Đấu tranh chống hàng giả là một công việc phức tạp và khó khăn, là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về quản lý, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức thực hiện.Trong nhóm biênhà nước pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt tới việc nâng cao vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống hàng giả. Có như vậy mới có thể đáp ứng tình hình và yêu cầu của cuộc đấu tranh ch tạp và khó khăn, là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dàống hàng giả hiện nay, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ tên gọi xuất xứ chỉ dẫn, địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Năm 1999, nhìn chung giá cả hàng hoá trên thị trường cả nước tương đối ổn định, không có biến động lớn. Mặc dù có lúc một số mặt hàng giá tăng từ 3 đến 5%, có mặt hàng tăng từ 8 đến 10% so với năm 1998 nhưng do có sự chỉ đạo kịp thời của chính phủ, sự nỗ lực của chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành liên quan và của các địa phương nên đã sớm được khắc phục.
Năm 1999 cũng là những năm tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Thị trường Việt Nam bị sức ép về hàng hoá của các nước. Bọn buôn lậu bằng nhiều thủ đoạn đưa hàng hoá dư thừa của các nước vào thị trường nước ta tiêu thụ. Tình trạng buôn lậu trốn thuế vẫn tiếp diễn. Trong lúc đó các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng bị tác động tâm lý của hai luật thuế mới (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp ) đặc biệt là giá trị gia tăng.
Nạn hán hạn, lụt bão liên tiếp diễn ra đồng bào miền trung lại vừa trải qua hai trận lũ lụt nặng nề ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, trật tự xã hội và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Tình trạng buôn lậu vẫn tiếp diễn bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Ngoài những mặt hàng nhập lậu thường xuyên từ nhiều năm nay như thuốc lá, rượu, ti vi, đầu vi deo, gạch men ốp lát, vải. quần áo may sẵn đồ sứ... Đã xuất hiện thêm một số mặt hàng nhập lậu mới như
Đề tài: Vai trò của quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ tên gọi xuất xứ chỉ dẫn, địa lý
I Vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
1. Địa vị pháp lý của lực lượng quản lý thị trường.
Lực lượng QLTT được xác lập trên cơ sở nghị định số 10/CHI PHí ngày 23/ O1/1995 của chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường, các văn bản quy phạm pháp luật khác của chính phủ, của liên bộ và bộ thương mại? Mới đây chính phủ giao thêm chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại theo luật thương mại cho lực lượng quản lý thị trường.
- Đối với công tác đấu tranh chống hàng giả, Bộ thương mại là cơ quan quản lý nhà nước được chính phủ giao chủ chì trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên thị trường nội địa phối hợp cùng các bộ ngành cùng hữu quan cũng như tổ chức, kiểm tra, sử lý các tổ chức, cá nhân sản xuất và buôn bán hàng giả, bao gồm hàng giả về chất lượng, về lượng, về nhãn hiệu, về nguồn gốc xuất xứ ( vi phạm quyền sở hữu công nghiệp )về bao bì nhãn mác hàng hoá.
- Cục quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại. Theo đó, quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm 500 đội với hơn 5000 nghìn kiểm soát viên đóng tại địa bàn các quận, huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả nói riêng.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của quản lý thị trường.
Căn cứ nội dung quản lý nhà nước của bộ thương mại: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường, lực lượng quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã và đang thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả: Cục quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ thương mại soạn thảo trình thủ tướng chính phủ ký chỉ thị 31/ 1999/ CT – TTG ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buốn bán hàng giả. Tiếp theo là thông tư liên tịch số 10 giữa các bộ thương mại – tài chính – công an – khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện chỉ thị 31/ CT- TTG.
- Về tổ chức bộ máy; Thành lập ban chỉ đạo trung ương chống hàng giả, trong đó cục trưởng cục quản lý thị trường là uỷ viên đồng phụ trách bộ phận thường trực giúp việc ban chỉ đạo 31 T. Ư. Thành lập phòng nghiệp vụ II chuyên về chống hàng giả ở cục quản lý thị trường và hơn 500 đội quản lý thị trường đóng trên địa bàn vừa có trách nhiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu vừa chống hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác, ngoài ra còn có các đội chuyên chống hàng giả tại một số chi cục: Hà Nội T. P Hồ chí Minh...
