Đề tài Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Forèin Direct Investment – FDI)

MỤC LỤC

PHẦN I 1

PHẦN II: NỘI DUNG 2

Chương I: Vai trò của khu vực kinh tế có vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài. 2

I.Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài: 2

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Các hình thức ĐTTTNN tại Việt Nam 2

1.2.1. Công ty liên doanh: 2

1.2.2. Công ty có 100 % vốn đầu tư nước ngoài 2

1.2.3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 2

1.2.4. Xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT): 3

1.3 Đặc điểm của đầu tư TNHH ở Việt Nam 3

2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam 3

2.1 Tác động tích cực 3

2.1.1. Tạo nguồn vốn phát triển kinh tế. 3

2.1.2. Chuyển giao cộng nghệ mới. 3

2.1.3. Dịch chuyển cơ cấu ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động 4

2.2. Tác động tiêu cực 4

2.2.1. Tạo sự cân đối giữa các vùng: 4

2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường: 4

3. Vai trò của FDI trong nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam 5

3.1. Tạo nguồn vốn bổ sung cho nước chủ nhà. 5

3.2. Có vai trò trong chuyển giao công nghệ hiện đại hóa và mở rộng hợp tác, phân công lao động quốc tế ở Việt Nam 5

3.3. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 5

3.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 6

3.5 Một số tác động khác 6

II. Thực trạng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1. Các vấn đề cụ thể trong đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1.1. Số dự án và số vốn đầu tư. 7

1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 7

1.2.1. ĐTTTNN phân theo ngành 7

1.2.2. ĐTNN theo vùng 10

1.3 Đối tác đầu tư: 11

1.4 Hình thức đầu tư 11

1.5 Kết quả đạt được 12

2. Những tồn tại và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng FDI 13

2.1. Những tồn tại và hạn chế. 13

2.2. Nguyên nhân. 14

3. Xu hướng vận động của luồng FDI 14

3.1. Xu thế phát triển 14

3.2. Triển vọng của Việt Nam 15

Chương II. Các vấn đề thực tiễn đặt ra trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 16

I. Kinh nghiệm của một số nước trong thu hút và sử dụng vốn FDI 16

II. Giải pháp phát triển và mở rộng vốn FDI 17

1. Giải pháp về chính trị 17

1.1. Giữ vững ổn định về chính trị. 17

1.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17

1.3 Giải quyết cơ bản vấn đề nhận thức còn khác nhau về thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 18

2. Giải pháp kinh tế. 18

2.1. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo vùng và lãnh thổ 18

2.2. Cải thiện môi trường đầu tư: 18

2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật. 18

2.4. Tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư: 19

2.5. Phát triển thị trường lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19

2.6. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, mở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 19

