xuất.

1.1.Định nghĩa về lực lượng sản xuất

1.2.Cấu trúc

1.2.1.Người lao động

1.2.2.Tư liệu sản xuất.

1.2.3. Khoa học kỹ thuật

1.3.Ý nghĩa quan hệ của các yếu tố trong cấu trúc của lực lượng sản xuất

2.Các yếu tố ảnh hưởng tới lực lượng sản xuất

2.1.Qan hệ sản xuất

2.2.Dân số.

3. Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội

4.Kết luận

II.Quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam

1.Bối cảnh quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta.

1.1.thế giới.

1.2.Trong nước.

2. Thực trạng.

2.1.Thành tựu

2.2.Hạn chế

3.Nguyên nhân

4.Giải pháp

C.KẾT LUẬN

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữa các thời đại kinh tế [10]. 1.2.3.Khoa học kỹ thuật. Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật gắn liền với sản xuất là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đến mức nó đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều hoạt động kinh tế xã hội và đang dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những tác động của khoa học kĩ thuật vào công cụ lao động đã khiến công cụ lao động có những biến đổi sâu sắc, càng ngày càng có nhiều công cụ mang tính tự động hóa, tính linh hoạt và độ chính xác cao.Những tác động vào đối tượng lao động cũng khiến cho đối tượng lao động từ chỗ chủ yếu là sản phẩm của tự nhiên thì nay còn là sản phẩm của lao động, của khoa học kĩ thuật. Sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại cũng không còn chỉ là kinh nghiệm, thói quen mà còn là tri thức khoa học.Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi gần như hoàn toàn lực lượng sản xuất, những thay đổi này là những thay đổi tích cực giúp cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. 1.3.Ý nghĩa của quan hệ của các yếu tố trong cấu trúc của lực lượng sản xuất 3 yếu tố trong cấu trúc của lực lượng sản xuất có quan hệ mật thiết gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau hay có thể nói rằng các yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau. Thứ nhất là người lao động với vai trò là chủ thể của hoạt động sản xuất tác động vào tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất xã hội.LêNin đã từng nhận xét rằng “ lực lượng sản xuất hang đầu của toàn thể nhân loại là công nhân người lao động”. Bằng những tri thức thu thập được trong quá trình sản xuất tác động vào thiên nhiên, người lao động đã không ngừng cải tiến, nâng cao và phát triển tư liệu sản xuất. Trước kia đối tượng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên thì trong thời đại ngày nay đối tượng lao động còn là những bộ phận của sản phẩm của lao động, của khoa học, công nghệ mà hàm lượng vật liệu tự nhiên trong đó ngày càng giảm. Công cụ lao động cũng được cải tiến càng ngày càng hoàn thiện với trình độ cao hơn, từ chỗ chỉ là những công cụ lao động thô sơ sử dụng chủ yếu là sức người thì ngày nay những công cụ lao động ấy đã được thay thế bằng những máy móc tự động hóa với hàm lượng tri thức và tính chính xác cao. Ngược lại, tư liệu sản xuất cũng có những tác động nhất định đến người lao động. Sự phát triển nhanh chóng của tư liệu sản xuất trong đó công cụ lao động là yếu tố động nhất đã làm biến đổi nhanh chóng người lao động. Trình độ nhận thức của người lao động càng ngày càng cao, tính chuyên môn hóa trong lao động sản xuất càng ngày càng mạnh mẽ làm cho tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất càng ngày càng sâu sắc. Chính sự phát triển ấy đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển không ngừng không những tăng theo cấp số cộng mà còn theo cấp số nhân. 2.Các yếu tố tác động đến lực lượng sản xuất. Có rất nhiều yếu tố tác động đến lực lượng sản xuất trong đó có thể kể đến 2 yếu tố chính là quan hệ sản xuất và dân số. 2.1. Quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất. Chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động qua lại một cách biện chứng với nhau, tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Ở mỗi giai đoạn nhất định trình độ sản xuất của lực lượng sản xuất lại khác nhau thể hiện ở trình độ của công cụ lao động kỹ năng lao động người lao động. Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Tính chất của lực lượng sản xuất phát triển từ tính cá nhân đến tính xã hội hóa. Khi sản xuất ở trình độ thấp kém thì tính chất của lực lượng sản xuất là tính cá nhân. Khi sản xuất đã đạt đến trình độ cơ khí hiện đại thì tính chất của lực lượng sản xuất là tính xã hội hóa và tính xã hội hóa này càng trở lên sâu sắc hơn. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Muốn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều là môi trường thuận lợi để phát triển lực lượng sản xuất. Khi đó lực lượng sản xuất phải tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động và tư liệu sản xuất tạo cơ sở để lực lượng sản xuất phát huy tối đa khả năng của mình. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp đã trở lên không phù hợp với lực lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất lại là “ xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Và yêu cầu khách quan đặt ra là phải thay thế kiểu quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn để tạo điều kiện để lực lượng sản xuất phát triển.Các Mác đã từng nhận xét rằng “ tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng ta lực lượng sản xuất vất chất xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có …trong đó từ trước đến nay lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”. Điều đó đã thúc đẩy xã hội phát triển. Từ đó có thể kết luận rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Với tư cách là một hình thức xã hội của sản xuất, quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến sự phân công quản lý lao động xã hội và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất không phù hợp, lỗi thời lạc hậu hoặc tiến tiến hơn một cách giả tạo cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Và theo quy luật chung thì quan hệ sản xuất cũ sẽ phải thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn. Quan hệ sản xuất là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất nhưng trong bất kì thời kỳ nào lực lượng sản xuất muốn phát triển đều phải tuân theo quy luật phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 2.2.Dân số. Dân số là nguồn lực chính tạo ra người lao động- chủ thể của quá trình lao động sản xuất. Do đó quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động của lực lượng sản xuất. Quốc gia nào có dân số trẻ thì nước đó rất có lợi thế về lao động với nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động và đầy tính sáng tạo. Chất lượng dân số cũng có tác động tới người lao động. Đất nước nào có mức sống cao, giáo dục, y tế phát triển thì chắc chắn rằng chất lượng và trình độ nguồn lao động ở nước cũng sẽ ở mức cao. Và sự phân bố dân cư cũng kéo theo sự phân bố nguồn lao động. Ở đa số các quốc gia dân cư phân bố không đều dẫn đến sự tập trung không đều của nguồn lao động. Đa số lao động tập trung ở các khu vực thành thị, ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ rất ít.Do vậy muốn phát triển lực lượng sản xuất ta cũng phải chú trọng tới vấn đề dân số. 3.Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ tác động giữa con người với tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người , năng lực hoạt động thực tiễn của người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Do vậy lực lượng sản xuất có vai trò rất quan trọng. Lực lượng sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội sản xuất ra nhiều của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy Lực lượng sản xuất phát triển sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế và đưa tới sự tiến bộ xã hội. Lực lượng sản xuất phát triển, của cải vật chất sản xuất ra nhiều hơn với chất lượng cao hơn chính là điều kiện để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, chính trị phát triển và thực hiện thành công công bằng xã hội. 4.Kết luận Qua đó ta có thể thấy rằng lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản nhất của hoạt động lao động sản xuất trong xã hội, là nguyên nhân sâu xa của mọi sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Do vậy, bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời đại nao, bất cứ cũng phải chú trọng tới phát triển việc phát triển lực lượng sản xuất. Trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất thì người lao động bao giờ cũng là chủ thể là lực lượng cơ bản nhất của sản xuất xã hội. II. Quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay 1. Bối cảnh của quá trình phát triển lực lượng sản xuất. 1.1.Thế giới. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã mở ra một trang sử mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Rõ ràng rằng phương thức sản xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt hơn so với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó đã xóa bỏ đi chế độ người bóc lột người trong sản xuất, ở đây tư liệu sản xuất là của chung của cả cộng đồng chứ không còn là của riêng giai cấp tư sản nữa. Ở đó, lực lượng sản xuất được giải phóng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn theo đúng quy luật chung- quy luật phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự ra đời của phương thức sản xuất mới đã làm nảy sinh một cuộc đấu tranh có tính quy luật giữa cái mới và cái cũ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Trong cuộc chiến tranh gay gắt này có những lúc tưởng chừng như cái mới đã đẩy cái cũ tới bên bờ vực thẳm, nhưng chủ nghĩa tư bản đã kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm xoa dịu mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ và phương thức sản xuất tư bản lạc hậu và chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại song song với chủ nghĩa xã hội.Còn trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, chủ nghĩa xã hội đã có những bước đi sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là sự tan rã của một loạt các nước các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô – nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị đổ vỡ đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình chính trị trên thế giới. Từ sau sự tan rã của hai cực IANTA và sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh, thế giới đã xuất hiện một xu thế mới, đó là xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các quốc gia trên thế giới có xu hướng giải quyết các tranh chấp chính trị, kinh tế…..bằng các biện pháp hòa bình, không xung đột không chiến tranh. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị, kinh tế lớn như Liên Hợp Quốc, Khối ASEAN, khối thị trường chung Châu Âu EEC…. Sự xuất hiện của các khối này chính là do tác động của xu hướng toàn cầu hóa mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển ngày càng cao dẫn đến tính xã hội hóa sâu sắc của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi hẳn tình hình sản xuất trên thế giới. Mức đóng góp của tri thức và kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn. Do vai trò và vị trí ngày càng lớn của tri thức trong nền kinh tế, do thông tin và tri thức ngày càng trở thành nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu, nên cơ cấu đầu tư để phát triển lực lượng sản xuất có những thay đổi rất lớn. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm số tiền chi vào việc sản xuất tri thức và các hoạt động liên quan khác chiếm khoảng 20% GDP, trong đó, chi phí cho giáo đục chiếm 10% GDP. Ngày càng có nhiều giá trị gia tăng kinh tế do trí tuệ tạo ra. Trong lĩnh vực sản xuất, các máy tự động hóa với tính linh hoạt và độ chính xác cao liên tục ra đời đã chiếm vai trò quan trọng trong ứng dụng sản xuất thực tiễn. 1.2. Trong nước. Nước ta vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Nền kinh tế mang nặng tính chất tự cấp tự túc, công nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, các ngành dịch vụ chưa phát triển. Chiến tranh kéo dài làm tổn hao lớn về người và của ; nhiều cơ sở công nghiệp mới được khôi phục và xây dựng đã bị tàn phá ; đường sá và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng nặng ; đời sống kinh tế xã hội bị đảo lộn. Trước đây, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh, những cân đối lớn trong nền kinh tế của đất nước được đảm bảo bằng viện trợ và vay nợ của nước ngoài. Vì thế, tuy có những năm mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá, nhưng tỉ lệ nhập siêu rất lớn. Từ sau khi đất nước thống nhất, các nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột, Hoa Kì lại duy trì chính sách  cấm vận chống Việt Nam trong nhiều năm. Các quan hệ kinh tế xuất nhập khẩu trước đây bị phá vỡ. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào cuối thập kỉ 70, nửa đầu thập kỉ 80 của thế kỷ XX. Công cuộc Đổi mới được triển khai từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay đã đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Lạm phát được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nền kinh tế đã bắt đầu có tích luỹ nội bộ, tuy còn thấp. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình Đổi mới, nền kinh tế của nước ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Những đổi mới trong cơ cấu kinh tế còn chậm, tốc độ tăng trưởng trong một số ngành còn chưa thật sự vững chắc. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn gặp khó khăn. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn khá trầm trọng. Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng tăng. Vì vậy muốn phát triển nền kinh tế theo hướng tích cực loại bỏ những tiêu cực tồn tại, trước hết nước ta phải xây dựng một lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ về mọi mặt cả mặt chất lẫn mặt lượng. 2.Thực trạng lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. 2.1.Thành tựu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các nước cũng như đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", tất yếu phải tiến hành thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như là "một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội". Đây cũng là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới của cách mạng nước ta. Trong hàng loạt phương thức và biện pháp để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất là hết sức cần thiết và có tính chiến lược lâu dài, bởi lực lượng sản xuất đắc biệt là người lao động đã, đang và sẽ tham gia đắc lực vào tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là nguồn lực quyết định đối với các nguồn lực khác cũng quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đẩt nước và nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Về số lượng, nước ta hiện có 44,4 triệu lao động và vẫn tiếp tục tăng nhanh. Đáng lưu ý là lực lượng lao động này hầu hết (75,1%) ở nông thôn và tập trung đông nhất là 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, từ năm 2000 đến 2006 mỗi năm bình quân có gần một triệu người bước vào tuổi lao động. Như vậy, đến nay có thể nói rằng Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồi dào.Và theo dự báo đến năm 2020 nước ta có 62.2 triệu lao động đến lúc đó nước ta chắc chắn sẽ có nguồn lao động dồi dào để đáp cho phát triển kinh tê.