Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

Chương I : Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản 4

I. Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức 4

1.Khái niệm 4

2.Đặc điểm 4

3.Vai trò của ODA. 5

3.1.Đối với nước cung cấp ODA. 5

3.2.Đối với nước nhận ODA. 5

4.Ưu nhược điểm của ODA 5

4.1. Ưu điểm của ODA 5

4.2. Bất lợi khi nhận ODA 6

II.ODA Nhật Bản. 7

1. Vài nét khái quát về ODA Nhật Bản 7

2.Lịch sử hình thành và phát triển của Hỗ trợ phát triển chính thức Nhật Bản: 9

3.Phân loại ODA Nhật Bản 11

3.1.ODA song phương. 11

3.2.ODA đa phương: 14

4.Chính sách ODA Nhật Bản: 14

4.1.Chính sách ODA Nhật Bản trước những năm 90: 14

4.2. Một số thay đổi gần đây về chính sách ODA. 19

Chương II :Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam 22

I. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. 22

1. ODA của Nhật bản với Việt Nam. 22

1.1.Giai đoạn 1975-1978: 22

1.2. Giai đoạn 1979- 1991. 24

1.3.Giai đoạn 1992 đến nay: 24

2. Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA của Nhật Bản. 27

3. Một số dự án đầu tư nổi bật của Nhật Bản vào Việt Nam: 30

3.1. Cầu Bãi Cháy 30

3.2. Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất 31

3.3. Hầm qua đèo Hải Vân 32

4.Một số tồn tại trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. 32

4.1.Những tồn tại trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam 32

4.2.Nguyên nhân 34

II.Triển vọng thu hút ODA nhật bản trong thời gian tới. 36

Chương III. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng ODA của Nhật bản ở Việt Nam. 39

