Trong những năm qua Nhà nước ta cũng đã đề ra được nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu một lộ trình tổng quát để chỉ đạo quá trình tổng quát để chỉ đạo quá trình đổi mới bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức sử dụng các công cụ quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế mới. Chính vì vậy để thúc đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, Nhà nước cần phải xác định lại vai trò của mình, đối với và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Đó chí là một trong những nội dung cơ bản đảm bảo cho sự thành công của đổi mới.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định về chính trị và xã hội.
- Phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng- hiệu quả tạo ra động lực sản xuất: trong nền kinh tế thị trường thị trường càng mở rộng càng dẫn đến sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, rất dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng gây ra sự mâu thuẫn giữa các giai cấp tạo ra môi trường không lành mạnh cho các doanh nghiệp làm ăn nên nhà nước cần phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư sao cho thoả mãn yêu cầu công bằng và hiệu quả. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường sự khác nhau về sở hữu của cải, về năng lực sở trường, trình độ tay nghề và may mắn dẫn tới sự khác nhau trong thu nhập. Nhà nước cần phải biết lựa chọn phương pháp phân phối lại sao cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả trong sự bất bình đẳng cho phép.
Cần chú ý rằng phân phối lại thu nhập, hình thành các quỹ trợ cấp là một trong những công cụ có hiệu lực nhất để định hướng XHCN. Thể hiện tính cộng đồng dân tộc trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
- Can thiệp vào quá trình kinh tế khi cần thiết. Định hướng, tạo môi trường, phân phối thu nhập là những công việc cần thiết thể hiện vai trò của nhà nước trong một chiến lược dài hạn. Trong quá trình thực hiện các chiến lược đó, dưới ảnh hưởng của cơ chế cung cầu giá cả trong thị trường nội địa, đồng thời dưới ảnh hưởng của quan hệ quốc tế, làm mục tiêu định hướng của các chương trình dài hạn những “ cú sốc “ làm chệch mục tiêu là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp đó nhà nước cần phải sử dụng những công cụ như lãi suất, thuế, khối lượng tiền tệ và chi tiêu ngân sách để làm giảm những chấn động do cú sốc gây ra đưa nền kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
- Quản lý tài sản quốc gia, phân bổ các nguồn tài sản một cách hợp lý: trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhà nước điều khiển sự vận động của nền kinh tế bằng cách hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn, quyết định các phương án phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân sao cho bình đẳng công bằng, hiệu quả tạo môi trường thuận lợi, hướng dẫn các doanh nghiệp can thiệp vào nền kinh tế. Mặt khác nhà nước còn đóng vai trò người quản lý tài sản quốc gia, phân bố các nguồn lực của sản xuất một cách hợp lý. Về mặt đối ngoại nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát triển các nguồn lực, ngăn chặn mọi âm mưu từ bên ngoài; về mặt đối nội nhà nước là người chủ sở hữu các nguồn lực nên phân bố sử dụng giữa các thành phần kinh tế sao cho hợp lý.
Với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, nhà nước quản lý và đóng vai trò độc quyền ở các thị trường quan trọng, quyết định sự tồn tại của thể chế. Với tư cách là người chủ quản lý đất nước, là người trọng tài, là chủ thể của quá trình phân công lại vai trò giữa các thành phần kinh tế không làm triệt tiêu lợi ích chung của toàn xã hội.
4.2.Các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước XHCN ở Việt Nam:
- Hệ thống pháp luật:
Hệ thống pháp luật đặc biệt là luật kinh tế là công cụ quan trọng thông qua đó nhà nước tạo lập hành lang pháp lí để duy trì kỉ cương trật tự, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật chống mọi hiện tượng làm ăn phi pháp. Chính vì vậy nhà nước phải tạo môi trường pháp lí thuậ lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động.Hiện nay ở nước ta đã ban hành các luật về các quyền như: sở hữu, chiếm hữu, thừu kế, chuyển nhượng,...; các luật hợp đồng; luật thương mại;....
- Kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân:
Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể thị trường thực hiện thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ, sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho những ai đầu tư vào lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích. Đây là công cụ quan trọng của nhà nước để hoạch định các chương trình, định hướng mục tiêu trong từng thời kì đó là loại hạt tự giác của nhà nước để quản lí toàn bộ nền kinh tế theo mục tiêu thống nhất đã định trước trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan nhằm xác định tốc độ, quan hệ tỷ lệ cơ cấu kinh tế hợp lí để không ngừng mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao; nên có thể nói quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chính là quá trình cụ thể hoá đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thành những chỉ tiêu cụ thể để dẫn dắt nỗ lực của toàn xã hội thực hiện thành công đường lối chủ chương chính sách của Đảng à nhà nước đề ra bởi vậy, có thể coi kế hoạch là cương lĩnh thứ hai của Đảng.
- Hệ thống các chính sách kinh tế xã hội:
Các chính sách kinh tế – xã hội bao gồm các chính sách về tài chính tiền tệ, chính sách thuế, chính sách thu nhập,...Đây là công cụ góp phần tạo ra môi trương kinh tế xã hội ổn định và có lợi cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng tiến bộ xã hội.
- Sức mạnh vật chất của kinh tế nhà nước:
Nhà nước sử dụng thực lực kinh tế vật chất của mình như: tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia,.. để tác động vào nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo cân đối vĩ mô, đieeuf tiết thị trường ngăn ngừa những đột biến xấu của thị trường để đảm bảo những điều kiện có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Thông qua việc sử dụng hiệu quả hệ thống các công cụ nói trên nhà nước thực hiẹn được vai trò chức năng kinh tế của mình nhằm mục đích cuối cùng là quản lí, phân bổ, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững kết hợp với công bằng tiến bộ xã hội, đưa nên kinh tê phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II.Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
1.Những thành tựu đạt được:
Nhờ những chính sách, quyết định đúng đắn về kinh tế xã hội của Nhà nước mà đã tác động thúc đẩy kinh tế nước ta tiến lên một bước, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu :
Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2004 – năm thứ tư của kế hoạch 5 năm (2001-2005) đạt 7,7% xếp thứ 2 thế giới về tóc độ tăng trưởng sau Trung Quốc, tốc độ này là rất đáng tự hào trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động những năm vừa qua.Trong đó khu vực nông- lâm- ngư nghiệp tăng 3,5%, đóng góp 0,7% vào tốc độ tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, đóng góp 3,9%, khu vực dịch vụ tăng 7,5% đóng góp 3%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm qua và cũng là sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, tăng 30% và là tốc độ tăng cao nhất từ năm 1997 đến nay. Năm 2004 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt được bình quân trên 2 tỷ USD/tháng
Thu ngân sách nhà nước vượt xấp xỉ 12% dự đoán cả năm, bằng 23,5% GDP và tăng 17,4% so với năm 2003.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, các ngành sản xuất dịch vụ đã có sự chuyển dichjtheo hướng tích cực và hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng từ 40% năm 2003 lên 41,1% năm 2004; tỉ trọng thành phần nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 21,8% năm 2003 xuống còn 20,4% năm 2004. Cơ cấu nội bộ ngành,cơ cấu các thành phần cơ cấu sản phẩm cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể làm cho các thành phần kinh tế được phát huy.
Tình hình tài chính quốc gia và tài chính công có nhiều cải thiện: tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân năm đạt xấp xỉ trên 21% GDP; khối lượng huy động vốn đầu tư đưa vào thực hiện tăng khá; tỉ lệ huy động vốn đầu tư trong GDP tăng từ 31% năm 2001 lên khoảng37% năm 2005; tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế 5 năm qua vượt 13-15,8% kế hoạch đề ra; nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn và chiếm trên 70% tổng số vốn đầu tư (khoảng 24-25% GDP)
Kinh tế đối ngoại có bước phát triển.Quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng.Thực hiện cam kết trong ASEAN, tiếp tục đàm phán gia nhập WTO, thúc đẩy sự thực hiện các cam kết quốc tế đa phương và song phương. Việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chinh thức (ODA) đã đạt được những kết quả đáng kể; ước giải ngân nguồn vốn ODA đạt khoảng 8,2 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tuy có gặp khó khăn nhưng do môi trường thuận lợi nên cũng duy trì được khả năng thu hút vốn.Trong % năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt từ 15-16 tỷ USSD; ước tổng số vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài khoảng 13 tỷ USD, vượt 21% kế hoạch.
