Đề tài Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam

Lời nói đầu

 

Chương 1 / Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

 

I / Khái niệm và bản chất của FDI

 

1/ Khái niệm

 

2/ Bản chất của FDI

 

II / Các đặc điểm và vai trò của FDI với các nước đang phát triển

 

1/ Đặc điểm của FDI ở các nước đang phát triển

 

2/ Cai trò của FDI với các nước đang phát triển

 

Chương 2 / Đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

 

I / Cơ cấu sử dụng vốn FDI tại Việt Nam trong những năm qua

 

1/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành

 

2/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước đầu tư

 

3/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương

 

II / Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam

 

1/ FDI góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước và gia tăng tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế

 

2/ Tác động của FDI đến tăng trưởng GDP của Việt Nam

 

3/ Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

4/ Tác động của FDI đến chuyển giao công nghệ , nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất trong nước

 

5/ Tác động của FDi đến hoạt động xuất nhập khẩu , mở cửa thị trường , hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

 

6/ Tác động của FDI đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong nước

 

Chương 3 / Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn FDi tại Việt Nam

 

I / Xu hướng thay đổi cơ cấu sử dụng vốn FDI và một số tồn tại trong quá trình sử dụng vốn FDI tại Việt Nam

 

1/ Xu hướng thay đổi cơ cấu sử dụng vốn FDI

 

2/ Một số tồn tại trong sử dụng FDI tại Việt Nam

 

II / Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của FDI trong thời gian tới

 

1/ Các biện pháp trước mắt

 

2/ Các biện pháp lâu dài

 

Kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30,093,005 14,805,005 14,091,214 40 Ba Lan 6 30,000,000 15,604,000 13,903,000 41 Irắc 2 27,100,000 27,100,000 15,100,000 42 Brunei 9 25,000,000 9,610,000 1,000,000 43 Ukraina 6 23,954,667 13,085,818 14,092,291 44 Bahamas 3 18,850,000 5,850,000 5,850,000 45 Panama 6 16,882,400 7,185,000 3,528,815 46 Lào 6 16,053,528 10,323,527 5,478,527 47 Isle of Man 1 15,000,000 5,200,000 1,000,000 48 Aó 9 13,775,000 6,211,497 5,255,132 49 Srilanca 4 13,014,048 6,564,175 4,174,000 50 Ma Cao 5 11,200,000 7,100,000 2,480,000 51 Belize 3 10,000,000 6,860,000 979,000 52 Dominica 2 8,900,000 2,700,000 - 53 Saint Vincent 1 8,000,000 1,450,000 1,050,000 54 Israel 4 7,531,136 4,141,136 5,720,413 55 Cu Ba 1 6,600,000 2,200,000 7,320,278 56 Grand Cayman 1 5,000,000 3,000,000 - 57 Tây Ban Nha 4 4,489,865 4,249,865 60,000 58 Hungary 3 3,126,606 2,019,688 1,740,460 59 Guatemala 1 1,866,185 894,000 - 60 Nam Tư 1 1,580,000 1,000,000 - 61 Phần Lan 2 1,050,000 350,000 - 62 Syria 3 1,050,000 430,000 30,000 63 Campuchia 3 1,000,000 590,000 400,000 64 Cộng hòa Síp 1 1,000,000 300,000 150,000 65 St Vincent & The Grenadines 1 1,000,000 400,000 - 66 Turks&Caicos Islands 1 1,000,000 700,000 700,000 67 Guinea Bissau 1 709,979 1,009,979 - 68 Guam 1 500,000 500,000 - 69 Belarus 1 400,000 400,000 400,000 70 Achentina 1 120,000 120,000 746,312 71 CHDCND Triều Tiên 1 100,000 100,000 - Tổng số 5,617 48,154,971,106 21,555,956,808 25,769,527,089 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Có thể thấy rằng có khá nhiều quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua , trong đó Đài Loan , Singapore , Nhật Bản , Hàn Quốc , Hồng Kông , Anh , Pháp và Hà Lan là các nước có nguồn FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất . Năm nhà đầu tư hàng đầu là các nước châu Á chứng tỏ Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng về kinh tế , văn hoá .. với các nước này , và họ thực sự đánh giá cao khả năng của nền kinh tế Việt Nam .Các nhà đầu tư này đều là các nước có trình độ công nghệ và quản lý kinh tế cao , tạo cơ hội cho Việt Nam có thể tạo ra những thành tựu mang tính đột phá trong kinh tế , tiến dần đến trình độ khu vực và thế giới . Tuy vậy , ngoại trừ Nhật Bản thì mức độ thực hiện nguồn vốn FDI của các quốc gia khác vẫn còn khá khiêm tốn , đó là thách thức đối với chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn FDI . 3/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2005 (tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị : USD STT Địa phương Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 TP Hồ Chí Minh 1,733 11,811,186,876 5,673,631,071 5,880,986,257 2 Hà Nội 596 8,794,675,766 3,825,921,093 3,130,819,267 3 Đồng Nai 666 8,228,859,129 3,276,751,209 3,408,537,252 4 Bình Dương 1,011 4,747,298,577 1,979,504,457 1,799,029,811 5 Bà Rịa-Vũng Tàu 118 2,176,444,896 817,678,111 1,223,321,667 6 Hải Phòng 176 1,941,254,720 784,466,904 1,216,461,379 7 Dầu khí 28 1,913,191,815 1,406,191,815 4,587,290,313 8 Vĩnh Phúc 82 708,787,872 284,546,809 413,584,049 9 Thanh Hóa 17 702,692,339 218,051,061 411,093,608 10 Long An 92 674,626,165 276,473,780 289,577,031 11 Hải Dương 72 627,498,408 257,015,816 374,935,691 12 Quảng Ninh 77 492,165,030 240,311,554 303,063,291 13 Kiên Giang 9 454,538,000 199,478,000 394,290,402 14 Đà Nẵng 67 430,674,835 195,063,635 158,916,484 15 Hà Tây 40 423,167,092 179,482,622 220,629,589 16 Khánh Hòa 58 400,736,076 147,134,802 300,502,141 17 Tây Ninh 93 353,014,785 251,910,928 181,932,650 18 Phú Thọ 40 286,722,987 157,720,569 195,568,720 19 Nghệ An 16 254,230,064 110,312,521 109,494,123 20 Phú Yên 33 245,906,313 117,418,655 68,142,280 21 Quảng Nam 36 225,796,571 100,318,733 51,452,413 22 Bắc Ninh 34 212,251,446 91,798,261 157,661,650 23 Thái Nguyên 19 209,960,472 82,323,472 23,132,565 24 Thừa Thiên-Huế 30 200,381,462 87,179,899 143,600,118 25 Hưng Yên 49 199,137,242 89,229,911 119,364,141 26 Lâm Đồng 67 187,830,862 128,064,563 134,955,148 27 Bình Thuận 39 173,571,683 68,548,064 33,340,913 28 Cần Thơ 32 111,698,676 60,942,050 52,127,357 29 Lạng Sơn 25 84,637,900 40,977,900 17,201,061 30 Tiền Giang 11 82,181,276 34,807,309 93,994,982 31 Nam Định 11 69,599,022 29,752,142 6,547,500 32 Ninh Bình 7 65,807,779 26,494,629 6,100,000 33 Lào Cai 29 41,856,733 26,546,187 23,451,201 34 Hòa Bình 