MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 3
1. Bản chất của kinh tế tư nhân 3
2. Tính tất yếu tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam 4
3. Vai trò của kinh tế tư nhân 8
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 13
1. Thực trạng phát triển 13
2. Nguyên nhân 18
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 19
1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân 19
2. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 22
2.a Các vấn đề kinh tế vĩ mô 22
2.b Các vấn đề kinh tế vi mô 27
IV. KẾT LUẬN 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3656 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28.48
27.89
27.32
26.51
26.87
2. hộ kinh doanh cá thể
Tỷ đ
57.879
65.555
73.321
78.054
87.604
Tỷ trọng hộ trong GDP
%
21.28
20.9
20.31
19.52
19.72
Tỷ trọng hộ trong khu
Vực kinh tế tư nhân
-
74.7
74.94
74.34
73.62
73.41
3. Doanh nghiệp tư nhân
Tỷ đ
19.602
21.920
25.304
27.975
31.733
Tỷ trọng trong GDP
%
7.21
6.99
7.01
6.99
7.14
Tỷ trọng trong khu vực
Tư nhân
%
25.3
25.06
25.66
26.38
26.59
Nguồn:Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng,giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Ban kinh
tế trung ương ngày 26-11-2001
Trong 4 năm (2000-2003) tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân trong công nghiệp đạt mức 20% năm. Trong nông nghiệp kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH khu vực nông nghiệp nông thôn.
* Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách:
Theo số liệu thống kê của bộ thương mại, đến năm 2002 khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá, 9 tháng đầu năm 2001 đạt 2.189.330.000 USD, trong đó các công ty cổ phần đạt 361.759.900 USD, công ty trách nhiệm hữu hạn đạt 1.606.489.900 USD, công ty tư nhân đạt 211.900.000 USD(số liệu của tổng cục hải quan)
Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào xuất nhập khẩu trực tiếp, đến năm 2000 số doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu trực tiếp tăng lên 16.200 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng( sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến…), đã có một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD / năm, ở một số địa phương kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu ( Hà Giang: 60%,Bình Thuận 45%, Quảng Ngãi 34% ).Vì thế khu vực ngòai quốc doanhtrong nước từ chổ chỉ chiếm 11% giá trị xuất khẩu vào năm 1997 thì đến quý I-2002 dã tăng lên khoảng 31% ( Thời báo kinh tế Việt Nam số 66 ngày 3-6-2002 ).
Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước và có xu hướng ngày càng tăng, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002.Nhiều địa phương mức đóng góp của doanh nghiệp dân doanh chiếm trên 20% nguồn thu ngân sách địa phương ( Bình Định 33% Tiền Giang 24%...). Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001.
* Kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trong 10 năm gần đây vốn đầu tư cho khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân đạt 31.542 tỷ đồng chiếm 24.05% , năm 2000 đạt 55.894 tỷ đồng tăng 13.8% so với năm 1999,chiếm 24.31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội,và trong gần 4 năm thực hện luật doanh nghiệp số vốn các doanh nghiệp đầu tư là hơn 145.000 tỷ đồng. Đặc biệt số vốn đăng kí giai đoạn 2000-2003 cao gấp 4 lần số vốn đăng kí 9 năm trước đó (1991-1999). Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Nhờ vốn huy động được từ thực hiện luạt doanh nghiệp cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư trong nước, tăng tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực dân doanh trong tổng dầu tư toàn xã hội (Vốn đầu tư của dân cư và các doanh nghiệp từ chổ chiếm 20% năm 2000 tăng lên 23% năm 2001; 25.3% năm 2002 và trong năm 2003 khoảng gần 27% trong đầu tư ).
* Khu vực kinh tế tư nhân tạo việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo:
Ở nước ta hàng năm có khoảng 1.5 triệu người đến độ tuổi lao động, gồm có lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động, số học sinh tốt nghiệp phổ thông , trung học, đại học , cao đẳng và dạy nghề. Ngoài ra còn có những lao động bị thât nghiệp do sắp xếp lại sản xuất trong các nghành kinh tế quốc dân. Nếu chỉ thông qua các doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ không bao giờ tạo đủ công ăn việc làm cho những người có nhu cầu lao động. Thực tế những năm qua cho thấy ở thời điểm cao nhất quốc doanh củng chỉ thu hút được khoảng 2 triệu lao động/năm. Trong khi dó tính đến thời điểm 31-12-2000 số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là4.643.884 người chiếm 12% tổng số lao động xã hội, bằng 1.36 lần tổng số việc làm trong khu vực kinh tế Nhà nước. Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3.802.057 người,của các doanh nghiệp tư nhân là 841.787 người, trong 3 năm ( 2000-2002 ) các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1.5 triệu chổ làm việc mới . Tuy nhiên số lao động qua thực tế khảo sát ở hộ kinh doanh cá thể còn lớn hơn nhiều so với số đăng kí vì nhiều hộ gia đình hủ yếu sử dụng lao động trong dòng họ, lao động mang tính thời vụ và lao động nông nhàn không thể hiện trong các báo cáo thống kê.