Thông qua chính sách tiền tệ đã kiềm chế được lạm phát tỉ lệ lam phát năm 2004 xấp xỉ 9%, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trung bình khoảng hơn 7 triệu người/năm
Mặt khác Nhà nước ta cũng đảm bảo thực hiện công bằng xã hội thông qua các chính sách xã hội, bảo hiểm, phúc lợi xã hôi,...Tỉ lệ hộ nghèo giảm dần từ 13,33% (1999) xuống còn 9,96 %(2001) và 9% (2003),mỗi năm trung bình có khoảng 300 nghìn hộ thoát khỏi cảnh nghèo; các chương trình về phát triển các mặt chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số- kế hoạch hóa gia đình và các hoạt động văn hoá xã hội được triển khai và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Nhà nước đã cung cấp một phương pháp lý đầy đủ, tương đối đồng bộ, minh bạch và vững chắc, không chỉ là hệ thống luật lệ và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành luật và giải quyết tranh chấp - bao gồm tòa án và các cơ quan cường chế thi hành pháp luật. Trong các nền kinh tế thị trường, phần lớn các giao dịch dựa trên hợp đồng. Do đó mà khi những luật lệ quy định quyền sở hữu được rõ ràng và cơ chế cưỡng bức thi hành luật tốt thì chi phí hoạt động kinh doanh tốt hơn và thị trường vận hành hiệu quả hơn, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng công cụ kế hoạch. Khi chuyển sang quản lý nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, việc ban hành khuôn khổ pháp luật cho sự hoạt động của nền kinh tế chuyển đổi này trở thành một đòi hỏi rất cấp bách trước mắt, vừa rất cơ bản lâu dài, trong đó có những thứ có thể sửa đổi, bổ sung từ hệ thống pháp luật đã có mặc dù rất ít. (Như hiến pháp) nhưng chiếm đại bộ phận là hoàn toàn mới, phải làm từ đầu (như luật đầu tư nước ngoài). Như ta đã biết, nền kinh tế nước ta trước đây là nền kinh tế đóng do đó mà hoàn toàn không quan hệ gì với các nước trên thế giới ngoại trừ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Từ khi chuyển đổi, hệ thống pháp luật được hoàn chỉnh nước ta thực hiện cơ chế mở. Tạo nhiều điều kiện, ban hành luật, chính sách để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài như. Luật đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư… tạo động lực thúc đẩy đầu tư trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời ta còn tranh thủ học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước bạn ứng dụng vào nền sản xuất trong nước. Đẩy mạnh tăng năng suất tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ.
Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất xã hội đã bị kìm nén bấy lâu nay, nổi bật là sự phát triển đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp. Nhờ đó, đưa nước ta từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lớn của thế giới về lương thực, cà phê, hạt tiêu. Từ chỗ đầu tư để phát triển đất nước, chủ yếu (hay về cơ bản) là từ nguồn ngân sách Nhà nước đến chỗ thu hút được nhiều chủ đầu tư ngoài khu vực Nhà nước, làm cho tổng đầu tư toàn xã hội tăng nhanh. Đồng thời, đảm bảo cho cả thời kỳ đổi mới, kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng vào loại cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
Từng bước tạo điều kiện hình thành và thúc đẩy các yếu tố thị trường bộ phận để phát triển hệ thống thị trường cơ bản, như: thị trường hàng hóa dịch vụ thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ. Do các loại thị trường cơ bản được hình thành và phát triển làm cho nền kinh tế hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, sôi động hơn.
2. Những mặt hạn chế trong vai trò kinh tế của Nhà nước ta:
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng trong quá trình quản lí và điều tiết nền kinh tế Nhà nước ta không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định.Điều đó được thể hiện rõ ở những điểm sau:
- Sản xuất hàng hóa trong các lĩnh vực, tiểu thủ công nghiệp còn ở trình độ thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm làm ra còn xấu. Vì thế thị trường tiêu thụ hết sức hạn chế. Nếu có thị trường thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường kém.
