CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3 1
I.Một số lý luận cơ bản về vốn 3 1
1.Khái niệm về vốn 3 1
II. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế 5 5
1. Mối quan hệ giưa vốn với tăng trưởng kinh tế 5
2. Vai trò của vốn qua các mô hình tăng trưởng kinh tế 6
2.1 Mô hình tổng cung-tổng cầu 6 6
2.2 Mô hình Harrod – Domar 8 8
2.3 Mô hình tăng trưởng Solow 9 9
CHƯƠNG 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2007 13 13
I. Tình hình huy động và sử dụng vốn FDI ở Việt nam giai đoạn 2000-2007 13
1. Tình hình huy động vốn FDI- 13 13
2. Vấn đề sử dụng vốn FDI ở nước ta 18 18
3. Tình hình kinh tế xã hội năm 2008 của Việt nam và thế giới 21
II. Sự tác động của FDI tới tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt nam giai đoạn 2000 đến nay 24
1.Sự tác động của vốn tới tăng trưởng kinh tế 24
2.Hệ số ICOR của Việt Nam 27
3. Vai trò của FDI với nền kinh tế Việt nam 28
CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN FDI 34
I. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 34
1. Công tác quản lý và sủ dụng nguồn vốn FDI 34
2. Về vấn đề cân đối nền kinh tế 35
3. Về các ngành công nghiệp phụ trợ 35
II. Các giải pháp và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Việt nam hiện nay 36
1. Cải thiện môi trường đầu tư 36
2. Một số kiến nghị 39
43 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của vốn với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta cũng cần phải thận trọng trong việc duyệt các dự án đầu tư vì nếu chỉ theo đuổi mục tiêu thu hút mà không quan tâm đến vấn đề môi trường thì sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, nó sẽ để lại hậu quả rất xấu tới nền kinh tế sau này.
b, Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế năm 2007
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*)
Tổng số
Chia ra
Vốn cấp mới
Vốn tăng thêm
Tổng số
1544
21347.8
18718.3
2629.5
Nông nghiệp và lâm nghiệp
14
48.3
22.7
25.6
Thủy sản
2
10.3
6.7
3.6
Công nghiệp khai thác mỏ
16
262.3
252.1
10.2
Công nghiệp chế biến
985
10882.5
8771.3
2111.2
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
7
9.6
9.6
Xây dựng
73
993.3
910.8
82.5
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ,
mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
11
129.9
78.0
51.9
Khách sạn và nhà hàng
38
1968.1
1883.6
84.5
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
30
356.5
271.9
84.6
Tài chính, tín dụng
4
32.3
32.3
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh
tài sản và dịch vụ tư vấn
327
6114.8
5949.8
165.0
Giáo dục và đào tạo
13
11.6
9.5
2.1
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
12
112.5
112.5
HĐ văn hóa và thể thao
9
410.3
402.3
8.0
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
3
5.5
5.2
0.3
Cơ cấu FDI phân theo lĩnh vực
Ngành
Cơ cấu FDI 1988-2005
Dự kiến FDI thực hiện 2006-2010
Dự kiến tổng FDI thực hiện 2006-2010 (tỷ USD)
Công nghiệp và xây dựng
67,3% số dự án
60,7% số vốn đăng kí
68,5% vốn thực hiện
55%
13,2 – 13,75
Dịch vụ
19,6% số dự án
31,9% số vốn đăng kí
24,8% số vốn thực hiện
37%
8,88 – 9,25
Nông, lâm, ngư nghiệp
13,1% số dự án
7,4% số vốn đăng kí 6,7% số vốn thực hiện
8%
1,92 – 2,0
Tổng
100%
100%
24-25
Năm 2008, theo lĩnh vực đầu tư FDI chủ yếu tập trung vào dịch vụ chiếm khoảng 50,9% với 23,6 tỷ$ tiếp theo là công nghiệp và xây dựng chiếm 48,6% với số vốn là 22,5 tỷ$ và cuối cùng là nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm 0,5% với số vốn là 200,9 triệu$ trong tổng lượng vốn FDI.
Nếu phân theo hình thức đầu tư thì dự án 100% vốn nước ngoài chiếm 64,2%, dự án liên doanh chiếm 32,8 % còn lại là các hình thức khác.
