MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Phần mở đầu
I. Tên đề tài
II. Tính cấp thiết cảu đề tài
III. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận của đề tài
II. Các khái niệm công cụ
III. Mô tả mẫu nghiên cứu
IV. Kết quả nghiên cứu
A. Thực trạng cơ cấu cán bộ Đoàn/Hội SVLớp
B. Đánh giá của sinh viên về vai trò giới trong đội ngũ cán bộ Đoàn/HộiSV/Lớp
1. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của Lớp trưỏng/Bí thư chi đoàn/Chi hội trưởng
2. Vẻ ngoài bình yên của những quan điểm vĩ mô
a. Quan điểm về ngành học
b. Quan điểm về mô hình “Nam trưởng- nữ phó”
c. Quan điểm về thiên chức của phụ nữ, nam giới và bình đẳng giới
d. Quan điểm về sự thành đạt và bất hạnh của người phụ nữ
3. Định kiến giới trong tư duy cụ thể
3.1. So sánh phẩm chất, năng lực của cán bộ Đ/H/L là nữ sinh viên và nam sinh viên
3.2. Đánh giá về đội ngũ lãnh đạo đất nước bằng cách cho điểm hai đối tượng: nam giới và phụ nữ
3.3. Mong muốn của sinh viên về tỷ lệ nữ bộ trưởng hợp lý
3.4. Tiêu chí lựa chọn sinh viên vào Ban chấp hành Đ/H/L
4. Một số nguyên nhân nhìn từ góc độ lý thuyết học tập- xã hội
C. Kết luận
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò giới trong đội ngũ cán bộ Đoàn/Hội/Lớp tại một số trường đại học hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng đối chứng kết quả trên với hình dung giới, mong muốn về giới tương ứng với vị trí của Bí thư chi đoàn của sinh viên
+40,2% sinh viên cho rằng Bí thư chi đoàn nên là nam
+47,4% sinh viên cho rằng Bí thư chi đoàn nên là nữ
+12,4 % sinh viên cho rằng không nhất thiết là nam hay nữ.
Rõ ràng vị trí lớp trưởng được đánh giá rất cao thì đa số sinh viên cho rằng phù hợp với nam giới. Vị trí Bí thư chi đoàn đã lựa chọn cho nữ có vẻ cao hơn nam một chút có lẽ là do mô hình “nam lớp trưởng, nữ bí thư” rất phổ biến trong các trường đại học từ trước đến nay. Ta thấy trong cơ cấu của bộ của lớp sinh viên có tính đến y tế giới nhưng nam vẫn được coi trọng hơn. Hơn nữa, thấy với chức danh Chi hội trưởng Hội sinh viên- 1 chức danh mới chưa có dấu ấn quan niệm nhiều thì nam giới được đánh giá cao hơn hẳn: 52,1% so với 29,5%.
Quan tâm đến nguyên nhân của lựa chọn giới trong đội ngữ cán bộ Đ/H/L, tôi có đặt câu hỏi “Vì sao?”. Câu trả lời thường nhận được là :
+ Với lựa chọn nữ BT/CH/LT: khéo léo, ăn nói dễ nghe, chu đáo..
+ Với lựa chọn nam BT/CHT/LT: năng động, khoẻ mạnh, được việc...
Điều này gợi mở một vấn đề rất lớn của nghiên cứu giới, đó là “ định kiến về vai trò giới trong xã hội.
2. Vẻ ngoài bình yên của những quan điểm vĩ mô:
Như đã nói ở phần mở đầu, xem xét vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam rất phức tạp khó khăn và cho đến nay vẫn đang song song tồn tại 2 quan điểm đối lập.
1. Phụ nữ bình đẳng với nam giới và có địa vi quan trọng trong xã hội.
2. Phụ nữ về cơ bản ở vào vị trí phụ thuộc nam giới và chịu sự bất bình đẳng cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Đối với sinh viên - trí thức thì việc phân tích vai trò giới trong giảng đường càng phức tạp. Vấn đề bình đẳng giới hầu như không được đặt ra bởi dường như chẳng có gì đáng để bàn bạc khoa học. Hơn ở đâu hết giảng đường đại học là môi trường dân chủ. Sinh viên nam và sinh viên nữ có nhiều điều kiện, nhiều cơ hội khá bình đẳng trong học tập và hoạt động xã hôi. Nhưng như đã nói, thước đo của bình đẳng giới càng ngày càng tập trung vào vấn đề tiếng nói chứ không đơn giản là cơ hội giáo dục hay các phúc lợi khác. “Tiếng nói” gắn liền với quyền tự chủ, với địa vị xã hội của người phụ nữ. Điều này là rất khó lượng hoá và kiểm soát được, cũng như rất khó để đánh giá . Tôi cho rằng trong chính tư duy của sinh viên đang có mâu thuẫn trong vấn đề này. Sự mâu thuẫn đó, tôi gọi là mâu thuẫn giữa quan điểm chung và nhận thức cụ thể về vai trò giới.
