LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI. 3
1.1.1 Khái niệm FDI. 3
1.1.2. Bản chất của FDI. 3
1.1.3. Xu hướng vận động của FDI hiện nay. 5
1.1.4. Các hình thức FDI. 8
1.1.5. Vai trò của FDI. 9
1.1.5.1 Những tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. 9
1.1.5.2 Những hạn chế của FDI. 13
CHƯƠNG 2 16
THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 16
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 16
2.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế trong những năm qua. 16
2.1.2.Sự cần thiết của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. 20
2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI . 22
2.2.1 Tình hình thu hút FDI. 22
2.2.2.Cơ cấu FDI. 29
2.2.2.1. FDI phân theo ngành kinh tế. 29
2.2.2.2. FDI phân theo hình thức đầu tư . 31
2.2.2.3. FDI phân theo đối tác đầu tư. 33
2.2.2.4. FDI phân theo vùng lãnh thổ. 34
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA FDI. 35
2.4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA FDI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 48
2.4.1. Một số tác động hạn chế của FDI. 48
2.4.2. Những nguyên nhân. 52
CHƯƠNG 3 55
MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 55
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001- 2010 VÀ NHU CẦU VỐN FDI . 55
3.1.1. Những mục tiêu chiến lược quan trọng. 55
3.1.2. Nhu cầu vốn FDI nhằm đảm bảo những mục tiêu chiến lược. 57
3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG FDI. 58
3.2.1. Những nhân tố trong nước. 58
3.2.2. Những nhân tố bên ngoài. 60
3.3.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 61
3.3.1. Giải pháp tăng cường thu hút FDI . 61
3.3.2.Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. 66
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 68
3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước. 69
3.4.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước. 69
KẾT LUẬN 71
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xuất khẩu trên 500 tr.USD ( không kể dầu thô), tăng 13%; kim ngạch nhập khẩu 610 tr.USD, tăng 21,4%. Đặc biệt, tổng số lao động trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp FDI đã lên đến 670.000 người, tức chỉ sau một năm đã tăng 36% (tăng 175.000 người) so với thời điểm tháng 1/2003.
2.2.2.Cơ cấu FDI.
2.2.2.1. FDI phân theo ngành kinh tế.
Dòng vốn FDI vào các ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trước năm 1993 FDI tập trung nhiều vào ngành dầu khí (19%) và khách sạn, du lịch, căn hộ cho thuê (21,8%); ngành công nghiệp. Hiện nay FDI vào lĩnh vực nay chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án và vốn đầu tư .Sau đó là ngành dịch vụ và nông nghiệp. Dự án trong ngành dịch vụ có quy mô lớn nhất còn trong ngành nông nghiệp tương đối nhỏ.
Tính đến tháng 5/2002, khu vực công nghiệp có 2.131 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư 21.196.583 USD chiếm 55,37% tổng vốn FDI cả nước. Ngành dịch vụ có 702 dự án có vốn đăng ký 14.902.826 USD chiếm 38,93%. FDI vào khu vực nông, lâm nghiệp-thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 5,72% với 393 dự án và số vốn thực hiện là 1.234.549 tr USD. Vốn đầu tư của khu công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ, xây dựng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng. Trong ngành dịch vụ, các dự án tập trung vào xây dụng văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn du lịch, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng khu đô thị mới:
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988 -2002.
(Tính tới tháng 5/2002- chỉ tính các dự án còn hiệu lực).