2. Vấn đề sử dụng vốn FDI ở nước ta
- Đầu tư nhiều nhưng chưa thấy hiệu quả đâu:
Theo Cục đầu tư nước ngoài thì năm 2007-2008 là năm bung nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao cấp. Đến cuối năm 2007, trong tổng số 104 tỷ đô la vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, đã có 10,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, kinh doanh du lịch, chưa kể trên 12,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và văn phòng, căn hộ cao cấp và trên 4,4 tỷ USD đầu tư vào xây dựng các khu đô thị mới liên quan gián tiếp tới hoạt động phát triển du lịch. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đã có 18 dự án với số vốn đăng ký khoảng 3,92 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn
Đầu tư nước ngoài trong ngành Du lịch đã có mặt tại 23 tỉnh, thành phố của cả nước, trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận...
Đó là chưa kể sự đầu tư không nhỏ của Nhà nước dành cho ngành Du lịch những năm qua. Tính từ năm 2000 đến năm 2007, Nhà nước đã đầu tư 3.516 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong đó: vùng du lịch Bắc bộ được hỗ trợ 1.806,5 tỷ đồng chiếm 51,38%; vùng du lịch Bắc Trung bộ là 680,5 tỷ đồng chiếm 19,35%; vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ là 1.029,0 tỷ đồng chiếm 29,27%. Các tỉnh, thành phố nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất là Ninh Bình, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Hà Tây, Quảng Nam, Quảng Ninh, Lâm Đồng (mỗi tỉnh, thành phố trên 130 tỷ đồng).
Phần lớn nguồn vốn được tập trung để phát triển các khu du lịch quốc gia với 2.300 tỷ đồng, chiếm 65,4%. Sự hỗ trợ còn tập trung cho một số địa phương vùng sâu, vùng xa gắn phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo. Thời kỳ 2001-2007, đã có 20 tỉnh được hỗ trợ 487 tỷ đồng (chiếm 13,85%) cho mục đích nêu trên.
Tuy nhiên, sự đầu tư đó vẫn được coi là "muối bỏ bể" và hiệu quả thì.... chưa thấy đâu. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
- Nguyên nhân được nhận thấy đầu tiên đó là việc đầu tư quá dàn trải. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả 64 tỉnh thành, từ vùng cao đến duyên hải, hiện nay đều chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì thế hàng năm không ngần ngại "ném" vào lĩnh vực này hàng tỷ đồng đầu tư. Chỉ riêng hoạt động lễ hội, mỗi năm cả nước có hàng nghìn hội hè lớn nhỏ diễn ra ở hầu hết các địa phương với chung một mục tiêu, thu hút du khách về thăm địa phương mình. Mà mỗi lễ hội trung bình cũng hút khoang vài trăm đến hàng tỷ đồng nhưng không phải lễ hội nào cũng đạt được mục đích vì vậy bao nhiêu tiền vàc ông sức đổ vào đó trở thành "công dã tràng"
- Một nguyên nhân nữa đó là sự lãng phí trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Không một địa phương nào trong số 64 tỉnh thành không dành khoản đầu tư lớn cho kinh tế du lịch. Đặc biệt là các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh vào đến Cà Mau, gần như diện tích bờ biển đều chỉ giành để đầu tư cho các dự án nghỉ ngơi, giải trí. Có rất nhiều dự án đăng ký nhưng chỉ nằm trên giấy hoặc đang trong quá trình thi công thì dừn lại bỏ hoang hoặc hoàn thành nhưng lại kinh doanh không có hiệu quả.
- Vốn đăng ky nhiều nhưng giải ngân chưa nhiều: năm 2007 trong tổng số 21,3 tỷ thì chỉ giải ngân được khoảng 4,6 tỷ (chiếm 30%), năm nay trong tổng số 47 tỷ$ của 8 tháng thì chỉ giải ngân được khoảng 8 tỷ$ (chiếm khoảng 17%). Như vậy tuy lượng vốn đăng ky có tăng lên nhiều nhưng tỷ lệ giải ngân lại giảm, điều này cho thấy nhiệm vụ trong những năm tiếp theo của chúng ta là tập trung cho giải ngân FDI nhiều hơn là việc tiếp tuc tăng cường thu hút đầu tư FDI.
Theo ông Phan Hữu Thắng-cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài nói: thu hut được vốn lớn tuy mừng mà mối lo cũng lớn về việc làm sao giải ngân vốn hiệu quả vì: giải ngân chậm sẽ làm cho nhà đầu tư nản lòng, và dẫn đến từ chỗ tin tưởng mà gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của chúng ta. Do đó, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích hợp để đồng vốn của nhà đầu tư đi vào đầu tư phát triển
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng giải ngân châmo đó là cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, sự thiếu hụt nhân lực có chất lượng cao, chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, thiếu điện...thực tế cho thấy có không it sự án vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn nhân lực, như dự án máy tính xách tay của Compal tại tỉnh Vĩnh Phúc đang cần ngay 3.000 lao động có tay nghề, nhưng tỉnh này đã thừa nhận là việc huy động rất khó; hay dự án đầu tư của Tp.HCM cũng đang gặp khó khăn về vấn đề lao động.