Chúng ta cùng tìm hiểu “ quan điểm chung” của sinh viên đối với giới trong đội ngũ cán bộ Đ/H/L.
a. Quan điểm về ngành học:
Câu hỏi được đặt ra chung cho sinh viên cả 3 trường là: “ Bạn nghĩ rằng ngành học bạn đang theo đuổi phù hợp với nam hay nữ hơn?”. Mẫu chọn gồm trường Nhân văn - đại diện của khối xã hội; KHTN - đại diện của khối tự nhiên và kinh tế - đại diện của khối kinh tế nhưng kết quả thu được không khác nhau lắm giữa ba trường. Đại đa số sinh viên cho rằng ngành học của mình phù hợp với cả nam và nữ (69,5%), chỉ có 23,6% nghĩ rằng ngành học của mình phù hợp với nam và số sinh viên cho rằng ngành mình học phù hợp với nữ càng ít hơn (6,9%).
Tình hình có vẻ khả quan nhất ở trường ĐHKTQD với 81,4% sinh viên được hỏi (70 ý kiến) đồng ý rằng ngành học của mình phù hợp cả nam và nữ. Đối với ĐHKHXH &NV, tỷ lệ nữ sinh viên chiếm 2/3 nhưng cũng chỉ có 7,2% sinh viên có thiên kiến về ngành học của mình là dành riêng cho nữ. Sự phân biệt giới ở sinh viên ĐHKHTN rõ ràng hơn cả với 49,1% sinh viên chọn phương án “ phù hợp với nam” cho ngành học của mình những cũng có tới 53,1% cho rằng những môn thuộc KHTN không chỉ dành riêng cho nam giới. Đây là dấu hiệu thật đáng mừng.
b. Quan điểm về mô hình “nam trưởng- nữ phó”
Trong xã hội ta, những năm gần đây vị trí của người phụ nữ đã được cải thiện đáng kể nhưng hầu như trong bộ máy chính quyền nhà nước, đa số người phụ nữ giữ vị trí chủ chốt chỉ ở cương vị “phó”. Do vậy, tôi tìm hiểu quan điểm của sinh viên về mô hình này, nhằm làm sáng rõ hơn suy nghĩ của họ về vai trò giới trong cán bộ Đ/H/L nói riêng và trong đội ngũ lãnh đạo đất nước nói chung. Kết quả điều tra cho thấy:
Bảng :Ý kiến về mô hình “nam trưởng và nữ phó”
Tần số
Tần suất
Đồng ý
25,2%
Không đồng ý
127
54,3%
khó nói
46
19,7%
Không trả lơi
2
0,9%
Tổng
234
100%
Mặc dù tỷ lệ 54,3% chưa giúp khẳng định chắc chắn điều gì nhưng đã cho thấy cái phông chung là sinh viên không đồng ý với mô hình nam giữ cương vị trưởng còn nữ phụ giúp cho nam.
Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề 1 cách cụ thể hơn thì thấy rằng có sự khác biệt khá rõ ràng trong quan điểm giữa nam và nữ ở cả 3 trường ĐH. Các nữ sinh viên bày tỏ sự không đồng ý rất mạnh mẽ ( Trường ĐHKHXH& NV 66,1%; trường ĐHKHTN: 75%; trường ĐHKTQD: 67,4%) trong khi các nam sinh viên thể hiện mức dộ phủ nhận yếu ớt hơn nhiều (chỉ có 28,2% nam sinh viên trường KHXH&NV, ở ĐH KHTN là 46,2%, ở ĐH KTQD là 38,1% không đồng ý mô hình nam trưởng - nữ phó). Đáng chú ý là ở trường ĐHKHXH&NV có tới 41,7% nam sinh viên đồng ý với mô hình trên. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên “khó nói” ở nam lớn hơn nữ giới rất nhiều. Xem ra nhận thức về vai trò giữa nam sinh viên và nữ sinh viên còn chênh nhau rất lớn. Kiểm định c2 cho giá trị c2quan sát=18.8 >c2lý thuuyết=5.99.Như vậy có mối quan hệ phụ thuộc giữa quan điểm của sinh viên về mô hình nam trưởng- nữ phó với giới tính của sinh viên.