1. Về cơ chế chính sách: 39

2. Tổ chức thực hiện: 40

3. Về sử dụng ODA. 41

KẾT LUẬN 44

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nhật Bản. Như vậy một Châu á phát triển lành mạnh và ổn định sẽ là thị trường lớn cho hàng hóa của Nhật Bản. Biểu1: Vốn ODA Nhật Bản cho ASEAN 10 vay đến 1998 Đơn vị: Tỷ yên Nước Vốn vay Viện trợ Hợp tác công nghệ Tổng cộng Inđônêxia 3.432,3 189,7 207,4 3.829,4 Philippin 1.772,6 211,6 129,6 2.113,8 Thái Lan 1.665,4 161,4 161,8 1.988,6 Malaysia 754,0 11,9 83,3 849,2 Việt Nam 520,2 77,3 22,1 619,6 Myanma 405,5 159,3 19,1 583,6 Lào 9,1 66,3 18,1 93,5 Campuchia 2,3 54,7 13,1 70,1 Xingapo 12,7 3,1 21,4 37,2 Brunây 0,0 0,0 39,3 39,3 (Nguồn: Bộ ngoại giao Nhật Bản) 4.1.2.Chính sách ưu tiên theo lĩnh vực: ODA của Nhật Bản tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như là: Giao thông vận tải, năng lượng, y tế, giáo dục..Thúc đẩy nâng cao kỹ thuật và năng suất các ngành nông- lâm- ngư nghiệp ¨Ngành nông nghiệp:ODA nhằm giữ vững sự ổn định về cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân nước sở tại và đặc biệt chú ý tăng sản phẩm gia súc, gia cầm. Đối với các nước đang phát triển thì nông nghiệp được coi là một "ngành công nghiệp chính" vì thế việc thực hiện ổn định lương thực, thực phẩm được các nước cung cấp ODA coi như một tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sự ổn định về tăng trưởng kinh tế. Do đó ODA Nhật Bản cũng nhằm thúc đẩy nông nghiệp và coi đó là một lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế. Khoản ODA cho lĩnh vực này thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng ODA được cung cấp. Ví dụ năm 1993 ODA dành cho nông nghiệp chiếm 8,1%. Trong các nước ASEAN thì Inđônêxia là nước nhận nhiều nhất ODA Nhật Bản ở lĩnh vực nông nghiệp, mà chủ yếu là hỗ trợ cho trang trại chăn nuôi, phát triển nông nghiệp và xây dựng các làng trồng trọt... Đây là ngành trụ cột ở hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là trong các nước Asean phần đông dân số vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp góp phần rất quan trọng cho việc ổn định an ninh lương thực, thực phẩm ở nước tiếp nhận. Đây chính là tiêu chuẩn chủ đạo để đánh giá sự ổn định về tăng ttrưởng kinh tế cho một nước. ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực này thường được thực hiện bằng viện trợ không hoàn lại và viện trợ tín dụng. ¨Lĩnh vực y tế: ODA sử dụng nhằm nâng cao sức khỏe của người dân, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp bệnh viện, cung cấp máy móc y tế hiện đại...Thường ở dạng viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật. Năm 1993 Nhật bản dành 14% tổng ODA cho y tế, trong đó 53,6% của số viện trợ này đưa vào Châu á. Ngoài ra Nhật Bản còn đóng góp vào các tổ chức quốc tế cho phong trào chống AIDS của toàn thế giới. ¨Giáo dục: Đây là lĩnh vực được các nước thực hiện ODA quan tâm và được coi như là phương tiện để thúc đẩy sự phát triển xã hội và nền kinh tế của nước nhận tài trợ. ở lĩnh vực này Nhật Bản thường thực hiện nhiều khoản viện trợ không hoàn lại. Ví dụ trong thời gian 1989-1993, ODA Nhật Bản đã giúp xây dựng 380 trường tiểu học và trung học... Đồng thời ODA Nhật còn chú ý vào dạng viện trợ hợp tác kỹ thuật để trang bị cho trường học. Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ của Nhật trong việc thực hiện các dự án xây dựng trường học cho các nước nhận ODA. ¨Lĩnh vực năng lượng: Nhật Bản chú trọng vào xây dựng các nhà máy điện, công nghệ sản xuất dầu, vì thế ODA của họ thường tập trung vào qui trình công nghệ tiết kiệm năng lượng và giúp các nước nhận ODA sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn. Hơn nữa cũng phải ghi nhận kỹ thuật công nghệ làm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường của Nhật Bản. ODA dành cho khu vực này từ 1989- 1993 chiếm khoảng 17% trong tổng số các khoản viện trợ và thường là viện trợ tín dụng. Ví dụ trong năm 1993 tổng ODA cho vay dành cho năng lượng là 297,551 tỷ yên chi cho 23 dự án của 9 nước là ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Bangladesh, Malaysia, Trung Quốc, Sri Lan ca và Iran. ¨Giao thông vận tải: Nhật Bản quan tâm khá nhiều đến lĩnh vực này, dành 20% lượng ODA cho giao thông vận tải. Phần lớn ngân sách ODA dành cho GTVT là cho vay vì nói chung đều là những dự án được thực hiện ở Châu á (chiếm khoảng 98% trên tổng số ODA dành cho GTVT), trong đó chủ yếu cho các nước ASEAN. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có thực hiện viện trợ không hoàn lại và viện trợ hợp tác kỹ thuật cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó ODA Nhật Bản còn quan tâm đến việc giúp đỡ để đào tạo cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong việc quản lý và điều hành hệ thống giao thông vận tải. ¨Truyền thông và viễn thông, ODA Nhật Bản đã tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này, do đặc điểm của thông tin truyền thông có hiệu quả tác động rất lớn tới công nghiệp, thương nghiệp, quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội vì thế Nhật Bản đã đưa vào Châu á từ năm 1989- 1993 là 78,4% vốn ODA cho vay trong tổng số ODA cho lĩnh vực truyền thông và viễn thông, 50% hệ thống vi sóng phủ 2500km ở Inđônêxia và 76% hệ thống này ở Jakarta được xây dựng từ nguồn ODA của Nhật Bản. Các khoản viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực này thường được đưa đến những vùng hẻo lánh để xây dựng cơ sở vật chất. Còn phần viện trợ hợp tác kỹ thuật được dùng vào việc nhận người đến đào tạo tay nghề tại Nhật Bản. Về lâu dài ở lĩnh vực này Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác với các nước nhận tài trợ để đào tạo những cán bộ kỹ thuật có trình độ hiểu biết và quản lý được hệ thống truyền thông hiện đại để thực hiện các cuộc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới. Biểu2:Vốn vay ODA của Nhật Bản cho bốn nước thành viên ASEAN tới 1998 Đơn vị: tỷ yên Lĩnh vực Inđônêxia Philippin Thái Lan Malaysia Tổng Giao thông 725,2 542,8 681,0 129,4 2.078,4 Năng lượng 616,5 244,7 296,3 372,4 1.529,9 Viễn thông 148,1 50,4 102,8 13,4 314,7 Công nghiệp 110,8 91,8 112,7 75,6 390,9 Nông nghiệp 408,5 138,2 164,8 0,0 711,5 Nghành khác 1.664,6 716,1 326,3 157,3 2.864,3 Tổng 3.673,7 1.784,0 1.683,9 748,1 7.889,7 ( Nguồn: Bộ ngoại giao Nhật Bản- 2000) 4.2. Một số thay đổi gần đây về chính sách ODA. 4.2.1. ODA Nhật Bản từ vai trò kinh tế chuyển sang vai trò kinh tế chính trị: ODA của Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ mới, chính sách ODA của Nhật Bản đã nhấn mạnh vào phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho đến tận giữa những năm 1980, nhưng hiện nay mục tiêu và vai trò của nó đã được mở rộng hơn. Trong những năm 80, nền kinh tế Nhật Bản có được khoản thặng dư về tài khoản hiện hành khổng lồ và Nhật Bản bị đòi hỏi phải chuyển các khoản thặng dư này trở lại cho các nước đang phát triển. Cũng gần như cùng thời gian đó, vấn đề nợ lũy tiến đã nổi lên chủ yếu ở các nước Mỹ La Tinh. Toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế sẽ bị đe dọa nếu như cộng đồng thế giới ở vào tình trạng phải đương đầu xử trí một cách thích đáng đối với cuộc khủng hoảng nợ này. Với tình hình tài chính như vậy, việc tái chu chuyển lượng tiền mặt tới các nước đang phát triển của Nhật Bản thực chất là sự cung cấp hàng hóa cho cộng đồng quốc tế, có nghĩa là làm ổn định hệ thống tài chính quốc tế. Liên quan đến vấn đề trên Nhật Bản đã quyết định sẽ tăng những đóng góp của họ đối với các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức tài chính cùng với viện trợ của Nhật Bản hoặc các khoản cho vay và trợ cấp tương ứng. Trong giai đoạn này, chính sách viện trợ của Nhật Bản đã có một sự thay đổi đáng kể, nó bao gồm những mục tiêu và qui mô rộng lớn hơn, nhấn mạnh một cách rõ ràng vai trò toàn cầu và quốc tế của Nhật Bản. Do tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh nổ ra ở Trung Đông vào 1990, chính sách viện trợ của Nhật Bản đã phát triển xa hơn những nguyên tắc cơ bản của nó, có tính đến cả các nền kinh tế chính trị. Hiến chương về viện trợ phát triển chính thức được hình thành từ tháng 6/1992 đã khẳng định, về mặt nguyên lý của nó, không chỉ nhằm vào các mục tiêu kinh tế mà còn nỗ lực nhằm tạo ra một xã hội đảm bảo tự do, quyền con người và nền dân chủ là những điều kiện tiên quyết. Về những nguyên tắc của viện trợ phát triển chính thức, bản Hiến chương cũng đã trích dẫn bốn điểm sau đây: Sự tương ứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Không sử dụng quĩ viện trợ phục vụ cho các mục đích quân sự hoặc khuyến khích các cuộc xung đột quốc tế Quan tâm thích đáng tới những xu hướng trong chi tiêu về mặt quân sự, phát triển hoặc chế tạo vũ khí phá hủy lớn, nhập khẩu và xuất khẩu vũ khí ở các nước nhận viện trợ. Quan tâm thích đáng tới việc khuyến khích dân chủ hóa, những nỗ lực nhằm thực hiện một nền kinh tế hướng vào thị trường, và duy trì các quyền con người cơ bản tự do. 4.2.2.