Đề tài Vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động

Việc Công đoàn chủ động cùng với các đơn vị sử dụng lao động tham gia ký kết thỏa ước đã thể hiện quyền năng rất lớn của tổ chức Công đoàn nhằm tạo ra những điều kiện lao động tốt hơn cho NLĐ đồng thời cũng tạo ra những căn cứ để ràng buộc NSDLĐ thực hiện tốt những quy định của pháp luật và những cam kết trong quá trình lao động.

Điều 45 Bộ luật lao động quy định: Ban chấp hành CĐCS hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời đại diện thương lượng thỏa ước lao động tập thể với NSDLĐ. Qua đó Công đoàn càng sâu sát với quần chúng công nhân lao động, hiểu rõ hơn hoạt động của các doanh nghiệp và các chế độ chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân lao động. Công đoàn đại diện công nhân lao động mang tiếng nói chung của công nhân lao động đến NSDLĐ, củng cố vị trí, tăng cường vai trò của mình hơn nữa trong đơn vị và qua đó giúp Công đoàn càng làm tốt hơn chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, góp phần tích cực ngăn ngừa những TCLĐ có thể xảy ra trong phạm vi của đơn vị.

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 đã quy định: “Những người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đều có quyền thành lập và gia nhập Công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ công đoàn Việt Nam” và để khẳng định hơn nữa quyền này của NLĐ, với thắng lợi của đại hội IX Công đoàn là sự ra đời của Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa IX đã sửa đổi và quy định rõ như sau: “Công nhân viên chức, lao động Việt Nam làm công, hưởng lương; người lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn”. Trên tinh thần đó thì tại khoản 2 điều 7 BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2002 cũng thể hiện quyền của NLĐ: “Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật Công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, tổ chức Công đoàn được thành lập ở tất cả những nơi nào có công nhân, lao động làm việc, trong đó CĐCS được xem là nền tảng của tổ chức Công đoàn. Việc gia nhập công đoàn của NLĐ chính là quyền của họ và để trở thành đoàn viên chính thức của Công đoàn họ cũng phải tuân theo những thủ tục gia nhập do Điều lệ IX Công đoàn quy định: “Người gia nhập Công đoàn phải có đơn tự nguyện, Ban chấp hành CĐCS xét, ra quyết định kết nạp và trao thẻ đoàn viên Công đoàn”. Sau khi gia nhập Công đoàn, NLĐ trở thành đoàn viên của tổ chức Công đoàn, được hưởng các quyền và nghĩa vụ, họ được Công đoàn đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Sức mạnh của tổ chức Công đoàn có được khẳng định và nhân lên hay không trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước hết phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các thành viên, của công nhân lao động. Vì vậy việc hiểu đúng và đầy đủ về tổ chức Công đoàn, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn, tích cực tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mỗi NLĐ. Công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ người lao động Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ tự nguyện lập ra (theo điều 1 Luật Công đoàn) và việc gia nhập công đoàn là quyền chứ không phải nghĩa vụ của NLĐ. Vì vậy, để Công đoàn có thể phát triển lớn mạnh, sâu rộng thì tổ chức này phải có khả năng thu hú được nhiều người tham gia, để thực hiện được việc này thì không gì hơn Công đoàn phải thực hiện tốt các chức năng của mình trong đó trọng tâm nhất vẫn là chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ. Theo quy định tại điều 2 Luật Công đoàn thì hiện nay Công đoàn đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trên hai lĩnh vực chủ yếu: lĩnh vực tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của thập thể lao động; lĩnh vực chăm lo cải thiện đời sống, việc làm cho NLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ theo quy định của pháp luật. Công đoàn trong lĩnh vực tham gia quản lý hà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động Công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước về lao động Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về lao động được quy định tại điều 180 BLLĐ và tại các điều 4,5,7,8… Luật Công đoàn. Trong đó bao gồm việc xây dụng và tổ chức các chương trình quốc gia về lao