c. Quan điểm về thiên chức của đàn ông, phụ nữ và bình đẳng giới:
Chúng ta đều biết rằng đàn ông và phụ nữ có những thiên chức khác nhau không thể thay đổi được. Chính vì thế việc chỉ rõ đâu là cái đích, đâu là giới hạn của bình đẳng giới không phải đơn giản. Có cả 1 trường phải lý thuyết bảo vệ sự bất bình đẳng giới dựa trên những yếu tố sinh học. Đó là lý thuyết Định hình vai giới của tác giả Lawrence Kolberg. Tác giả này cho rằng vai nam hay vai nữ được định hình tương ứng với giới tính của trẻ em từ khi còn rất nhỏ. Khi con người được khoảng 2 tuổi, dưới tác động sinh học của kiểu gen, các năng lực cá nhân đặt trưng cho vai nam hay vai nữ đã được xác định để có thể tiếp nhận 1 cách có chọn lọc và đối phó 1 cách tương ứng với các tác động xã hội trong suốt quá trình sống sau này. Ví vụ : trẻ em gái nhạy cảm hơn, khéo léo hơn trẻ em trai. (XHH về giới và phát triển - T22). Thực ra, lý thuyết này có điểm tích cực là nhấn mạnh tầm quan trọng rất lớn của lứa tuổi ấu thơ đối với sự phát triển tâm lý, hành vi giới và phần nào gặp gỡ với lý thuyết học tập - xã hội”. Nhưng tuyệt đối hoá vai trò của gen sinh học và cho rằng vai trò giới không thể thay đổi trong cuộc đời là cực đoan. Tuy vậy, không ít người trong xã hội đã và đang tiếp tục quan điểm như vậy. Còn đối với sinh viên thì sao? Với câu hỏi “ Có ý kiến cho rằng phụ nữ và nam giới có những thiên chức khác nhau nên không thể có bình đẳng giới được. Bạn có đồng ý không?”. Tôi nhận được kết quả trả lời như sau:
Bảng : Ý kiến về nhận định “Phụ nữ và nam giới có thiên chức khác nhau nên không thể có bình đẳng giới được”.
Tần số
Tần suất
Đồng ý
30
12,8%
Không đồng ý
180
76,9%
Phân vân
21
10%
Không trả lời
3
1,3%
Tổng
234
100%
Sinh viên tỏ ra coi nhẹ yếu tố sinh học quy định “thiên chức” của phụ nữ và nam giới. Mặc dù ý kiến phủ nhận của nữ giới vẫn mạnh mẽ hơn nam giới (90,5% so với 62,8%) nhưng về cơ bản đa số sinh viên đều thống nhất với nhau về ý kiến “ không đồng ý”. So với nam sinh viên năm thứ I - II ; nam sinh viên năm thứ III- IV có mức độ phủ nhận cao hơn. Có 59,6% sinh viên nam năm I - II không đồng ý trong khí có tới 80% sinh viên nam năm thứ ba và thứ tư có cùng ý kiến . Nhưng kết quả kiểm định không cho phép kết luận quan hệ phụ thuộc giữa ý kiến này của nam sinh viên với giới tính của họ (c2quan sát =5.3< c2lý thuuyết =5.99).
d. Quan điểm về sự thành đạt và bất hạnh của người phụ nữ.
Từ nhận thức rằng lãnh đạo phong trào sinh viên cũng là một hình thức lãnh đạo xã hội, tôi tìm hiểu về 1 vấn đề khá tế nhị và nhạy cảm giới hiện nay, đó là việc giải quyết quan hệ “ gia đình - xã hội” của người phụ nữ. Hiểu được suy nghĩ của sinh viên đối với vấn đề này cũng là một cách soi sáng đánh giá của họ về vai trò giới từ góc độ vĩ mô. Liệu người phụ nữ thành đạt ngoài xã hội có thường bất hạnh trong đời sống gia đình và ngược lại”. Sau đây là tổng hợp ý kiến của sinh viên
Phụ nữ thành đạt trong xã hội có bất hạnh trong đời sống gia định và ngược lại?