Điều chỉnh chính sách ODA trước những thay đổi trong nền kinh tế của Nhật Bản: Trong những năm gần đây nền kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, hiện tượng suy thoái kéo dài, vì vậy đã có ảnh hưởng đến chính sách viện trợ ODA của Nhật Bản. Một loạt các biện pháp khuyến khích kinh tế dựa trên cơ sở những chi tiêu về tài chính và suy thoái kinh tế kéo dài làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên một cách nhanh chóng. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP danh nghĩa đã vượt quá con số 6%, các khoản nợ trong và ngoài nước so với GDP danh nghĩa đạt tới 90%, đây là con số cao nhất trong các nước phát triển. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cắt giảm 10% tổng nguồn ODA của mình trong năm tài khóa 2003. Những thay đổi quan trọng tập trung vào tín dụng ODA. JBIC đã đưa ra chính sách trung hạn trong cung cấp ODA cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong ASEAN với một số nội dung chính như sau: * Các mục tiêu trọng tâm của ODA Nhật Bản. - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế.Về lĩnh vực này quan tâm đến những vấn đề sau: Hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính và tài khóa. Thúc đẩy công nghiệp và thương mại quốc tế. Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và quản lý Hỗ trợ cho việc gia nhập WTO. -Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực: Điện năng, giao thông vận tải và viễn thông Tập trung ưu tiên cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển các nhà máy điện, cải tiến mạng lưới truyền tải và phân phối điện. Hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Ưu tiên phát triển hệ thống mạng lưới thông tin và công nghệ viễn thông c.Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giáo dục sức khỏe và dịch vụ y tế.Trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào giáo dục tiểu học. Tiếp tục đa dạng hóa hợp tác trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải tiến phương pháp chữa bệnh. Bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực này ưu tiên theo các hướng sau: Bảo vệ môi trường tự nhiên đặc biệt là bảo vệ rừng. Bảo vệ môi trường ở đô thị. Chương II :Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam I. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. 1. ODA của Nhật bản với Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản chính thức lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973; Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên. Nhật Bản bắt đầu cung cấp ODA cho Việt Nam vào năm 1975. Tuy nhiên trước 1975 chính phủ Nhật bản cũng đã cung cấp tín dụng ODA cho chính quyền Sài Gòn với khối lượng rất nhỏ bên cạnh khoản bồi thường chiến tranh trị giá 13 tỷ Yên. Sau một thời gian dài thực hiện chính sách "đóng băng" đến 1992 Nhật Bản nối lại hoàn toàn viện trợ cho Việt Nam, ODA của Nhật Bản tăng dần và hiện nay đang đứng đầu các nhà tài trợ cho Việt Nam kể từ 1995. 1.1.Giai đoạn 1975-1978: Trong giai đoạn này hoạt động ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chỉ gồm các khoản viện trợ không hoàn lại dưới dạng máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa. Trong hai năm 1975-1976, chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp viện trợ không hoàn lại đầu tiên cho Việt Nam thông qua việc cung cấp máy đào, xúc, san nền trị giá 8,5 tỷ yên. Sang năm 1976, Nhật Bản tiếp tục tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 5 tỷ yên dưới hình thức cung cấp thiết bị và nguyên liệu cho một nhà máy sản xuất xi măng có tổng trị giá là 5 tỷ yên. Tổng số 13,5 tỷ yên này là không lớn và theo các nhà nghiên cứu khoản viện trợ này chính là khoản bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, mà có lẽ nó phải được thực hiện trước đó rất lâu. Mặc dù khi các nhà kinh tế đưa ra những nhận định như trên Chính phủ Nhật Bản không chính thức thừa nhận như vậy. Song điều quan trọng hơn cả là chương trình tài trợ trong hai năm 1975-1976 