- Có một vấn đề cũng đang được dư luận rất quan tâm và tỏ thái độ bất bình về các dự án FDI đó là các dự án sâm Golf. Trong cương lĩnh chính trị xã hội ta là công nghiệp hóa và hiện đại hóa, buộc người ta phải chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đai từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay việc lấy đất đang diễn ra với số lượng rất lớn điều này rất nguy hiểm vì dù sao nước ta tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong nền kinh tế. Việc lấy đất của họ sẽ khiến họ ko co việc làm tất yếu sẽ dẫn đến đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Hơn nữa chơi golf là môn thể thao còn rất mới ở Việt nam nên có quá nhiều dự án cho lĩnh vực này sữ không thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước và một điều khác nữa là ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ việc xây dựng các dự án sân golf là rất lớn.
3. Tình hình kinh tế xã hội năm 2008 của Việt nam và thế giới
Có thể nói năm 2008 là một năm rất đặc biệt với Việt nam và thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn thế giới. Trong khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh với sự nổi lên của một số nền kinh tế như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Braxin... tạo động lực phát triển cho nền kinh tế toàn cầu thì cuộc khung hoảng tài chính thế giới đã diễn ra mà bắt nguồn từ Mỹ đã ngay lập tức làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng năng nề. Để đối phó với điều cuộc khung hoảng này chính phủ Mỹ đã phải chi tới 700 tỷ đô la để cứu vớt cho thị trường, EU và một số nền kinh tế lớn trên thế giới cũng làm động tác tương tư nhằm cố gắng giúp cho nền kinh tế thế giới tránh một cuộc khủng hoảng tương tự cuộc khủng hoảng 1929-1933. Với sự mất giá của đồng đô la, sự tăng giá dầu lên mức kỷ lục đã làm giá cả tăng cao cho các nền kinh tế lớn trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường chững khoán hầu hết sụt giảm mạnh trên các nước thêm vào đó là một cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới nổ ra. Trước tình hình đó hẩu hết các nước trên thế giới đã phải điểu chỉnh kế hoạch tăng trưởng của mình thấp xuống. Có thể nói điều này sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt nam chúng ta bởi vì: thứ nhất thị trường xuất khẩu cửa chúng ta chủ yếu vào các nền kinh tê như Mỹ, EU...những nền kinh tế này đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng điều đó cũng có nghĩa là thị trường xuất khẩu của chúng ta trong một vài năm tới chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều. Thứ hai nữa là nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng vốn FDI, mà hiện nay nước ta đang có nguồn vốn FDI đăng kí rất lớn. Khi nền kinh tế của những nước có FDI vào nước ta gặp khủng hoảng thì việc giải ngân vốn vào nước ta chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm bởi các dư án đã được phê duyệt mà cứ kéo dài không tiến hành thi công để đưa vào sản xuất sẽ gây lãng phí rất lớn tới nền kinh tế.
Với Việt nam, trong bản báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế xã hội của chính phủ đã chỉ ra: 9 tháng vừa qua, tình hình kinh tế-xã hội nước ta chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận. Trong khi sức cạnh tranh của nhiều ngành và của nền kinh tế còn nhiều hạn chế thì giá cả của hầu hết các loại vật tư nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trên thị trường thế giới liên tục tăng hoặc đứng ở mức cao; thiên tai, dịch bệnh lại xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các địa phương khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã được đề ra nên kinh tế -xã hội nước ta trong 9 tháng năm 2008 vẫn phát triển ổn định, nhiều ngành, lĩnh vực then chốt đã thu được kết quả tích cực tạo điều kiện cho sự phát triển trong các tháng tới.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2008 ước tính tăng 6,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,09%; khu vực dịch vụ tăng 7,23%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng vừa qua tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây và chưa đạt mức tăng 7% đề ra cho cả năm 2008, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mà nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là một kết quả quan trọng và rất đáng phấn khởi.
Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994
Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước
Đóng góp vào tăng trưởng (điểm %)
9 tháng năm 2006
9 tháng năm 2007
9 tháng năm 2008
TỔNG SỐ
7,84
8,16
6,52
6,52
Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
3,41
3,22
3,57
0,64
Khu vực công nghiệp, xây dựng
9,78
10,07
7,09
2,95
Khu vực dịch vụ
8,06
8,52
7,23
2,93
Về đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng theo giá thực tế ước tính đạt 422,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó khu vực Nhà nước 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% tổng vốn và tăng 8%; khu vực ngoài Nhà nước 118,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 28% và giảm 9,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 141,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,6% và tăng 165%.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính 65,8 nghìn tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm, trong đó vốn Trung ương quản lý đạt 20,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,3%; vốn địa phương quản lý đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, đạt 69,4%. Khối lượng vốn thực hiện của các Bộ, Ngành và địa phương nhìn chung đạt thấp: Bộ Xây dựng 90 tỷ đồng, chỉ đạt 25,6% kế hoạch năm; Bộ Giao thông Vận tải 3,7 nghìn tỷ đồng, đạt 58,7%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 759,2 tỷ đồng, đạt 67,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 303,9 tỷ đồng, đạt 68,9%. Các địa phương có tiến độ giải ngân nhanh là: Lâm Đồng đạt 95,2% kế hoạch năm; Quảng Trị đạt 89,3%; Thái Nguyên 86,1%; Yên Bái 84,7%; Bà Rịa-Vũng Tàu 81,1%.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt kết quả khá cao. Trong tháng 9/2008 cả nước có 113 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 9,9 tỷ USD, nâng tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến 22/9/2008 lên 885 dự án với tổng vốn đăng ký 56,3 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 32,3 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng vốn đăng ký; lĩnh vực dịch vụ 23,7 tỷ USD, chiếm 42,1%. Nếu tính cả 855,7 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm của 225 dự án cấp phép các năm trước thì tổng vốn đăng ký 9 tháng cả nước là 57,1 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007; vốn thực hiện đạt 8,1 tỷ USD, bằng 14,2% vốn đăng ký và tăng 37,3% so với 9 tháng 2007.
Vốn đăng ký tăng cao chủ yếu do nhiều dự án lớn được cấp giấy phép như: Dự án Công ty TNHH thép Vinashin-Lion của Ma-lai-xi-a có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD; Dự án Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa của Nhật Bản và Cô-oét liên doanh 6,2 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; Dự án Hồ Tràm của Ca-na-đa trên 4,2 tỷ USD.
Trong 9 tháng vừa qua, trong số 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép đầu tư trực tiếp cho các đối tác nước ngoài thì Ninh Thuận dẫn đầu với 9,8 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD, chiếm 16,6%; thành phố Hồ Chí Minh gần 8 tỷ USD, chiếm 14,2%; Hà Tĩnh 7,9 tỷ USD, chiếm 14%; Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, chiếm 11%; Phú Yên 4,3 tỷ USD, chiếm 7,7%; Kiên Giang 2,3 tỷ USD, chiếm 4,1%.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Ma-lai-xi-a là nhà đầu tư lớn nhất với 14,9 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký; Đài Loan 8,6 tỷ USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, chiếm 12,9%; Bru-nây 4,4 tỷ USD, chiếm 7,8%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 7,5%; Xin-ga-po 4 tỷ USD, chiếm 7,2%.
Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời gian gần đây tăng nhanh. Điều đó cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn nhưng nước ta vẫn là điểm đến khá tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Việc thu hút vốn ODA tiếp tục xu hướng tích cực. Từ đầu năm đến ngày 23/9/2008 nguồn vốn này đã được hợp thức hoá thông qua các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt 1826 triệu USD, gồm có viện trợ không hoàn lại 184 triệu USD, vốn vay 1642 triệu USD. Số vốn ODA giải ngân 9 tháng đạt 1415 triệu USD, bằng 74,5% kế hoạch giải ngân cả năm 2008, trong đó viện trợ không hoàn lại đạt 188 triệu USD, vốn vay đạt 1227 triệu USD.
II. Sự tác động của FDI tới tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt nam giai đoạn 2000 đến nay
1.Sự tác động của vốn tới tăng trưởng kinh tế
Vốn luôn là động lực chính cho tăng trưởng ở Việt nam trong suốt những năm qua. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này trong hai bảng số liệu dưới đây.