Khu vực kinh tế tư nhânvới mọi loại hình, mọi quy mô, mọi nghành nghề, áp dụng nhiều phương thức sản xuất đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Với việc ngày càng tạo ra nhiều việc làm và sử dụng linh hoạt mọi loại lao động, tạo được th nhập đáng kẻ cho người lao động nhất là những người lao động thời vụ hay thiếu việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Theo thực tế khảo sát thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thường có mức thu nhập tương đương hoặc cao hơn thu nhập của người lao động trồng lúa ở nông thôn cùng địa bàn.Chính vì vậy khu vực kinh tế tư nhân đang có sức hút lao động lớn và đang làm chuyển dịch dần cơ cấu lao động của nước ta theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước.
* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địn hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các nghành phi nông nghiệp nhất là công nghiệp, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân càng càng tiến bộ hơn, các mặt hàng ngày càng phong phú đa dạng, số lượng hàng hóa tham gia xuất ngày càng tăng đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế quản lí về nhiều mặt như chất lượng, hàng giả, trốn thuế…
* Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giửa các thành phần kinh tế phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới.Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển như thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán…
Khu vực kinh tế tư nhân còn là môi trường thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước phát triển mạnh và kinh tế tư nhân là khu vực năng động, có hiệu quả cao cho nên nó là những đối tác quan trọng trong các liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân thì khi chúng ta gia nhâp WTO mới có chổ đứng trên thị trường thế giới.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI
GIAN QUA Ở VIỆT NAM
1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN.
Sau cuộc cách mạng dân tộc thành công chúng ta muốn nhanh chóng tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa nên đã vội vàng thực hiện xóa bỏa mọi hình thức sở hửu tư nhân chính vì vậy yhành phần kinh tế tư nhân là đối tượng cải tạo của cách mạng xã hội. Tư liệu sản xuất của nhân dân được Nhà nước chưng mua hoặc quốc hữu hóa để biến thành tài sản của Nhà nước.Tuy nhiên cả trong hoàn cảnh như vậy thì kinh tế tư nhân vẫn có sự tồn tại, đặc biệt là trong nông nghiệp nơi có phong trào tập thể hóa rất cao nhưng vẫn tồn tại kinh tế tư nhân chứng minh sự tồn tại khách quan và sức sống mãnh liệt của thành phần kinh tế này.
Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 198) với sự thay đổi quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân thì khu vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển rất mạnh mẽ và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Các chính sách như chính sách về thuế, đất đai, vốn…
Đã khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và làm thay đổi diện mạo của khu vực kinh tế tư nhân.
Sự thay đổi đầu tiên phải nói đến là số lượng doanh nghiệp được thành lập nhiều và gia tăng với tốc độ cao.
Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ:Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003 cả nước có 2.7triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa.
Về doanh nghiệp của tư nhân: năm 1991cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp đến năm 1992 là 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm 1999 là 28.700 doanh nghiệp. Như vậy trong giai đoạn 1991-1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp, trong đó các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có tốc độ tăng về số lượng rất cao. Kinh tế tư nhân có sự phát triển nhanh như vậy vì Nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 mở đường cho sự bùng nổ về số lượng của thành phần kinh tế tư nhân. Luật doanh nghiệpcó hiệu lực từ 1-1-2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Tính đến tháng 9-2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới đăng kí đưa tổng số doanh nghiệp khu vực tư nhân ở nước ta lên 120.000, đây là một sự gia tăng nhanh của các doanh nghiệp tư nhân ở giai doạn này. Thực tế cho thấy nếu so với thời kì trước khi thực hiện luật doanh nghiệp thì trong 4năm qua số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh bình quân hàng năm bằng 3.75 lần so với thời kì 1991-1999. Đặc biệt ở một số địa phương như Lai Châu, Hưng Yên, Thanh Hóa… số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh tăng từ 4-8 lần. Điều đáng chú ý là số doanh nghiệp không hoạt động chiếm tỷ lệ thấp, theo thống kê của nhiều thành phố thì số doanh nghiệp đang thực sự hoạt động chiếm 80% - 85% trong tổng số doanh nghiệp đăng kí.
BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN GIAI ĐOẠN 19991-2003.
Sự phát triển về quy mô vốn, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh:
Cho đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp dân doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28.8% năm 2002. Trong những năm qua mức vốn đăng kí trung bình trên một doanh nghiệp có xu hướng ngày một tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành luật doanh nghiệp thời kì 1991-1999 vốn đăng kí bình quân trên một doanh nghiệp là gần 0.57 tỷ đồng, năm 2000 là 0.96 tỷ đồng, năm 2002 là 2.8 tỷ đồng, ba tháng đầu năm 2003 là 2.6 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ tiềm lực to lớn của khu vực kinh tế tư nhân, số doanh nghiệp có vốn đăng kí lớn ngày càng tăng cho thấy sự làm ăn hiệu quả và phát triển mạnh mẽ ở khu vực kinh tế tư nhân.Sự làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân là do đã biết khai thác các thế mạnh của các nghành nghề trên khắp các địa bàn. Từ khi có chính sách đổi mới khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh, mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân không còn chỉ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại mà đã mở rọng hoạt động trong các nghành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính…Sự đa dạng hóa nghành nghề đầu tư đã thu hút được nhiều lao động và các doanh nghiệp cũng góp phần đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Số công nhân có tay nghề lao động cao ngày càng nhiều, nhân viên kĩ thuật phát triển nhanh. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động do yêu cầu của công nghệ ngày càng hiên đại đang được các doanh nghiệp đầu tư, và ngày càng mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.
Việc phát triển mạnh trong mọi nghành nghề mà pháp luật không cấm đã làm đa dạng các hình thức tổ chức doanh nghiệp. Nếu trước đây khu vực kinh tế tư nhân chỉ gồm các doanh nghệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể thì hiện nay có thêm các hình thức khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Doanh nghiệp tư nhân là loại hình mới được phục hồi và phát triển rất nhanh sau khi có luật doanh nghiệp tư nhân, còn công ty cổ phần mới ra đời chủ yếu sau khi ban hành luật công ty năm 1990. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương năm 1994 cho thấy: 77.7% các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là thành lập mới, còn 23.3% số công ty là do chuyển đổi hình thức tổ chức ( từ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân). Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn đang là hình thức được yêu thách nhất và phát triển rất mạnh trong cả nước.
Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển nhanh trong thời gian qua, đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng không phải là không có những mặt hạn chế yếu kém:
Một là: Hầu hết các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân của nước ta mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương.Theo số liệu của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có hơn 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu các nguồn lực cơ bản như vốn, thị trường, đất đai, khó tiếp cận với các nguồn cung ứng hổ trợ.
Thứ hai: Mặc dù đã huy động được một nguồn vốn lớn trong xã hội nhưng nhìn chung hiện trạng về vốn của khu vực kinh tế tư nhân còn yếu kém, vốn bình quân thấp. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương cho thấy:67.88% số doanh nghiệpvà 40.3% số công ty tư nhân có vốn kinh doanh dưới 500 triệu đồng. Phần lớn các doanh nghiệp và công ty tư nhân kinh doanh bằng vốn tự có, việc kinh doanh bằng vốn tự có sẽ hạn chế khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp và áp dụng công nghệ tiên tiến. Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp tư nhân tuy có cao hơn các doanh nghiệp Nhà nước nhưng vẫn còn thấp.
Thứ ba: Với việc nguồn vốn đầu tư thấp quy mô nhỏ thì các doanh nghiệp chủ yếu chỉ đầu tư vào các nghành thương mại và dịch vụ sơ cấp, các nghành có thể thu hồi vốn nhanh, khả năng quay vòng vốn cao mà không có nhiều doanh nghiệp có tiềm lớn để đầu tư vào các nghành công nghiệp, chế biến, dịch vụ cao cấp.
Thứ tư: kinh tế tư nhân mà nhất là các doanh nghiệp mới tập trung phát triển ở một số thành phố lớn, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, còn ở nhiều vùng nông thôn, vùng dân tộc miền núi có rất ít doanh nghiệp tuy ở đây cũng có nhiều vùng rất có tiềm năng để phát triển kinh tế.