12 41,651,255 16,421,574 12,861,062 35 Bình Phước 15 40,955,000 25,213,640 13,784,220 36 Quảng Trị 8 40,127,000 17,697,100 4,288,840 37 Bình Định 15 38,712,000 20,567,000 20,805,000 38 Quảng Ngãi 9 38,463,689 17,430,000 12,816,032 39 Thái Bình 14 35,190,506 12,757,200 1,780,000 40 Quảng Bình 4 32,333,800 9,733,800 25,490,197 41 Hà Tĩnh 7 30,595,000 11,890,000 1,595,000 42 Ninh Thuận 8 30,471,000 12,908,839 6,040,442 43 Tuyên Quang 2 26,000,000 5,500,000 - 44 Vĩnh Long 8 25,495,000 11,985,000 9,141,630 45 Bạc Liêu 6 25,178,646 13,922,687 23,993,658 46 Sơn La 5 25,070,000 9,171,000 10,670,898 47 Bắc Giang 22 23,050,320 16,286,320 12,555,893 48 Gia Lai 5 20,500,000 10,660,000 19,100,500 49 Yên Bái 9 18,500,688 11,347,081 7,197,373 50 Bắc Cạn 5 15,906,667 6,538,667 3,220,331 51 Đắc Lắc 2 15,232,280 4,518,750 15,232,280 52 Kon Tum 3 15,080,000 10,015,000 1,800,000 53 An Giang 3 14,831,895 4,516,000 14,813,401 54 Bến Tre 5 10,994,048 4,954,175 3,550,397 55 Cao Bằng 5 9,570,000 6,270,000 200,000 56 Đắc Nông 5 8,350,770 3,391,770 3,074,738 57 Đồng Tháp 8 7,203,037 5,733,037 1,514,970 58 Trà Vinh 4 6,606,636 6,442,636 917,147 59 Hà Nam 3 6,200,000 2,590,000 3,807,156 60 Hà Giang 2 5,925,000 2,633,000 - 61 Sóc Trăng 3 5,286,000 2,706,000 2,055,617 62 Cà Mau 3 5,175,000 3,175,000 5,130,355 63 Lai Châu 2 3,000,000 2,000,000 180,898 64 Hậu Giang 1 804,000 804,000 804,000 65 Điện Biên 1 129,000 129,000 - Tổng số 5,617 48,154,971,106 21,555,956,808 25,769,527,089 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguồn vốn FDI vào Việt Nam thực tế tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn hoặc các vùng có các khu công nghiệp lớn của Việt Nam như Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Đồng Nai , Bình Dương … do ở những nơi này có điểu kiện tốt về cơ sở hạ tầng , giao thông vận tải , thông tin và có nguồn lao động có tay nghề trong khi FDI của các địa phương khác , đặc biệt là các tình nghèo đang rất cần vốn thì lại rất ít . Điều này dẫn đến một sự bất cập trong cơ cấu sử dụng FDI theo địa phương , gây ra tình trạng mất cân đối về kinh tế giữa , kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng . Đành rằng việc thu hút được nhiều vốn là rất tốt song nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế toàn diện , đó là chưa kể việc giải ngân vốn FDI theo địa phương ngay cả ở những nơi thu hút được nhiều vốn vẫn rất chậm và hiệu quả không cao . II / Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam 1/ FDI góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước và gia tăng tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế Trong 18 năm qua , Việt Nam đã thu hút được gần 49 tỷ USD , đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng và hữu ích cho quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá của Việt Nam . FDI góp phần tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội , bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển , khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế . Khu vực FDI chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội , trong đó đặc biệt quan trọng là vốn đầu tư FDI vào xây dựng cơ bản ( chiếm khoảng 31% vốn FDI ) , nguồn vốn này đã tạo tiền đề cho việc phát triển các hoạt động sản xuất không chỉ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn cho cả các doanh nghiệp trong nước . Đây thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất “xúc tác- điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định và lượng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm . Theo các chuyên gia quốc tế thì FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, bình quân giai đoạn 1970-2004 cho thấy cứ tăng 1% vốn FDI làm tăng thêm ở mức từ 0,5% - 1,5% vốn đầu tư trong nước . Không chỉ làm tăng lượng vốn đầu tư trong nước , FDI còn tác động cả tới khả năng tích luỹ của nền kinh tế , góp phần gia tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế, nâng cao năng lực tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tự chủ về kinh tế của đất nước. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, tích lũy của nền kinh tế liên tục tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ lệ so với GDP . Tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế ( % GDP ) Năm 93 94 95 96 97 98 Tỷ lệ tích luỹ 30.7 32.8 33.4 33.5 34.6 32.4 Năm 99 00 01 02 03 04 Tỷ lệ tích luỹ 32.8 32.9 34 36 36.8 36.3 Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta vì chỉ thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích lũy, chúng ta mới có thể nâng cao năng lực tái đầu tư , mở rộng sản xuất và tạo ra khả năng tự lực về kinh tế cho mình trong các giai đoạn phát triển tiếp theo . Những kết quả trên cho thấy trong những năm qua, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 2/ Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam Khu vực FDI chiếm khoảng 15% GDP của Việt Nam ( Theo số liệu của năm 2004 ). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, tăng tổng sản phẩm quốc nội và làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại . Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993-2004 ( % ) Năm 93 94 95 96 97 98 Tốc độ 8.08 8.83 9.54 9.34 8.15 5.76 Năm 99 00 01 02 03 04 Tốc độ 4.77 6.79 6.89 7.08 7.26 7.69 Nguồn : Tổng cục thống kê Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao ( Ngoại trừ khoảng thời gian sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á vào các năm 98,99,2000 ). Trong giai đoạn 1993-2004, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 7.52%. Những tính toán sơ bộ cho thấy nếu thời gian qua không có nguồn vốn này thì mức tăng trưởng có thể không vượt quá 5% bình quân năm và nếu không có cả nguồn ODA thì mức tăng trưởng hàng năm có thể chỉ khoảng 3% - 4% trong điều kiện phát huy tốt nội lực. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày càng gia tăng và có xu hướng tương đối ổn định, từ 3.6% năm 1993 lên trên 9% năm 1997 , 12,7% năm 2000 và 15% năm 2004. Điều đó cho thấy hoạt động FDI giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta . Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực FDI giai đoạn 1993 -2004 ( % ) Năm 93 94 95 96 97 98 Tỷ trọng 3.6 6.1 6.3 7.39 9.07 10.1 Năm 99 00 01 02 03 04 Tỷ trọng 11.8 12.7 13.5 13.9 14.4 15 Nguồn : Tổng cục thống kê Ngoài ra , khu vực FDI cũng có đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước , góp phần làm giảm bớt tình trạng thâm hụt và nâng cao khả năng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. 3/ Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế a ) Tác động của FDI đến ngành công nghiệp Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị sản xuất không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành . Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp theo thàng phần kinh tế Đơn vị : % 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 TỔNG SỐ 114.5 114.2 113.8 112.5 111.6 117.5 114.6 114.8 116.8 116.0 Kinh tế Nhà nước 113.6 111.9 110.8 107.7 105.4 113.2 112.7 112.5 111.9 111.8 Kinh tế ngoài Nhà nước 116.9 111.5 109.5 107.5 110.9 119.2 121.5 118.3 123.3 122.8 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 119.3 121.7 123.2 124.4 121.0 121.8 112.6 115.2 118.0 115.7 Tỷ trọng của khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp ( TÍnh theo giá so sánh 1994 ) Đơn vị : % 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 25.0 26.7 28.9 32.0 34.7 35.9 35.3 35.4 35.8 35.7 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Trong toàn ngành công nghiệp , khu vực kinh tế FDI luôn luôn có chỉ số phát triển cao nhất , đồng thời tỷ trọng của nó có xu hướng ngày càng tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp . Với tốc độ phát triển và tỷ trọng cao như vậy , với năng lực của mình về vốn , công nghệ và quản lý , khu vực FDI đã thúc đẩy công nghiệp Việt Nam phát triển đáng kể theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI phân theo ngành ( theo giá so sánh 1994 ) Đơn vị : Tỷ đồng Tổng số CN khai thác CN chế biến CN điện, khí , nước 1995 25933.2 10834.1 15083.6 15.5 1996 31561.9 12456.5 19093.6 11.8 1997 38877.8 14238.4 24606.6 32.8 1998 48358.5 16889.2 31469.3 36.6 1999 58514.5 20584.7 37892.1 37.7 2000 71285.0 22765.6 47578.3 941.1 2001 80261.0 23839.1 55430.5 991.4 2002 92498.6 23914.9 67636.8 946.9 2003 109151.8 25248.8 83216.2 686.8 2004 126310.0 28781.7 96926.4 601.9 Ngành công nghiệp chế biến của khu vực FDI trong thời kì 1999-2004 tăng rất nhanh về giá trị sản xuất , đặc biệt là những ngành có hàm lượng công nghệ cao . Hiện nay , khu vực FDI đang đóng góp 100% sản lượng một số ngành như dầu khí , sản xuất và lắp ráp ô tô , máy giặt , máy điều hoà , tủ lạnh , hang điện tử , 60% cán thép , luyện