Tần số
Tần suất
Có
30
12,8%
Không
138
59,4%
Phân vân
65
27,8%
Tổng
234
100%
Tỷ lệ sinh viên “ phân vân” đáng phải lưu ý (27,8%) vì quả thực đây là câu hỏi không dễ trả lời chút nào. Song cũng đã có tới 59% sinh viên bày tỏ sự không đồng ý. Giữa nam và nữ sinh viên không có sự khác biệt lớn hơn về vấn đề này. Tỷ lệ không đồng ý ở nữ là 64,8% và ở nam là 53,3 %. Tỷ lệ “ phân vân” ở nữ là 24,8% và ở nam là 31,8%.Bài toán kiểm định cho két quả c2quan sát =4.67 <c2lý thuuyết =5.99:Không có mối liên hệ phụ thuộc giữa quan điểm trên của sinh viên với giới tính của họ
Trên đây là kết quả phân tích từ các biến số, có tính chất khái quát vĩ mô. Dường như những dấu vết của chế độ gia trưởng tồn tại trong xã hội Việt Nam hàng nghìn năm đã phai nhạt? Dường như vị trí của phụ nữ và nam giới nói chung, cán bộ sinh viên nam và nữ nói riêng khá bình đẳng?. Nhưng rõ ràng để tìm hiểu một vấn đề giới không thể chỉ dừng ở góc độ vĩ mô mà phải xét cả ở cấp độ vi mô, không chỉ giới hạn ở sự quan niệm mà phải xem xét cả ứng xử cụ thể của sinh viên đối với vấn đề nghiên cứu.
3. Định kiến giới trong tư duy cụ thể
Có thể khi được hỏi, không một ai tự nhận mình là người có thiên kiến giới hay định kiến giới. Bởi đó là câu hỏi định tính. Vì thế, những quan điểm vĩ mô coi phụ nữ và nam giới bình đẳng chưa phải là bằng chứng đích thực của thực tiễn. Người nghiên cứu đã cố gắng lượng hoá vai trò giới thành những khía cạnh cụ thể và kết quả cho thấy: Cái cụ thể không chứng minh cho điều mà cái vĩ mô đã mở ra.
3.1.So sánh phẩm chất năng lực của cán bộ Đ/H/L là nữ sinh viên và nam sinh viên.
Những phẩm chất đưa ra gồm: Tính sáng tạo(1), Sức khoẻ(2) . Bản lĩnh 93) , Khả năng thu hút sinh viên (4), Khả năng tư duy (5), Ý thức trách nhiệm (6), Tính kiến trì vượt khó (7), Tầm nhìn xa rộng (8).
Với 234 sinh viên trong mẫu điều tra, kết quả nghiên cứu cho thấy những phẩm chất được đánh giá cao ở cán bộ sinh viên nữ là “ý thức trách nhiệm”, “tính kiên trì vượt khó”, “khả năng thu hút sinh viên” ; còn những phẩm chất được đánh giá cao ở cán bộ nam là tính sáng tạo, sức khoẻ, bản lĩnh, khả năng tư duy và tầm nhìn xa rộng. Ở đây xin đi sâu phân tích một số phẩm chất tiêu biểu.
a.Khả năng tư duy: Đây là biến số thể hiện trí tuệ của con người, và nó có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những người làm cán bộ /lãnh đạo. Ai có khả năng tư duy tốt thì cũng có khả năng lãnh đạo tốt và ngược lại. Đánh giá về khả năng tư duy của cán bộ Đ/H/L là nữ và nam, sinh viên trong mẫu điều tra cho rằng:
Tần số
Tần suất
Khả năng tư duy của cán bộ nữ lớn hơn nam
17
7.2%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ nhỏ hơn nam
108
46,2%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ bằng nam
106
45,3%
Không trả lời
3
1,3%
Tổng
234
100%
Còn tới 46,2% sinh viên khẳng định rằng khả năng tư duy của cán bộ sinh viên nữ kém hơn so với nam. Điều này cho thấy định kiến giới thật rõ ràng. Trong xã hội Việt Nam phong kiến hầu như việc tiếp thu tri thức và lãnh đạo trong xã hội là của nam giới, vì thế từ học hành, thi cử, trau dồi tài năng là lĩnh vực của nam giới. Thậm chí tư tưởng “ nữ nhân nan hoá” ( Đàn bà là giống khó dạy) còn trở nên phổ biến trong xã hội. Ngày nay, phụ nữ cũng được học hành như nam giới, các thành tựu khoa học cũng chứng minh rằng chỉ số IQ của nữ giới không thua kém gì nam giới. Vậy mà vẫn còn một số lượng lớn sinh viên coi thường khả năng tư duy của nữ giới. Đây là một cách phủ nhận khả năng lãnh đạo của nữ sinh viên.
Giữa sinh viên nam và sinh viên nữ có quan điểm khác nhau hay không?