Thứ năm: Phần lớn lao động trong khu vực tư nhân có tay nghề thấp không được đào tạo. Công nghệ máy móc, thiết bị của các cơ sở tư nhân rất lạc hậu. Năm 1994 thì chỉ có 25% số doanh nghiệp và 20.5% công ty tư nhân sử dụng công nghệ hiện đại; 38.5% số doanh nghiệp và 18.7% số công ty tư nhân sử dụng công nghệ truyền thống; 38.5% số doanh nghiệp và 60.5% số công ty tư nhân kết hợp cả công nghệ hiện đại và truyền thống. Còn về quản lý thì phần lớn trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp tư nhân còn thấp, chưa có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong kinh tế thị trường, thiếu chiến lược kinh doanh, trình dộ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là luật pháp quốc tế còn nhiều hạn chế.
Một hạn chế nữa là nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm… Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật, trốn thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực hiện đúng luật doanh nghiệp và các quy định về đăng kí kinh doanh.
2. NGUYÊN NHÂN :
Trong thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển một cách nhanh chóng đó là do sự đổi mới quan điểm của Đảng. Đảng không ngừng đưa ra các chủ chương chính sách thích hợp để phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đảng và Nhà nước luôn tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân : sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp, xóa bỏ phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế, ổn định pháp luật, quy định rõ những nghành nghề kinh doanh không được phép thực hiện, sửa đổi bổ sung một số một số cơ chế chính sách về đất đai, tài chính tín dụng, tiền lương, xúc tiến thương mại…Các chính sách trên đã và đang mang lại hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Việc khu vực kinh tế tư nhân còn một số mặt hạn chế yếu kém như đã nêu ở trên là do:
Các công ty tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nên nguồn vốn đầu tư nhỏ không đủ để đầu tư vào các nghành cần nguồn vốn lớn như công nghiệp, cơ sỏ hạ tầng… các nguồn vốn của ngân hàng, Nhà nước cho vay thì thường có thời gian ngắn không tạo sự yên tâm cho chủ đầu tư vì không dễ thu hồi vốn nhanh trong các nghành công nghiệp, cơ sở hạ tầng… Hơn nữa trình độ lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ ngày càng hiện đại.
Tâm lí muốn thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng qua các nghành thương mại dịch vụ, trình độ quản lí của các doanh nhân còn thấp, chưa có chiến lược đầu tư lâu dài nên các doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ và ít đầu tư vào các nghành công nghiệp.
Hành lang pháp lí và các chính sách cụ thể còn phức tạp hoặc chưa đủ sức thu hút các doanh nhân bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng… do đó chưa hình thành cơ cấu đầu tư tư nhân có hiệu quả cho nền kinh tế.
Ở một số tỉnh thành đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, cũng như đang còn thiếu thốn rất nhiều điều kiện để các doanh nhân đầu tư như về chất lượng nguồn lao động, cơ sở vật chất hạ tầng…
Các cơ quan quản lí hoạt động kém hiệu quả, chức năng chồng chéo không những gây khó khăn cho việc đăng kí kinh doanh mà còn khó khăn cho việc quản lí các cơ sở kinh doanh dẫn đến các hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, lách luật… của các công ty tư nhân.
Chính ví vậy chúng ta muốn nâng cao được khả năng cạnh tranh quốc tế khi hội nhập thì cần phải quyết tâm giải quyết các nguyên nhân trên, ngoài việc khắc phục trong các chính sách quản lý của Nhà nước chúng ta cũng cần phải có những chiến lược phát triển lâu dài, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, phải tăng quy mô vốn tự có và tài sản của mỗi doanh nghiệp.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chúng ta muốn phát triển kinh tế tư nhân để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế trước khi đưa ra những giải pháp để xây dựng phát triển chúg ta cũng cần thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn mà khu vự kinh tế tư nhân đang vấp phải để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.
Sự thuận lợi đầu tiên trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đó chính là do sự đổi mới đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự thay đổi nhận thức của toàn xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân đã mở đường cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nếu trước đây kinh tế tư nhân là đối tượng chính phải cải tạo thì hiện nay chúng ta coi kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.Vai trò và vị tri của kinh tế tư nhân đang được cả xã tôn trọng. Việc đổi mới nhận thức này chính là yếu tố cơ bản nhất tạo ra môi trường tâm lí xã hội thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Mặt khác để đường lối chủ chương của Đảng có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực có hiệu quả, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện các chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, từng bước bải bỏ các quy định không phù hợp, cải thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính ( trong việc đăng kí kinh doanh, một cửa một dấu… ). Hàng loạt các văn bản pháp quy đã ra đời như luật thuế, luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, luật đất đai…
Đã thực sự thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra niềm tin cho các chủ doanh nghiệp.