- Tuy sản xuất nông lâm nghư nghiệp là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm nhiều lao động xã hội trong cơ cấu kinh tế nhưng quá trình thương phẩm hóa sản phẩm nông lâm nghư chỉ diễn ra ở một số nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải thuận lợi. Gần thị trường lớn và có bình quân ruộng đất trên đầu người tương đối cao. Chỉ có ở những nơi này là sản xuất được hàng hóa, và cũng mới có một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, với khối lượng tương đối lớn và tỷ suất hàng hóa tương đối cao, phần còn lại vẫn trong tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp.
- Các hoạt động dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ, nhưng chỉ mới tập trung vào một số ngành như ăn uống, buôn bán nhỏ các hàng công nghiệp tiêu dùng v.v. các ngành như du lịch, bảo hiểm, cung ứng kỹ thuật và công nghệ chưa tương xứng, chất lượng các hàng hóa dịch vụ nhìn chung còn thấp.
- Nhiều điều kiện cần thiết cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa như thị trường đất đai, thị trường sức lao động thị trường tiền tệ chưa được thiết lập một cách hoàn chỉnh, công khai. Một số các yếu tố cấu thành đầu vào của sản phẩm chưa phải là hàng hóa, hoặc đang trong trạng thái độc quyền.
Chính vì nền kinh tế còn đang trong bước quá độ của sự chuyển đổi như vậy nên Nhà nước cũng chưa kiên quyết từ bỏ ngay cách quản lý trực tiếp đối với nền kinh tế để chuyển hẳn sang cách quản lý gián tiếp được mà phải tiến hành đan xen cả hai phương thức, điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
- Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất là những đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, họ tự lo lấy vốn, vật tư kỹ thuật để phục vụ sản xuất, tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ sản xuất cái gì, sản xuất bao n hiêu và bán cho ai là do họ định đoạt, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào như trước nữa. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cơ quan Nhà nước nhiều cấp chính quyền vẫn không muốn từ bỏ sự can thiệp này. Một số địa phương vẫn còn giao kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao nộp và đóng góp cho các hợp tác xã và nông dân hay can thiệp vào công tác tổ chức và nhân sự của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của địa phương mình .v.v. Trong sản xuất công nghiệp chế độ bao cấp vẫn còn trên thực tế.
- Để cho sản xuất hàng hóa và phát triển nhanh, phát triển đúng qui luật, Nhà nước phải là người tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho nó. Bằng chủ trương xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, xóa bỏ chế độ nhiều giá chúng ta đã khuyến khích sự ra đời nhanh của thị trường hàng hóa. thị trường vật tư kỹ thuật thông suốt và thống nhất trong cả nước. Đây là điều tốt song những thị trường khác rất cần thiết đối với sự hình thành và phát triển của sản xuất hàng hóa như thị trường sức lao động, thị trường đất đai, thị trường tiền tệ thị trường chất xám v.v. thì Nhà nước vẫn chưa có giải pháp rõ ràng dứt khoát và có hiệu lực để hình thành nó. Đây chính là một trong những trở ngại đối với sự phát triển sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường công cụ chủ yếu Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế là hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật càng đầy đủ, đồng bộ bao nhiêu, việc quản lý của Nhà nước càng chặt chẽ, thuận lợi bấy nhiêu. Mấy năm qua Nhà nước ta cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề này. Song phải nói rằng luật kinh tế chưa làm được bao nhiêu, nên kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, song những luật rất cơ bản như luật lao động, luật thuê mướn nhân công, luật phá sản, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật cạnh tranh và chống độc quyền… vẫn chưa có. Vì không có luật nên trong cách giải quyết công việc hàng ngày các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước còn rất lúng túng trong quản lý cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. Cũng do chưa có luật nên một số cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lại buông lỏng quản lý để mặc cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phi pháp hoạt động gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân.
- Trong nền kinh tế thị trường bộ máy Nhà nước phải được tổ chức gọn nhẹ, nhưng chất lượng phải tốt. Hiệu lực chỉ đạo mạnh, nhất là bộ máy công an, thuế vụ - hải quan - tòa án, nhưng công cụ thi hành luật pháp chủ yếu của Nhà nước. Tuy nhiên trong thực tiễn công việc này tiến hành chậm, còn nhiều lúng túng và vướng mắc cụ thể là:
+ Bộ máy Nhà nước trung ương vẫn chưa hợp lý, nhiều cơ quan chưa rõ chức năng, nhiệm vụ có người mới đẻ ra việc, nhiều người đứng đầu các cơ quan Nhà nước vẫn chưa phải là những người tiêu biểu, đại diện cho trí tuệ của cơ quan, của ngành đó.