- Về tổ chức thực hiện:
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát và sử lý những vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả.
+ Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong các năm 1999, 2000và 2001.
+ Tổ chức công tác tuyên truyền thông qua các triển lãm về hàng giả ở Nghệ An, Hà Nội, T P Hồ chí Minh...
+ Cử cán bộ học tập nghiên cứu ở nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến sở hữu công nghiệp.
+ Hợp tác quốc tế trong chương trình hợp tác pháp- Việt về đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ tên gọi nguồn gốc xuất xứ trong nhiều năm qua.
II. Lực lượng quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý.
1. Thực trạng công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý.
Thực trạng sẳn xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Hàng giả xuất hiện ở mọi nơi, từ những mặt hàng thông thường đến những mặt hàng cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất... Hàng giả đang là nguy cơ lớn đối với nhà sản xuất trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư sản xuất, nhiều mặt hàng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng như ý kiến kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị ngày 14/2/2000 tại T. P Hồ Chí Minh bàn các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống hàng giả. Hàng giả chủ yếu là giả nhãn hiệu như bột ngọt, rượu, nước khoáng, dầu gội đầu, bột mầu xây dựng, xi măng, các loại bao bì, nhãn mác. Hàng kém chất lượng chủ yếu là hàng đã quá hạn sử dụng, không đạt tiêu chuẩn quy định, sử dụng đường hoá học trong pha, chế biến như nước mắm, thuốc tân dược, bánh kẹo, rượu, thịt cá hộp, sữa hộp, bột canh, thuốc thú y... Ngoài ra, đáng chú ý là một số mặt hàng của Việt Nam bị nước ngoài làm giả vi phạm về tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý để kinh doanh trục lợi như nước mắm phú quốc, phồng tôm sa giang...
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã quan tâm và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống hàng giả. Tuy nhiên hệ thống các văn bản này đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, trong đó phải kể đến các điều ước quốc tế đa phương và song phương và Việt Nam ký kết và tham gia.
Sau một năm thực hiện chỉ thị 31/1999 /CT – TTG ngày 27/10/1999 của thủ tướng chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, vai trò của lực lượng quản lý thị trường tiếp tục được khẳng định, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và các đơn vị sản xuất kinh doanh chân chính. Trong năm 2000 và quý I/2001, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra phát hiện xử lý trên 3400 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi pham sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng,hàng quá hạn sử dụng, ngăn chặn tịch thu một khối lượng lớn các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, vật tư phục vụ sản xuất... Trong đó đáng chú ý là các mặt hàng có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng: 39248chai nước giải khát quá hạn sử dụng, 6594chai nước mắm kém chất lượng, 25206chai rượu giả và kém chất lượng.
Phương thức, thủ đoạn sản xuất hàng giả rất phức tạp và ngày càng tinh vi. Việc sản xuất, chế biến thường với quy mô nhỏ, tại nơi kín đáo, canh gác chặt chẽ nên khó phát hiện. Hàng giả được sản xuất từ nước ngoài, sau khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ thay đổi nhãn mác, tên và địa chỉ nhà sản xuất rồi mới đưa ra thị trường tiêu thụ ( rượu, phân bón, mỹ phẩm...) Nơi tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, những vùng nhận thức của người dân chưa cao, mức sống thấp nên thường ham rẻ. Các đối tượng tham gia sản xuất, buôn bán hàng giả phần lớn là các tư thương không có cửa hàng, cửa hiệu cố định, không cớ đăng ký kinh doanh, kinh doanh chốn thuế..