Câu trả lời là có. Chúng ta cũng quan sát bảng tương quan Giới tính và Nhận xét về sinh viên về khẳ năng tư duy của cán bộ Đ/H/L
Bảng :Nhận xét của sinh viên về khả năng tư duy của cán bộĐ/H/L
Nam
Nữ
Khả năng tư duy của cán bộ nữ lớn hơn nam
5,7%
8,8%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ nhỏ hơn nam
57,1%
38,4%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ bằng nam
37,2%
52,8%
Tổng
100%
!00%
Qua bảng trên, có thể thấy ý kiến nổi trội ở nhóm sinh viên nam là “ Khả năng tư duy của nữ kém hơn nam” còn ý kiến phổ biến ở nhóm sinh viên nữ là “ Khả năng tư duy của nữ bằng nam” . Kết quả của bài toán kiểm định là c2quan sát =9.2> c2lý thuuyết =5.99.Có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ nào đó giữa giới tính của sinh viên với đánh giá của họ về khả năng tư duy cuả cán bộ Đ/H/LĐiều đáng nói ở đây là ngay bản thân nữ sinh viên cũng thừa nhận chưa mạnh mẽ lắm về khẳ năng tư duy của cán bộ Đ/H/L là nữ, nghĩa là chưa ý thức rõ lắm về tri tuệ của giới mình. Còn nam giới thì thể hiện 1 thiên kiến rõ ràng đối với nữ giới. Đây là 1 cản trở đối với quá trình nâng cao tiếng nói của nữ sinh viên nói riêng, của phụ nữ nói chung trong cuộc sống và trong xã hội.
Giữa các trường ĐH sắc thái ý kiến cũng khác nhau. Qua điều tra tôi thấy rằng nhóm nam sinh viên trường KTQD và nhóm nữ sinh viên trường ĐHKHXH&NV có ý kiến tích cực hơn cả.
Bảng: So sánh khả năng tư duy của cán bộ Đ/H/L là nữ và nam ( của nhóm sinh viên nữ)
ĐHKHXH&NV
ĐHKTN
ĐHKTQD
Khả năng tư duy của cán bộ nữ lớn hơn nam
8.5%
4,3%
11,6%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ nhỏ hơn nam
33,9%
39,1%
44,2%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ bằng nam
57,6%
56,5%
44,2%
Tổng
100%
100%
100%
Khi kiểm định giả thiết “Nữ sinh viên đánh giá khả năng tư duy của cán bộ Đ/H/L không phụ thuộc vào trường học của họ” tôi nhận dược kết quả c2quan sát =1.75<c2lý thuuyết =9.19:Chấp nhận giả thuyết đúng.
Bảng so sánh khả năng tư duy của cán bộ Đ/H/L là nữ và nam (của nhom sinh viên nam)
ĐHKHXH&NV
ĐHKTN
ĐHKTQD
Khả năng tư duy của cán bộ nữ > nam
8,3%
2,6%
7%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ <nam
75%
60,5%
44,2%
Khả năng tư duy của cán bộ nữ = nam
16,7%
36,8%
48,8%
Đối chiếu giữa nhóm nam và nhóm nữ của cả 3 trường thấy rằng ở trường ĐHKTQD quan điểm của 2 nhóm là khá thống nhất. Ở cả nam sinh viên và nữ sinh viên đều có 44,2% người cho rằng khả năng tư duy của nữ kém nam, 2 chỉ số còn lại cũng khá tương ứng. Chúng dều nói lên cán bộ Đ/H/L nữ ở đây được coi trọng ở mức khá hơn so với mặt bằng chung của mẫu điều tra.
Ở trường ĐHKHXH và NV và trường ĐHKHTN độ chênh trong quan điểm của nhóm nam và nữ là cực lớn. Đặc biệt nhóm nam sinh viên trường ĐHKHXH &NV rất coi nhẹ khả năng tư duy của cán bộ Đ.H.L là nữ ( có tới 75% nam sinh viên cho rằng khả năng tư duy của cán bộ nữ kém hơn cán bộ nam.
Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra ý kiến về mô hình “nam trưởng - nữ phó” ở phần tóc (41,7% sinh viên nam trường ĐHKHXH & NV đồng ý với mô hình này cao nhất trong các nhóm sinh viên).
Nếu lấy số lượng nam - nữ sinh viên ở mỗi trường làm tiêu chí thì ở trường KTQD số nam và nữ gần ngang bằng nhau nên không khí dân chủ có vẻ rõ ràng hơn. Ở trường ĐHKHTN đa số sinh viên là nam nên phái nữ tỏ ra yếu thế hơn. Còn ở trường ĐHKHXH & NV? Tư tưởng bình đẳng về trí tuệ ở nhóm nữ rất mạnh nhưng ở nhóm nam lại rất yếu mặc dù số sinh viên nữ trong trường chiếm 2/3 và có nhiều điều kiện để phát huy năng lực của mình.( số cán bộ Đ/H/L là nữ nhiều hơn nam ). Điều này cho thấy số lượng nữ đông chưa phải là tiền đề cho sự nhận thức vai trò giới một cách bình đẳng. Bởi bình đẳng giới không thể thực hiện được nêú chỉ có một giới nhận thức và hành động.
