Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp lý luận sau đây: “Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói riêng, các quy định về quản lý kinh tế-tài chính, về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị. Xác định rõ chế độ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo; Tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng; củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan; Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8017 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng chống tham nhũng và thực tiễn tại địa bàn kiến tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nhập khẩu. Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhập một số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép. Điều đó chắc chắn sẽ gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tính toán theo chi phí cận biên của các nhà sản xuất, nhập khẩu mà thông qua số lượng được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Với số lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua thêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí sản xuất, nhập khẩu của nó. Sự chênh lệch đó chính là lợi ích kinh tế và sẽ được chia nhau sau khi mọi giao dịch đã được tiến hành. Bằng cách đút lót để được cấp phép nhập khẩu, một phần của số bổng lộc sẽ rơi vào túi kẻ đi hối lộ, và phần còn lại (dưới hình thức đút lót) sẽ rơi vào túi kẻ nhận hối lộ. Rõ ràng, nếu không đưa ra quy định cấp phép nhập khẩu thì sẽ không có bổng lộc, và do vậy sẽ không có tham nhũng. Có một số trường hợp tham nhũng không liên quan tới bổng lộc, nhưng loại tham nhũng phổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại gắn liền với thái độ vòi vĩnh bổng lộc. Càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chế hoạt động của thị trường tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng. Tuy vậy, ngoài nội dung các đạo luật cho phép chính phủ ban hành các quy định thì điều quan trọng là phải xem xét những quy định này và quá trình thực hiện nó được cụ thể hóa như thế nào. Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thực thi một cách hiệu quả, những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng có thể dễ dàng hiểu được. Các quy định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu bao nhiêu, càng có nhiều cơ hội cho tham nhũng bấy nhiêu. Có thể thấy một ví dụ tiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế nói chung và áp dụng mức thuế cho các sản phẩm cụ thể tương tự nhau. Nếu mức thuế với một mặt hàng nào đó là 3% và đối với mặt hàng tương tự khác là 30% thì sẽ có động lực rất mạnh cho tham nhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và giảm thuế bất hợp pháp bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn.
Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định pháp luật khác – cũng có vai trò quan trọng đối với tham nhũng. Đạo luật phức tạp và không minh bạch quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng mà không có thời hạn quy định cụ thể hoặc không có thời hạn chót), với sự tùy tiện của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham nhũng. Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nó còn giảm thiểu khả năng bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối lộ không còn tin nhiều vào những mối đe dọa với chúng.
Như vậy, từ những nguyên nhân trên đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn đến vấn đề tham nhũng, đòi hỏi phải chữa tận gốc tệ nạn này, góp phần tạo lòng tin của nhân dân vào chế độ và ngày càng đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Lý luận về phòng chống tham nhũng
1.2.1- Trên thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hoá, tham nhũng ngày càng lan rộng và trở thành vấn đề nhức nhối, đe doạ nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan chức tham nhũng ở quốc gia này thường chọn quốc gia khác để che dấu tài sản hoặc lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Vì vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi này là một yêu cầu bức thiết của cả cộng đồng quốc tế. Trước bối cảnh đó, ngày 4/12/2001, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 55/61 thành lập Uỷ ban lâm thời về đàm phán soạn thảo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Công ước là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm, tạo cơ sở cho việc hợp tác có hiệu quả trong phòng ngừa và chống tham nhũng. Các quy định của Công ước về cơ bản có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Công ước được thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2003, với 30 nước phê chuẩn. Đến nay đã có 136 nước tham gia công ước này, Việt Nam ra nhập công ước ngày 3 tháng 7 năm 2009.
Đây chính là cơ sở pháp lý thể hiện sự quan tâm chung của các nước đối với vấn nạn chung. Qua Hiệp Ước cho thấy những quy định chung có ý nghĩa đối với việc hoàn thành pháp luật tham nhũng trong nước. Hiệp Ước có cơ cấu 8 chương và 71 điều, cụ thể: chương 1: Những quy định chung; chương 2: Các biện pháp phòng ngừa; chương 3: Hình sự hoá và thực thi pháp luật; chương 4: Hợp tác quốc tế; chương 5: Thu hồi tài sản; chương 6: Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin; chương 7: Các cơ chế thi hành công ước; chương 8: Các điều khoản cuối cùng.
Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn. Bên cạnh các biện pháp tổng thể, Công ước chú trọng đặc biệt đến các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Điều này thể hiện ở việc Công ước đã dành 3 chương quan trọng gồm Chương 3: Hình sự hoá và thực thi pháp luật; Chương 4: Hợp tác quốc tế, Chương 5: Thu hồi tài sản để quy định vấn đề này. Điểm b Điều 1 Công ước nêu rõ mục đích của Công ước là: “Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả thu hồi tài sản”
Trong đó quy định khá chi tiết về các chế tài đối với các hành vi tham nhũng trong đó có cả chế tài hình sự đặt ra đối với các tội phạm tham nhũng. Điều 3 Công ước sẽ áp dụng cho tất cả các giai đoạn của công tác chống tham nhũng gồm: phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng và việc phong toả, tạm giữ, tịch thu và hoàn trả tài sản có được do tham nhũng. Điều này phản ánh mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng, thực thi Công ước như một công cụ phòng, chống tham nhũng toàn diện, hệ thống, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mỗi quốc gia cũng như từng khu vực và trên toàn thế giới.
Quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng mặc dù mới được LHQ xây dựng công ước trong những năm gần đây. Nhưng lịch sử chống tham nhũng của một số nước đã có từ lâu đời, nhưng dựa trên những quy định về tội phạm tham nhũng trong Bộ luật hình sự của các nước như Bộ luật Hình sự đầu tiên có quy định về tội tham nhũng là của Italia năm 1853 và năm 1859, sau đó là Pakistan năm 1861, Nhật Bản năm 1907, Hàn Quốc năm 1953...Nhiều nước bên cạnh Bộ luật Hình sự, còn ban hành Luật Phòng chống tham nhũng quy định rõ hơn, cụ thể hơn về các tội phạm tham nhũng; xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, như Luật về tăng cường đấu tranh chống tham nhũng của Malaysia năm 1961 và năm 1971, Luật Chống hối lộ năm 1947 của Pakistan... Trong một số ngành, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng các nước còn có những đạo luật riêng như: Luật Chống hối lộ trong các cơ quan Nhà nước của Ai Cập, Pháp lệnh Phòng ngừa tham nhũng trong bộ máy chính quyền của Srilanca, Luật về công chức, Luật về đạo đức công chức của Mỹ,... Theo đó các nước nêu ra những hành vi tham nhũng và quy định về tội phạm trong lĩnh vực và từng chế tài cụ thể. Dựa trên bảng chỉ số tham nhũng có một số nhóm nước nhờ xây dựng cơ chế phá lý hoàn chỉnh nên đã có được những thành tựu to lớn trong phòng chống tham nhũng như Đan Mạch, Thụy Điển, New Zealand và Singapore.
Như vậy từ cơ sở lý luận trên cho thấy các nước trên thế giới đều khá quan tâm đến vấn đề tham nhũng và ngày càng hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý về xử lý và chống tham nhũng ở các nước.
1.2.2- Ở Việt Nam
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công giành được độc lập Đảng, nhà nước ta đã rất chú ý đến vấn đề tham nhũng, các quy định về chống tham nhũng lãng phí thực hiện tiết kiệm và ngăn cấm chiếm hữu tài sản công được đặt ra. Tiếp đó là các quy định về cơ sở pháp lý nhằm ngăn chặn tệ nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí trong cán bộ công chức nhà nước. Là cơ sở lý luận quan trọng thể hiện sự nghiên khắc của nhà nước ta đối với tiêu cực tham nhũng, lãng phí.
Văn bản thứ nhất đó là: Nghị quyết số 163 CP của Hội Đồng Chính Phủ thông qua ngày 25 tháng 10 năm 1963 về cuộc vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiễn kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Đây là quy định có tính chất pháp lý đầu tiên thể hiện sự quan trọng của tham nhũng đối với kinh tế đất nước, trong Nghị quyết này đã nêu ra các quy định về hành vi tham nhung và những chế tài đối với những ai có hành vi tham nhũng.
Văn bản thứ hai là: Nghị quyết số 240/HĐBT của Hội Động Bộ Trưởng thông qua ngày 26 tháng 6 năm 1990 về đấu tranh chống tham nhũng. Là văn bản ra đời trong thời kinh tế Việt Nam có bước phát triển và hội nhập, trong đó có nêu lên những vấn đề như ngyên nhân tham nhũng, mục tiêu và các biện pháp đấu tranh chông tham nhũng. Nhì chung những văn bản không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chưa thực sự nêu lên được cơ sở pháp lý thực sự chưa có chế tài và xử lý hành vi tham nhũng. Một thực tế là trong thời kỳ này tham nhũng bắt đầu nổi len trở thành một quốc nạn.