2.7. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp ĐTNN 20

3. Các giải pháp khác. 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Forèin Direct Investment – FDI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia trực tiếp vào quá trình đầu tư 1.2. Các hình thức ĐTTTNN tại Việt Nam ĐTTTNN ở Việt Nam thực hiện theo các hình thức sau: 1.2.1. Công ty liên doanh: là dạng công ty TNHH được thành lập với sự tham gia của một bên là 1 hay nhiều pháp nhân trong nước và bên kia là một hay nhiều thành viên nước ngoài.Vốn hoạt động là do 2 bên đóng góp và thời gian hoạt động từ 30 đến 50 năm. 1.2.2. Công ty có 100 % vốn đầu tư nước ngoài là dạng công ty TNHH do tổ chức hoặc các cá nhân nước ngoài thành lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh vốn hoạt động 100 % do nước ngoài góp và thời gian hoạt động từ 50 đến 70 năm 1.2.3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng và không thành lập một pháp nhân mới. 1.2.4. Xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT): Là hình thức hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng một công trình, trong đó có nhiều nhà thầu bỏ vốn kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và các lợi nhuận thoả đáng, sau đó chuyển giao công trình cho nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng mà không đòi hỏi bất cứ khoản tiền nào. 1.3 Đặc điểm của đầu tư TNHH ở Việt Nam ĐTTTNN ở Việt Nam thường tập trung vào những khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Nhà đầu tư thường đầu tư vào những thành phố lớn nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển. Vốn ĐTTTNN tập trung vào những lĩnh vực có rủi ro thấp, mang lại lợn nhuận nhanh và cao. Vốn bỏ ra ít do đó mà quy mô của các dự án không lớn. 2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam 2.1 Tác động tích cực 2.1.1. Tạo nguồn vốn phát triển kinh tế. Đóng góp của ĐTTTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội có biểu động lớn, từ tổ trọng chiếm 13,1 % năm 1990 đã tăng lên mức 32,3 % năm 1995, và trong 5 năm từ 2001 – 2005 chiếm khoảng 16 % tổng vốn đầu tư xã hội. Riêng 2 năm 2006 – 2007 chiếm khoảng 16 %. 2.1.2. Chuyển giao cộng nghệ mới. ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới vào VN, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoả chất, cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, ôtô…. Nhất là dự án của tập đoàn Intel đầu tư 1 tỉ USD để sản xuất linh kiện điện tử cao cấp ở Việt Nam. Trong Nông – Lâm – Ngư Nghiệp đầu tư nước ngoài tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và cây con, giống mới. 2.1.3. Dịch chuyển cơ cấu ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực có vốn ĐTNN co đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ĐTNN tạo ra nhiều thành phần công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ôtô, thép điện tư… 2.2. Tác động tiêu cực 2.2.1. Tạo sự cân đối giữa các vùng: các nhà đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, các địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi có nhiều dự án ĐTNN nhất, còn các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa thì không được các nhà đầu tư quan tâm 2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là một chủ đề được quan tâm hàng đầu trong các diễn đàn, các hội nghị… Các công ty ít quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải mà phần lớn là đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. 3. Vai trò của FDI trong nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam 3.1. Tạo nguồn vốn bổ sung cho nước chủ nhà. Tính từ 1988 đến cuối 2007 cả nước có hơn 9500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD ( kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án hết thời hạn và giải thể trước thời hạn, hiện có 8590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Năm 2001 – 2005 thu hút vốn mới đạt 20,8 tỉ USD vượt 73 % so với mục tiêu Nghị quyết 09/2001/NQCP ngày 28/08/2001 của chính phủ. Đến năm 2007 đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm ( từ 1988 – 2007 ) là 20,3 tỉ USD 3.2. Có vai trò trong chuyển giao công nghệ hiện đại hóa và mở rộng hợp tác, phân công lao động quốc tế ở Việt Nam ĐTNN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, mang KTKT hiện đại vào Việt Nam. Từ đó từng bước hiện đại hóa nền kinh tế xây dựng nền công nghiệp hiện đại. ĐTNN cũng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức trong khu vực và trên thế giới. ĐTNN cũng góp phần nâng cao trình độ cho lao động Việt Nam, giúp người lao động tiếp cận được KHKT tiên tiến trên thế giới. 3.3. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. ĐTNN mang vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến và hiện đại đồng thời là phương pháp quản lý kinh tế khoa học. Do đó để cạnh tranh được buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ dẫn tới quá trình CNH, HĐH. Cũng để đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động buộc chúng ta phải phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 3.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN , APEC, ASEM và WTO. 3.5 Một số tác động khác Đóng góp một nguồn thuế không nhỏ vào ngân sách quốc gia: Thời kỳ 1996 – 2000, không kể thu từ dầu thô các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỉ USD gấp 4,5 lần 5 năm trước. Thời kỳ 2001 – 2005 các doanh nghiệp ĐTNN nộp ngân sách 3,6 tỉ USD. Riêng 2 năm 2006 - 2007 , đã nộp vào ngân sách trên 3 tỉ USD gấp đôi giai đoạn 1996 - 2000 và bằng 83 % thời kỳ 2001 - 2005. + Tạo việc làm: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động, gián tiếp giúp cải thiện đời sống một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng dân cư. Theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho 2 - 3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội. II. Thực trạng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Các vấn đề cụ thể trong đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1. Số dự án và số vốn đầu tư. Tính đến cuối 2007, cả nước có hơn 9500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD ( kể cả tăng thêm). Trong 3 năm (1988 - 1990) có 214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỉ USD. Trong thời kỳ 1991 - 1995 vốn ĐTTTNN tăng lên (1409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỉ USD. Thời kỳ 1991 - 1996 được coi là thời kỳ của ĐTNN tại Việt Nam với 1781 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 28,3 tỉ USD. Giai đoạn 1997 – 1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỉ USD nhưng vốn đăng ký của năm sau ít năm trước. ( Năm 1998 chỉ bằng 81,8 % năm 1997 và năm 1999 chỉ bằng 46,8 % năm 1998 ) Từ năm 2000 – 2003, dòng vốn ĐTNN vào VN bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 là 2,7 tỉ USD tăng 21 % so với năm 1999. Năm 2003 đạt 3,1 tỉ USD tăng 6 % so với năm 2002 và xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 ( đạt 4,5 tỉ USD ) và đến 2007 đạt mức kỉ lực trong 20 năm qua là 20,3 tỉ USD. 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 1.2.1. ĐTTTNN phân theo ngành +> Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng STT Ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện 1 CN dầu khí 38 3861561815 5. 2 CN nhẹ 2542 13.268.720.908 3639419314 3 CN nặng 2404 23.976.819.332 7049365865 4 CN thực phẩm 310 3.621.835.550 2058406260 5 Xây dựng 451 5.301.060.927 2146923027 Tổng số 5745 50.029.948.532 20042587769 Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng lớn nhất với 5745 dự án còn hiệu lực tổng vốn đăng ký hơn 50 tỉ USD; chiếm 66,8 % về số dự án, 61 % tổng vốn đăng ký và 68,5 % vốn thực hiện + Lĩnh vực dịch vụ Trong lĩnh vực dịch vụ, ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp ( Chiếm 42 % tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ) du lịch – khách sạn (24 %), giao thông vận tải – Bưu điện (18 %) (Xem bảng) STT Ngành Số dự án Vốn đầu tư (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) 1 GTVT – Bưu điện 208 4287 7211 2 Du lịch khách sạn 223 5883 2401 3 Xd văn phòng căn hộ để bán và cho thuê. 153 9262 1892 4 Phát triển kinh tế khu đô thị mới 9 3477 283 5 Kinh doanh hạ tầng KCN – KCX66 28 1406 576 6 Tài chính ngân hàng 66 897 714 7 Văn hóa – Y tế - Giáo dục 271 1248 367 8 Dịch vụ khác ( giám định tư vấn, trợ giúp pháp lý) 954 2145 445 Tổng 1912 28609 7399 + ĐTNN trong lĩnh vực Nông - Lâm - ngư nghiệp Đến hết 2007, lĩnh vực này có 433 dự án còn hiệu lực tổng vốn điều kiện hơn 4,4 tỉ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỉ USD chiếm 10 % về số dự án, 5,37 % tổng vốn đăng ký và 6,9 % vốn thực hiện. Trong đó các dự án chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 53,71 % tổng vốn đăng ký của cả ngành. STT Ngành Số dự án Vốn đầu tư (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) 1 Nông - lâm 803 4014833499 1856710521 2 Thủy sản 130 450187779 169822132 Tổng 933 4465021278 2026532653 1.2.2. ĐTNN theo vùng Vùng Trọng điểm phía Bắc chiếm 2220 dự án còn hiệu lực vốn đầu tư trên 20 tỉ USD, chiếm 26 % về số dự án và 27 % tổng vốn đăng ký cả nước và 24 % tổng vốn thực hiện. Bắc Ninh Hà Nội Hải Phòng Vĩnh Phúc Hà Tây Hải Dương Số dự án 106 987 268 140 74 271 Vốn đăng ký 0,93 tỉ USD 12,4 tỉ USD 2,8 tỉ USD 1,8 tỉ USD 1,5 tỉ USD 1,7 tỉ USD Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỉ USD, chiếm 54 % tổng vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký Thành phố HCM 2383 16,5 tỉ USD Đồng Nai 918 11,6 tỉ USD Bình Dương 1570 