đã có ý nghĩa như là điểm mốc đánh dấu sự khởi đầu cho mối quan hệ Nhật- Việt. Tháng 4/ 1978, Chính phủ Nhật Bản tài trợ không hoàn lại số thiết bị và hàng hóa (sợi bông, sợi tổng hợp, thiết bị phân phối điện) trị giá 4 tỷ yên cho Chính phủ Việt Nam. Đồng thời Nhật Bản muốn gắn trách nhiệm hoàn trả 15,5 tỷ yên mà chính quyền Sài Gòn vay trước đó cho Chính phủ Việt Nam. Sau hai năm thương lượng, bàn cãi, cuối cùng hai nước cũng đã đạt đến một thoả thuận, ký kết một ghi nhớ về "hoàn trả tín dụng và nợ". Sau khi bản ghi nhớ này được ký kết tình hình diễn ra rất thuận lợi. Tháng 7/1978 một khoản tín dụng hàng hóa 10 tỷ yên cho Chính Phủ Việt Nam đã được thực hiện dưới dạng phân bón, sợi, thiết bị điện tử, dụng cụ sản xuất, thuốc, xi măng, hóa chất và cao su.Thế nhưng việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh xóa bỏ chế độ diệt chủng Pônpốt là lý do trì hoãn việc cung cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. Biểu 12:ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1975-1978: Đơn vị: tỷ yên Năm Tài trợ không hoàn lại Tài trợ tín dụng 1975 8,5 0 1976 5 0 1977 0 0 1978 4 10 ( Nguồn: Japan Annual Report : 1978) Như vậy trong 4 năm tổng ODA Nhật Bản cho Việt Nam chỉ đạt 27,5 tỷ yên, con số này rất thấp so với 3 nước đã nêu trên. Điều này chứng tỏ giai đoạn đầu cung cấp ODA cho Việt Nam, Nhật Bản rất "dè chừng" có rất nhiều lý do giải thích nhưng lý do khách quan nhất là bởi vì Việt Nam vừa mới thống nhất, nền kinh tế còn nghèo nàn, Nhật bản chưa rõ hướng đi của Việt Nam, vì vậy Nhật Bản chưa tin tưởng vào sức phát triển của Việt Nam trong tương lai. 1.2. Giai đoạn 1979- 1991. Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách "đóng băng" hoạt động cung cấp ODA cho Việt Nam. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn này, Nhật Bản vẫn duy trì cung cấp cho Việt Nam thông qua các khoản viện trợ nhân đạo với khối lượng rất nhỏ. Thực chất các khoản viện trợ nhân đạo này mang tính chất "duy trì" các quan hệ ngoại giao nhiều hơn. Dẫu sao thì các khoản viện trợ nhân đạo và việc duy trì các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa hai nước trong suốt hơn một thập kỷ trước khi nối lại viện trợ ODA chính thức vẫn là những chất xúc tác làm ấm một phần quan hệ song phương vốn bị lạnh cóng do chính sách "đóng băng" của Nhật Bản. 1.3.Giai đoạn 1992 đến nay: Đây được coi là giai đoạn phát triển nhất trong suốt quá trình thực hiện ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Nhật Bản và ASEAN có mối quan hệ khá khăng khít về mọi mặt kinh tế- chính trị- văn hóa xã hội. Bộ trưởng ngoại giao Nhật còn tuyên bố trong chuyến đi thăm Inđônêxia rằng "Nhật Bản chỉ nối lại tài trợ cho Việt Nam sau khi tham khảo ý kiến của ASEAN ". Trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu 90 đã có những cuộc thăm viếng đều đặn của lãnh đạo hai nước, điều này thể hiện thiện chí và nỗ lực của cả hai phía nhằm nối lại hoạt động cung cấp ODA cho Việt Nam. Từ 1992-2000 viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam gia tăng đều đặn, tổng gía trị ODA đạt 744 tỷ yên (số cam kết), giá trị này gồm vốn vay ODA: 525 tỷ yên; viện trợ không hoàn lại: 59 tỷ yên; hỗ trợ kỹ thuật: 33 tỷ yên. Chương trình hỗ trợ cho Việt Nam đặt ưu tiên để tạo điều kiện phát triển bền vững và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Để theo đuổi mục tiêu trên, đã đề ra năm lĩnh vực ưu tiên như sau: Phát triển nguồn nhân lực và thể chế. Phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển nông nghiệp và nông thôn Phát triển giáo dục và y tế. Bảo vệ môi trường. Với việc hoạch định rõ ràng năm lĩnh vực như trên vào năm 1992 Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam tổng số là 46,7 tỷ yên, đưa Nhật Bản lên vị trí số 1 trong số các nước cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. Trong đó tài trợ không hoàn lại là 1,2 tỷ yên và tài trợ tín dụng là 45,5 tỷ yên. Một số dự án lớn được cấp tài trợ không hoàn lại là: Dự án phục hồi và nâng cấp bệnh viện Chợ Rẫy- thành phố Hồ Chí Minh: 840 triệu yên; dự án cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội: 351 triệu yên; dự án trồng rừng ở Đắc Lắc: 333 triệu yên; dự án cung cấp thiết bị thể dục cho bộ văn hóa: 49 triệu yên; và 4 dự án nhỏ khác trị giá 14 triệu yên. Năm 1993 có tổng số 