Trong thời gian qua, cục quản lý thị trường đã phối hợp với một số Bộ ngành có liên quan tổ chức hai hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác chống hàng giả cho lực lượng quản lý thị trường trong cả nước nhằm quán triệt chủ trương của chính phủ và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Cục QLTT cũng đã tổ chức hai hội nghị doanh nghiệp ở hai miền, với sự tham gia của trên 200 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các ngành khác nhau. Các hội nghị này nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và phối hợp với cơ quan chức năng khi cần thiết. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện dán tem chống giả cho sản phẩm của mình. Cục có nhiều văn bản chỉ đao lực lượng quản lý thị trường trong cả nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi, vi phạm về sở hữu công nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn lực lượng. Chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã thực sự là vai trò đầu mối tổ chức sự phối hợp công tác với các lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả ở địa phương.
Đấu tranh chống hàng giả là một công việc phức tạp và khó khăn, là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về quản lý, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức thực hiện...Trong nhóm biênhà nước pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt tới việc nâng cao vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống hàng giả. Có như vậy mới có thể đáp ứng tình hình và yêu cầu của cuộc đấu tranh ch tạp và khó khăn, là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dàống hàng giả hiện nay, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
2- Tầm quan trọng của việc bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý
Tên gọi nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý là điều còn rất mới mẻ ở Việt Nam, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong chương trình hợp tác của pháp với Việt Nam vừa qua, bước đầu đã tạo được sự hiểu biết sâu hơn về vấn đề này. ở đây, tôi đi sâu vào khía cạnh bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm tăng tăng giá trị kinh tế và bảo hộ sản quốc gia.
Những sản phẩm được bảo hộ tên gọi xuất sứ là những sản phẩm mang đặc trưng riêng của một vùng. Đó là những sản phẩm có đặc tính riêng, được hình thành từ thổ nhưỡng, khí hậu điều kiện tự nhiên và những đặc trưng khác về nguyên liệu, bao bì... mà những vùng khách không có. Việc bảo hộ tên gọi xuất sứ cho sản phẩm chính là bảo hộ uy tín của sản phẩm, của vùng có sản phẩm, và do đó là bảo hộ di sản quốc gia. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế của vùng có sản phẩm nói riêng, của đất nước nói chung.
Để bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trước hết phải làm tốt những vấn đề sau đây:
1 – Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hoá ngay từ khâu nuôit, trồng đánh bắt đến khâu gia công chế biến và phải đảm bảo môi trường, môi sinh trong suốt quá trình này. Việc tổ chức quản lý những sản phẩm tên gọi xuất xứ phải kiển soát từ số lượng, chất lượng nguyên liệu được đưa vào sản xuất, số lượng sản phẩm làm ra; quá trình đóng gói, sản phẩm được tiêu thụ và thị trường tiêu thụ.
Để phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà sản xuất kể cả các Hiệp hội như Hiệp hội nước mắm Phú Quốc và nhà quản lý phải áp dụng “hàng rào kỹ thuật thương mại ” một cách chặt trẽ mà trong đó nhãn hiệu, nhãn mác, mã vạch mã số của sản phẩm là những bộ phận.
2 - Để bảo vệ tên gọi xuất xứ, không thể nói đến vai trò của những tổ chức giám định. việc tổ chức kiểm nghiệm tổ chức kiểm tra chất lượng phải được lưu ý để đảm bảo sản phẩm có tên gọi xuất xứ đúng với tên gọi của nó.
3 – Các sản phẩm được mang tên gọi xuất xứ phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu – Trademark (logo) – riêng cho từng sản phẩm.
4 – Phải có sự phối hợp giữa nhà sản xuất, nhà quản lý đối với sản phẩm được bảo vệ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý không chỉ trong nước mà còn đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nhập khẩu sản phẩm.
Theo tinh thần đó, lực lượng quản lý thị trường với trách nhiệm của mĩnh sẽ đóng góp tích cực cùng các tổ chức hữu quan góp phần bảo vệ tiên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm.
