PHẦN I 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. 2
III. VAI TRÒ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. 4
PHẦN II 6
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6
1.Đối với nhà nước 6
2. Vai trò đối với doanh nghiệp 8
3. Đối với các bên thứ ba quan tâm 12
Tóm lại. đối với các bên thứ ba quan tâm kiểm toán tài chính trước hết đóng vai trò trung gian đảm bảo cho sự tjn cậy của các thông ting từ người cung cấp đến người nhận tiếpp theo các thông tin (báo cáo tài chính đã được kiểm toán) lại là cơ sỏ cho các quyết định tài chính của các bên quan tâm II.NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 13
PHẦN III 18
Phương hướng hoàn thiện và phát huy vai trò của kiểm toán tài chính 18
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và chức năng của kiểm toán đối với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sức quan trọng,trong đó đặc biệt là các thông tin tài chính - một căn cứ đẻ nhìn nhận sự phát triển của doanh nghiệp,cũng như của nền kinh tế .Kiểm toán tài chính với vai trò và chức năng: xác minh ,tư vấn ,kiểm tra đã giúp cung cấp thông tin một cách kịp thời ,chính xác phục vụ cho sự phát triển chung ,ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nứơc,các doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác
1.Đối với nhà nước
Để quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý ngân sách ,công quỹ quốc gia nói riêng thì nhà nước cần phải có những thông tin trung thực, chính xácvề hoạt động tài chính của các tổ chức ,các doanh nghiệp .Hiện nay trong xu hướng hội nhập quốc tế ,kiểm toán tài chính có một tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nền tài chính quốc gia .nhà nước ta đã từng bước sử dụng kiểm toán (thông qua cơ quan kiểm toán nhà nước ) như một công cụ quản lý khoong thể thiếu được trong một nhà nước pháp quyền .Vì vậy, có thẻ nói kiểm toán nhà nước đảm nhận một chức năngquan trọng trong việc kiểm soát ,quản lý việc sử dụng nguồn lực tài chính công.Từ năm 1995 đến hết năm 1999,kiểm toán nhà nước đã thực hiện gần 3000 cuộc kiểm toán với quy mô khác nhau tại các đơn vị kinh tế quốc doanh,đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước... những két quả kiểm toán tài chính đã phần nào đáp ứng yêu cầu của quốc hội và chính phủ trong việc kiểm tra giams sát hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý điều hành ngân sách nhà nước, cụ thể như sau :
Giúp nhà nước kiểm tra giám sát việc thu các khoản nộp ngân sách chủ yêus là các khoản thuế phải nộp ,đảm bảo nộp đủ theo quy định của pháp luật. Từ đó góp phần caỉ cách công tác tổ chức và quản lý thu ngân sách có hiệu quả,một mặt tập trung tăng nguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách , điều quan trọng là lập lại trật tự trong việc chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước ,trả lại sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước .
Giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách nhà nước chống thất thoát ,chống lãng phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của nhà nước. Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay ,nhu cầu chi ngân sách nhà nước rất lớn trong khi khả năng đáp ứng còn hạn hẹp ,thì lý luận cơ bản về chức năng và vai trò của kiểm toán tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng.đẻ đạt được yêu cầu đó công tác kiểm toán tài chính còn giúp cho các đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước tuân thủ những quy định của pháp luật,về các thủ tục, trình tự chi đúng mục đích ,đối tượng đúng mức dự toán được duyệt. Đén hết năm 1999, với việc kiểm toán báo cáo quyết toán của 61 tỉnh, thành phố, 10 bộ chương trình dự án mục tiêu của chình phủ ,7quân khu quân chủng ,tổng cục và nhiều doanh nghiệp thuộc khối an ninh,quóc phòng, các tổng công ty 90,91... Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu,tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước gần 3000 tỷ đồng giúp nhà nước thấy đước những vướng mắc thực tế khi thực hiện các chế độ, chính sách tài chính hiện hành,từ đó có các giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh tế tài chính.đòng thời các kết quả kiẻm toán tài chínhcòn có ý nghĩa quan trọng khác như:
+ Thiết lạp cơ chế quản lý ,cấp phát và thanh toán ,quyết toán đối với ngân sách địa phương ,đói với các khoản hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn
+ Rà soát sửa đổi bổ sung các định mức kinh tế tài chính và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước
+ Công tác hạch toán kế toán, tăng cường kỷ luật trong quản lý ngân sách, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm...