Văn bản thứ ba là Pháp lệnh phòng chống tham nhũng lãng phí số 03/1998 thông qua ngày 26 tháng 2 năm 1998. Đây là cơ sở phá lý đầu tiên và tiến bộ nhất về pháp luật tham nhũng từ trước, trong đó quy định chi tiết về khái niệm tham nhũng ở điều 1 “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”. Đối tượng điều chỉnh điều 2 là “người có chức vụ, quyền hạn: Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước; Cán bộ xã, phường, thị trấn; Những người khác được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”. Các hành vi tham nhũng ở điều 3 là 11 hành vi cụ thể: “Tham ô tài; sản xã hội chủ nghĩa;Nhận hối lộ; Dùng tài sản xã hội chủ nghĩa làm của hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đưa hối lộ, môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cá nhân; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi; Lập quỹ trái phép để vụ lợi; Giả mạo trong công tác để vụ lợi. Với 5 chương đây là văn bản có tính quan trọng đặt cơ sở pháp lý cho phòng và chống tham nhũng ở nước ta, chương 1 là những quy định chung về tham nhũng, chương 2 quy định về các biện phòng ngừa phát hiện tham nhũng, chương 3 quy định về xử lý hành vi tham nhũng, chươ 4 quy định về trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong phòng chống tham nhũng, chương 5 quy định về điều khoản thi hành. Đã góp phần vào đẩy lùi tệ nạn tham nhũng ở nước ta trong giai doạn này.
Văn bản thứ tư là luật phòng chống tham nhũng 2005/ QH thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2005. Là văn bản có ý quan trọng trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng hiên này của nước ta. Với cơ cấu 8 chương 92 điều được chia làm 3 phần lớn quy định khá chi tiết và đầy đủ những vấn đề chung, công khai minh bạch, phát hiện và xử lý tham nhũng. Chương I gồm 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10) quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các hành vi tham nhũng, nguyên tắc xử lý tham nhũng: quy định chung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm phối hợp của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng; và các hành vi bị nghiêm cấm. Chương II quy định về phòng ngừa tham nhũng gồm 6 mục 48 điều (từ Điều 11 đến Điều 58). Số lượng các điều chiếm hơn một nửa tổng số điều của đạo luật (48/92 điều). Điều đó phản ánh mức độ quan trọng của chế định phòng ngừa tham nhũng. Có thể nói, phòng ngừa tham nhũng là tinh thần chủ đạo của Luật Phòng, chống tham nhũng. Có thể nói luật phòng chống tham nhũng ra đời đã khắc phục được nhũng hạn chế trước kia đáp ứng nhu cầu trong công tác phòng chống tham nhũng, tạo điều kiện lớn cho lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước đưa nước ta phát triển không ngừng.
Các kiến nghị, giải pháp nâng cao phòng chống tham nhũng
1.4.1- Về mặt lý luận
Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp lý luận sau đây: “Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói riêng, các quy định về quản lý kinh tế-tài chính, về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị. Xác định rõ chế độ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo; Tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng; củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan; Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện. Có biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh những người tham nhũng, lãng phí bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Ban hành và thực hiện quy định để xử lý thích đáng, đúng pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nơi xảy ra tham nhũng, lãng phí, gây hậu quả nghiêm trọng. Tịch thu sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; xử lý nghiêm minh những người bao che tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, đồng thời có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; biểu dương và nhân rộng những gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; Triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền. Hoàn thiện "cơ chế giám sát, phản biện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; Tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức; có quy định về kiểm soát, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức. "Xây dựng hệ thống chính sách phân phối thu nhập xã hội và chế độ đãi ngộ công bằng, hợp lý, bảo đảm đời sống của cán bộ, công chức. Công khai hóa các chế độ, chính sách để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát, kiểm tra; Thành lập các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả"11. Các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các ngành phải lãnh đạo chặt chẽ cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không để những phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng cuộc đấu tranh này kích động, gây rối; Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực trọng điểm như quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính trong doanh nghiệp Nhà nước; thu, chi ngân sách Nhà nước; quản lý tài sản công; công tác quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ; Gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí với công tác chỉnh đốn, xây dựng đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng".