Nếu lấy nhóm ngành làm tiêu chí thì khối kinh tế tỏ ra coi trọng khả năng tư duy của nữ hơn. Khối xã hội vốn là “số đông” là “đất” của phái nữ thì lại là nơi nữ cán bộ Đ/H/L chưa được thừa nhận nhất từ phía nam sinh viên. Điều này cho thấy mâu thuẫn giới tiềm ẩn ở nơi nào ý thức bình đẳng ở phía nữ phát triển cao hơn mặt bằng chung của xã hội?
Khi so sánh giữa các nhóm sinh viên có mức độ tham gia phong trào sinh viên khác nhau tôi nhận được kết quả thú vị: chính những sinh viên thường xuyen tham gia phong trào lại đánh giá thấp khả năng tư duy của nữ cán bộ Đ/H/L hơn so với những sinh viên ít tham gia. Có tới 53.1% sinh viên thường xuyên tham gia phong trào sinh viên cho rằng khả năng tư duy của cán bộ Đ/H/L nữ kém hơn cán bộ nam, trong khi tỷ lệ này ở nhóm “thỉnh thoảng tham gia” là 44.3%, và ở nhóm “không bao giờ tham gia” là 45.5 %.Để lý giải điều này cần những nghiên cứu phân tích sâu hơn nữa.
Đi xuyên qua vẻ bình yên của những quan điểm vĩ mô, ta thấy xuất hiện một sự đối nghịch. Trong khi đa số sinh viên cho rằng những phụ nữ thành đạt trong xã hội không bất hạnh trong đời sống gia đình thì lại có gần một nửa cho rằng khả năng tư duy của nữ kém nam, nghĩa là gián tiếp không thừa nhận họ thành đạt trong công việc xã hội như nam giới là một việc bình thường. Khi dư luận chung chưa thể hợp lý hoá trí tuệ của người phụ nữ từ lĩnh vực gia đình sang lĩnh vực quản lý lãnh đạo thì liệu người phụ nữ có thể hài hoà cả sự thành đạt xã hội và hạnh phúc gia đình không? Mâu thuẫn rõ ràng hơn trong quan điểm của nhóm sinh viên nam. Có 53,3% sinh viên nam không đồng ý rằng phụ nữ thành đạt trong xã hội thì bất hạnh trong đời sống gia đình, nhưng lại có 57,1% sinh viên nam khẳng định khả năng tư duy của cán bộ Đ/H/L nữ là kém hơn so với nam
Như vậy, dù trong nhận thức chung nam sinh viên luôn mong muốn bình đẳng giới nhưng trong tư duy cụ thể thì họ lại chưa sẵn sàng thừa nhận một nền tảng của sự bình đẳng, đó là thừa nhận trí tuệ của nữ sinh viên. Ngay bản thân họ cũng không tự nhận thấy điều đó. Sau đây là ý kiến của bạn N.V.T chủ tịch hội sinh viên trường ĐHKTQD: “Tôi nghĩ mãi nhưng cũng chưa nghĩ ra tại sao những người phụ nữ thành đạt thì lại bất hạnh trong đời sống gia đình.Có lẽ là do “chi phí cơ hội” Khi người phụ nữ phấn đấu thành đạt ở một mức độ nào đó thì tiêu chí về người chồng của họ lại càng cao, cho nên cơ hội lựa chọn chồng ít đi . Về khả năng lãnh đạo của phụ nữ thì tôi xin không phát biểu ý kiến..”. Đối với nữ sinh viên dường như sự e ngại trong vấn đề đó cũng còn khá lớn, bởi vì tương lai họ cũng sẽ là những người vợ, người mẹ và họ không thể không bị ảnh hưởng bởi quan điểm của nam giới. Bạn N.H.M, cán bộ Đoàn trường ĐHKHXH&NV tâm sự: “ Mình có thể lấy ví dụ ngay ở gia đình mình về quan niệm của nam và nữ trong sự nghiệp. Bố mình đã về hưu còn mẹ mình vẫn đang giữ vị trí lãnh đạo ở một cơ quan lớn ở tỉnh”. Chính điều đó gây ra một số mâu thuẫn lớn trong gia đình mình, vì hầu như những việc lớn do mẹ quyết định và bố mình luôn có thái độ tự ti vì thua kém vợ, xấu hổ trước mặt con cái. Mẹ mìmh rất trăn trở và hay tâm sự với mình về chuyện đó. Nói chung là rất khó nhưng phải cố gắng thì làm được... Mình cũng thấy sợ và thường nói với mẹ rằng sau này ít nhất con cũng phải lấy người hơn con về trình độ.”