Giúp cho công tác điều hành vĩ mô của các nhà quản lý kinh tế tài chính .kết quả kiểm toán tài chính cung cáp thông tin dữ liẹu chính xác kịp thời trong việc xây dựng dự toán ,điều chỉnh dự toán phù hợp với thức trạng và điều kiện phát triển kinh tế địa phương ,ngành nghề nói riêng và của nhà nước nói chung
2. Vai trò đối với doanh nghiệp
Có thể nói rằng kiểm toán nói chung đem lại cho doanh nghệp sự hoạt động có hiêụ quả nhất là một công cụ để choban lãnh đạo ra quyết định chính xác nhất và hiệu quả đưa doanh nghiệp đi lên bền vững .chung ta có thể nhìn nhận một số vai trò chủ yếu của kiểm toán tài chính đói với các doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, kiểm toán tài chính giúp lãnh đoạ doanh nghiệp được kiểm toán thấy những sai sót trong quản lý tài chính kế toán và giúp họ nhận thấy nghĩa vụ phải thực hiện dúng các quy định của pháp luật hiện hành về tài vchính kế toán.
Thứ hai, giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn thấy được các sai sót trong nghiệp vụ chuyên môn của mình
Thứ ba, giúp cho đơn vị được kiểm toán loại bỏ những chi phí không đúng để tiết kiệm cho doanh nghiệp
Thứ tư ,giupa nhà lãnh đạo có thêm cơ sở ra các quy định về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ năm, giúp nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán
Thứ sáu ,giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
Thứ bảy,giúp doanh nghiệp ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường hay như sự nâng cao uy tín
Trong quá trình kiểm toán,kiẻm toán viên sẽ giúp doanh nghiệp(chủ doanh nghiệp ) kịp thời phát hiện ra những sai sót ,lãngphí về tài chính cũng như tình hình tổ chức của doanh nghiệp để có những chấn chỉnh kịp thời hoặc ngăn ngừa các tổn thất .đồng thời,giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro hoặc phát hiện ra những thế mạnh,những tiềm năng tài chính nội tại đang có trong doanh nghiệp ,và quan trọng hơn doanh nghiệp có thể lập kế hoạch phát triển một cách phù hợp
Người quản lý thường là người chịu trách nhiệm và quyết định về tài chính ,nhưng họ khong hiểu sâu về nguyên tắc kế toán nên cần có những thông tịn thuyết phục để ra quyết định .những thông tin đó không chỉ trên các bản khai tài chính mà còn thông tin cụ thẻ về tài chính, về hiệu quả và hiệu năng của các bộ phận để có những quyết định trong mỗi giai đạn quản lý,kể cả tiếp nhận vốn ,chỉđạo và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ,quản lý(nhất là về tài chính)
Ví dụ về chế độ khoán ở các doanh nghiệp xây dựng(theo tiêu chí kiểm toán số 5/99).qua thực tế kiểm toán ,kiểm toán viên thấy chính phủ cho một công trình xay dựng dân dụng lại có đến 80-90% tổng chi phí là sắt thép ,10-20% tổng chi phí là xi măng,ngoài ra không có hoá đơn chứng từ nào khác(công trình xây dựng khong cần gạch, cát, nhân công…).khi được hỏi, các đội trưởng trả lời là chỉ qquan tâm đến nộp joá đơn cho đủ mức chi phí khoán mà khong để ý đến chi phí thực tế từng loại vật tư và chi phí khác .từ đó kiểm toán viên đề ra một số lời khuyên là cần bố trí ít nhất một nhân viên làm công tác kết toán (chịu sự quản lý của phòng kế toán công ty) tại các đội xây dựng bên cạnh đó cón có hiện tượng một ssó đội trưởng lợi dụng việc cùng một lúc thi công nhiều công trình đã vay và ứng tiền vượt quá khối lượng công việc thực hiện và tự chiếm đoạt luôn.về việc này ,ngoài xác minh kiểm toán viên còn đề nghị doanh nghiệp nênquy định rõ mức tạm ứng vay tối đa của đọi sản xuất
Kiểm toán tài chính với chức năng kiẻem tra xác nhận tính trung thức và hợp lý hợp pháp của các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp bớt lúng túng ,yên tâm hơn khi ký các báo cáo tài chính và công khai các báo cáo tài chính.đồng thời kiểm toán tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và công nợ, khả năng thanh toán công nợ ,từ đó đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đề xuất giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh về tài chính ,uy tín...
Đối với những doanh nghệp làm ăn chính đáng ,có hiệu quả thì kết quả các cuộc kiểm toán tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của minhf ,nhờ đó doanh nghiệp có thuận lợi trong các các quan hệ kin tế .chẳng hạn doanh nghiệp có thuạn lợi trong hoạt động liên doanh kiên kết ,mua bán hàng hoá, thậm chí trong thị trường chứng khoán (đối với các công ty có phát hành cổ phần )
Đối với những chủ doanh nghiệp làm ăn chính đáng, có hiệu quả, nhưng vì lý do nào đó bị tai tiếng thì kiểm toán viên sẽ là người xác nhận và bảo vệ cho họ .nhận xét của các kiểm toán viên có uy tín sẽ làm tăng thêm tính pháp lý của bản báo cáo tài chính và danh tiếng của doanh nghệp .Lẽ tất nhiên, các doanh nghiệp làm ăn gian dối hoặc sắp phá sản thường không muốn mời kiểm toán doanh nghiệp bao giờ cũng đặt lợi ích của mình lên hành đầu và luôn tim cách xử lý các nghiệp vụ hay các hoạt động kiểm toán sao cho có lợi nhất cho doanh nghệp .Lúc đó kiểm toán tài chính với chức năng bày tỏ ý kiến, kiểm toán viên sẽ tư vấn cho doanh nghệp về những yếu kém của nó,tư vấn về công tác kế toán tài chính ,cũng như các hướng giúp hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn trong khuôn khổ của pháp luật
Tại công ty xây dựng Sông Đà ,phòng kiểm toán của tổng công ty chính thức ra đời ngày 1/1/98 nhờ sự nhìn nhận đúng mức sự cần thiết kiểm toán tài chính của ban lãnh đạo công ty. Trong năm 1998, kiểm toám nội bộ tổng cong ty đã hoàn thành công việc kiểm toán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của toán bộ 31 đơn vị thành viên và báo cáo tài chính toàn tổng công ty năm 1997
Một ví dụ khác tại công ty 28(một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng cục hậu cần bộ quốc phòng )xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt, may ,kinh doanh bất động sản,kinh doanh các công trình hạ tầng khu công nghiệp và dân dụng. Từ năm 1992 nhờ hệ thống kiểm soát nội bộ tốt công ty đã khắc phục những thiếu sót trong quản lý, tiến hành đổi mới mô hình tổ chức gắn với việc quản lý đã nhanh chóng đem lại cho công ty những hiệu quả to lớn về mọi mặt.Bên cạnh đó , công ty đã tién hành thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính các năm 1994-1996. Riêng năm 1997, đã tiến hành kiểm toán hai kỳ .Việc kiểm toán được tiến hành từ các đơn vị thành viên trực thuộc đến công ty .tất cả các công trình đầu tư cũng đều được kiểm toán ,nhờ đó mà công ty đã thu lại được một khoản tiền đáng kể .Từ năm 1992 đến năm 1997, vốn của côngty tăng lên gấp 5,76 lần(theo tạp chí kiểm toán số tháng 1/98)
Trong doanh nghiẹp ,ngoài những vai trò trên ,kiểm toán tài chính còn có tác dụng đối với công nhân viên ,người lao động klàm việc tại đó .khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán thìđộ tin cậy của nó được tăng lên , giúp người lao động biết được tình hình tài chính của công ty mình thế nào .lãi hay lỗ ,sự phân chia lãi có hợp lý không …Nếu báo cáo đó cho kết quả tốt về công ty người lao động sẽ thêm gắn bó và tin tưởng vào công ty ,yên tm làm việc hoặc ngược lại .Mặt khác chủ doanh nghiệp luôn muốn có được những lao động có tay nghề cao ,làm việc có hiệu quả ,một báo cáo tài chính với kết quả tốt sẽ là một sức hút giúp doanh nghiệp có những nhân viên như mong muốn
3. Đối với các bên thứ ba quan tâm
bên thứ ba quan tâm tới các báo cáo tài chính gồm: các nhà đầu tư, ngân hàng ,khách hàng... Nói chung là các tác nhân trong nền kinh tế .họ quan tâm đến các báo cáo tài chính làm gì? và kiểm toán tài chính đong vai trò và chức năng gì đối với họ? Tại sao thông tin về báo cáo tài chính không tới thẳng những người quan tâm đó mà phải coá sự đảm bảo của ben thứba độc lập là kiểm toán viên?. câu trả lời là sự rủi ro thông tin ,các báo cáo tài chính có nhiều khả năng không chính xác.
