Chất lượng của nguồn lực con người được thể hiện qua rất nhiều chỉ tiêu như thể lực trí lực,năng lực sáng tạo,kĩ năng lao động,trình độ học vấn, đạo đức .Hiện nay chất lượng của nguồn lực con người ở ViệtNam đang tồn tại thực trạng là vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình CNH-HĐH.cụ thể như sau: Về thể lực tuy là từ đầu thập niên 90 của thế kĩ XX chiều cao và cân nặng và tuổi thọ có tăng lên cụ thể là chiều cao đã tăng từ 1m56 năm 1994 đến 1m58 năm 2000.Tuổi thọ tăng từ 65t năm 1989 lên 68,5t năm 2000.tuy nhiên thể lực của người ViệtNam vẫn còn yếu kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.thu nhập thấp, đời sống khó khăn,dinh dưỡng thiếu,thể lực hạn chế, đó là trạng thái chung của nguồn lực con người nước ta hiện nay
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của nguồn lực con người và các giải pháp nhằm phát huy vai trò của con người trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong một thực thể con người và trong mối quan hệ với cộng đồng ,xã hội.Từ đó phát triển con người trở thành nhu cầu trước tiên,nhu cầu cơ bản nhất và là trung tâm của mọi quá trình phát triển.Nhu cầu đó nếu được đáp ứng sẽ trở thành động lực to lớn và nguồn lực nội sinh vô hạn thúc đẩy quá trình phát triển xã hội.
-Tầm quan trọng của nguồn lực con người không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư duy của của các nhà lãnh đạo,các nhà hoạch định chính sách mà điều này luôn được khẳng định trong cuộc sống sinh động.Nguồn lực con người , đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,luôn luôn là nguồn lực to lớn của sự phát triển kinh tế xã hội,là yếu tố vật chất quan trọng nhất,quyết định nhất của lực lượng sản xuất,của nền kinh tế,của xã hội ,trực tiếp sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,công nghệ mới vào quá trình sản xuất,và do đó nó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trưởng kinh tế.
4.Yêu cầu về con người của quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam
-Công nghiệp hoá là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công,mang tính hiện vật,tự cấp tự túc thành nền kinh tế công nghiệp-thị trường. Đây cũng là xây dựng một xã hội dựa trên nền văn minh công nghiệp.Cải biến kỹ thuật tạo dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại(khía cạnh vật chất-kỹ thuật) và phát triển kinh tế thị trường(khía cạnh cơ chế-thể chế)là hai mặt của một quá trình CNH duy nhất
-Có cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp từng bước hiện đại được phát triển trên cơ sở coi trọng hiệu quả,phát huy lợi thế của đất nước và lợi thế cạnh tranh của quốc gia đặc biệt nhất là lợi thế về nhân lực,năng lực cạnh tranh mới do con người Việt Nam tạo ra dưới tác động của khoa học công nghệ hiện đại.
-Quy mô và nội dung thực hiện rất rộng,bao gồm từ việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho công nghiệp và các ngành khác đạt yêu cầu của CNH-HĐH đòi hỏi phải có nguồn lực con người to lớn, đòi hỏi một nguồn nhân lực có kỷ luật và phong cách làm việc,nếp sống văn minh,khoa học,hiện đại trong cả xã hội và trong từng cơ sở hoạt động.
-Có sự đa dạng về trình đọ kĩ thuật ,có sự kết hợp thích đáng giữa các loại trình độ kĩ thuật trong từng ngành từng lĩnh vực.Có những ngành những lĩnh vực đòi hỏi trình độ kỹ thuật vào loại tiên tiến lại có cả những ngành không nặng về trang bị kỹ thuật nhưng phải khoa học và hiện đại trong phương thức tổ chức hoạt động, điều này yêu cầu con người phải có khả năng,có trình độ và đáp ứng được yêu cầu về thể lực,trí lực,khả năng làm việc để phục vụ được cho cả quá trình.