+ Chức năng, nhiệm vụ và cách tổ chức bộ máy chính quyền ở các cấp vẫn chưa được phân định rõ ràng, còn gây nhiều nỗi băn khoăn trong cán bộ và nhân dân.
+ Luật viên chức Nhà nước vẫn chưa có. Các chức danh trong bộ máy quản lý chưa rõ, chính vì vậy việc bố trí người còn rất tùy tiện, người được đào tạo, người có tài năng không được quan tâm trọng dụng.
+ Việc đãi ngộ cho đội ngũ viên chức Nhà nước chưa xứng đáng, lương Nhà nước không nuôi sống nổi bản thân và gia định họ, tệ tham những hối lộ tràn làn, trở thành quốc nạn.
Những thiếu sót trên đây đã làm cho công việc quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế kém hiệu lực và hiệu quả thấp.
Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý của Nhà nước được tiến hành thông qua các chính sách của Nhà nước như thuế, giá cả, tiền tệ và tín dụng lãi suất, tỷ giá hối đoái. .v.v
Trong những năm qua Nhà nước ta cũng đã đề ra được nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu một lộ trình tổng quát để chỉ đạo quá trình tổng quát để chỉ đạo quá trình đổi mới bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức sử dụng các công cụ quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế mới. Chính vì vậy để thúc đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, Nhà nước cần phải xác định lại vai trò của mình, đối với và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Đó chí là một trong những nội dung cơ bản đảm bảo cho sự thành công của đổi mới.
Nhìn chung nhà nước ta bằng các công cụ quản lí vĩ mô của mình đã thực hiên nhiều chủ trương chính sách hợp lí, đúng thời cơ để đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong thời gian qua đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa của nước ta.
III.Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
1.Xác định mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với dặc điểm kinh tế nước ta hiện nay và bối cảnh Quốc tế:
Bối cảnh kinh tế hiện nay đang đứng trước những diễn biến mới.Xu thế thương mại hoá toàn cầu cùng với xu thế hoà bình, ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu để phát triển... đang là sự lựa chọn của các quốc gia để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng ác liệt, toàn diện để tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu vốn đầu tư, khoa học công nghệ chất xám... Quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang làm nảy sinh những yêu cầu mới về hợp tác đồng thời cũng gây ra những xung đột vì lợi ích dân tộc và khu vực trên thế giới.
Bối cảnh đó tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nước ta tạo ra những cơ hội và những thách thức mới.
Xuất phát từ tình hình thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua, cũng như những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới để thực hiện được những mục tiêu chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới ta cần phải: Phát huy những thành tựu đã đạt được, ra sức phấn đấu tranh thủ thời cơ, đầy lùi nguy cơ, đưa đất nước vào thời kì phát triển mới- thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo ra những cơ sở vật chất và nguồn lực cho bước phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, chặn đứng, tiến tới đẩy lùi tiêu cực, bất công xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định kinh tế xã hội.Phấn đấu thực hiện vượt mức các mụ tiêu đã xác định đưa đất nước cơ bản thoát khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu, tạo đà mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới đây.
Để có cơ sở đề ra các chính sách đúng và chỉ đạo có hiệu quả cần tiếp tục cụ thể hoá mô hình phát triển kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục đích tăng trưởng cao và bền vững trên một số lĩnh vực:
+ Một là, quan hệ giữa các định hướng phát triển dựa vào việc xuất khẩu tài nguyên thô sơ hoặc sơ chế, dựa vào các nguồn lực bên trong, tự lực cánh sinh và thay thế nhập khẩu... với các yêu tố bên ngoài.
+ Hai là, quan hệ giữa tập trung vào những ngành và vùng trọng điểm đồng thời phát triển các vùng trong cả nước, trong giai đoạn phát triển trước mắt, cần ưu tiên ngành và vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao và thu hồi vốn nhanh.