Trong cơ chế thị trường ngày nay ,rõ ràng người ra quyết định khó có khả nâưng hiểu biết tường tận và trực tiếp về đối tác mà anh ta tiến hành kinh doanh. Thông tin sử dụng là do người khác cung cấp cho. Bất cứ khi nào thônh tin có được là do người khác cung cấp thì khả năng nó bị chủ ý, hoặc không chủ ý bóp méo sẽ tăng lên . Nếu mục đích của người cung cấp thông tin khác với người ra quyết định thì thông tin có thể bị hưoứng theo lợi ích của người cung cấp. Do vậy thông tin bị công bố sai là điều khó tránh khỏi. Một báo cáo tài chính đã được kiểm toán là một biện pháp hiẹu quả nhất để giảm thiểu rủi ro thông tin cho những người quan tâm
Các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán thường lấy chinhs các báo cáo tài chính đã được kiểm toán làm căn cứ phân tích tài chính và kết quả hoạt động của công ty khi quyết định mua hoặc bán các chứng khoán đó .Hiện nay các công ty niên yết chứng khoán cũng như kinh doanh chứng khoán phải định kỳ nộp các baó cáo tài chính đã được kiểm toán cho uỷ ban chứng khoán nhà nước và thị trường giao dịch chứng khán .các báo cáo tài chính phải được xácnhận bởi một tổ chức kiểm toán độc lập có uy tín .Đay là yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với việt nam ,khi mà việc đánh giá tính xác thực của các báo cáo tài chính cũng như việc tiếp cận các thôngtin tài chính đối với một công ty ở việt nam còn là một vấn đề khó khăn .
Các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn ,các nhà đầu tư và chính các chủ sở hữu cũng phải nắm bắt tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của bạn hàng để quyết định cho vay ,thu hồi vốn hoặc không cho vay. Vì lợi ích cúa mình nên họ coi kiểm toán là một trong các điều kiện để xuất tiền cho vay hay bỏ vốn vào kinh doanh .hiện nay ,các ngân hàng Vietcombank, Indovinabank có quy tất cả các khách hàng muốn vay tiền đều phải xuất trình báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên xác nhận
Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua chịu .tuy nhiên ,chỉ được chịu khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp mua đó được kiểm toán viên có uy tín kiểm tra và xác nhận là tốt thì nhà cung cấp sẽ sẵn sàng bán chịu và ngược lại
Ngoài ra kiểm toán tái chính còn giúp người dân củng cố lòng tin đối với các cấp uỷ đảng ,chính quyền và co quan nhà nước trong việc sẻ dụng ngân sách nhà nước cũng như trong việc sử dụng các quỹ mà họ đóng góp
Tóm lại. đối với các bên thứ ba quan tâm kiểm toán tài chính trước hết đóng vai trò trung gian đảm bảo cho sự tjn cậy của các thông ting từ người cung cấp đến người nhận tiếpp theo các thông tin (báo cáo tài chính đã được kiểm toán) lại là cơ sỏ cho các quyết định tài chính của các bên quan tâm II.Những hạn chế và nguyên nhân
Có thể nói rằng ngay từ khi mới ra đời ,những kết quả kiểm toán tài chính của các tổ chức kiểm toán ở nước ta đã đóng góp một phần không nhỏ làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước ,hạn chế ,ngăn ngừa được phần nào tệ nạn tham nhĩng ,thất thoát lãng phí ,có ý ngghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, tạo môi trường kinh tế lành mạnh ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường,hoạt động kiểm toán dường như còn rất mới mẻ ,các lý luận cơ bản còn hạn hẹp,môi trường hoạt động cũng không hoàn toàn thuận lợi .Do đó còn tồn tại những hạn chế không nhỏ trong việc phát huy vai trò của hoạt động kiểm toán tài chính