-Quá trình CNH-HĐH chỉ có thể đạt được kết quả tốt nếu có được các yếu tố cơ bản đó là :một là có thị trường hang hoá,dịch vụ trong nước và quốc tế rộng lớn, đủ sức phục vụ nhu cầu của quá trình CNH-HĐH.Hai là có nguồn nhân lực có chất lượng cao,thích ứng được yêu cầu và đặc điểm của quá trình CNH-HĐH trong bối cảnh ngày nay đó là phải khai thác và phát triển hợp lý,có hiệu quả các nguồn lực,trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người.Ba là có một nền khoa học công nghệ phát triển,thực sự là nền tảng và động lực của quá trình CNH-HĐH.
-Như vậy ,kết quả của quá trình CNH-HĐH ngày nay phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn lực con người.Do đó ,CNH-HĐH đòi hỏi rất cao về những năng lực và phẩm chất cần thiết,nhất là năng lực trí tuệ của người lao động.Sẽ không thể có CNH-HĐH nếu thiếu một nguồn lao động có năng lực sáng tạo có trình đọ chuyên môn giỏi,có khả năng thích nghi cao,có bản lĩnh chính trị vững vàng,có phẩm chất đạo đức tốt,có sức khoẻ,có năng lực hội nhập quốc tế.
5.Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
Khi nhìn nhận về tầm quan trọng của con người trong CNH-HĐH thì cả C.Mác ,Ph. Ăng ghen và V.I.Lê Nin đều thống nhất về tư tưởng “con người trên hết”,”con người quyết định”.Ngay cả Hồ Chí Minh cũng đã từng nói lên tư tưởng này một cách sâu sắc như “muốn xây dựng CNXH phải có những con người XHCN” ,hay “vì lợi ích mười nam phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm phải trồng người” và ngay cả nói về quá trình CNH-HĐH để đi lên CNXH thì Bác cũng đã từng nói “phải lấy dân làm gốc”.
-Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình công nghiệp hoá.Với tư cách là chủ thể con người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần.Con người bằng quá trình lao động của mình vận dụng tất cả các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên,vốn,… để tạo ra của cải vật chất cho xa hội,cho quá trình CNH-HĐH.Do đó trong quá trình CNH-HĐH con người bằng sức lao động của mình ,là yếu tố là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của quá trình sản xuất,tạo ra mọi giá tri vật chất và tinh thần.Với tư cách là khác thể con người là mục tiêu mà quá trình CNH-HĐH hướng tới,con người là người sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất và dich vụ mà quá trình CNH-HĐH mang lại.Thoả mãn những nhu cầu của con người là mục tiêu mà quá trình CNH-HĐH nhằm tới.
-Để thực hiện được CNH-HĐH thì cần biết khai thác phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,tuy nhiên trong các nguồn lực thì nguồn lực về con người là nguồn lực quan trọng nhất,là yếu tố quyết định nhất tới quá trình CNH-HĐH.Chi tiết hơn xem xét tới tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác,PH. Ăng ghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động,dù là tư liệu cơ giới hay bất kì một tư liệu nào khác,cũng không đủ mà còn cần có những con người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó.Sở dĩ như vậy vì ,thứ nhất nếu không có con người với trí lực thể lực và những năng lực phẩm chất cần thiết khác thì dù tư liệu lao động có sức mạnh đến đâu và đối tượng lao động có phong phú như thế nào cũng không có tác ,quá trình sản xuất không được thực hiện.Thứ hai trừ đối tượng lao động là những loại có sẵn trong tự nhiên ,còn lại tất cả các yếu tố khác trong lực lượng sản xuất từ công cụ lao động,phương tiện vận chuyển…đến đối tượng lao động đã qua chế biến đều do con người sáng tạo ra.Thứ ba mọi sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất đều do con người.Do bản chất hiếu động của con người là sáng tạo để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao,con người không ngừng cải tiến sáng chế ra những tư liệu lao động mới có năng suất và hiệu quả hơn, đồng thời lien tục mở rộng phạm vi đối tượng lao động,tạo ra thiên nhiên thứ hai phong phú.Cùng với điều đó tri thức và kỹ năng của con người ngày càng được nâng cao.tất cả những điều đó làm cho con người trở thành nhân tố động nhất,không ngừng biến đổi và phát triển.Như vậy với tư cách là một lực lượng sản xuất của quá trình CNH-HĐH thì con người giữ vị trí quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất,quyết định toàn bộ quá trình sản xuất xã hội.