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT ( USD)
Vốn pháp định (USD )
Đầu tư thực hiện
Tỷ lệ so với tổng số(*)%
1.Công nghiệp
CN dầu khí
CN nhẹ
CN thực phẩm
CN nặng
Xây dựng
2.Nông,lâm nghiệp
Nông lâm nghiệp
Thuỷ sản
3.Dịch vụ
TVĐT-Bưu điện
Khách sạn-du lịch
Tài chính NH
Văn hoá,g/ dục,y tế
XD khu đo thị mới
XD văn phòng căn hộ
XD hạ tầng KCX-KCN
Dịch vụ khác
Tổng số
2131
30
884
842
175
203
393
323
10
702
97
123
47
111
3
110
15
196
3226
21.196.583.356
3.205.715.748
4.610.483.329
7.851.151.441
2.399.030.952
3.130.201.886
2.181.429.758
1.986.130.439
195.299.319
14.902.825.811
2.883.535.220
325.767.561
547.200.000
557.654.860
2.466.674.000
3.662.145.217
806.502.046
721.483.797
38.280.838.925
9.688.441.671
2.188.689.687
2.069.149.781
3.224.167.269
1.013.261.499
1.193.173.435
1.057.568.074
961.125.296
96.442.778
6.804.565.133
2.343.641.263
1.060.901.468
512.450.000
240.073.688
675.183.000
1.297.098.699
276.236.009
398.981.006
17.550.574.887
12.436.550.825
3.109.423.552
2.269.529.599
3.835.333.727
1.382.798.092
1.839.415.855
1.234.548.736
1.132.828.276
101.720.460
5.989.931.096
959.352.576
1.972.449.564
516.478.670
172.593.223
394.618
1.692.481.740
467.857.361
208.323.944
19.660.980.657
55,37
8,37
62,64
20,51
6,27
8,18
5,7
5,19
0,51
38,93
7,53
8,51
14,29
1,46
64,44
9,57
21,07
18,85
100
Nguồn:Vụ QLDA-Bộ kế hoạch và Đầu tư.
(*): Số liệu tự tính toán.
Vốn FDI vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp với chỉ số cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, thực trạng FDI vào ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vốn đã ít lại đang có xu hướng chững lại và giảm dần trong khi nông nghiệp lại là một trong những lĩnh vực đang có nhiều tiềm năng mà ta chưa khai thác được cho thấy tìng hình thu hút FDI vào lĩnh vực này chưa đạt được mục tiêu đề ra.
2.2.2.2. FDI phân theo hình thức đầu tư .
Trong giai đoạn đầu, hình thức liên doanh là hình thức FDI phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm 61% số dự án và 70% số vốn đầu tư. Những năm gần đây các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức này có xu hướng giảm và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên (Bảng 5). Hiện nay, FDI theo hình thức liên doanh chiếm 45,04% số vốn đăng ký và 32,02% số dự án; các con số tương ứng của hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 32,36% và 63,14%; của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 22,6% và 4,84%. Do thủ tục còn rườm rà phức tạp trong khi các nhà đầu tư nước ngoài còn ít hiểu biết về điều kiện kinh tế xã hội cũng như pháp luật của Việt Nam. Nên họ thường lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra giải quyết vấn đề về thủ tục pháp lý. Sau một thời gian hoạt động các nhà đầu tư am hiểu hơn về điều kiện kinh doanh, pháp luật Việt Nam và môi trường pháp lý của nước ta cũng được cải thiện hơn nên họ không cần nhiều đối tác Việt Nam. Hơn nữa họ không muốn chia sẻ lợi ích cũng như quyền điều hành doanh nghiệp với bên Việt Nam. Vì thế số dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng còn các dự án liên doanh giảm.
Bảng 5: Đầu tư nước ngoài theo HTĐT (1988-2002)
(tính tới ngày 3/05/2002-chỉ tính các dự án còn hiệu lực )
Hình thức đầu tư
Số DA
TVĐT(USD)
VPĐ
ĐTTH
Tỷ trọng DA
Tỷ trọng vốn đăng ký (%)
BOT
6
1.227.975.000
363.885.000
78.537.500
0,19
2,07
HĐHTKD
144
4.175.512.485
3.603.194.732
3.415.200.874
4,46
20,53
100% Vốn NN
2037
12.910.375.678
5.678.767.448
6.184.677.903
63,14
32,36
Liên Doanh
1039
19.966.975.762
7.904.727.698
9.982.562.380
32,21
45,04
TS
3226
38.280.388.925
17.550.754.878
19.660.980.657
100
100
2.2.2.3. FDI phân theo đối tác đầu tư.
Tính đến hết năm 2001, có hơn 700 công ty thuộc hơn 66 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều tập doàn, công ty lớn thông qua các công ty con nước ngoài và vùng lãnh thổ khác để đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ, các tập đoàn HSBC Holding (Anh), ABB (Thuỵ Điển), Keppel(Singapo), đã thông qua các chi nhánh của họ ở Hồng Kông để thực hiện đầu tư vào Việt Nam; công ty Unilever(Anh) thông qua công ty con có trụ sở ở Singapo để đầu tư vào Việt Nam…Trong số các đối tác đầu tư, Singapo là quốc gia đứng đầu về số lượng và vốn đầu tư vào Việt Nam. Tiếp đó là các quốc gia Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là các nhà đầu tư lớn nhất ( Bảng 6). Tổng vốn đăng ký của ba đối tác này đạt gần 11,8 tỷ USD, chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư của nước ta.