Thứ nhất về vấn đề nhận thức .do hoạt động kiểm toán còn tương đối mới mẻ ,trong khi đó các tổ chức kiểm toán và các kiểm toán viên lại không được tự quảng cáo công khai về mình dưới bất kỳ hình thức nào nên những nhận thức những hiểu biết sâu rộng ,đúng dắn về hoạt động nàybị hạn chế nhất là trong thời kỳ đầu đổi mới ,cụ thể như sau:
+ Trừ những đơn vị kế toán có sự tham gia quản lý của nước ngoài,hầu hết người quản lý ở các đơn vị chưa hiểu hết mục đích của hoạt động kiểm toán ,chưa thấy được lợi ích thiết thực từ những tư vấn của kiểm topán viên trong hoạt động tài chính doanh nghiệp
+ Nhiều doanh nghiệp (công ty tư nhân ,doanh nghiệp nhà nước..)chưa muốn tiết lộ thông tin xác thực về hoạt động của doanh nghiệp mình cho nhười khác trừ khi bị bắt buộc
+ Do hoạt động kiểm toán của các tổ chức kiểm toán trong nước mới hình thành nên có những người chưa thật sự tin tưởng vào chất lượng công việc của kiểm toán viên Việt Nam . vì vậy mà khách hàng của các tổ chức kiểm toán việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tuư nước ngoài ,liên doanh với nước ngoài , các tổ chức viện trợ hoặoc tiếp nhận viện trợ ( đây là các tổ chức bị bắt buộc phải kiểm toán
Tuy nhiên hiện nay , những nhận thức của các nhà quản lý ,các công ty về lợi ích của hoạt động kiểm toán tài chính ngày càng được mở rộng nhất là sau khi kiểm toán nhà nước ra đời , bảng kê khai tài chính cuả các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải được kiểm toán . Những hạn chế về chuyen môn đã trở thành một rào cản và đôi khi sự tác động về chủ quan của các doanh nghiệp đã làm mát tính chính xác hay nói cách khác là chất lượng của các bản báo cáo kiểm toán .
Thứ hai ,cũng do các yếu kém trong nhận thức nên khi đi vào kinh tế thị trường nhà nước chưa nhận thức ngay được rằng thanh tra tài chính nói riêng và hệ thống thanh tra nói chung chưa thoả mãn được yêu caàu về hoạt động thanh tra kiểm tra nhà nước nên đã quá chậm và chưa tập trung đúng mức cần thiết cho việc hình thành và tăng năng lực cho hệ thống kiểm toán:
Việc đào tạo kiểm toán viên : đội ngũ kiểm toán viên hiện nay hầu hết có trình độ nghiệp vụ và có kinh nghiệp về công tác tài chính kế toán nhưng lại thiếu về nghiệp vụ kiểm toán .Tại các nước phát triển các kiểm toán viên đều đueoẹc đào tạo có hệ thống và phải kinh qua các kỳ thi tuyển chọn ngắt ngao của các tổ chức nghề nghiệp (thí dụ tại Mỹ có chức danh CPA - Certified in public accountant) . sự hạn chế về kỹ thuật nghề nghiệp đã làm cho việc hành sự của kiểm toán viên có những mặt hạn chế và ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kiểm toàn do đó ảnh hưởng đến sự ra quyết định của các nhà quản lý .Chẳng hạn như kiểm toán viên không có đủ khẳ năng ,kiến thức triong việc sử dụng các kỹ thuật phát hiện và các thủ tục phân tích đánh gía các sai phạm trọng yếu ,làm tổn thất tài sản của doanh nghiệp và nhà nước .