-Xét về mặt công nghệ là một mặt vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất thì thành phần con người trong công nghệ cũng chiếm vị trí quan trọng nhất.Bởi vì các thành phần khác như máy móc thiết bị,thông tin liên quan đến bí quyết,Tổ chức quản lý dù hiện đại phức tạp tinh vi đến mấy thì cũng đều do con người sáng tạo ra,vả lại nếu không có con người thì hết thảy chúng đều không có ý nghĩa.Mặt khác trong quá trình CNH-HĐH thì việc có thiết bị máy móc tốt chưa đủ,mà còn phải có những con người có tay nghề phù hợp ,nắm được bí quyết công nghệ,có một bộ máy quản lý năng động, đủ sức tổ chức sản xuất có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.Do đó trong quá trình CNH-HĐH thì việc quan tâm đến yếu tố con người trong công nghệ là vô cùng quan trọng trong điều kiện hiện nay,khi công nghệ thật sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
-Xem xét trong quan hệ với các nguồn lực khác thì con người cũng tỏ rõ vai trò quyết định của mình. Điều này thể hiện ở chỗ các nguồn lực khác như vốn,tài nguyên thiên nhiên,vị trí địa lý…nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng.chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa khi được kết hợp với nguồn lực con người,thông qua hoạt động có ý thức của con người.Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy,có trí tuệ và ý chí,biết “lợi dụng” các nguồn lực khác,kết chúng lại với nhau,tạo thành sức mạnh tổng lực,cùng tác động vào quá trình công nghiẹp hoá,hiện đại hoá .Theo Mác đã lí luận thì các nguồn lực khác là những khách thể,chịu sự cải tạo khai thác của con người và hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu,lợi ích của con người,nếu con người biết cách tác động và chi phối chúng.
-Trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác thì có thể thấy rõ nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó,các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với quá trình CNH-HĐH.Với ý nghĩa đó nguồn lực con người là một yếu tố tất yếu và quan trọng hang đầu để xây dựng quá trình CNH-HĐH.
-Với nguồn lực con người thì sự khai thác không bao giờ đi tới cạn kiệt như các nguồn lực khác mà với tiềm năng trí tuệ to lớn làm cho năng lực nhận thức,sáng tạo và hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận.
Như vậy con người vùă là xuất phát điểm ,là lực lượng chủ đạo lại vừa là mục đích mà quá trình CNH-HĐH hướng tới.Nó là “nguồn lực của mọi nguồn lực”,là yếu tố tất yếu và trung tâm của quá trình CNH-HĐH.Tuy nhiên yếu tố con người không thể tách rời với các yếu tố khác trong quá trình CNH-HĐH.Trong thời điểm hiện nay khai mà khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão cùng với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì đòi hỏi con người Việt Nam phải có đủ những năng lực và phẩm chất cần thiết chủ yếu cần có ở người lao động,phải thể hiện được tinh thần yêu nước,phẩm chất đạo đức,năng lực trí tuệ,sức khoẻ,văn hoá lao động công nghiệp,văn hoá sinh thái,những giá trị nhân văn,…trong đó năng lực trí tuệ là yếu tố quan trọng nhất.