kim , 28% sản xuất ximăng , 33% sản xuất máy móc thiết bị điện tử , 25% sản xuất và chế biến thực phẩm và đồ uống ….. b) Tác động của FDI đến ngành nông nghiệp Đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hóa. Vốn FDI còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế CNH-HĐH. Nếu như trước đây đầu tư nước ngoài chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ,.. thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi .. c) Tác động của FDI đến ngành dịch vụ Hầu hết các dịch vụ của Việt Nam hiện nay đều chưa mang tính chất hiện đại , chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước . Kể từ khi có các doanh nghiệp FDI , chất lượng dịch vụ chung được cải thiện đáng kể , ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong các ngành dịch vụ ,đặc biệt là một số dịch vụ cao cấp như bảo hiểm , nhà hàng , khách sạn , du lịch ....Tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong ngành dịch vụ ngày càng tăng với doanh thu và đóng góp vào ngân sách ngày càng lớn , góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế . d) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của FDI Trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô, quan trọng hàng đầu là tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có quan hệ mật thiết với nhau: tăng trưởng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế; ngược lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng, nếu chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ phù hợp với những điều kiện kinh tế đất nước và quan hệ quốc tế của mỗi thời kỳ sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Trong điều kiện nền kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Trong đó FDI là một động lực mạnh mẽ, có ý nghĩa to lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng chiến lược CNH-HĐH của nước ta . Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế. Hai khu vực này luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khu vực nông nghiệp. Cơ cấu vốn FDI ngày càng thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, phân bố FDI thực hiện đến nay cho thấy:nông nghiệp chiếm 7.5% , công nghiệp, xây dựng chiếm 60.2% , dịch vụ chiếm 32.3% tổng số vốn FDI được đầu tư thực hiện tại Việt Nam . Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa : Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP theo các giai đoạn Đơn vị : % 1990 1995 2000 2005 Nông lâm ngư nghiệp 38,7 27,2 25,0 20.1 Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 34,5 39.6 Dịch vụ 38,6 44,0 40,5 40.3 Nguồn : Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bên cạnh đó, FDI còn góp phần chủ yếu đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp , khu chế xuất , vùng kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ có chuyển dịch cơ cấu ngành , cơ cấu vùng cũng có thay đổi đáng kể theo hướng tập trung hoá sản xuất theo một trình tự phân công lao động hợp lý . Ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam đều có những trung tâm kinh tế , những vùng kinh tế trọng điểm , đây sẽ là các đầu tàu kinh tế kéo theo sự phát triển của các địa phương lân cận , thúc đẩy kinh tế cả nước chuyển dịch theo hướng ngày càng hiện đại . 4/ Tác động của FDI đến chuyển giao công nghệ , nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất trong nước Khi đầu tư vào Việt Nam, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước ta vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...(còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý...(còn gọi là công nghệ mềm). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên Việt Nam và bên chủ đầu tư. Thực tế cho thấy , các dây chuyền công nghệ mà các nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam tuy chưa phải là hiện đại bậc nhất thế giới và đã đến lúc phải thay thế ở nước họ nhưng đối với Việt Nam thì chúng hiện đại hơn rất nhiều so với các thiết bị hiện có của Việt Nam và do đó nâng cao rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất trong nước . Các thiết bị ngày càng hiện đại và có xu hướng sử dụng công nghệ tự động hoá cao , từ đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt , mẫu mã đẹp , đáp ứng được tiêu nhu cầu ngày càng cao của thị trường và các tiêu chuẩn quốc tế . Đồng thời hạn chế đến mức tối đa các loại hàng trước đây ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn như bia, sắt thép xây dựng, sứ vệ sinh, xi măng... Một vấn đề có ý nghĩa nữa là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất kinh doanh thụ động, theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra không bị cạnh tranh...thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI đã thực sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản phưng thức sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường. Đây là tác động gián tiếp của FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam ( tác động tràn ) , các doanh nghiệp FDI đã tạo ra sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; lưu chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, việc tác động có các mức độ rất khác nhau và tùy thuộc từng loại hình doanh nghiệp . Như vậy , các công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài hầu hết là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ta. Các công nghệ này đã nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đồng thời hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Về lâu dài, chúng ta cần phải có chính sách chú trọng tìm kiếm, đầu tư và thu hút các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao để đưa nền sản xuất nước ta theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới 5/ Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu , mở của thị trường , hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Đơn vị : % 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 TỔNG SỐ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Khu vực trong nước 73.0 70.3 65.0 65.7 59.4 53.0 54.8 52.9 49.6 45.3 Khu vực FDI (*) 27.0 29.7 35.0 34.3 40.6 47.0 45.2 47.1 50.4 54.7 (*) : Kể cả xuất khẩu dầu thô Nguồn : Bộ thương mại Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới . Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Trong những năm qua , xuất khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ ngày càng nhanh nhưng điều đáng nói là sự chuyển biến đáng kể của các doanh nghiệp FDI trong cơ cấu xuất khẩu hang hoá , nếu như năm 1995 chỉ đạt 1473.1 triệu USD ( chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu cả nước ) thì tới năm 2000 , con số đó là 8610.3 triệu USD ( chiếm 47% ) và năm 2004 đạt 14487.2 triệu USD ( chiếm 54.7% ) . Nếu không kể đến xuất khẩu dầu thô thì trong theo ước tính trong giai đoạn 2001-2005 , xuất khẩu của khu vực FDI đạt khoảng 56.8 tỷ USD , chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu cả nước . Các con số cho thấy các doanh nghiệp FDI có vai trò ngày càng quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam , là yếu tố không thể thiếu giúp Việt Nam mở cửa thị trường , tăng khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới . 6/ Tác động của FDI đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , đào tạo và nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam Hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra một số lượng lớn việc làm với thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam . Số lao động trong khu vực FDI Đơn vị : Nghìn người 96 97 98 99 00 01 02 03 04 220.5 250.2 270.4 296.1 349.3 362.1 439.6 519.9 630.9 Nguồn : Tổn cục thống kê Như vậy tính đến thời điểm 1/7/2004 , khu vực FDI đã giải quyết công ăn việc làm cho hon 630 nghìn lao động . Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 85 USD/ tháng (tương đương khoảng 1.350.000 đồng), bằng khoảng 150% mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nước , đây là con số khá ấn tượng khi mà mức thu nhập của lao động Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động và góp phần nâng cao thu nhập bình quân . Tuy nhiên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đòi hỏi cường độ lao động cao, kỷ luật lao động nghiêm khắc...đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện đại. Trong một số lĩnh vực còn yêu cầu đối với lực lượng lao động phải có trình độ cao về tay nghề, học vấn và ngoại ngữ. Các nhân viên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp thu được công nghệ quản lý hiện đại, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, có điều kiện cập nhật các kiến thức, phương tiện, công cụ mới trong quản lý kinh tế, có điều kiện làm quen và tự rèn luyện tác phong công nghiệp, sử dụng thành thạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0200.doc
Tài liệu liên quan