Mới đây sau một thời gian dài tìm hiểu nghiên cứu những chuẩn mực kiểm toán quốc tế và những đóng góp kinh nghiệp thực tế của các công ty kiểm toán động độc lập ,Bộ tài chính đã lần lượt công bố 10 chuẩn mực kiểm toán đầu tien nhằm từng bước chuẩn mực hoá hoạt động kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, trong thời gian trước khi 10 chuẩn mực được ban hành, hoạt động kiểm toán chưa được chuẩn hoá, các Công ty kiểm toán độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, dù rằng biết rõ có nhiều điểm không phù hợp với khung cảnh nên kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Từ đó dẫn đến nhiều hệ quả khác, chẳng hạn như việc đánh giá chất lượng của một báo cáo kiểm toán vẫn còn thiếu căn cứ chung để làm thước đo, hay như khi có tranh chấp nổ ra, chúng ta cũng chưa có những cơ sở giải quyết các vấn đề thuộc về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên. Cũng chính vì thiếu hệ thống chuẩn mực riêng nên mới xảy ra chuyện "ông nói gà, bà nói vịt" trong kiểm toán như đã nói ở trên. Do vậy nên cũng không ít đối tượng gian dối muốn thuê dịch vụ kiểm toán để hợp thức số liệu báo cáo kế toán của mình.
Có thể dẫn chứng hai trường hợp "có vấn đề" trong dịch vụ kiểm toán (theo báo Nhân Dân - 5/3/2001). Đó là vụ hai Công ty kiểm toán "hàng đầu" thực hiện hợp đồng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng Công ty mới đây, thanh tra Nhà nước phát hiện Tổng Công ty than có nhiều sai phạm lớn, hạch toán và báo cáo không trung thực... Vụ thứ hai là ông Phạm Ngọc Hữu, cán bộ Tổng cục kiểm toán một công trình nhà nghỉ hải quan tại Sầm Sơn, bên thi công đưa ra số liệu 6 tỷ 674 triệu đồng, Công ty kiểm toán V xác định là 5 tỷ 945 triệu đồng, Công ty kiểm toán A xác định là 6 tỷ 421,8 triệu đồng (kết quả của hai hãng dịch vụ kiểm toán vênh nhau 467 triệu đồng). Vậy Công ty nào đúng ? Số liệu nào trung thực ? Do đâu mà có tình trạng như vậy, phải chăng do thiếu những chuẩn mực làm căn cứ chung để đánh giá ?
- Tóm lại, với những hạn chế như trên thì kiểm toán tài chính không thể phát huy hết vai trò của nó đối với nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, bên cạnh những đóng góp tích cực đáng được ghi nhận của kiểm toán tài chính trong những năm qua còn nổi lên một số hạn chế như sau :
- Tình trạng buôn lậu, tham nhũng, hoạt động kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế... gây thất thoát ngân sách, tài sản nhà nước vẫn còn lớn và khá phổ biến ở nhiều nơi. Ví dụ, vụ Tamexco thất thoát khoảng 400 tỷ đồng, vụ Tân Trường Sanh khoảng vài nghìn tỷ đồng, vụ Epco - Minh Phụng tới nhiều nghìn tỉ đồng... (Theo tạp chí Kiểm toán số 3/1999 - bài viết của GS. TS Vũ Huy Từ).
- Ngân hàng, các nhà đầu tư có thể bị tổn thất lớn khi đầu tư vào các đơn vị mà nguyên nhân là do ngân hàng đã đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng không chính xác, không trung thực.
- Đối với những người lao động trong doanh nghiệp, những báo cáo kiểm toán tài chính không chính xác sẽ làm cho họ bị thua thiệt trong vấn đề ăn chia, phân phối lợi nhuận... từ đó ảnh hưởng tới thái độ làm việc và chất lượng công việc của người lao động.