Chương II
Thực trạng nguồn lực con người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH-HĐH
A-Thực trạng nguồn lực con người ở VN hiện nay:
Như đã lý luận ở trên thì yêu cầu về phát triển con người là yêu cầu quan trọng hang đầu của quá trình CNH-HĐH.Tại hội nghị lần 4 BCH Tw khoá VII Đảng ta cũng đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người ViệtNam toàn diện với tư cách là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới.Tuy nhiên để phát triển được con người thì điều cần thiết là đánh giá đúng được thực trạng nguồn lực con người là một cơ sở thực tiễn quan trọng.Nguồn lực con người tuy là một phạm vi rộng,tuy nhiên để xem xét được thực trạng nguồn lực con người hiện nay một cách chính xác chúng ta tìm hiểu trên 3 khía cạnh chính là số lượng,cơ cấu và chất lượng của nguồn lực con người:
•Số lượng nguồn lực con người:
Số lượng nguồn lực con người được phản ánh qua quy mô dân số,lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kì nhất định.theo số liệu thống kê thì trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số và lực lượng lao động ở nước ta tăng khá cao và liên tục nên nguồn bổ sung vào đội ngũ lao động là rất lớn.tốc độ tăng dân số từ 1930 đến 2001 mỗi năm tăng bình quân 2,13%.trong 20 năm gần đây số dân mỗi năm tăng tương đương dân số của một tỉnh trung bình,lực lượng lao động tăng bình quân 3% một năm.Trên thực tế quy mô nguồn lao động ở nước ta còn lớn hơn mức gia tăng của lực lượng lao động bởi vì số người ra khỏi độ tuổi lao động hang năm vẫn có nhu cầu việc làm.
-Ngoài số lao động ra tăng tự nhiên hang năm là khá cao thì những người ngoài lực lượng lao động như người về hưu,trẻ em,học sinh sinh viên đang đi học các trường chuyên nghiệp cũng có nhu cầu việc làm khá lớn.Hiện tại lực lượng lao động tăng thêm hàng năm trên 1 triệu người ,công thêm với 2 triệu lao động hiện chưa có việc làm thường xuyên,tiếp nữa để đảm bảo đủ việc làm cho người lao động ở nông thôn,tận dụng hết quỹ thời gian lao động cần có thêm xấp xỉ 8 triệu chỗ làm việc.chính phủ ViệtNam đề ra chỉ tiêu kế hoạch 2001-2005 tạo mới 7,5 triệu việc làm nhưng trên thực tế 3 năm 2001-2003 mới chỉ tạo được 4,3 triệu việc làm.Do đó sức ép về việc làm ở nước ta là rất lớn.
Quy mô lao động lớn,dồi dào là một thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH. Đây là thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH ở nước ta xét từ góc độ cung ứng số lượng lao động,tuy nhiên đó cũng là khó khăn nếu nền sản xuất xã hội không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động.Do nước ta là một nước chậm phát triểnkhả năng mở rộng và phát triển sản xuất rất hạn chế,nguồn vốn trang thiết bị nguyên nhiên vật liệu thiếu thốn,cơ sở hạ tầng còn yếu kém…thì nguồn lao động đông và tăng nhanh lại gây sức ép việc làm rất lớn.
•Về cơ cấu nguồn lực con người
theo số liệu thống kê gàn đây thì cơ cấu dân cư và lao động ở nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực.tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm dần.Lao động trong công nghiệp dịch vụ tăng lên,mặc dù tốc độ còn chậm.Nếu như trước đây lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệpchiếm tới 73%,trong khi đó lao động trong công nghiệp và dịch vụ chỉ mới có 27% thì hiện nay cơ cấu lao động đã có chuyển biến như sau:
Ngành
kế hoạch
2001-2005
thực hiện
2001
2002
2003
ước thực hiện
2004
2005
Nông-lâm-ngư nghiệp
56-57
60,54
60,67
59,04
59,29
57,44
Công nghiệp và xây dựng
20-21
14,41
15,13
16,41
17,69
18,79
Thương mại và dịch vụ
22-23
25,05
24,20
24,55
24,02
23,78
Tuy nhiên so với chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đại hội Đảng lần thứ IX đề ra (nông-lâm-ngư nghiệp 20-21% ;công nghiệp và xây dựng 38-39%;các ngành dịch vụ 41-42% )thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn quá chậm,dẫn đến khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.Nông thôn chiếm 75% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm 47,38%lực lượng lao động được đào tạo cả nước. đây thực sự là sự trở ngại lớn nhất khi tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Trong khu vực sản xuất số lao động được đào tạo chỉ chiếm 34,35% trong tổng số lao động được đào tạo của cả nước.Về cơ cấu của lực lượng lao động đến cuối 2003 thì tỉ lệ đại học-trung học chuyên nghiệp-công nhân kỹ thuật là 1-1,75-2,3.tỷ lệ này nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động,tạo ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là một trở ngại cho quá trình CNH-HĐH vốn đòi hỏi lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề và nhất là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề-kỹ thuật viên rất lớn.Về cơ cấu tuổi của lực lượng lao động thì lực lượng lao động ở nước ta được xếp vào loại trẻ với 54% số người trong độ tuổi lao động là thanh niên.và hàng năm có trên 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động.Trong quá trình CNH-HĐH thì lực lượng lao động trẻ có thuận lợi về sức khoẻ,tính năng động sáng tạo,có trình độ văn hoá khá,khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến nhanh.Tuy nhiên đội ngũ lao động có trình độ cao lại đang bị già hoá nhanh.số công nhân kỹ thuật bậc cao đa phần xấp xỉ tuổi 50,trong 10.000 cán bộ khoa học bậc cao thì tuổi bình quân của tiến sĩ là 52,8 giáo sư tuổi từ 50-71 chiếm 96%,dưới 50 tuổi chỉ có 4%,phó giáo sư tuổi 51-72 chiếm 82%,dưới 50 chỉ co 18%.