3. Những giải pháp quan trọng phục vụ cho công tác bảo hộ tên gọi tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý.
a. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ với lực lượng kiểm soát viên thị trường: cho đến nay, cục quản lý thị trường đã tổ chức biên soạn xong giáo trình bồi dưỡng nghiệ vụ cho chông chức quản lý thị trường. Riêng công tác đấu tranh chống hàng giả có 4 chuyên đề liên quan, nghiệp vụ điều tra đấu tranh chống các vi phạm pháp luật về thương mại: những vấn đề có liên quan tới bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; những nội dung cơ bản của quy chế nghi nhãn hàng hoá và công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Trong năm 2000, cục quản lý thị trường đã mở 4 lớp đào tạo cho 600 công chức quản lý thị trường trong cả nước. Theo kế hoạch năm 2001 sẽ đào tạo tiếp khoản 1000 công chức và dự kiến đến 2003 phổ cập chương trình đào tạo này đối với toàn bộ lực lượng quản lý thị trường.
b. Tăng cường hợp tác quốc tế về chống gian lận thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc hợp tác chặt chẽ trong trương trình hợp tác Pháp – Việt về đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ tên gọi nguồn gốc xuất xứ, chú trọng tới xây dựng chương trình hợp tác đấu tranh chống hàng giả với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan.
c. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các lực lượng có chức năng đấu tranh chống gian lận thương mại nói chung và chống hàng giả nói riêng như Cục sở hữu công nghiệp, cục quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cảnh sát, thanh tra chuyên ngành... và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
d. Củng cố, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo hộ nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý.
e. Lực lượng quản lý thị trường đang nghiên cứu tìn ra các giải pháp cần thiết để thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý các vi phạm pháp luật về hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa, các vi phạm về bảo hộ nguồn gốc xuất xứ và chỉ dẫn địa lý.
f. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, và xử lý những mặt hàng giả, đặc biệt những mặt hàng có nguy hại tới sức khoẻ và tính trạng người tiêu dùng.
So với năm 1998, một số mặt hàng nhập lậu bị tịch thu tăng đáng kể là: vải các loại, gạch men, máy bơm nước, xe máy. Đường kính, quạt điện ti vi và đầu video; các mặt hàng giảm gồm có rượu, xe đạp, thuốc lá, quần áo, gỗ.
4 – Công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng đang trở thành điều đáng lo ngại. Việc kiểm tra phát hiện để đánh trúng các đường dây, ở nhóm chuyên sản xuất, kinh doanh hàng giả gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức, tuy vậy trong năm 1999 lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra, xử lý 1.210 vụ sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng. Tình trạng sản xuất và buốn bán hàng giả tập trung chủ yếu vào một số hàng như mỳ chính, nước mắm, xe đạp, và phụ tùng xe đạp, quần áo may sẵn, nước giải khát, thuốc bảo vệ thực vật, hoá đơn chứng từ, thực phẩm công nghệ vàtân dược đã quá hạn sử dụng. Tình trạng nhập lậu bao bì mỳ chính giả từ Trung Quốc nhìn chung không giảm, lực lượng quản lý thị trường cùng kết hợp với các ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm, sắp xếp lại một bước việc kinh doanh thực phẩm trên thị trường tổ chức nhiều cuộc Hội thảo về đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ sở hữu công nghiệp, kiểm tra, xử lý nhiều vụ vi phạm nhãn hiệu, nhãn hàng hoá.
Kết luận
Tuy vậy kết quả đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yếu cầu đề ra trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí và phương tiện hoạt động, do trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác chống hàng giả còn bị hạn chế.
Sau này chính phủ ban hành chỉ thị 31/1999/ CôNG TY – TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, trước mắt tập trung, soạn thảo các thông tư hướng dẫn thực hiện rà soát các văn bản pháp quy hiện hành để bổ sung sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, tình hình lưu thông trên thị trường nhất là vào dịp Nôen, tết dương lịch và Nhuyên đán, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát.
Tóm lại năm 1999 công tác chống buốn lậu bán hàng giả nhập lậu được các lực lượng kiểm tra, kiểm soát triển khai đồng bộ trên các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt. Hàng nhập lậu đã giảm nhiều. Tuy nhiên tìngân hàngình buôn lậu và buôn bán hàng lậu trên thị trường nội địa vẫn còn diễn biến rất phức tạp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29303.doc