Theo số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994 do Tổng cục Thống kê công bố:
Năm
GDP (nghìn tỷ đồng)
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (%)
2000
273,6
6,8
34,2
2001
292,5
6,9
35,4
2002
313,2
7,1
37,2
2003
336,2
7,3
37,8
2004
362,4
7,8
38,4
2005
393,0
8,4
40
2006
425,3
8,2
41
2007
461,4
8.48
. Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP Việt Nam (%)
Thời kỳ
Đóng góp của các yếu tố
1993 - 1997
1998 - 2002
2003 – 2006
1. Đóng góp theo điểm phần trăm (%)
- Vốn
- Lao động
- TFP
8,8
6,10
1.40
1,30
6,2
3,56
1,24
1,40
7,84
3,78
1,40
2,07
2. Đóng góp theo tỷ lệ phần răm (%)
- Vốn
- Lao động
- TFP
100,0
69,30
15,90
14,80
100,0
57,40
20,00
22,60
100,0
52,73
19,07
28,20
Mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có nhiều khởi sắc, nền kinh tế đã tăng trưởng phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 nhưng ta có thể nhận thấy tăng trưởng của Việt năm trong suốt những năm qua chủ yếu dựa vào những nhân tố theo chiều rộng. Chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện qua sự tăng lên của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP hàng năm: từ 14,8% giai đoạn 1993-1997 lên 22,6% giai đoạn 1998-2002 và lên 28,2 giai đoạn từ 2003 đến nay. Tuy nhiên tăng trưởng do yếu tố vốn vẫn lớn hơn cả chiếm tới 52,73% và do yếu tố lao động là 19,07%. Như vậy hai yếu tố này chiếm gần 3/4 tổng cả ba yếu tố tác động đến tăng trưởng. Ta có thể so sánh vấn đề này với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp TFP vào tăng trưởng hàng năm của Việt nam còn thấp hơn nhiều, tỷ lệ này của Thái Lan là 35%, của Philippin là 41%, của Indonesia là 43%. Tử đó cho thấy tỷ lệ đóng góp của các yếu tố tăng trưởng hàng năm của Việt nam chủ yếu là vốn đóng vai trò là động lực của tăng trưởng.
- Tăng trưởng do các yếu tố đầu vào: Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, đóng góp của số lượng lao động và đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%. Từ sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%.
Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.
Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay.
Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.
2. Hệ số ICOR của Việt Nam
Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu. Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR.
Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995).
Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng.
Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, mà hiệu quả đầu tư thấp, nhất là hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước còn thấp hơn; năng suất lao động thấp,... nên nhu cầu đối với tiền tệ, yêu cầu cung tiền luôn luôn cao, tạo sức ép làm tăng lạm phát. Sức ép này cộng hưởng với lạm phát trên thế giới trong khi đồng Việt Nam được neo giá chặt với USD mà USD lại mất giá lớn so với các đồng tiền mà Việt Nam có quan hệ buôn bán lớn nhất lại càng tạo ra sưc ép lạm phát tại Việt Nam lớn hơn các nước.
Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (trên 14.600 USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6.500 USD/người). Với năng suất thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế thấp (năm 2007) mới đạt 25.886.000 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607.000 đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072.000 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159.000 đồng/người. (quy ra USD các số liệu tương ứng: khoảng 1.600 USD, 600 USD, 3.438 USD, và 2.385 USD).
3. Vai trò của FDI với nền kinh tế Việt nam
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt nam. Trước tiên, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn gần đây. Các nghiên cứu gần đây của Bộ kế hoạch và đầu tư chỉ ra rằng khu vực co vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các sự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI, tạo ra kênh truyền tác động tràn tích cực hữu hiệu. Những tác động này được thể hiện rõ trong những phân tích dưới đây:
Vốn Ngoài nước là nguồn vốn bổ xung sự thiếu hụt vốn trong nước giữ vai trò quan trọng
Tác động trực tiếp
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2006-2010: GDP tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000
GDP bình quân đầu người: 1050-1100 USD
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 7,5-8%
FDI luôn có đóng lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội Việt Nam. Thí dụ trong lĩnh vực công nghiệp ,tốc độ tăng trưởng khoảng 16% nhưng trong đó khu vực FDI luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn ,từ 19 đến 20%.Vì vậy FDI luôn đem lại tăng trưởng cao trong lĩnh vực công nghiệp. FDI cũng có đóng góp lớn cho xuất khẩu,cho thu ngân sách và giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động.
Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt trên tỷ USD và hiện đang có xu hướng tăng mạnh. Dòng vốn này đã tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua.
Trước hết, FDI góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thu ngân sách nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô.
Về tác động gián tiếp (còn gọi là tác động tràn), FDI tác động tới các doanh nghiệp (DN) Việt Nam qua bốn kênh chính:
Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các DN trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; lưu chuyển lao động từ DN FDI đến các DN trong nước; chuyển giao công nghệ cho DN trong nước; liên kết giữa DN FDI và DN trong nước để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, việc tác động có các mức độ rất khác nhau và tùy thuộc từng loại hình DN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5991.doc