•Về chất lượng nguồn lực con người:
Chất lượng của nguồn lực con người được thể hiện qua rất nhiều chỉ tiêu như thể lực trí lực,năng lực sáng tạo,kĩ năng lao động,trình độ học vấn, đạo đức….Hiện nay chất lượng của nguồn lực con người ở ViệtNam đang tồn tại thực trạng là vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình CNH-HĐH.cụ thể như sau: Về thể lực tuy là từ đầu thập niên 90 của thế kĩ XX chiều cao và cân nặng và tuổi thọ có tăng lên cụ thể là chiều cao đã tăng từ 1m56 năm 1994 đến 1m58 năm 2000.Tuổi thọ tăng từ 65t năm 1989 lên 68,5t năm 2000.tuy nhiên thể lực của người ViệtNam vẫn còn yếu kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.thu nhập thấp, đời sống khó khăn,dinh dưỡng thiếu,thể lực hạn chế, đó là trạng thái chung của nguồn lực con người nước ta hiện nay.
-về trí lực:Hiện nay nhìn chung theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài và trong nước thì người lao động ViêtNam có tư chất thông minh sáng tạo,có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh.Những phẩm chất này khẳng định năng lực trí tuệ người ViệtNam có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại.Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì phải thừa nhận rằng năng lực chuyên môn,trình đọ tay nghề khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động nước ta còn rất hạn chế.Mặt khác ,cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầy đủ , đến 2003 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 17,5% tổng số lao động cả nước và hiện vẫn còn 3,74% lao động không biết chữ.Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất ở nước ta, đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm 82%,đội ngũ các nhà kỹ thuật quản lý,phát minh và đổi mới công nghệ chỉ chiếm 18%,trong khi tỷ lệ tương ứng ở các nước phát triển là 28% và 72%.Như vậy chuă nói về chất lượng đào tạo và sự phù hợp giữa kiến thức đào tạo trước đây với việc làm hiện nay ra sao,mà chỉ riêng những chỉ số trên đã cho thấy tỷ lệ lao động được đào tạo ở nước ta là quá thấp,vì thế chất lượng lao động nói chung là rất hạn chế. Đáng chú ý là số lao động được đào tạo đã thấp mà hiện vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa có việc làm.Thêm vào đó chỉ khoảng 70% số người có trình độ đại học,cao đẳng và trung học chuyên nghiệplàm việc đúng ngành nghề đào tạo
-Xét về đội ngũ công chức hành chính nhà nước,một bộ phận quan trọng của quá trình CNH-HĐH,nhìn chung trong những năm qua chất lượng đội ngũ công chức nhà nước đã được nâng lên 1 mức đáng kể tuy nhiên chất lượng đội ngũ công chức con thấp,tính năng động và khả năng thích ứng nói chung còn bị hạn chế.