động, việc làm, các chế độ chính sách, thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động… Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp có quyền tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao động, tham gia xây dựng pháp luật, trình dự án luật ra Quốc hội… Quyền đại diện của tổ chức Công đoàn trong việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Nó được ký kết giữa Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không thể ép buộc phía Công đoàn ký kết những điều khoản vi phạm pháp luật, việc ký kết phải theo nguyên tắc thương lượng, thỏa thuận, tự nguyện và bình đẳng. Việc pháp luật quy định sự tham gia của tỗ chức Công đoàn vào việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho thấy vai trò và trách nhiệm của Công đoàn rất to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ và đoàn viên Công đoàn. Công đoàn trong việc kiểm tra giám sát an toàn lao động, vệ sinh lao động và kiểm tra việc chấp hành nội quy lao động Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động luôn là nội dung quan trọng của pháp luật lao động, là biện pháp chủ yếu để cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ NLĐ khỏi các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhà nước ta luôn đề cao yêu cầu bảo đảm sức khỏe cho NLĐ, bảo đảm sản xuất theo phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất để an toàn”. Theo quy định của pháp luật tổ chức Công đoàn có quyền tham gia xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động… kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công đoàn trong lĩnh vực chăm lo, cải thiện đời sống, việc làm cho NLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật Công đoàn trong việc giải quyết việc làm cho NLĐ và can thiệp khi NLĐ mất việc làm Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi NLĐ có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp, của toàn xã hội… Các cấp Công đoàn từ Tổng Liên đoàn Lao động đến các CĐCS phải kết hợp với các cơ quan nhà nước và những người sử dụng lao động trong việc bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động ở tầm vĩ mô và vi mô, có quyền lập các tổ chức dịch vụ việc làm, dạy nghề, tư vấn pháp luật, các cơ sở phúc lợi chung cho NLĐ và các quyền khác theo quy định của Luật Công đoàn và BLLĐ Việt Nam. Công đoàn với vấn đề tiền lương của NLĐ Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của NLĐ. Mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào năng sất lao động, chất lượng và hiệu quả của công việc do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận trong hợp đồng. Để tránh sự bóc lột của NSDLĐ, nhà nước quy định mức lương tối thiểu và Công đoàn giám sát vấn để trả lương. Công đoàn với việc chăm lo, cải thiện đời sống cho người NLĐ Công đoàn có trách nhiệm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, Công đoàn phải thường xuyên đi sâu và nắm vững hoàn cảnh kinh tế gia điình của các thành viên của mình, để có biện pháp giúp đỡ kịp thời nhất. Công đoàn cùng vói NSDLĐ bàn bạc việc sử dụng quỹ phúc lợi doanh nghiệp theo tinh thần nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, tạo nguồn kinh phí và sắp xếp thời gian cho NLĐ hằng năm đều được nghỉ ngơi du lịch… Công đoàn trong vấn đề kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động Pháp luật đã quy định cho CĐCS có quyền tham gia góp ý xây dựng dự thảo nội quy lao động. Việc xử lý kỷ luật lao động thuộc thẩm quyền của NSDLĐ. Song để bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ và nâng cao hiêu quả giáo dục người vi phạm, pháp luật lao động quy định Công đoàn có quyền đại diện tham gia xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm các cam kết trong hợp đồng lao động (khoản 3 điều 78 BLLĐ). Hình thức kỷ luật lao động cao nhất mà NSDLĐ có thể áp dụng là sa thải NLĐ, nhưng NLĐ là ủy viên Ban chấp hành CĐCS thì phải có sự thỏa thuận của Ban chấp hành CĐCS (khoản 4 điều 155 BLLĐ). Nói cách khác thì quyền của NSDLĐ phải được kiểm tra, giám sát trong khuôn khổ pháp luật. Công đoàn trong việc giải quyết các TCLĐ TCLĐ là vấn đề khó trành khỏi trong quan hệ lao động. Trong quá trình giải quyết, Công đoàn với vai trò đại diện NLĐ có quyền tham gia HĐHGLĐCS để giải quyết TCLĐ hoặc tham gia vào hội đổng trọng tài lao động cấp tỉnh hoặc tham gia vào quá trình tố tụng tại tòa án… Công đoàn có quyền tham gia cùng với các cơ quan khác giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NLĐ. Công đoàn có quyền quyết định việc đình công sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành. Tóm lại, trong quan hệ lao động, NLĐ luôn ở vị thế yếu hơn NSDLĐ và Công đoàn là tổ chức đại diện gần gũi nhất với NLĐ, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của NLĐ, Công đoàn đại diện và bảo vệ NLĐ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực giải quyết TCLĐ cũng là một tất yếu khách quan của tổ chức Công đoàn. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động Với sự thừa nhận của cơ chế thị trường ở nước ta như hiện nay TCLĐ xảy ra trong quan hệ lao động là tất yếu, do đó pháp luật cũng đã quy định cơ chế giải quyết TCLĐ phù hợp trong điều kiện đổi mới. Hiện nay hệ thống cơ quan giải quyết TCLĐ theo quy định của BLLĐ bao gồm: HĐHGLĐCS hoặc hòa giải viên lao động (đối với những nơi không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở). Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh. Tòa án nhân dân. Tùy tùng loại TCLĐ mà thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trên được pháp luật quy định cụ thể. Việc giải quyết của bất kỳ cơ quan nào cũng đếu nhằm mục đích là: khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, tạo điều kiện cho các bên tiếp tục quan hệ lại với nhau, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các xung đột tiếp theo, tạo ra sự ổn định trong quan hệ lao động, sự phát triển ổn dịnh của doanh nghiệp nói riêng và diều kiện phát triể nền kinh tế nói chung. Để hiểu rõ hơn về sự thể hiện vai trò của tổ chúc Công đoàn trong từng cơ chế giải quyết TCLĐ, chúng ta sẽ đi sau nghiên cứu ở từng giai đoạn giải quyết cụ thể. Vai trò của Công đoàn trong việc ngăn ngừa, hạn chế các tranh chấp lao động TCLĐ là những tranh chấp về quyển và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong qua trình học nghề (điều 157 BLLĐ). Việc tìm ra nguyên nhân TCLĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra và thực hiện các biện pháp hạn chế TCLĐ cũng như tìm ra giải pháp tối ưu nhằm giải quyết từng tranh chấp lao động cụ thể. Tính từ khi BLLĐ ra đời cho đến nay, tình trạng TCLĐ xảy ra khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm một số nguyên nhân chính sau: Do mâu thuẫn về lợi ích của hai bên chủ thể không được hòa giải kịp thòi; Do việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động ở tầm vĩ mô cũng như vi mô không theo kịp đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay; Do cách xử sự không đúng mực của các chủ thể trong quan hệ lao động; do NSDLĐ chưa thực hiện đầy đủ chính sách pháp luật và chính sách bảo vệ quyền lợi cho NLĐ; Do thiếu hiểu biết về pháp luật của NLĐ… Với thực trạng TCLĐ phát sinh theo chiều hướng ngày càng gia tăng gây nhiều tác động xấu tới lĩnh vực kinh tế-xã hội cũng như trong lĩnh vực quản lý nhá nước về lao động, Công đoàn cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến TCLĐ nói trên, cụ thể là một số hoạt động sau: Trong việc tham gia xây dựng nội quy, quy chế lao động ở doanh nghiệp: Nội quy lao động trong các đơi vị sử dụng lao động là văn bản quy định về các hoạt động nhằm duy trì và tăng cường kỷ luật lao động của đơn vị, là một trong những công cụ, biện pháp quản lý sản xuất, quản lý lao động của NSDLĐ. Nội quy lao động có liên quan mật thiết đến bản thân NLĐ và nó có tác động rất lớn đến quá trình thực hiện và duy trì quan hệ lao động. Vì vậy pháp luật đã trao cho tổ chức Công đoàn quyền được cùng với NSDLĐ tham gia vào quá trình xây dựng nội quy lao động, để một mặt đảm bảo cho việc thiết lập những quy định trong đó được đúng pháp luật, mặt khác nhằm để bảo vệ NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi cho NLĐ trong khi xây dưng nội quy. Trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể với NSDLĐ: Việc Công đoàn chủ động cùng với các đơn vị sử dụng lao động tham gia ký kết thỏa ước đã thể hiện quyền năng rất lớn của tổ chức Công đoàn nhằm tạo ra những điều kiện lao động tốt hơn cho NLĐ đồng thời cũng tạo ra những căn cứ để ràng buộc NSDLĐ thực hiện tốt những quy định của pháp luật và những cam kết trong quá trình lao động. Điều 45 Bộ luật lao động quy định: Ban chấp hành CĐCS hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời đại diện thương lượng thỏa ước lao động tập thể với NSDLĐ. Qua đó Công đoàn càng sâu sát với quần chúng công nhân lao động, hiểu rõ hơn hoạt động của các doanh nghiệp và các chế độ chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân lao động. Công đoàn đại diện công nhân lao động mang tiếng nói chung của công nhân lao động đến NSDLĐ, củng cố vị trí, tăng cường vai trò của mình hơn nữa trong đơn vị và qua đó giúp Công đoàn càng làm tốt hơn chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, góp phần tích cực ngăn ngừa những TCLĐ có thể xảy ra trong phạm vi của đơn vị. Trong việc tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật liên quan tới NLĐ: Một hoạt động của Công đoàn có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động xảy ra là hoạt động tham gia xây dụng, kiểm tra, đôn đốc giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về lao động,trách nhiệm này của Công đoàn đã được luật hóa tại điều 5 Luật Công đoàn. Công đoàn có quyền kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động (điều 6 Luật Công đoàn), về hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội…(điều 7 Luật công đoàn). Công đoàn có quyền tham gia với cơ quan nhà nước nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo của NLĐ theo pháp luật (điều 11 Luật Công đoàn). Tham gia xây dựng và thực hiện chế độ chính sách liên quan đến NLĐ là nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn Việt Nam trong việc ngăn ngừa, hạn chế TCLĐ xảy ra. Thông qua nhiệm vụ này, Công đoàn Việt Nam ngày càng mang tính xã hội cao, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lao động trong tình hình mới. Trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho NLĐ và NSDLĐ: Bất cứ tranh chấp nào cũng xuất phát từ mâu thuẫn trong quan hệ lao động, đó cũng là yếu tố thuộc về bản chất của quan hệ lao động. Sự mâu thuẫn giữa lợi nhuận và quyền lợi của NLĐ luôn tồn tại trong mối quan hệ này và ngày càng gay gắt trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta. Mâu thuẫn có thể phát sinh từ những vi phạm pháp luật lao động hoặc từ ý nghĩ của mỗi bên cho rằng quyền lợi của mình chưa được pháp luật bảo vệ thỏa đáng gây nên tranh chấp lao động mà không hề có sự vi phạm nào. Nắm rõ điều này, Công đoàn phải tìm cách dung hòa quyền lợi của các bên, xóa bỏ những mâu thuẫn tiềm tàng, tìm kiếm sự thông cảm lẫn nhau trong quan hệ của hai phía. Luật Công đoàn cũng chỉ rõ phương cách để Công đoàn làm việc này có hiệu quả, đó là “Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục NLĐ có ý thức chấp hành và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật…, lao động có kỷ luật, có năng suất, chất lượng và hiệu quả” (điều 4 Luật Công đoàn) hoặc “Công đoàn có trách nhiệm giáo dục, vận động NLĐ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng không nên buông lỏng việc tuyên truyền pháp luật cho NSDLĐ nhất là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, khi mà NSDLĐ ở đây đa số là người nước ngoài có hiểu biết hạn chế về pháp luật và phong tục tập quán của người Việt Nam. Qua những điều đã trình bày như trên, chúng tôi muốn chỉ ra vai trò to lớn của Công đoàn các cấp trong việc ngăn ngừa, hạn chế các TCLĐ. Nếu các hoạt động của Công đoàn được đảm bảo thì tất yếu sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn trong việc thiết lập, duy trì và ổn định quan hệ lao động giữa hai bên, và đó cũng là một trong những bước cần thiết để Công đoàn có thể phát huy vai trò của mình khi đại diện và bảo vệ NLĐ ở những giai đoạn tiếp theo của quá tình giải quyết tranh chấp. Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết các TCLĐ ở Hội đồng hòa giải lao động cơ sở Hòa giải là thụ tục bắt buộc khi giải quyết TCLĐ. Theo quy định của Bộ luật lao động, biện pháp này được áp dụng khi các chủ thể có tranh chấp đã thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp nhưng không đạt kết quả và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết TCLĐ.Với mục đích để các chủ thể có thể dàn xếp bất đồng một cách ổn thỏa trên cơ sở tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ, nên pháp luật đã quy định hòa giải ở HĐHGLĐCS là bước bắt buộc đầu tiên và cần thiết nhất trong qua trình giải quyết tranh chấp của các bên (trừ những vụ tranh chấp không nhất thiết phải qua hòa giải quy định tại khoản 2 điều 166 BLLĐ). Do tính chất đặc thù của quan hệ lao động mà việc giải quyết tranh chấp ở Hội đồng hòa giải lao động cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng, giải quyết bất đồng của các bên thông qua hòa giải thương lượng và vì vậy hòa giải sẽ tạo điều kiện cho các bên dàn xếp mâu thuẫn trên cơ sở tôn trọng hiểu biết lẫn nhau, tiếp tục quan hệ lao động và có thể phòng ngừa những xung đột tiếp theo. Theo quy định tại điều 163 Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002, HĐHGLĐCS được thành lập trong các doanh nghiệp có CĐCS hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời, là tổ chức giải quyết TCLĐ đầu tiên khi một hoặc hai bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu. Thành phần của HĐHGLĐCS được quy định tại điều 163 BLLĐ và Thông tư số 10/LĐTB-XH ngày 25/3/1997 gồm: NSDLĐ hoặc người giữ chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp do NSDLĐ cử và đại diện NLĐ do Ban chấp hành CĐCS hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời cử. Do đó, CĐCS có những quyền và trách nhiệm nhất định trong việc thành lập và hoạt động của HĐHGLĐCS: Quyền đề xuất thành lập HĐHGLĐCS: Chủ tịch Ban chấp hành CĐCS hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời chủ động đề xuất việc thành lập Hội đồng hòa giải, số lượng thành viên, chuẩn bị nội dung để thảo luận với NSDLĐ để thành lập HĐHGLĐCS. Quyền cử đại diện Ban chấp hành Công đoàn tham gia vào HĐHGLĐCS (ít nhất là hai người) trong đó có đại diện bắt buộc là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch. Quyền thảo luận, đề xuất về cơ cấu, nguyên tắc làm việc, hoạt động, nội quy của HĐHGLĐCS: trong đó cần đề xuất thảo luận nhất trí với NSDLĐ để xác định rõ trách nhiệm, điều kiện đảm bảo cho Hội đồng làm việc… Quyền được thay đổi các thành viên của Ban chấp hành Công đoàn trong HĐHGLĐCS: Việc thay đổi, bổ sung này phải có sự thảo luận trước đối với NSDLĐ và do NSDLĐ quyết định. Quyết này phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và các thành viên. Quyền tham gia vào quá trình hòa giải: được tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, thu thập chứng cứ và đưa ra các phương án hòa giải hoặc tổ chức đối thoại khi cần thiết. Quyền được cung cấp các tài liệu liên quan đến việc hòa giải các TCLĐ. Những quyền trên còn được hiểu đồng thời là nghĩa vụ mà CĐCS phải thực hiện. Việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của CĐCS sẽ giúp cho việc giải quyết các TCLĐ một cách nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian của các cơ quan chức năng khác. Đại diện Công đoàn đã tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở còn có thể tham gia phiên họp với tư cách là đại diện tập thể lao động (đối với TCLĐ tập thể) và có thể với tư cách là đại diện cho NLĐ (đối với TCLĐ cá nhân). Cán bộ được cử tham gia HĐHGLĐCS phải theo dõi quá trình hỏa giải và có trách nhiệm với Hội đồng đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trong trường hợp tham gia theo ủy quyền của NLĐ, đại diện Công đoản bày tỏ ý kiến chấp nhận hoặc không chấp nhận đối với phương án trên, nếu chấp nhận thì hướng dẫn cho NLĐ thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận trong biên bản hỏa giải thành. Còn trong trường hợp hòa giải không thành hoặc trường hợp không thể tiến hành được phiên hòa giải theo luật định (một hoặc hai bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng),thì Ban chấp hành Công đoàn giúp NLĐ có TCLĐ cá nhân làm đơn kiến nghị kèm theo biên bản hòa giải không thành của HĐHGLĐCS, lập hồ sơ gửi TAND giải quyết tranh chấp. Nếu là TCLĐ tập thể, Công đoàn giúp tập thể lao động lập hồ sơ và đề nghị Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Khi tham gia phiên họp giải quyết của HĐHGLĐCS mà Công đoàn thấy kết quả hòa giải không thỏa đáng, gây bất lợi hoặc thiêt hại cho NLĐ hoặc tập thể lao động thì Công đoàn có thể khởi kiện với tư cách là nguyên đơn lên TAND giải quyết. Việc Công đoàn tham gia vào HĐHGLĐCS là góp phần bảo vệ NLĐ ngay từ khi tranh chấp mới phát sinh. Trong giai đoạn này vai trò của Công đoàn cần phải được phát huy tối đa để nhằm giải quyết được tranh chấp bằng con đường hòa giải, bảo vệ mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết các TCLĐ tập thể ở Hội đồng trọng tài cấp Tỉnh Một trong những chức năng cơ bản của tổ chức công đoàn luôn được khẳng định xuyên suốt trong quá trình giải quyết TCLĐ, đó là chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Ở giai đoạn giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài cũng vậy, sự tham gia của tổ chức công đoàn là để thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ này. Nếu như hình thức hòa giải là việc tìm kiếm sự thỏa thuận của các bên tranh chấp thì đối với hình thức trọng tài các bên lại tìm kiếm một quyết định cụ thể cho vấn đề giải quyết tranh chấp. Ở một chừng mực nào đó, quyết định của trọng tài sẻ hướng dẫn việc giải quyết các mối quan hệ lao động trong tương lai giữa hai bên, vì vậy quyết định đó được xem là quan trọng và rất cần thiết. Do tính chất phức tạp của TCLĐ tập thể mà CĐCS hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời phải có trách nhiệm đại diện cho công nhân, lao động trong quá trình giải quyết. Vì vậy khi Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải, pháp luật quy định phải có mặt người đại diện theo ủy quyền của hai bên tranh chấp (khoản 1 điều 171 BLLĐ) và khi đó CĐCS sẽ là tổ chức đứng ra đại diện cho tập thể lao động tham gia phiên họp hòa giải. Trong phiên họp này CĐCS sẽ xem xét và chỉ chấp nhận phương án hòa giải nếu bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động. Trong trường hợp cần thiết, đại đện của Công đoàn cấp trên Công đoàn cơ sở có thể được mời tham gia phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh (khoản 1 điều 171 BLLĐ). Nếu như việc hòa giải tại Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh không thành thì Hội đồng sẽ tiến hành giải quyết TCLĐ và thông báo quyết định giải quyết (khoản 3 điều 171 BLLĐ). CĐCS thay mặt tập thể NLĐ tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh, Công đoàn có thể thay mặt NLĐ yêu cầu TAND giải quyết tranh chấp (khoản 1 điều 172 BLLĐ), nhưng trước hết Ban chấp hành CĐCS phải hướng cho tập thể NLĐ yêu cầu tòa án giải quyết, tạo mọi điều kiện để hai bên có thể đạt được lợi ích cao nhất. Tóm lại trong quá trình giải quyết TCLĐ tại Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh Công đoàn có các quyền và trách nhiệm sau: Đối với CĐCS: Thay mặt NLĐ gửi yêu cầu tới Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh khi việc hòa giải tại HĐHGLĐCS không thành; tham dự phiên họp hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh; thay mặt NLĐ biểu lộ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài trong trường hợp hòa giải không thành, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh, CĐCS có thể thay mặt NLĐ gửi yêu cầu đến tòa án hoặc lấy ý kiến của tập thể NLĐ. Đối với Công đoàn cấp trên của CĐCS: Tham gia phiên họp hòa giải, giải quyết TCLĐ tập thể nếu được Hội đồng trọng tài lao động mời tham dự; trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh, Công đoàn cấp trên CĐCS có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể NLĐ, bố trí cán bộ theo dõi và cùng CĐCS giải quyết kịp thời các TCLĐ. Đối với Liên đoàn lao động Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Ban thường vụ quyết định cử người tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh (một đại điện chính thức và một đại diện dự khuyết); xem xét mức độ, tính chất, phạm vi tranh chấp xảy ra để cử cán bộ cùng với Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở xem xét vấn đề TCLĐ, giúp đỡ cơ sở giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Việc giải quyết thông qua Hội đồng trọng tài lao động một mặt tạo điều kiện thêm cho tập thể lao động và NSDLĐ một lần nữa có điều kiện hòa giải và giải quyết những xung đột, tranh chấp trên những cơ sở, phương án tốt đẹp nhất mặt khác thông qua đó giúp phần nào hạn chế những tranh chấp phải trải qua những giai đoạn tiếp theo gây bất lợi ít nhiều cho NLĐ, NSDLĐ và cho cả các cơ quan có thẩm quyền cũng như trật tự xã hội. Thông qua đó cũng đã thể hiện được vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ tập thể NLĐ. Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết các TCLĐ ở Tòa án Theo quy định tại khoản 3 điều 164 BLĐ: “Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động.doc
Tài liệu liên quan