[6] Về chất lượng: Trình độ học vấn của lao động Việt Nam, kể cả lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn được chuyên gia quốc tế đánh giá vào loại khá so với nhiều nước trên thế giới, nếu như năm 2004 mới chỉ có 47% nguồn lao động có trình độ phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, thì đến đầu năm 2006 con số này là 58% [6]. Điều đó đã chứng tỏ trình độ lao động của nước ta không những không thấp mà còn có lợi thế là lao động trẻ, năng động và nhiều tính sáng tạo. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta cũng chủ trương đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật trong nước để theo kịp đà phát triển của các nước phát triển khác. Mỗi năm Đảng và nhà nước ta dành 45 tỷ đồng để phát triển các ngành khoa học cơ bản. Đó là một sự ưu ái rất lớn danh cho khoa học công nghệ trong điều kiện nước ta vẫn còn ở trong tình trạng kém phát triển so với nhiều nước khác như hiện nay[7].Cùng với đó nước ta cũng nhập khẩu khoa học công nghệ từ các nước đang phát triển để nước ta có thể học tập kinh nghiệm từ họ tập trung vào phát triển sản xuất. Trong mấy năm gần đây tỷ lệ nhập siêu của nước ta khá cao, cao hơn nhiều so với những năm trước chủ yếu là do nguyên nhân này. Từ khi thực hiện đổi mới và năm 1986, cơ sở vật chất kỹ thuật của phục vụ cho sản xuất của nước ta cũng có những bước tiến đáng ghi nhận. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của các ngành từng bước được hình thành. Trong công nghiệp, cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương, 590.246 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh – (tính đến hết năm 1998). Một số ngành công nghiệp khai thác (than, dầu khí), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, giấy v.v…), xi măng. Mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng lên trung du và miền núi. Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng biển, trong đó đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Năng lực vận chuyển hàng hoá của các cảng biển đạt 11,6 triệu tấn/năm (năm 1999). Mạng lưới thương mại phát triển rộng khắp với 1,5 triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Có được những thành công như vậy là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước. Hiện nay nước ta vẫn còn là nước kém phát triển, nhưng với những tiềm năng dồi dào như trên thì chắc chắn tới năm 2010 theo mục tiêu đặt ra nước ta sẽ thực sự trở thành một nước công nghiệp với nền sản xuất đại công nghiệp. 2.2. Hạn chế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, lực lượng sản xuất của nước ta cũng có những hạn chế không thể tranh khỏi do nước ta vẫn còn là một nước đang phát triển. Thứ nhất là về nguồn lao động, tuy trình độ học vấn khá, nhưng chất lượng nguồn lao động Việt Nam lại thấp so với nhiều nước khu vực và thế giới. Sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn chung bị hạn chế do tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp và kỹ năng làm việc còn thấp. Hiện có tới 75,21% lao động chưa qua đào tạo nghề [6]. Điều đáng quan tâm nhất là một tỷ lệ lớn lao động tuy đã qua đào tạo, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng. Đa số học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặc chuyên môn, nghiệp vụ nhưng còn thiếu kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện công việc độc lập, sau khi ra trường vẫn cần bổ túc thêm từ 6 tháng đến 1 năm mới có thể làm việc với thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hiện đang sử dụng. Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa có tác phong công nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc; quan hệ hợp tác yếu và hầu hết không biết ngoại ngữ. Đặc điểm này đã làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại nhiều doanh nghiệp trong nước và liên doanh, nhất là đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài, ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động Việt Nam trong hợp tác và phân công lao động quốc tế. Thứ hai là về tư liệu sản xuất, công suất sử dụng tư liệu sản xuất của nước ta rất thấp đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Qua công tác kiểm kê cho thấy, tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước này đã cũ và lạc hậu về kỹ thuật. Ở một số ngành công nghiệp và xây dựng, tỷ lệ thiết bị kỹ thuật có trình độ công nghệ từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 30 đến 35% tổng giá trị tài sản, thiết bị của doanh nghiệp. Số máy móc thiết bị đã sử dụng từ 20 năm trở lên chiếm 33% [2] Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp chưa cao, khoảng 80% số doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 ca/ngày. Hệ số sử dụng công suất thiết bị đạt 30-35%, riêng ngành cơ khí đạt 20% [2]. Trong khi đó, dây chuyền của phần lớn doanh nghiệp lại thiếu đồng bộ. Cùng với đó là sự yếu kém trong khoa học kĩ thuật, vốn đầu tư cho khoa học công nghệ ở nước ta còn thấp trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn lại chưa cao. Khả năng nghiên cứu khoa học vẫn còn ở dạng tiềm năng. Kỹ năng làm việc theo nhóm của các nhóm nghiên cứu khoa học còn chưa cao và đặc biệt khoa học công nghệ của nước ta vẫn chưa có khả năng chiếm lĩnh thị trường như các nước phát triển khác. Như vậy lực lượng sản xuất của nước ta vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế cần phải giải quyết ngay. Đó là một vấn đề thực sự là cấp thiết đối với đất nước ta hiện nay. 3.Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế của lực lựợng sản xuất ở nước ta hiện nay.Trước hết là về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất ở nước ta vẫn còn chứa đựng nhiều tư tưởng lạc hậu từ chế độ phong kiến để lại, đó là một nền sản xuất nhỏ manh mún thô sơ lạc hậu trong khi đó lực luợng sản xuất ở nước ta thì đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới. Chính quan hệ sản xuất lạc hậu ấy đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nó tạo ra những vật cản trên con đường phát triển của lực lượng sản xuất. Nguyên nhân thứ hai đó là do các chính sách quản lý vĩ mô của Đảng và nhà nước còn chưa nhất quán, thiếu vững chắc, chậm đổi mới, môi trường đầu tư còn hạn chế. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ còn có nhiều khe hở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân lách luật. Thứ ba là do hệ thống giáo dục của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước, Cơ cấu đào tạo chưa phù hợp, Có nhiều gian lận, tiêu cực trong thi cử. Điều đó đã làm cho trình độ học vấn của lao động nước ta vẫn còn ở mức thấp. 4.Giải pháp phát triển lực lượng sản xuất Trước hết để phát triển lực lượng sản xuất Đảng và nhà nước phải có những đường lối chính sách để xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Với tư cách là một hình thái xã hội, quan hệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nếu như quan hệ sản xuất phù hợp, nó cũng có thể kìm hãm nếu như quan hệ sản xuất không phù hợp. Thứ hai là phải có những chính sách thích hợp để nâng cao nguồn nhân lực phù hợp với tình hình của nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tiên, ngành lao động thương binh và xã hội tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn công tác quản lý Nhà nước về đào tạo và dạy nghề. Trước mắt, kịp thời triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Dạy nghề. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp luật về dạy nghề. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý trong đào tạo và dạy nghề, tập trung rà soát, quản lý hệ thống dạy nghề trên phạm vi cả nước.     Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch hệ thống đào tạo, dạy nghề nhằm khắc phục những bất hợp lý, tạo tiền đề để hệ thống dạy nghề mạnh, phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập. Đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác dạy nghề. Khuyến khích phát triển hình thức liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề.     Thứ ba, đổi mới phương pháp, và các hình thức dạy nghề để phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.   Chủ động tổ chức nghiên cứu, dự báo yêu cầu và tác động của Hội nhập đến chất lượng nguồn lao động, từ đó xây dựng chương trình và nội dung đào tạo hợp lý. Thứ tư, quản lý chất lượng đào tạo làm nhiệm vụ trọng tâm. Nghiên cứu đổi mới quản lý chất lượng đào tạo. Tăng cường kiểm soát, kiểm định chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng công tác thống kê dự báo. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo theo hướng thị trường.      Thứ năm, để đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn chất lượng, cần nâng cao năng lực dạy nghề thông qua sử dụng có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo. Đảm bảo chương trình hoạt động đúng mục tiêu, nội dung và mức vốn được hỗ trợ.      Thứ sáu, tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề, đảm bảo đủ năng lực và quy mô đào tạo phục vụ nhu cầu học nghề của người lao động.      Thứ bảy, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo và dạy nghề trên tất cả các phương diện: Tổ chức, đào tạo, xây dựng chương trình và nội dung đào tạo. Cần có chính sách thích hợp để thu hút nhân lực, tài lực trong và ngoài nước tham gia đào tạo, dạy nghề.      Thứ tám, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác dạy nghề: Nội dung thông tin tuyên truyền tập trung phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề; sự cần thiết phải học và nâng cao trình độ lành nghề để nhân dân, nhất là lực lượng lao động thấy được sự cần thiết và giá trị của việc học nghề, nâng cao trình độ lành nghề đối với vấn đề tìm việc làm và thu nhập của người lao động.  Vấn đề cấp thiết thứ hai là nước ta phải tập trung phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là khoa học cơ bản Đầu tiên là phải tạo động lực cho nhà khoa học. Như chúng ta đã biết, đối với nhà khoa học có 4 vấn đề quan hệ mật thiết và tác động qua lại v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27242.doc
Tài liệu liên quan