-Về đội ngũ công nhân công nghiệp,lực lượng trụ cột của quá trình CNH-HĐH, đội ngũ này hiện nay ở nước ta vùă nhỏ bé về số lượng lại vừa yếu về chất lượng.Số công nhân bậc 5,6 và 7 chỉư chiếm 3,9% tổng số công nhân.Có gần 70%công nhân khu vực kinh tế quốc doanh có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở lên,tuy nhiên kiến thức mà họ được trang bị còn thiếu hụt và lạc hậu,mặt kháccòn một bộ phận lớn công nhân chưa có văn hoá lao động công nghiệp,hạn chế về trình độ tổ chức,thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm nghề nghiệp…đây là một thực trạng rất đáng lo ngại.
Tuy nhiên con người Việt Nam mang trong mình những giá trị truyền thống như cần cù chịu khó,tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc tự lực tự cường,tư tưởng nhân văn nhân ái,trọng đạo lý,giỏi chịu đựng gian khổ…đó là những nét giá trị vô cùng tốt đẹp của con người,mà trong cả quá trình CNH-HĐH nếu được gìn giữ phát huy,phát triển lên một tầm cao mới với những nội dung và hình thức biểu hiện mới phù hợp với yêu cầu và điều kiện ngày nay,sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.Tuy nhiên bên cạnh những giá trị truyền thống tốt đệp đó thì những mặt hạn chế,tiêu cực đang còn tồn tại trong con người Việt Nam cũng không phải là nhỏ.Nổi cộm là những nhược điểm của tư tưởng và tâm lý tiểu nông, đó là:coi trọng địa vị,ngôi thứ,chủ nghĩa hình thức,gia trưởng,nặng về tình nghĩa hơn về lí lẽ ,thiên về tình cảm,kinh nghiệm thiếu lý trí và thực nghiệm khoa học dễ thoả hiệp,bảo thủ dung hoà,hay sống theo lệ hơn là theo luật. Đặc biệt trong lao động và ứng xử thì con người Việt Nam thường không đề cao trí thuệ mà ca ngợi sự khôn khéo,tất cả những đặc điểm đó tạo thành sức ì rất lớn ở con người lao động Viêt Nam,là lực cản của quá trình CNH-HĐH.Mặt khác do một số “di chứng” của thời kì bao cấp như tính thụ động,thờ ơ xa lánh sản xuất, ỷ lại,thiếu năng động,thiếu ý thức trách nhiệm trong lao động,tâm lý dựa dẫm không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.Mặt trái của kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh một số thói hư tật xấu,làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguồn lực con người.
Đó là thực trạng của nguồn lực con người của đất nước ta hiện nay.Từ những thực trạng đó cần có các giải pháp trước mắt và lâu dài để hoàn thiện và phát triển được nguồn lực con người,phục vụ cho quá trình CNH-HĐH.
Chương III
Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguồn lực con người trong thời kì CNH-HĐH
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình CNH-HĐH và đứng trước những thực trạng về nguồn lực con người ở đất nước tảtong bối cảnh hiện nay,chũng ta cần bắt tay xây dựng một hệ thống giải pháp chi tiết,cụ thể để khai thác hợp lý,sử dụng có hiệu quả và phát triển được nguồn lực con người phục vụ cho yeu cầu trong tương lai của đất nước.Các nhóm giải pháp được đặt ra hiện nay bao gồm các nhóm giải pháp sau:
1-Nhóm giải pháp về khai thác hợp lý,có hiệu quả nguồn lực con người:
Dựa trên thực trạng về nguồn lực con người ở nước ta và câu hỏi :”làm thế nào để khai thác,sủ dụng tốt nguồn lực con người ây?”Vấn đề này được trả lời thông qua các biện pháp về tạo việc làm cho người lao động, đến việc tổ chức quản lý lao động xã hội, điều kiện môi trường lao động cũng nhú những động lực kich thích tình tích cực của người lao động…
a)Tạo nhiều việc làm cho người lao động:
Tạo ra nhiều việc làm có hiệu quả cho người lao động,phấn đấu để tỷ lệ lao động có việc làm ngày càng tăng là nhiệm vụ thiết yếu và trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này,chính sách lao động và việc làm phải hướng vào việc khai thác triệt để hợp lý,có hiệu quả nguồn lao động của đất nước mà tư tưởng có bản là bảo đảm điều kiện cho người có khả năng và nhu cầu lao động đều có cơ hội có việc làm.