Bảng 6: 5 nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam(1988-2001).
Nước( vùng lãnh thổ)
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (Tr.USD)
Vốn pháp định (tr.USD)
Vốn đầu tư thực hiện
Singapo
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Hồng Kông
244
758
332
332
220
6881
5146
4064
3260
2824
2281
2188
1999
1277
1232
1993
2494
3038
2012
1547
Nguồn: Báo cáo tài chính số 1+2/2003.
Trong các luồn vốn FDI và Việt Nam thời gian qua, FDI từ các nước ASEAN chiếm vị trí quan trọng với 440 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 8.45 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng vốn đăng ký. Các nước Châu Âu có 472 dự án được cấp giấy phép tại Việt Nam với tổng vốn gần 7,9 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đăng ký. Khu vực Châu Mĩ có gần 300 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư là gần 5,2 tỷ USD.
Có thể thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn FDI vào Việt Nam tập trung chủ yếu từ các nước trong khu vực Đông Nam Ánên khi khủng hoảng kinh tế khu vực xảy ra, lượng FDI giảm sút hẳn. Trong khi đó nguồn vốn FDI vào Việt Nam từ các nước Đông Bắc Ávào Việt Nam lại tăng lên do không bị ảnh hưởng của khủng hoảng. Hiện nay khu vực này chiếm vị trí quan trọng với 2.033 dự án và 26,9 tỷ USD vốn đăng ký còn hiệu lực (chiếm 55,4% số dự án và 40,8% tổng cốn đăng ký của tất cả các dự án còn hiệu lực).
2.2.2.4. FDI phân theo vùng lãnh thổ.
Nguồn vốn FDI được tập trung vào một số địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội thuận lợi, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, gần nơi cung cấp nguyên vật liệu. Đó là những thành phố lớn: Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai…và những nơi có điều kiện thuận lợi như miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, khu tam giác vàng. Mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút FDI là tương đối lớn.
Trong tổng số vốn FDI của cả nước thì 10 địa phương có điều kiện thuận lợichiếm tới 87,8%, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chiếm hơn nửa (50,3%): TP. Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký 9.991,3 tr USD (chiếm 28,3% tổng vốn đăng ký của cả nước), số liệu tương ứng của các địa phương tiếp theo như sau: Hà Nội:7.763,5% (22,3%); Đồng Nai: 3.439,5 (9,7%); Bà Rịa-Vũng Tàu: 2.515,9 (7,1%); Bình Dương và Bình Phước: 1.677,9; Hải Phòng: 1.507,7 (4,3%); Quảng Ngãi: 1.333,0 (3,8%); Quảng Nam- Đà Nẵng 1.013,0 (2,9%); Quảng Ninh 872,8 (2,5%).
Những số liệu trên đây cho thấy vấn đề thu hút FDI theo vùng lãnh thổ kết hợp với việc khai thác các tiềm năng trong nước đạt hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong những vấn đề càng quan tâm điều chỉnh cho hợp lý trong thời gian tới.
2.3. Đánh giá những mặt đạt được của FDI.
Trong 15 năm qua, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987, hoạt động FDI ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội,vào thắng lợi của công cuộc đổi mới của nền kinh tế, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; mở cửa nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh mới, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Những tác động tích cực trên đây của nguồn vốn FDI góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước ta, thể hiện ở các mặt sau:
Một là, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn và tăng tỷ lệ tích luỹ cho nền kinh tế.Từ khi thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài đến nay, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bình quân 1.737,7 tr USD /năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án FDI bình quân thời kỳ 1991-2000 là 17.423,2 tỷ đồng/năm. Từ năm 1996 đến nay, FDI chiếm gần 30%tổng vốn đầu tư xã hội. Trong đó có đến 76,5%số dự án và 53,5% vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng.Thực tế cho thấy trong các dự án liên doanh được cấp giấy phép đầu tư, số vốn do Việt Nam góp chỉ chiếm 25-30% mà chủ yếu cũng bằng quyền sử dụng đất, giá trị nhà xưởng, rất ít tiền mặt,70-75% còn lại là của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất "xúc tác-điều kiện", để việc đầu tư của nước ta đạt hiệu quả nhất định.