Phần III
Phương hướng hoàn thiện và phát huy vai trò của kiểm toán tài chính
Nhằm hạn chế những mặt chưa đạt được và khắc phục những yếu kém, tồn tại hiện nay của hoạt động kiểm toán, đồng thời để kiểm toán có thể phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với nền kinh tế, chúng ta cần tập trung tháo gỡ và hướng vào việc giải quyết những vấn đề sau :
Một là, cần nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của công chúng nhất là các doanh nghiệp các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội... về ngành nghề cũng như hoạt động kiểm toán. Bởi vậy, một mặt cần tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi đối tượng hiểu biết về kiểm toán. Tổ chức các buổi hội thảo giữa các Công ty kiểm toán với doanh nghiệp, với các cơ quan có liên quan tới kiểm toán tài chính nhằm trao đổi kinh nghiệm...
Hai là, vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực, pháp lệnh và hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Hoạt động kiểm toán cũng như các hoạt động khác chỉ có thể thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trên cơ sở có một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và hợp lý.
Kinh nghiệm của các nước đi trước và thực tiễn hoạt động kiểm toán của ta thời gian qua đã chỉ ra rằng, hệ thống các văn bản pháp lý cần thiết tối thiểu cho hoạt động kiểm toán ở mỗi quốc gia phải bao gồm :
- Luật kiểm toán
- Điều lệ tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán Nhà nước
- Các văn bản pháp quy quy định về các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và các phương pháp chuyên môn, kỹ thuật kiểm toán.
Tuy nhiên, từ khi ra đời và hoạt động ở Việt Nam kiểm toán vẫn chưa có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Các văn bản pháp luật hiện hành hoặc còn thiếu hoặc đã ít nhiều không còn phù hợp.
Do đó, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh tạo môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu lực cho tổ chức, hoạt động kiểm toán. Tiếp thu kinh nghiệm của các nước và sự giúp đỡ của INTOSAL (tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao) và ASOSAI (tổ chức các cơ quan kiểm toán Châu á) để ban hành Luật kiểm toán, trước mắt là Pháp lệnh kiểm toán trong đó quy định rõ vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ quan kiểm toán.
Trong luật (pháp lệnh) cũng phải xác định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán và trách nhiệm phối hợp trong kiểm toán nói riêng và giữa cơ quan kiểm toán với các hoạt động khác như thanh tra, quản lý tài chính, điều tra giám sát trong và ngoài doanh nghiệp.
Một mặt cũng cần rà soát nghiên cứu sửa đổi bổ sung những quy định hiện hành về quản lý kinh tế tài chính cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm xác lập căn cứ chuẩn mực kiểm toán, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, đặc biệt là tổ chức bộ máy gọn nhẹ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan kiểm toán.
Ba là, việc phát triển lực lượng kiểm toán viên phải đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng cho hoạt động kiểm toán.
Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam đó là đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp ở nước ta còn quá ít và do đó, để thực hiện các cuộc kiểm toán đặc biệt là với kiểm toán độc lập chúng ta đã phải huy động khá nhiều các bộ chưa phải là kiểm toán viên. Do quá trình đào tạo còn ngắn, kinh nghiệm trong công tác chưa nhiều... những các bộ này còn yếu cả về nghiệp vụ và các kiến thức pháp luật.
Để có thể đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra mục tiêu của chúng ta là phải xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng khách quan, độc lập. Do vậy cần thực hiện đa dạng các hình thức bồi dưỡng và đào tạo sau :
* Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, phân loại kiểm toán viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo tương xứng thiếu hụt kiến thức của từng loại kiểm toán viên và phù hợp yêu cầu kiểm toán từng giai đoạn.
* Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn trong nước và ngoài nước, kết hợp giữa đào tạo dài hạn và đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. Có kế hoạch phối hợp với các trường đại học về chương trình giảng dạy và đào tạo kiểm toán viên.
* Biên soạn và chuẩn hoá các giáo trình kiểm toán Nhà nước phục vụ cho công tác giảng dạy trong và ngoài ngành kiểm toán Nhà nước.
* Có chính sách đãi ngộ và tuyển dụng các cán bộ chuyên gia đã được đào tạo ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán...
Riêng đối với kiểm toá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34574.doc