Định hướng ODA hỗ trợ thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, nhất là các dự án góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc như xử lý rác thải tại các đô thị, cấp thoát nước và xử lý nước thải.
- Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người, chú trọng ở cấp cơ sở; tập trung vốn ODA để nâng cao năng lực các trường dạy nghề, qua đó cải thiện chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cung cấp cho khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, nhất là cải cách hành chính; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó ưu tiên giáo dục và thực thi pháp luật.
- Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công nghiệp có khả năng hoàn trả vốn vay, tạo ra công ăn, việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, cần phải được cân nhắc kỹ nếu sử dụng ODA cho các dự án sản xuất kinh doanh, do quy định và thủ tục ODA thường kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư. Hơn nữa, nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA có ràng buộc làm cho giá công trình cao, ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ vốn vay.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của yếu tố vốn với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Quan điểm của Việt Nam về huy động và sử dụng vốn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ. Về công tác quản lý nhà nước:
- Tập trung vào việc đẩy mạnh vốn giải ngân, giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện :
+ Phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án đã được cấp GCNĐT, đặc biệt chú trọng đến công tác thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn đầu tư lớn được cấp GCNĐT trong vài năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng .v.v. giúp cho các dự án này triển khai nhanh chóng.
+ Thường xuyên phối hợp với địa phương hỗ trợ giải quyết về luật pháp, chính sách, vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc hình thành và hoạt động. Đồng thời, có kế hoạch nắm bắt cụ thể tình hình triển khai của các dự án ĐTNN có quy mô vốn đầu tư lớn (từ khi hình thành dự án đến khi hoạt động)
- Nghiên cứu xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thông tin ĐTNN, tiến đến dần kết nối các đầu mối quản lý đầu tư trong cả nước địa phương để đảm bảo tốt chính sách hậu kiểm.
- Theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp nêu tại Chỉ thị số 15/2007/CT-TTG ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương với địa phương và các Bộ, ngành liên quan.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát các dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗ trợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai đúng tiến độ cam kết để dành quỹ đất cho các dự án mới. Chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch đầu tư, quy hoạch KCN, KKT và tình hình sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các doanh nghiệp nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quy hoạch phát triển KCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN cả nước với biện pháp bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề đình công, bãi công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Về thủ tục hành chính:
Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư.
Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Nâng cao trình độ toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.
Về kết cấu hạ tầng:
- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu,
Về lao động, đào tạo nguồn nhân lực:
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm: (i) Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; (ii) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
- Triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các KCN, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.
- Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.
- Phối hợp với các cơ quan tăng cường giám sát, hướng dẫn triển khai Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 về quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp ĐTNN, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương trong quá trình triển khai.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về xúc tiến đầu tư:
- Tăng cường phối hợp hoạt động XTĐT giữa trung ương và địa phương. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
- Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận XTĐT ở một số địa bàn trọng điểm. Đổi mới phương thức XTĐT, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính- công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức hiệu quả các hội thảo XTĐT ở trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử về ĐTNN bằng một số ngôn ngữ (các thứ tiếng : Anh, Nhật, Hàn, Trung và Nga) đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
- Triển khai đúng tiến độ việc thực hiện Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTĐT quốc gia giai đoạn 2007-2010 để có thể bắt đầu thi hành từ ngày 01/01/2998 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường các đoàn vận động XTĐT tại một số địa bàn trọgn điểm (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
Một số vấn đề khác:
- Tiếp tục xây dựng chương trình thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn III một cách hiệu quả; cũng như Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát triển kinh tế- EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hoạt động của Nhóm M & D, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam...
- Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của bên Việt Nam trong dự án JICA về ‘Tăng cường năng lực điều hành hoạt động ĐTNN của Cục ĐTNN’ để đẩy nhanh việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt động XTĐT trong bối cảnh mới.
2.1.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư ở Việt Nam
Các chỉ tiêu chính của Việt Nam
Chỉ tiêu
2006
2007
2008E
2009E
Tăng trưởng GDP (%)
8,2
8,5
8,0
8,5
Chỉ số sản xuất công nghiệp (%)
17,0
17,1
16,8
17,2
Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố)
4,8
4,6
4,5
4,5
Chỉ số giá tiêu dùng (%)
7,5
12,6
12,6
9,0
Cán cân thương mại (tỷ USD)
-5,1
-14,2
-16,0
-17,6
Xuất khẩu (tỷ USD)
39,8
48,5
59,2
72,3
Nhập khẩu (tỷ USD)
44,9
62,7
75,2
89,9
Nợ nước ngoài (tỷ USD)
19,2
22,4
24,8
26,8
% tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP
31,5
31,6
30,5
30,2
Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD)
11,5
21,6
22,1
22,7
Tăng trưởng tín dụng (%)
25,4
53,9
30,0
30,0
Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng)
7,9
8,9
9,0
8,5
Nguồn: WB - GSO,SBV,IMF / Ghi chú: E là ước tính.
VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI CHO PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ(Theo nguồn vốn)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2006
Ước thực hiện
Kế hoạch
2007
2008
1
Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội
398,900
461,900
567,300
Tr. đó: + Vốn NSNN
86,400
97,000
98,130
+ Vốn tín dụng đầu tư
34,900
40,300
45,000
+ Vốn của DNNN
61,600
62,700
85,000
+ Vốn đầu tư trực tiếp NN
65,600
74,100
96,000
+ Vốn dân cư và tư nhân
133,900
160,000
195,000
+ Vốn huy động khác
16,500
27,800
48,170
2
Cơ cấu vốn ĐTPT XH
100%
100%
100%
Tr.đó: + Vốn NSNN
21.7%
21.0%
17.3%
+ Vốn tín dụng đầu tư
8.7%
8.7%
7.9%
+ Vốn của DNNN
15.4%
13.6%
15.0%
+ Vốn đầu tư trực tiếp NN
16.4%
16.0%
16.9%
+ Vốn dân cư và tư nhân
33.6%
34.6%
34.4%
+ Vốn huy động khác
4.1%
6.0%
8.5%
3
Vốn ĐTPT XH so GDP
41.0%
40.4%
42.0%
Tr.đó: + Vốn NSNN
8.9%
8.5%
7.3%
+ Vốn tín dụng đầu tư
3.6%
3.5%
3.4%
+ Vốn của DNNN
6.3%
5.5%
6.4%
+ Vốn đầu tư trực tiếp NN
6.7%
6.5%
7.2%
+ Vốn dân cư và tư nhân
13.8%
14.0%
14.6%
+ Vốn huy động khác
1.7%
2.4%
3.6%
Đây là bảng số liệu cho thấy các khoản chi tiêu của Việt Nam qua các năm qua. Có thể thấy rằng, trong năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua ( 8,48%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 ngay trong năm 2008. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được bảo đảm. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước đạt 23,4% GDP. Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng từ gần 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục được duy trì ở mức an toàn. Đầu tư phát triển của nền kinh tế tăng mạnh, nhiều công trình hạ tầng và cơ sở sản xuất được đưa vào sử dụng, tạo tiền đề quan trọng để phát triển đất nước trong các năm tiếp theo. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt khoảng 464,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6% GDP, tăng 16,4% so với năm 2006; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước tăng 17,5%, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tăng 12%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 17,1%, vốn đầu tư dân doanh tăng 19,5%. Thị trường chứng khoán phát triển khá nhanh, đang trở thành một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn quan trọng trong nền kinh tế. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo đảm cho thị trường tài chính phát triển nhanh và bền vững.
2.1.2.1. Tiết kiệm trong nước:
a. Tiết kiệm của chính phủ:
Việt Nam luôn coi nguồn vốn đầu tư trong nước là chủ đạo, vốn đầu tư nước ngoài chỉ giữ vai trò bổ trợ quan trọng. Do đó, trong nhiều năm qua, việc huy động vốn trong nước đã có nhiều khởi sắc. Cụ thể như, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt khoảng 464,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6 % GDP, tăng 16,4 % so với năm 2006, trong đó nguồn vốn nhà nước tăng 17,5 %. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước đạt 23,4 % GDP.
b. Tiết kiệm của các doanh nghiệp :
Nhờ có gia nhập WTO mà thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam được mở rộng. Kéo theo đó là thị trường chứng khoán ở Việt Nam được một mùa bội thu năm 2007. Tính riêng trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị vốn hóa thị trường đến cuối năm 2007 đạt gần 500 nghìn tỉ đồng (sàn Tp. HCM 370 nghìn tỷ đồng, sàn Hà Nội 130 nghìn tỷ đồng), chiếm 43,8 % GDP ( tính theo giá thực tế năm 2007), cao hơn rất nhiều so với năm 2006 ( 22,7% GDP ) và năm 2005 (1,21%). Cũng trong năm 2007, hoạt động huy động vốn được xem là một đặc trưng nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng huy động vốn ước đạt 90.000 tỷ đồng thông qua đấu giá, phát hành thêm trên thị trường chính thức, tăng gấp 3 lần so với tổng mức huy động vốn năm 2006.
Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, trong tháng 5/2008, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 387.094 tỷ đồng, tăng 2,12 % so với tháng 4 và tăng 4,89 % so với năm 2007. Trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,2 % so với tháng 4/2008. Tổng dư nợ cho vay tháng 5/2008 đạt 224.844 tỷ đồng, tăng 1,72 % so với tháng 4 và tăng 17,57 % so với cuối năm 2007. Trong đó, dư nơ ngắn hạn tăng 1,8 %, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,6 % so với tháng 4/2008.
c. Tiết kiệm của dân cư :
Do thị trường chứng khoán phát triển, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hàng đầu, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Đây là nguyên nhân khiến tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của dân cư bị giảm và chảy mạnh qua chứng khoán.
Báo cáo của Bộ Kế Hoạch – Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2008, điểm đáng chú ý nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiền gửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6 % so với mức tăng 13,2 % của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của tình trạng này do thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn và rất nhiều người dân đã dùng tiền đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi vào ngân hàng.
2.1.2.2.Tiết kiệm ngoài nước :
a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) :
Với việc là thành viên thứ 150 của WTO và việc tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Việt Nam đã huy động vốn đầu tư FDI tăng mạnh, đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,1% so với năm 2006. Việt Nam đã chứng tỏ là ngôi sao đang lên ở khu vực châu Á xét về mức độ thu hút đầu tư.
Năm 2007, tỷ lệ thu hút vốn đầu tư đạt tốc độ kỷ lục đối với cả vốn trong và ngoài nước, chiếm 40,5% GDP, trong đó đặc biệt phải kể đến kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2006 là 12,7 tỷ USD và năm 2007 là 20,3 tỷ USD.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT, trong quý I năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã góp vốn đầu tư thực hiện trên 1,68 tỷ USD, tăng 24% so với vốn thực hiện của cùng kỳ năm trước. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong quý I, cả nước đã thu hút thêm 5,436 tỷ USD vốn FDI, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
b. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII):
Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%).
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức.
c. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA):
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tháng 4/2001 về Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 khẳng định sự cần thiết thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ngày 18 tháng 4 năm 2006 khẳng định: “Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA, đẩy nhanh triến độ giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn”.
d. Nguồn vốn tín dụng thương mại:
Với nguồn tín dụng mới được tiếp cận, hiện VN đang nhận được đồng thời hai nguồn vốn hỗ trợ từ WB- vốn IDA cho xóa đói giảm nghèo và vốn IBRE cho nước có thu nhập trung bình.
Việt Nam là một khách hàng lớn của IDA ( Hiệp hội phát triển quốc tế ) kể từ năm 1993, khi đó tỷ lệ nghèo là 58%. Đến 2004, tỷ lệ nghèo đã giảm xuống dưới 20%. GDP bình quân đầu người cũng tăng nhanh, từ dưới 200 USD/ người năm 1993 đến 835 USD/ người năm 2007.
IBRE (Ngân hàng tái thiết và phát triển) là nguồn tín dụng có lãi suất thấp nhất, rẻ nhất mà các nước đang phát triển có thể tiếp cận trên thị trường vốn quốc tế. Các điều khoản vay của IBRE cũng ưu đãi hơn so với các khoản vay tương tự cho các nước có thu nhập trung bình trên thị trường tài chính.
Hiện nay, có nhiều quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thời gian qua đã nhận được hỗ trợ từ IBRE như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan...
2.2. Vấn để sử dụng.
2.2.1. Nguồn vốn trong nước.
Nguồn từ doanh nghiệp và hộ gia đình thường được sử dụng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Nguồn vốn của Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội ở các vùng, ngành trong cả nước; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và nông nghiệp, các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội ngày càng được phát triển, hoàn thiện làm thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trong cả nước, một số đô thị mới ra đời; nhiều khu công nghiệp được hình thành; nhiều sân bay, bến cảng được hiện đại hóa; giao thông đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ) phát triển mạnh; giao thông nông thôn được cải thiện; vận tải đường sắt được nâng cấp; bệnh viện, trạm y tế đạt tiêu chuẩn cao hơn; các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, các trường trung học phổ thông được xây dựng khang trang hơn; các trường trung học cơ sở, tiểu học ở các vùng, kể cả các vùng khó khăn đang nhanh chóng được kiên cố hóa...
Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hằng năm, tăng cường tiềm lực nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới.