+ Ba là, quan hệ giữa xây dựng các công trình quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện tổng số vốn có hạn.
+ Bốn là, quan hệ giữa phát triển công nghệ tiên tiến và công nghệ trung gian, xử lí thoả đáng những vấn đề sở hữu trí tuệ, vai trò thông tin, quản li và chất xám trong nền kinh tế hiện đại.
+ Năm là, trong chiến lược phát triển ngành cần tập trung chú ý đến nông nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước vì nó có vị trí rất quan trọng trong việc ổn định đời sông nhân dân.
+ Sáu là, đi đôi với việc xác định chiến lược lâu dài, Nhà nước cần phải xây dựng các chương trình kế hoạch cho từng thời kì. Nội dung kế hoạch và phương thức kế hoạch hoá của nhà nước trong mô hình kinh tế mới được tổ chức theo hướng:
Kế hoạch hoá mang tính định hướng.
Kế hoạch hoá không phải lá giao chỉ tiêu thực hiện mà còn là điều phối sự thực hiện theo dự án.
Trên cơ sở một định hướng đúng đắn, Nhà nước điều tiết, thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với thị trường thế giới.
2.Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao bền vững:
Trên cơ sở những mục tiêu chiến lược tổng quát trên, trong những năm trước mắt vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để chống tụt hậu xa là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Tăng trưởng kinh tế là việc tăng GDP bình quân theo đầu người. Hiện nay, ở nước ta, GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực và trên thế giới rất thấp. Phải có một chiến lược tăng trưởng đúng đắn, đảm bảo tăng trưởng cao và ổn định trong một thời gian dài. Hiện nay bình quân GDP đầu người ở Việt Nam là khoảng 490 USD – Theo số liệu Liên Hợp Quốc thì Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Vì vậy trong bước đầu tiên của quá trình tăng trưởng và phát triển phải đưa đất nước thoát ra khỏi đói nghèo. Để đạt được tốc độ cao trong thời gian dài ( 10% một nămg trong khoảng 15 – 20 năm ) như vậy là sẽ hết sức khó khăn. Song đó là con đường duy nhất để đưa đất nước tiến kịp các nước trong khu vực. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết Việt Nam phải có một chiến lược tăng trưởng năng động sáng tạo, hợp với điều kiện Việt Nam trong điều kiện phát triển sôi động của thế giới hiện nay.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định để có thể tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là phải đảm bảo các điều kiện về giải quyết các mối liên hệ trong quá trình tăng trưởng. Là:
- Về vốn muốn có tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nước ta đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn. Để có nguồn vốn đó, dựa vào hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
Với vốn đầu tư trong nước, trước hết việc huy động vốn đầu tư phải gắn liền với chính sách thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp vào đầu tư. Chính sách tiết kiệm phải đảm bảo:
Thứ nhất, huy động được lượng tiền tiết kiệm của dân cư đưa vào ngân hàng đầu tư phát triển. Muốn vậy phải phát triển thị trường vốn đa dạng. Hiện nay thị trường vốn nước ta còn rất yếu và thiếu, chưa đủ sức huy động vốn cho nền kinh tế, chưa sử dụng được nguồn vốn huy động được vào đầu tư.
Để có thể huy động và sử dụng nguồn vốn vào đầu tư cần phải: đảm bảo lãi suất tiền gửi phải cao hơn tỷ lệ lạm phát; phát hành công trái phải huy động vốn; phát triển công ty cổ phần và thị trường chứng khoán.
Thứ hai, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước. Đặc biệt quan trọng là phải tạo được tâm lý tin tưởng đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên vì thực tế số vốn đầu tư của tư nhân trong nước vào nền kinh tế còn quá thấp so với thực lực của họ; hơn nữa số vốn đầu tư đó lại chủ yếu đầu tư vào thương mại, còn vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp rất ít.
Thứ ba, tăng cường các biện pháp kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát, đảm bảo thu hút được tiền tiết kiệm gắn hạn và dài hạn. Vấn đề kiềm chế lạm phát để thu hút nguồn vốn tiết kiết vào ngân hàng do đó là vấn đề phải được thường xuyên quan tâm.
Thứ tư, thực hiện việc thương mại hoá mọi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28060.doc