8,4 tỉ USD Bà rịa – Vũng Tàu 159 6,1 tỉ USD Long An 188 1,8 tỉ USD Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đk 8,6 tỉ USD qua 20 năm thực hiện luật đầu tư. Số dự án Vốn đăng ký Phú Yên 36 1,9 tỉ USD Đà Nẵng 113 1,8 tỉ USD Quảng Nam 15 1,1 tỉ USD 1.3 Đối tác đầu tư: Từ 1988 - nay, đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 83 tỉ USD. Trong đó các nước châu Á chiếm 69 % trong đó khối ASEAN chiếm 19 % tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24 %, trong đó Ell chiếm 10 %. Các nước châu Mỹ chiếm 5 %, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6 % . tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỉ USD. Đứng thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lánh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký trên 1 tỉ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với 13,5 tỉ USD, thứ 2 là Singapore 10,7 tỉ USD, thứ 3 là Đài Loan 10,5 tỉ USD và thứ 4 là Nhật Bản với 9,03 tỉ USD. Nhưng nếu xét về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với 5 tỉ USD Thứ 2 là Singapore với 3,8 tỉ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân 2,7 tỉ USD. 1.4 Hình thức đầu tư Tính đến 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100 % vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký là 51,2 tỉ USD, chiếm 72,2 % về số dự án và 61,6 % tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1619 dự án với 7 vốn đk 23,8 tỉ USD chiếm 18,8 % về số dự án và 28,7 % tổng vốn đăng ký. Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký là 4,5 tỉ USD chiếm 2,5 % về số dự án và 5,5 % tổng vốn đăng ký Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, B TO 1.5 Kết quả đạt được Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đất nước bằng việc tạo ta tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Từ mức đóng góp trung bình 6,3 % của GDP trong giai đoạn 1991 - 1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3 % GDP của 5 năm 1996 - 2000. Trong thời kỳ 2001 - 2005 , tỷ trọng trên đạt 14,6 %. Riêng 2005 khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5 % GDP cao hơn mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09 (15 %). Trong 2 năm 2006 - 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóp góp trên 17 % GDP. Nếu trong giai đoạn 1991 - 1995, tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỉ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính theo dầu thô đạt 1,2 tỉ USD, chiếm 30 % tổng doanh thu. Thì trong thời kỳ 1996 - 2000 tổng giá trị doanh thu đạt 27,09 tỉ USD ( trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỉ USD chiếm 39 % tổng doanh thu ) tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001 - 2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỉ USD ( trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỉ USD chiếm 44,7 % tổng doanh thu) tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996 - 2000. Trong 2 năm 2006, 2007, tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ( trừ dầu thô) đạt 28,6 tỉ USD chiếm 41 % tổng doanh thu. Các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2001 - 2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN nộp ngân sach hơn 3,6 tỉ USD tăng gấp 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỉ USD, bằng cả 5 năm 1996 - 2000. Năm 2007 thu khoảng 1,576 tỉ USD tăng 7 % so với năm trước. Khu vực ĐTNN tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể lao động gián tiếp. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80 % so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước. Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai tính đến cyối 2 năm này đã tăng 9,9 % và 12 % so với cuối năm 2005 . 2. Những tồn tại và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng FDI 2.1. Những tồn tại và hạn chế. - Cơ cấu đầu tư tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Vốn đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào những vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn tạo sự mất cân bằng giữa các vùng, giữa thành thị với nông thôn. - Môi trường đầu tư tuy đã có nhiều thay đổi tuy nhiên nó chưa thực sự hấp dấn các nhà đầu tư nước ngoài. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn trong khi chất lượng lao động chưa caom thiếu nguồn lao động có chất lượng cao. - Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN thấp, số doanh nghiệp khai lỗ ngày càng tăng. 2.2. Nguyên nhân. - Tư duy kinh tế chậm đổi mới, chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường chưa thực sự ĐTNN là thành phần kinh tế Việt Nam. - Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. - Môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực. - Định hướn thu hút ĐTTTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu còn thấp. - Nước ta xuất phát từ 1 nước có nền kinh tế thấp, quy mô nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề do đó kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn thấp kém. - Sự phối hợp trong quản lý giữa các ngành, các bộ địa phương chưa chặt chẽ. 3. Xu hướng vận động của luồng FDI 3.1. Xu thế phát triển Bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, biệt lập sang hợp tác phát triển và cùng có lợi. Trong xu thế toàn cầu hóa khu vực và thế giới, hợp tác song phương, đa phương nước ta cũng như các quốc gia khác có nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế Do vậy nước ta có nhiều cơ hội để tìm kiếm những cơ hội để tìm kiếm những đối tác đầu tư lớn, vì thế mà lĩnh vực phong phú và đa dạng hơn bằng những cam kết thực hiện dần việc minh bạch hóa, giảm thuế suất, bỏ hàng rào phi thuế quan, cởi mở hơn nữa cho ĐTNN bảo về quyền sở hữu trí tuệ thì Việt Nam sẽ thu hút đuợc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư. 3.2. Triển vọng của Việt Nam Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) được thể hiện trong các văn kiện của Đảng Nhà nước và tiếp tục được khẳng định tại Đại hôi Đảng toàn quốc lần X Mục tiêu và định hướng thu hút ĐTNN giai đoạn tới được xác định như sau: - Mục tiêu thu hút ĐTNN 2006 - 2010 - Vốn ĐTNN thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỉ USD (tăng 70 -75 % so với giai đoạn 2001 - 2005 ) chiếm khoảng 17,8 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội. - Vốn đăng ký bao gồn cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỉ USD ( tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005) trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỉ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỉ USD. - Doanh thu: Khoảng 163,4 tỉ USD - Xuất nhập khẩu: Xuất khẩu đạt 93,3 tỉ USD (không kể dầu thô) nhập khẩu đạt 103 tỉ USD - Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 8,4 tỉ USD - Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ cao, đảm bảo phát triển bền vững Chương II. Các vấn đề thực tiễn đặt ra trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. I. Kinh nghiệm của một số nước trong thu hút và sử dụng vốn FDI Từ thực tiễn 20 năm hoạt động ĐTNN tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học sau: Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị , nắm bắt thời cơ,thuận lợi, thấy được những khó khăn thách thức từ bên ngoài để kịp đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng giải quyết các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối phải thông suốt, quán triệt từ trung ương đến địa phương. Hai các chủ trương hướng lớn phải được nhanh chóng thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ hành lang pháp lý cho việc thực hiện, Pháp luật và văn bản liên quan ĐTNN phải minh bạch rõ ràng , phù hợp với thông lệ quốc tế có chú ý đến điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về nước ta. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ thể hiện khuyến khích và cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Ba là, công tác chỉ đạo điều hành thông suốt, thống nhât, có nề nếp, kỉ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin, độ tin cậy với nhà đầu tư đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư Bốn là, công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác làm kinh tế đối ngoại. Không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu kinh tế đối ngoại, mà còn trong sạch về phẩm chất đạo đức. Năm là, tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hoà mối qun hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý , giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước. II. Giải pháp phát triển và mở rộng vốn FDI 1. Giải pháp về chính trị 1.1. Giữ vững ổn định về chính trị. Giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nhất quán đi theo con đường xã hội chủ nghĩa để có điều kiện giữ vững ổ định chính trị tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư tại Việt Nam 1.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện tốt sự phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt cấp giấy phép cho các dự án đầu tư - Tăng cường cơ chế quản lý phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành với nhau - Xử lý kịp thời, nhanh chóng, khách quan những vướng mắc trong quá trình cấp giấy phép đầu tư và quá trình thực tiễn dự án. 1.3 Giải quyết cơ bản vấn đề nhận thức còn khác nhau về thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Cần thông suốt từ trung ương đến địa phương: Kinh tế có vốn ĐTTTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Từ đó phải xây dựng và thực hiện một số giải pháp đồng bộ, nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTTTNN. Tăng cường tìm hiểu về thành phần kinh tế có vốn ĐTTTNN để từ đó hiểu được vai trò của khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN đối với đời sống, kinh tế của đất nước. 2. Giải pháp kinh tế. 2.1. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo vùng và lãnh thổ - Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng ưu tiên những khu vực ít được đầu tư từ trước để tạo sự cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các vùng. Tạo nhiều sự ưu đãi đối với nhà đầu tư khi hộ đầu tư vào những vùng kinh tế không phải trọng điểm. 2.2. Cải thiện môi trường đầu tư: Cải cách bộ máy nhà nước, giảm thiểu được thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian hình thành và triển khai dự án đầu tư. Do vậy chính phủ cần dành nhiều thời gian để chỉ đạo có hiệu quả công việc cải cách hành chính cần có các hình thức khen thưởng và kỷ luật khiêm minh. Trao cho nhà đầu tư quyền làm chủ đồng thời tạo nhiều ưu đãi về mặt bằng xây dựng, thuế…. 2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật. - Cần thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp bảo đảm cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước… Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đường giao thông tốt, đầu tư xây dựng công nghệ…Chính quyền địa phương phải là người giải phóng mặt bằng địa phương phải là người giải phóng mặt bằng khi xây dựng các khu công nghiệp, KCX chứ không phải là nhà đầu tư. 2.4. Tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư: Tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư: phù hợp phân tích một cách nghiêm túc cái gọi là thị trường truyền thống ở Châu Á và thị trường mới đặc biệt là Mĩ, phải nghiên cứu một cách có hệ thống từ luật pháp, các loại hình doanh nghiệp, để có biện pháp xúc tiến đầu tư phù hợp nhằm lôi kéo bằng được các nhà đầu tư có tiềm năng đối với dự án. 2.5. Phát triển thị trường lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước phải tiếp tục đầu tư phát triển nguồn lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về lao động để cho người lao động được hưởng những quyền lợi cao nhất mà họ được hưởng và nhà đầu tư cũng có được cơ sở pháp lý để xây dựng chế độ lương, thưởng, kí kết hợp đồng một cách ổn thỏa. Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa lao động trong khu vực có vốn ĐTNN với liên đoàn lao động Việt Nam để có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa người sử dụng lao động (chủ đầu tư) và người lao động. 2.6. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, mở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cần linh hoạt trong việc quyết định các hình thức đầu tư nước ngoài xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các ngành còn chưa được đầu tư nhiều như y tế, giáo dục . Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực như chế biến gỗ, chế biến thủy sản, nông nghiệp. 2.7. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp ĐTNN Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp ĐTNN, ban hành các chuẩn mực kết toán, kiểm toán, phù hợp với thông lệ quốc tế để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, mặt khác bảo đảm sự quản lý của nhà nước về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 3. Các giải pháp khác. 3.1. Đảm bảo an ninh năng lượng, như là điện để các nhà doanh nghiệp ĐTNN được sản xuất mà không bị ngừng trệ. 3.2. Cần có chính sách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên doanh với nước ngoài, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện huy động nguồn vốn với mọi loại quy mô cho sự phát triển của nền kinh tế. 3.3. Cải thiện hệ thống giao thông đô thị, chú ý phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Hợp tác với các nước láng giềng để mở rộng hệ thống giao thông quốc tế: Làm mới trục đường quốc tế sang Lào, Campuchia, Trung Quốc trên cơ sở hệ thống giao thông có sẳn. 3.4. Cải tạo hệ thống cảng biển, nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng Sài Gòn, Vũng Tàu, Hải Phòng. Tập trung phát triển hệ thống cảng biển miền Trung: Đà Nẵng,….đặc biệt cảng Dung Quất. 3.5. Cải tiến sâu sắc hoạt động của ngành hàng không Việt Nam trên cơ sở hạch toán kinh tế. 3.6. Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: tăng kênh thông tin quốc tế tìm kiếm nguồn vốn để xây dựng công trình cáp quang biển hoà mạng quốc tế. Điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng phù hợp, mở rộng mạng Internet, đặc biệt ở những trung tâm phát triển kinh tế. 3.7. Hoàn thiện pháp luật đầu tư Trong 20 năm qua, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã được sửa đổi, N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11747.doc
Tài liệu liên quan