Trong những năm qua, công tác xây dựng cơ bản đã tập trung vào những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính - viễn thông, nông nghiệp, nông thôn, khoa học và giáo dục - đào tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng; tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Trong từng ngành cũng tiếp tục có sự chuyển dịch về cơ cấu. Nhiều dự án, công trình hoàn thành đi vào sử dụng đã tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông... đã trở thành những ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn của đất nước.
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triển không ngừng tăng nhanh hằng năm và ngày càng đa dạng.
Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước ngày càng tăng. Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn dành một phần ngân sách đáng kể cho đầu tư phát triển, trong đó phần lớn cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong 3 năm (2001 - 2003), nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng (bao gồm nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau như: vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư Nhà nước, vốn doanh nghiệp nhà nước...) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng lên qua các năm. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, tạo môi trường để thu hút mạnh các nguồn vốn khác. Trong khi vốn đầu tư của Nhà nước tiếp tục là nguồn chủ lực chiếm 54,9%, thì các nguồn vốn khác đã tăng nhanh, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,4%; vốn dân cư và tư nhân chiếm 25,7%; vốn huy động khác chiếm 2%. Tính chung nguồn lực trong xã hội dành cho đầu tư phát triển, đặc biệt từ năm 2001 đến nay tăng khá.
Thứ tư, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản có một số mặt tiến bộ hơn những năm trước.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy chế về quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đã tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn về đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác chỉ đạo, điều hành, lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch được quan tâm. Cơ chế quản lý đầu tư được cải tiến một bước theo hướng tăng cường phân công, phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương. Tính công khai, minh bạch, công bằng, hợp lý trong việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo Luật Ngân sách nhà nước mới đã được quan tâm hơn.
2.2.2. Nguồn vốn nước ngoài.
- FDI:
Đối với nguồn vốn FDI, khuyến khích vốn FDI vào các ngành du lịch, mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và y tế, giáo dục, đào tạo. Mở lẻ; Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp – thoát nước; Một xu hướng khác là trước đây vốn FDI thường giới hạn trong hai lĩnh vực nông nghiệp và dệt may, nhưng gần đây đã hướng đến công nghệ cao (hoạt động của hai công ty Microsoft và Intel thu hút sự chú ý của thế giới đến Việt Nam như một địa điểm đầu tư vào công nghệ cao). Quan tâm nhiều hơn đến công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng, đặc biệt chú trọng thu hút các dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Hạn chế việc thu hút các dự án thâm dụng lao động, gia công giá trị gia tăng thấp và các ngành công nghiệp công nghệ lạc hậu.
Đầu tư nước ngoài đã có sự chuyển dịch tích cực về chất. Đó là sự xuất hiện các dự án của nhiều tập đoàn kinh tế lớn, của các khu vực đầu tư có tiềm năng như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và một số nước trong khu vực có nền công nghiệp phát triển. Một chuyển dịch tích cực nữa là các nhà đầu tư đã đi vào các lĩnh vực công nghệ cao hay công nghiệp có chất lượng cao, như điện - điện tử, sản xuất vật liệu, khu du lịch cao cấp…, khác hẳn với trước đây các dự án chỉ tập trung trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày…
- ODA
Trong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại Hội nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn ODA riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể.
Bảng 1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn cho đầu tư cơ bản
Chuyên ngành
Dự kiến vốn đầu tư cơ bản giai đoạn 2001-2010 (tỷ đồng)
ODA dự kiến (2001-2010)
Tổng cộng
% theo ngành
2001-2005
2006-1010
Tỷ đồng
% trong tổng số vốn
Đường bộ
121.420
59,2
79.583
41.837
67.998
56,0
Giao thông liên tỉnh
Hàng hải
18.357
8,9
8.210
10.147
5.050
27,5
Đường sắt
11.080
5,4
6.144
4.936
2.602
28,5
Đường thuỷ nội địa
3.819
1,9
1.820
1.999
2.340
61,3
Hàng không
9.744
4,7
8.568
1.176
Cộng
164.420
80,1
1043252
60.095
779303
50,41
Giao thông đô thị
25.492
12,4
15.055
10.437
17.542
68,8
Giao thông nông thôn
15.315
7,5
9.275
5.940
3.430
22,4
Tổng cộng
205.227
100,0
128.755
76.472
98.962
50,6
Chi thường xuyên
35.000
-
-
-
-
-
(1) Không tính phần hàng không
(2) Bao gồm cả 44.800 tỷ đồng Việt Nam cho các dự án đang tiến hành
(3) 1 USD = 16.000 Vnđ
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Từ đường lối chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đã hình thành nên một hệ thống các quan điểm trong công tác thu hút, tiếp nhận, quản lý và sử dụng OD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25020.doc