Kết quả phân tích cho thấy giữa vốn đầu tư trong nước và vốn FDI có sự tương quan cùng chiều với nhau, khi vốn đầu tư nước ngoài tăng lên sẽ làm cho vốn đầu tư trong nước tăng theo. Có như vậy là do FDI có tác dụng lan truyền, thúc đẩy hoạt động của vốn trong nước. Các dự án FDI đi vào hoạt động sẽ kéo theo sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong nước làm nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, lao động, dịch vụ…cho dự án này đồng thời đặt ra yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho dự án này hoạt động. Các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta phải sử dụng những công trình trên và các dịch vụ của ta và phải trả phí. Như vậy, hoạt động của đồng vốn trong nước của chúng ta ở lĩnh vực này trở nên năng động và hiệu quả hơn.
FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển làm tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế từ đó gia tăng khả năng tích luỹ, nâng cao năng lực tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI tăng lên 1% sẽ làm tích luỹ của nền kinh tế tăng lên 0,11% vào năm sau. Đồng thời tỷ lệ tích luỹ của nước ta có xu hướng tăng lên qua các năm (Bảng 7). Sở dĩ như vậy là vì các dự án FDI sau khi được cấp giấy phép một khoảng thời gian sau đó mới chính thức đi vào hoạt động và thực sự có tác động đến kinh tế trong nước nên có độ trễ nhất định. Điều này thật sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp pháp triển kinh tế của đất nước vì thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích luỹ chúng ta mới có thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng chắc chắn và nâng cao khả năng tự lực về kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Bảng 7: Tỷ lệ tích luỹ trong GDP
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2001
2002
Tỷ lệ
10,1
13,8
14,5
17,1
18,2
17,2
20,1
21,4
24,6
Hai là, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, ngược lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tác động làm thay đổi tốc độ và chất lượng tăng trưởng của từng bộ phận hợp thành cũng như của cả nền kinh tế. Nếu cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và quan hệ quốc tế của mỗi thời kỳ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Việt Nam thời gian qua, FDI là một trong những nhân tố tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Cơ cấu vốn FDI này càng thay đổi theo hướng tích cực, tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, trái lại dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghịêp ngày càng giảm. Tính đến ngay 3/5/2002 trong số các dự án FDI còn hiệu lực thì lĩnh vực công nghiệp xây dựng có 2137 dự án với số vốn 21.196 tr USD, chiếm 66% số dự án và 55,37% tổng vốn đăng ký; tiếp đến lĩnh vực dịch vụ có 702 dự án với 14.903 tr USD chiếm 21,76% số dự án và 38,93% tổng vốn đăng ký; lĩnh vực nông, lâm nghiệp-thuỷ sản có 393 dự án với tổng vốn đầu tư 2181 tr USD chiếm 12,18% số dự án và 5,7% vốn FDI của cả nước (Bảng 4). Cơ cấu tổng sản phẩm xã hội theo ngành kinh tế cũng thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản giảm đi. Trước năm 1988, Việt Nam là một nước nông nghiệp nên ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế: 46,3%, sau đó đến khu vực dịch vụ là 29,74%, ngành công nghiệp có tỷ trọng nhỏ nhất 23,96%. Từ khi Việt Nam mở của thu hút FDI, nguồn vốn này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và các dịch vụ của nền kinh tế. Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu của tổng sản phẩm xã hội tăng dần qua các năm từ 22,6% năm 1989 lên28,76% năm 1995; 37,8% năm2001 và 38,55% năm 2002. Tỷ trọng tương ứng của ngành dịch vụ là 34,99%; 44,06%;38,54% và 38,46%. Ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản giảm tỷ trọng từ 42,07% năm 1989 xuống còn 27,18% năm 1995 và đến năm 2002 trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội ngành này chỉ còn 22,99% (Bảng 8).