b. Tầm nhìn xa rộng: Đây cũng là một biến số bổ sung cho ‘khả năng tư duy, nhưng ở mức độ cao hơn xét từ khía cạnh quản lý. Ý kiến của sinh viên cũng mạnh mẽ, rõ rệt hơn so với biến “khả năng tư duy”. Kết quả thống kê như sau:
Bảng: Đánh giá Tầm nhìn xa rộng của cán bộ Đ/H/L
Tần số
Tần suất
Tầm nhìn xa rộng của cán bộ nữ lớn hơn nam
18
7,7%
Tầm nhìn xa rộng của nữ nhỏ hơn nam
128
54,7%
Tầm nhìn xa rộng của nữ bằng nam
84
35,9%
Không trả lời
4
4,7%
Tổng
234
100%
Tầm nhìn xa rộng, là tiêu chí đánh giá về tài năng lãnh đạo. Đến đây thì cánh cửa dường như khép lại hẹp hơn đối với cán bộ Đ/H/L là nữ. Sự dè dặt thể hiện trong việc đánh giá trí tuệ nữ giới cũng bộc lộ rõ hơn. Quan sát trong tương quan giới tính ta sẽ thấy sự khác biệt càng trở nên gay gắt .
Bảng: So sánh tầm nhìn xa rộng của cán bộ Đ/H/L
nữ và nam theo quan giới tính
Nam
Nữ
Tầm nhìn xa rộng của nữ >nam
2,8%
12,1%
Tầm nhìn xa rộng của nữ <nam
72,4%
41,1%
Tầm nhìn xa rộng của nữ = nam
24,8%
46,8%
Tổng
100%
100%
Như vậy đa số sinh viên nam (72,4%) không thừa nhận tầm nhìn xa rộng của cán bộ nữ là ngang bằng với nam giới, trong khi chỉ có 41,1% nữ thừa nhận. Đây là một tương quan rất ý nghĩa nó càng khẳng định rằng. Cán bộ Đ.H/L là nữ chịu rất nhiều sức ép về định kiến giới, trong khi chính bản thân họ cũng chưa phải đã nhận thức rõ ràng về khả năng của mình.Kết quả kiểm định đã khẳng định mối quan hệ phụ thuộc giữa giới tính của sinh viên với đánh giá của họ về tầm nhìn xa rộng của cán bộ Đ/H/L (c2quan sát =24.05>c2lý thuuyết =5.99). Để thấy rõ hơn các sắc thái ý kiến , chúng ta cùng quan sát biểu đồ:
Trong vấn đề này, ý kiến của nhóm nữ và nhóm nam các trường không khác biệt nhiều lắm ( các chỉ số tương ứng của nhóm nữ sinh viên trường ĐHKHXH &NV là 17,2% - 37,9%; trường ĐHKHTN 8,7% - 43,3% - 4,8%; trường ĐHKTQD là 12,1% - 48,2% - 44,7%. Các chỉ số tương ứng của nhóm nam sinh viên trường ĐHKHXH&NV là 0% - 70,8% - 29,2%; trường ĐHKHTN là 2,6% - 71,1% - 26,3% ; trường ĐHKTQD là 4,7% - 74,4% - 20,9%)
c. Ýthức trách nhiệm: Đây cũng là một phẩm chất quan trọng cảu người cán bộ Đ/H/L song cũng là một biến số nói lên tính nhạy cảm giới. Vì thế người ngoài cuộc muốn được đo lường sự đánh giá vai trò giới của sinh viên thông qua ý thưcs trách nhiệm của người đó với công việc. Kết quả cho thấy giả thiết về định kiến giới là có cơ sở.
Bảng: So sánh về ý thức trách nhiệm của cán bộ Đ.H/L nữ và nam
Tần số
Tần suất
Ý thức trách nhiệm của CB nữ >nam
116
49,6%
Ý thức trách nhiệm của CB nữ <nam
22
9,4%
Ý thức trách nhiệm của CBnữ =nam
92
39,3%
Không trả lời
4
1,7%
Tổng
234
100%
Ngược lại với “ khả năng tư duy” và tầm nhìn xa rộng, phẩm chất ý thức trách nhiệm rất được đánh giá cao ở cán bộ nữ (49,6%). Phải chăng đây là ảnh hưởng của định kiến giới từ xã hội truyền thốngViệt Nam với sắc thái Nho giáo đậm nét? Người phụ nữ Việt Nam xưa dường như cả cuộc đời chỉ hy sinh cho chồng con, hầu như tan biến vào cuộc đời của chồng của con, vì thế mà hình ảnh của họ gắn liền với sự chịu đựng, sự vun vén cho gia đình. Trong sinh viên, đó vẫn còn là một giá trị,cũng như đa số sinh viên không coi trọng phẩm chất này ở cán bộ Đ.H/L là nam giống như trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Vấn đề là ở chỗ , chính sinh viên nữ đánh giá rất cao yêu cầu này của giới mình và đi kèm với nó là xem thường ý thức trách nhiệm của nam giới.