16 dự án- chương trình được nhận tài trợ ODA của Nhật Bản.Trong đó có 8 dự án được cấp tín dụng đó là: Xây dựng nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ (giai đoạn I): 26942; xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại: 730; Xây dựng nhà máy thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi: 1463; Nâng cấp đường quốc lộ số I (giai đoạn I): 3870; khôi phục cầu trên tuyến đường sắt Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạnI): 4042; Nâng cấp cảng Hải Phòng (giai đoạn I): 3975; Tín dụng hàng hóa: 2500. Ngoài ra có 8 dự án được nhận viện trợ không hoàn lại: Tiếp tục khôi phục và nâng cấp bệnh viện chợ Rẫy: 803; cải thiện hệ thống cung cấp nước ở khu vực Gia Lâm- Hà Nội (giai đoạnI): 984; cung cấp thiết bị dạy học cho khoa Nông nghiệp thuộc Đại học Cần Thơ: 788; cải thiện hệ thống cung cấp nước khu vực Gia Lâm- Hà Nội (giai đoạnII): 65; Tài trợ không dự án: 3000; cải thiện thiết bị y tế cho thành phố Hà Nội: 565; các dự án nhỏ khác: 19 (Đơn vị : triệu yên). Năm 1994 tổng tài trợ không hoàn lại là 79,64 ttriệu USD. Tài trợ tín dụng vẫn tiếp tục cung cấp cho các dự án từ năm trước. Trong đó có 9 dự án nhận tài trợ không hoàn lại với tổng trị giá là 5672 triệu yên: Tiếp tục khôi phục và nâng cấp bệnh viện Chợ Rẫy: 877; cải thiện thíêt bị y tế cho bệnh viện Hà Nội: 1126; cải thiện hệ thống cung cấp nước cho khu vực Gia Lâm- Hà Nội (giai đoạnIII): 1512; xây dựng các trường tiểu học (giai đoạn I): 1446; xây dựng cảng cá Vũng Tàu: 379; cung cấp thiết bị âm nhạc cho nhạc viện Hà Nội: 43; cung cấp hệ thống thực nghiệm ngôn ngữ cho đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh: 42; một số dự án nhỏ khác: 12 (Đơn vị: triệu yên). Từ năm 1995 đến nay Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam với tổng trị giá là : 11947 triệu yên. Phân bổ cho xây dựng cảng cá Vũng Tàu (giai đoạnII): 238 triệu yên; dự án tiêm chủng mở rộng toàn quốc. Đồng thời là khoản tín dụng 70 tỷ yên để xây dựng các công trình thuộc hạ tầng kinh tế. Nhật Bản luôn đứng ở vị trí số một trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam. Biểu13:Tổng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 1992 – 2000 Cần phải nhấn mạnh rằng, những thành công trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, trên thực tế đã tạo ra một hình ảnh tích cực và một niềm tin cho các đối tác của Việt Nam, trong đó có Nhật Bản. Thêm vào đó là việc Việt Nam thực hiện chính cách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, đa phương hóa trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Đây là chính sách mang tính hai mặt hỗ trợ cho nhau. Mở rộng đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại là một chính sách phù hợp với xu thế của toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới, bởi chính hướng đi này đã phá tan chính sách bao vây cấm vận từ bên ngoài, thiết lập từng bước quan hệ hiểu biết và phụ thuộc lẫn nhau tạo môi trường thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế. 2. Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA của Nhật Bản. Kể từ khi chính thức nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992. Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế thị trường cũng như vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Đất nước. Tính theo tổng vốn ODA, Nhật Bản trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam kể từ năm 1995. Đồng thời với quan hệ hợp tác kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cũng trở thành nước tiếp nhận viện trợ chiến lược quan trọng nhất. Tính theo số liệu giải ngân dòng, Việt Nam đứng vào hàng thứ tư (Sau Inđônêxia, Trung Quốc và Thái Lan) trong các nước tiếp nhận ODA của Nhật Bản vào năm 1999 và đứng thứ hai sau Inđônêxia vào năm 2000. Từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt gần 14 tỷ USD, chiếm 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2005 tới nay, tổng số viện trợ ODA của Nhật Bản luôn đạt hơn 100 tỷ yên mỗi năm. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đến năm 2007 là 1492,5 tỷ yên, trong đó có các khoản cho vay là 1291,1 tỷ yên, cấp viện trợ là 123,8 tỷ yên và hợp tác kỹ thuật là 77,6 tỷ yên. Năm 2007, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng ODA cho Việt Nam. Cơ cấu vốn ODA được Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam từ 1991 - 2007 Nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. ODA được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:từ cơ sở hạ tầng kinh tế đến hạ tầng xã hội (Các nghành công nghiệp, nông nghiệp , tài chính tín dụng) nâng cấp và xây dựng mới hàng loạt các dự án có qui mô lớn trong các lĩnh vực giao thông, điện, thủy lợi, cấp thoát nước, y tế, giáo dục đào tạo. Một loạt các đường quốc lộ ( QL15, QL18, QL10, QL 10, QL1A) được xây dựng và đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bên cạnh đó cải cách hầu hết các loại hình đào tạo chủ yếu: Tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học, dạy nghề, cải thiện các dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình, phát triển dân số, cải tạo và phát triển các nhà máy cấp thoát nước ở hầu hết các thành phố, thị xã... Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính "xúc tác" vừa có tác dụng trước mắt, đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nhờ vậy đã góp phần gia tăng sản lượng nông nghiệp với nhịp độ phát triển tương đối cao trong thời gian qua Thông qua viện trợ không hoàn lại Chính phủ Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế- xã hội có qui mô lớn như: Khôi phục bệnh viện chợ Rẫy, xây dựng cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp bệnh viện Bạch Mai, xây dựng hệ thống cấp nước Gia Lâm, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, xây dựng hơn 200 trường tiểu học vùng bão, mở rộng hệ thống cấp nước tỉnh Hải Dương, xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Chi, xây dựng trung tâm hợp tác nguồn nhân lực tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh... Với các dự án hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các nghành như: điện lực, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường... Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, cán bộ tình nguyện...Trong những năm gần đây,Chính phủ Nhật Bản chú trọng sử dụng hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế, xây dựng pháp luật, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực thể chế... Về tín dụng ưu đãi, kể từ khi Chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp ODA cho Việt Nam tháng 11/1992 cho đến năm 2001, hai Chính phủ đã ký 69 hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Tổng số tín dụng, bao gồm cả tín dụng ưu đãi thường niên và tín dụng đặc biệt đồng Yên, tín dụng Miyazawa mà phía Nhật Bản đã cam kết cho đến nay là 726,3 tỷ Yên. Trong số đó 45,5 tỷ Yên tín dụng bắc cầu để thanh toán nợ cũ (của chính quyền Sài Gòn), phần còn lại để triển khai thực hiện 38 công trình và chương trình phát triển kinh tế lớn của nước ta trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Năng lượng (xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1, nhiệt điện Phả Lại 2, cụm thủy điện Hàm Thuận- Đami, nhiệt điện Ô môn, phục hồi các nhà máy nhiệt điện Cần Thơ và thủy điện Đa Nhim, xây dựng đường dây tải điện 500 KV Phú Mỹ- Nhà Bè- Phú Lâm), Giao thông vận tải. 3. Một số dự án đầu tư nổi bật của Nhật Bản vào Việt Nam: 3.1. Cầu Bãi Cháy Dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng. Dự án do TEDI lập báo cáo nghiên cứu khả thi và được Viện Cầu và Kết cấu Nhật Bản (JBSI) xem xét và hoàn chỉnh lại năm 1997). Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 20/7/1998 phê duyệt đầu tư Dự án, sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 1305/QĐ-TTg ngày 1/10/2001. Ngày 02 tháng 12 năm 2006, Dự án cầu Bãi Cháy bắc qua eo biển Cửa Lục trên vịnh Hạ Long sau hơn 3 năm xây dựng đã được chính thức cắt băng khánh thành và thông xe. Đây là cây cầu bê tông dự ứng lực một mặt phẳng dây đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, đồng thời, cũng lập kỷ lục thế giới mới về chiều dài nhịp chính đối với kết cấu cầu loại này (435m). Cầu Bãi Cháy nằm trên Quốc lộ 18 nối liền 2 khu vực trung tâm văn hóa – kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là Hòn Gai và Bãi Cháy. Cầu Bãi Cháy sau khi hoàn thành sẽ thay thế bến phà Bãi Cháy hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội đô thành phố Hạ Long và nối thông toàn bộ Quốc lộ 18 – trục giao thông huyết mạch của tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25602.doc
Tài liệu liên quan