Bảng 8: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn1995-2003.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Công nghiệp
28,87
29,73
32,08
32,49
34,49
36,73
37,82
Nông lâm thuỷ sản
27,18
27,76
25,77
25,78
25,43
24,54
23,61
Dịch vụ
44,06
42,51
42,15
41,73
40,08
38,74
38,54
Trong những năm gần đây FDI vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng (chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư ). Tỷ trọng đóng góp FDI trong giá gị sản lượng công nghiệp tăng dần qua các năm làm tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ luôn cao hơn khu vực công nghiệp.
Tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản lượng công nghiệp tăng dần qua các năm từ 26,5% năm 1996 lên 33,2% năm 1998; 43,3% năm 2000 và đạt mức tăng trưởng bình quân32,8%/năm trong cả thời kỳ này. Trong khi đó tốc độ tăng bình quân của khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt khoảng 19%. Nếu không có vốn FDI thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua chỉ đạt 11,3%/năm thay vì mức 14,5%/năm. Chỉ riêng năm 1998 nhịp độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ giảm xuống còn 5,08% và năm 1999 còn 2,25%, thấp hơn mức tăng 5,23% của khu vực nông nghiệp mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do dòng FDI vào Việt Nam giảm sút đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư và gián tiếp ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập và do đó làm giảm sức mua của nền kinh tế.
Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn FDI đang có vị trí chủ đạo với tỷ trọng 79% giá trị xuất khẩu của toàn ngành. Đặc biệt, giá trị khai thác của ngành dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp này tạo ra với tỷ trọng 99,7% (1996); 99,8% (1998). Rõ ràng nếu không có FDI chúng ta không thể tiến hành khai thác dầu thô và khí đốt như hiện nay.
Trong công nghiệp chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, ở một số ngành quan trọng tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: 71% trong ngành sản xuất và sửa chữa xe có động cơ; 44,3% trong ngành sản xuất sản phẩm bằng da và giả da; 100% trong ngành sản xuất tụ điện; máy giặt, máy in, tủ lạnh, điều hoà…67% trong sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông; 31% trong ngành sản xuất kim loại; 22,2% trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử; 20% trong ngành hoá chất; 19,1% trong ngành dệt. Các số liệu trên cho thấy FDI tham gia vào tất cả các ngành công nghiệp của nước ta và giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Đối với ngành nông nghiệp, trước đây các dự án FDI chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản…gần đây nhiều dự án đã chú trọng vào lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi, trồng rừng…Do đó mà ngành nông nghiệp ngày càng phát triển về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên xét về tỷ trọng trong tổng sản phẩm xã hội thì giẩm do mức tăng của hai ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn.
FDI còn có tác động đến cơ cấu vùng lãnh thổ. Trong những năm đầu khi có Luật đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư thì đến năm 1999 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trren 30% số dự án và trên 35% vốn đầu tư. Đến nay đã có 59 trên 64 tỉnh thành có dự án đầu tư nước ngoài. FDI góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp , khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam để khai thác thế mạnh của từng vùng, các vùng phát triển trọng điểm.
Ba là, FDI làm tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ,mở rộng thị phần ở nước ngoài. Những hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tham gia thương mại, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp FDI làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng hơn. Từ các thị trường truyền thống nay đã mở rộng sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước NICs. Nhờ uy tín và mạng lưới marketing sẵn có của các chủ đầu tư nước ngoài, hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn.
Trong những năm qua kimm ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng với tốc độ khá cao và thường cao hơn tốc độ tăng GDP. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất là năm 1994 tăng 35,8% so với năm 1993, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 40,54% tr USD, cao hơn tốc độ tăng GDP 4,1 lần. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 16,3 tỷ USD, tăng 10 % so với năm 2001 trong khi tốc độ tăng GDP đạt 7,04 %. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh như vậy không thể phủ nhận đóng góp của các doanh nghiệp FDI .
Nhờ có lợi thế trong hoạt động trên thị trường thế giới nên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước (Bảng 9). Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng 78,6 % so với năm trước thì kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ tăng 33,2 %, còn kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5 %. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 10% so với năm 2001, trong đó trong khu vực có vốn FDI tăng 14,3 %; khu vực kinh tế trong nước tăng 6,5 %. Tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu năm 1991 FDI chỉ đóng góp 2,5% vào tổng kim ngạc xuất khẩu với 52tr.USD thì đến năm 2001 con số này đã là 23,7 % và 3573 tr.USD. Nếu trong giai đoạn 1991 -1995, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế này đạt 1121 tr.USD, thì thời kỳ 1996-2000 đạt 10407 tr.USD, tăng hơn 9 lần so với thời kỳ trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chưa kể giá trị xuất khẩu dầu thô).