Bảng : So sánh về ý thức trách nhiệm cuả cán bộ Đ.H.L là nữ và nam
(nhóm sinh viên nữ)
Trường ĐHKHXH&NV
Trường ĐHKHTN
Trường ĐHKTQD
ý thức trách nhiệm của CB nữ >nam
49,2%
52,2%
69%
ý thức trách nhiệm của CB nữ <nam
5,1%
13%
2,4%
ý thức trách nhiệm của CB nữ =nam
45,7%
34,8%
28,6%
Tổng
100%
100%
100%
Nhóm nữ sinh viên trường ĐHKTQD đặc biệt đề cao phẩm chất này của cán bộ Đ?H/L là nữ với 69% ý kiến khẳng định ý thức cảu cán bộ ĐH.L nữ lớn hơn cán bộ Đ?H/L nam.
Tình hình có vẻ tương tự trong nhóm nam sinh viên:
Bảng: So sánh về ý thức trách nhiệm của cán bộ Đ/H/L là nữ và nam
(nhóm Sinh viên nam)
Trường ĐHKHXH&NV
Trường ĐHKHTN
Trường ĐHKTQT
Ý thức trách nhiệm của nữ >nam
50%
57,9%
27,9%
Ý thức trách nhiệm của nữ <nam
16,7%
10,5%
16,3%
Ý thức trách nhiệm của nữ =nam
33,3%
31,6%
55,8%
Tổng
100%
100%
100%
Đến đây chúng tôi lại thấy nhóm sinh viên nữ trường ĐHKHXH &NV và nhóm sinh viên nam trường ĐHKQD lựa chọn phương án “ ý thức trách nhiệm của cán bộ Đ/H/L nữ bằng cán bộ Đ/H/L nam, cao hơn cả. Nhưng xét trên tổng thể thì cả nữ sinh viên và nam sinh viên đều đề cao phẩm chất ý thức trách nhiệm của cán bộ Đ/H/L là nữ, đặc biệt ở trường ĐHKHXH &NV và trường ĐHKHTN nam sinh viên thậm chí còn đề cao hơn cả nữ sinh viên. Như vậy định kiến vai giới được chấp nhận cả ở sinh viên nam và sinh viên nữ. Mặc dù nữ sinh viên có ý thức đề cao những phẩm chất vốn bị xem nhẹ ở nữ giới (khả năng tư duy, tầm nhìn xa rông) nhưng chính họ lại không nhận thức rõ khả năng của nam giới ở những phẩm chất vốn được đề cao ở phụ nữ. Chính nữ sinh viên cũng có thiên kiến giới, họ tự buộc mình vào hình ảnh đối lập với nam giới. Ở điểm này nam và nữ sinh viên đều có quan điểm nhất quán dù giới tính vẫn chi phối ý kiến sinh viên (Kết quả kiểm định:c2quan sát =6.87>c2lý thuuyết =5.99)
d.Tính kiên trì vượt khó: Trong xã hội truyền thống những người phụ nữ được xã hội coi trọng tôn vinh là những người chăm chỉ tảo tần lo toan việc nhà việc cửa, để đấng nam nhi tung hoành bốn phương, đặc biệt là những người phụ nữ biết gánh chịu vất vả khó khăn vì sự nghiệp của chồng con.
Bao đời nay người phụ nữ được ví như “thân cò lặn lội”. Còn trong suy nghĩ của tầng lớp trí thức, cụ thể là sinh viên hiện nay thì sao? Họ đánh giá như thế nào về tính kiên trì vượt khó của cán bộ Đ/H/l là nam và nữ? Sau đây là kết quả điều tra:
Bảng: So sánh tính kiên trì vượt khó của cán bộ Đ/H/L
là nữ và nam sinh viên
Tần số
Tần suất
Tính Kiên trì vượt khó của nữ > nam
139
59,4
Tính Kiên trì vượt khó của nữ < nam
32
13,7
Tính Kiên trì vượt khó của nữ = nam
60
25,6
Không trả lời
3
1,3
Tổng
234
100%
Kết quả trên chứng tỏ: tính kiên trì vượt khó dường như là thế mạnh hoàn toàn của nữ cán bộ Đ/H/L. Điều này càng làm sáng tỏ phân tích đối với phẩm chất “ ý thức trách nhiệm” ở trên
Người nữ cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH01 (7).doc