-Phải xã hội hoá việc làm, đồng thời nhà nước phải tạo môi trường, điều kiện thuận lợi về pháp lý,kinh tế xã hội để người lao động bình đẳng trong tìm kiếm việc làm,bảo vệ quyền tự do lao động của chính người lao động.
+Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phầnvà thúc đẩy nó phát triển là điều kiện tiên quyết để tạo thêm việc làm:Hiện tại số lao động ở khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 4/5 tổng số lao động.do đó nhà nước cần có chính sách khuyến khích khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,kinh tế tư nhân phát triển, để làm được điều này cần có các chính sách tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế,hạn chế đến mức tối thiểu sự phân biệt đối xử của các cơ quan quản lý đối với khu vực kinh tế tư nhân.
+quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn:Do lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào mà đất canh tác lại ít,do đó cần có các biện pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn,cụ thể cần làm theo 3 bước:
• một là công tác quy hoạch và kế hoạch hoá dài hạn về lao đọng,việc làm trong nông nghiệp nông thôn.
•Hai là cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH,từng bước cơ giới hoá nông nghiệp,phát triển công nghiệp nông thôn,khôi phục và mở mang các làng nghề truyền thống từ đó làm biến đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần số hộ thuần nông,tăng tỷ lệ hộ phi nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
•Ba là chú trọng đầu tư xây dựng phảt triển hạ tầng cơ sở kinh tế kỹ thuật và xã hội ở nông thôn,nhờ đó tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cư dân nông thôn. Đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ,nhất là công nghệ sinh học,có các chương chình hướng dẫn cho nông dân những kiến thức sản xuất kinh doanh,có các chương trình đào tạo nghề dưới hình thức tại chỗ và ngắn hạn là chủ yếu cho lao động nông thôn để góp phần đáp ứng lao động kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp chế biến,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở mỗi vùng nông thôn.Mặt khác tiếp tục có các giải pháp thực hiện đẩy mạnh chương trình di dân,phân bố lại lao động trong phạm vi nội vùng địa phương cũng như trong phạm vi cả nước.Mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu.
+chú trọng tạo việc làm cho người lao động đã qua đào tạo,nhất là đối với lao động trí tuệ:Cần có các chính sách,biện pháp gắn hoạt động khoa học công gnhệ với thực tiễn ,làm cho người sản xuất tự tìm đến khoa học,coi khoa học ,công nghệ là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp,từ đó thiết lập các quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp và các cơ quan và người nghiên cứu,phát minh sáng chế trên cơ sở 2 bên cùng có lợi từ đó tạo thêm việc làm cho các cán bộ nghiên cứu,phát minh.Mặt khác cần có chính sách ưu tiên cho vay vốn để đổi mới công nghệ,khuyến khích miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới sản phẩm.
+tăng vốn đầu tư tạo việc làm phát triển thị trường lao động và mở rộng xuất khẩu lao động : Đẩy mạnh các biện pháp ,chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.khuyến khích nhân dân trong nước đầu tư vào kinh doanh sản xuất.Mặt khác nhà nước cần tổ chức quản lý,hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động,kiểm tra việc trả công lao động,việc thực hiện các quy định về giờ làm việc trong ngày,về điều kiện lao động,về bảo hộ an toàn cho người lao động.
•Bên cạnh đó mở rộng hơn nữa hệ thống các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm.Có các chính sách tạo cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động.phát triển mạng thông tin 2 chiều giữa người lao động và người sử dụng lao động,giữa người tuyển lao động và các cơ sở giáo dục đầo tạo.Mở rộng các trung tâm môi giới việc làm,”chợ lao động” , đồng thời một giait pháp quan trọng đó là có các chính sách tạo điều kiện cho mở rộng việc xuất khẩu lao động được dễ dàng,nhà nước cần có thông tin về thị trường lao động ở các nước,có thông tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75696.DOC