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI.
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
KNXK từ FDI (tr.USD)
252
336
788
1890
1982
2547
3320
3573
1252
KNXK (tr.USD)
4054,3
5448,9
6255,9
9185,0
9861,0
11523
14308
15100
4500
Tỷ trọng FDI trong tổng số
6,2
6,2
10,9
19,5
21,2
22,1
23,2
27,3
27,8
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Sở dĩ hoạt động FDI đóng góp ngày càng nhiều vào xuất khẩu là do tỷ trọng của một số ngành chủ yếu của Việt Nam có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn FDI. Các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, giày da cũng góp phần đáng kể làm tăng tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong kim ngạch xuất khẩu. Trong các ngành này có khá nhiều doanh nghiệp đạt tỷ lệ xuất khẩu từ 80% trở lên. Ngành thuỷ sản đạt 49%; công nghiệp nặng đạt 34%; công nghiệp thực phẩm đạt 1%; giao thông vận tải - bưu diện đạt 1%.
Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 1995 đạt 30%, đến năm 2000 đạt 51%. Như vậy, cả tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu và giá trị tuyệt đối doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng lên nhanh trong các năm gần đây.
Ngoài những mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn tại ra nhiều hàng hoá cung ứng cho thị trường trong nước góp phần thay thế hàng nhập khẩu, tiết kiệm được ngoại tệ cho đất nước và còn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh đặc biệt là khách sạn, du lịch và thu ngoại tệ. Luồng ngoại tệ do hoạt động FDI mang vào Việt Nam từ hoạt động nhập khẩu và nguồn thu gián tiếp từ các hoạt động khác đã góp phần tích cực cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Bốn là, FDI góp phần chuyển giao công nghệ tạo ra năng lực sản xuất, phương thức quản lý và kinh doanh mới, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong thời gian qua nhiều công nghệ mới được đưa vào và thực hiện ở Việt Nam, tạo ra nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới góp phần tăng năng lực sản xuất của một số ngành nghề kinh tế. Cụ thể, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá cao trong một số ngành như 100% sản lượng dầu thô, ôtô, máy lạnh, máy điều hoà nhiệt độ; 50% điện tử gia dụng; 70% sản lượng thép cán; 30% sản lượng xi măng; 32% giày dép xuất khẩu; 20% sản lượng thực phẩm và đồ uống; 26% sản lượng may mặc; 14% sản lượng ngành hoá chất của cả nước. Hoạt động chuyển giao công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, có chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp và đa dạng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài . Nhờ đó mà hạn chế đến mức tối đa các loại hàng trước đây chúng ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn như: bia, sắt thép xây dựng , gốm sứ vệ sinh, xi măng…chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư nhà nước hầu hết đạt tiêu chuẩn Việt Nam , một số đạt tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) .
Bên cạnh cũng đã tạo ra cho nền kinh tế nước ta nhiều công nghệ mới, hiện đại mà biểu hiện cụ thể nhất là ở các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ô tô, xe máy,…làm tiền đề cho sự phát triển cho một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Cụ thể như, các công nghệ đựơc sử dụng trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp phần tạo nên bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa số công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp điện tử, hoá chất, ôtô, xe máy, vật liệu xây dựng đều là những dây chuyền tự động hoá tương đối hiện đại. Một số sản phẩm điện tử, vi mạch, người máy công nghiệp… được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều được trang bị những thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, sản xuất giày dép cũng thu hút được công nghệ các loại trung bình và tiên tiến ở khu vực đầu tư nước ngoài. Đồng thời chúng ta học tập được nhiều mô hình quản lý tiên tiến và những phương thức kinh doanh hiện đại trên thương trường quốc tế được áp dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những tác động trên đây của FDI có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý, kinh doanh để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết kinh doanh thụ động theo những chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên yêu cầu, không cần nghiên cức thị trường, không cần cải tiến, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra không bị cạnh tranh…thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI buộc các doamh nghiệp Việt Nam hoặc phải cạnh tranh để tồn tại hoặc bị phá sản. Để có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ để sản xuất ra h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0084.doc