Chúng ta cũng có thể thấy rằng khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động do họ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề thuộc về doanh nghiệp (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai ), họ không bị rằng buộc bởi một cơ chế khi quyết định một vấn đề kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy họ ra quyết định rất nhanh chóng đây là yếu tố thời cơ tạo nên sự năng động, thành công của khu vực kinh tế tư nhân. Không những vậy các doanh nghiệp còn có thể tự do tìm đối tác của mình, tìm thị trường cho mình nên các doanh nghiệp rất chủ động trong kinh doanh.
Một sự thuận lợi nữa là việc chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước cho phép tư nhân tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, tìm đối tác làm ăn tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi hiện nay kinh tế tư nhân đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển:
Trong thời gian qua tuy kinh tế tư nhân phát triển nhanh về số lượng nhưng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn rất nhỏ bé về quy mô (như vốn ít, số lao động trong các doanh ngiệp ít tay nghề thấp…), công nghệ lạc hậu đang làm hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Đến cuối năm 2000 vốn đăng kí kinh doanh khi mới thành lập của các doanh nghiệp tư nhân bình quân chỉ trên dưới một tỷ đồng, số vốn hoạt động kinh doanh bình quân là 3.8 tỷ đồng một doanh nghiệp, theo báo cáo của nhiều địa phương cho rằng khu vực kinh tế tư nhân thiếu vốn phải vay ở thị trường không chính thức với lãi suất cao, thời gian ngắn, rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Về mặt bằng kinh doanh đây đang là vấn đề mà các doanh nghiệp có nhiều bức xúc. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng nhà ở của gia dình trong khu dân cư để sản xuất gây ảnh hưởng tới dân cư, khó mở rộng quy mô, nếu đi thuê mặt bằng kinh doanh thường họ phải trả giá cao hơn so với giá thuê của Nhà nước quy định. Một số nơi chưa có quy hoạch cụ thể, cũng như các chính sách về đền bù , giải tỏa đất đai còn nhiều vướng mắc đang là một rào cản cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Xét về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp thì đa số họ chưa qua đào tạo, họ chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình kinh doanh gia đình, kinh doanh nhỏ cộng với việc thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế nên chắc chắn cách quản lý của họ sẽ không còn phù hợp nếu chúng ta gia nhập thị trường thế giới.
Trong chiến lược đầu tư, nghành nghề đầu tư của các doanh nghiệp phần lớn tập trung vào các nghành thương mại và dịch vụ, ít đầu tư vào các nghành công nghiệp làm cơ cấu đầu tư mất cân đối, các doanh nghiệp tư nhân chỉ chú trọng đầu tư vào các nghành mang lại lợi nhuận nhất thời, nhanh có lãi và thu hồi được vốn nhanh nhất. Thực trạng này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân chưa có chiến lược đầu tư lâu dài, chưa tạo ra được thương hiệu cho doanh nghiệp của mình nên làm cho các doanh nghiệp tư nhân không có chổ đứng vững chắc trên thị trường.
Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nhiều mặt chưa rõ ràng như trong chính sách đất đai ( về đền bù, giải tỏa mặt bằng… ) chính sách thuế ( như thực hiện các loại thuế chưa thống nhất, thuế đánh trùng lắp, thuế suất cao, hệ thống thuế còn nhiều khe hỏ…tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp phạm pháp ) chính sách lao động xã hội…Điều này không những gây khó khăn cho công tác quản lý kinh tế tư nhân mà còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhất là giữa kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước: như việc đang còn tồn tại nhiều luật khác nhau để điều chỉnh các thành phần kinh tế khác nhau ( Doanh nghiệp Nhà nước thì có luật doanh nghiệp Nhà nước diều chỉnh, các loại doanh nghiệp tư nhân thì thực hiện theo luật doanh nghiệp…), nếu thực sự bình đẳng thì các doanh nghiệp đều phải được điều chỉnh bằng một loại luật thống nhất; hay như trong chính sách lao động xã hội thì người lao động trong khu vực ngoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50760.DOC