1.4.2- Về mặt thực tiễn
Phát động xây dựng một nếp sông đạo đức xã hội "đói cho sạch, rách cho thơm”, tẩy chay tham nhũng, coi tham nhũng là trộm cắp là nhục nhã và hèn hạ. Trên cơ sở những thành tựu thu được của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng trong xã hội một nếp sông dân chủ, khuyến khích mọi người nói lên sự thật, có cơ chế bảo vệ những người dũng cảm tố cáo, phát hiện bọn tham nhũng. Khi đã phát hiện được tham nhũng, cần phải trừng phạt nghiêm, đặc biệt với những kẻ tham nhũng là cán bộ, đảng viên. Cần xác định đây là khâu đột phá để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Tham nhũng, lãng phí là những căn bệnh rất nguy hiểm, ngày càng phổ biến, có lúc, có nơi nghiêm trọng nhưng cần nói rõ sự thật, không bao che, không sợ mất uy tín vì phanh phui những sự thật này. Không hoang mang, dao động trước những diễn biến phức tạp của tình hình tham nhũng, lãng phí nhưng phải chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch và có biện pháp tích cực, chủ động phòng, chống. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần có những biện pháp giải quyết tình thế, tạo bước chuyển biến rõ rệt, đồng thời có chủ trương, giải pháp có tính chiến lược, phòng, chống tận gốc. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải được tiến hành với tinh thần kiên quyết, kiên trì, thường xuyên, liên tục, có bước đi vững chắc, tích cực, lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá, gây dựng lòng tin cho toàn xã hội. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí với tinh thần tích cực chủ động, phòng ngừa là chính, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh những vụ việc đã được phát hiện. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với công tác xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, chống chủ nghĩa cá nhân. Các cấp ủy đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Đảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ cấp cao phải trực tiếp tham gia và đi đầu trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm trong lịch sử, dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn; học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế.
Như vậy, trên cơ sở kết hợp các giải pháp về mặt thực tiễn và lý luận chắc chẵn sẽ cho thấy hiệu quả của phòng chống tham nhũng ở nước ta trong hiên tại cũng như trong tương lai.
Chương 2: Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng chống tham nhũng
2.1- Khái niệm về thanh tra nhà nước 2.1.1-Khái niệm: Xét theo khía cạnh lịch sử hình thành nhà nước Việt Nam, thanh tra là cơ nhà nước đặt ra có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Và đã được nhà nước ta quy định tại các văn bản pháp luật chuyên nghành, theo đó các định nghĩa về thanh tra nhà nước.
Theo Pháp Lệnh thanh tra 1990 thì: Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy không nêu lên định nghĩa của thanh tra nhà nước nhưng đó cũng là văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trách nhiệm của thanh tra.
Đến Luật thanh tra 2004 được Quốc Hội thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001 đã nêu lên định nghĩa của thanh tra nhà nước cũng như nghiệm vụ chức năng của thanh tra nhà nước.
Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, với việc quy định nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra nhà nước đã tạo điều kiện cho thanh tra nhà nước có điệu kiện hơn trong việc hoạt động của mình, cũng như thực hiện tốt vai trò chống tham nhũng.
2.2- Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng chống tham nhũng 2.2.1- Về mặt lý luận Nhận thức được tình hình, hậu quả của tham nhũng trên các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để phòng ngừa, đấu tranh chống lại tệ nạn này. Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII cho đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đều khẳng định quan điểm nhất quán “phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta”.
Hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau bao gồm: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp giám sát công tác phòng, chống tham nhũng; Các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Mỗi cơ quan có vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Phạm vi bài viết chỉ đề cập đến vai trò của các cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh và Thanh tra cấp tỉnh) trong phòng, chống tham nhũng.
Cơ quan thanh tra hành chính các cấp đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, thể hiện qua các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định Luật Thanh tra, Luật Phòng chống tham nhũng và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như những kết quả, đóng góp từ thực tiễn hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, thanh tra việc tuân thủ pháp luật về phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Các vai trò về mặt lý luận là:
Thứ nhất: Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò then chốt trong phát hiện và xử kịp thời các hành vi tham nhũng. Thanh tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo phải gắn liền, kết hợp với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, chúng có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung nhau. Hoạt động thanh tra “phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” (Điều 3 Luật Thanh tra 2004). Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch vững mạnh. Cơ quan thanh tra nhà nước các cấp thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật; giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Thứ hai: Xây dựng, kiện toàn bộ máy phòng, chống tham nhũng thuộc hệ thống thanh tra các cấp; từng bước hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng. Căn cứ khoản 1 Điều 75 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định “trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.” Ngày 31/10/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1424/QĐ-TTg thành lập Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 thay thế Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25/4 /2005 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
Ở địa phương, ngày 13/3/2009 Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng chống tham nhũng và thực tiễn tại địa bàn kiến tập.doc