Đề tài Vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam

Một trong những nguồn thu hút ngoại tệ hiệu quả và dồi dào nhất của Việt Nam hiện nay, là kiều hối. Nếu lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trên 1 tỷ USD vào cuối thập niên 90, thì sang năm 2000 con số đó đã tăng lên 2 tỷ USD. Lượng kiều hối tiếp tục đổ về nước trong những năm tiếp theo và đạt con số 2,6 tỷ USD vào năm 2003, tăng lên 3,2 tỷ USD năm 2004 và 3,8 tỷ USD trong năm 2005, năm 2006 là 5.2 tỷ USD. Con số tưởng chừng như nhỏ nhoi này lại có ý nghĩa rất lớn. Cả tỷ đô la được chuyển vào Việt Nam mà người thụ hưởng hầu như không phải mất một đồng chi phí nào; cũng có nghĩa, Việt Nam không "tốn" đồng nào để có được vài tỷ đô la hàng năm.

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên. Có được những kết quả đáng kể trên là do sự tăng lên của tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2004 ước đạt 258,7 nghìn tỉ đồng, bằng 104% kế hoạch năm và tăng gần 19% so với thực hiện năm 2003, đạt 36,3% GDP, trong đó đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ước thực hiện đạt 61 nghìn tỉ đồng, bằng 114% kế hoạch năm và tăng 29,7% so với thực hiện năm 2003. Hầu hết các Bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước tập trung lớn đều thực hiện đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra như Bộ xây dựng đạt 113%, Bộ GTVT đạt 148%, Bộ thuỷ sản 118%, Bộ công nghiệp 116%...Nguồn vốn trong nước được bố trí tập trung hơn, nhất là cho các công trình trọng điểm để đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng ngay trong năm. Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong 5 năm 2001-2005 là 274.3 nghìn tỷ đồng (trong đó phần vốn ODA đưa vào ngân sách để đầu tư là 41,75 nghìn tỷ đồng), bằng 22.8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 28% tổng chi NSNN. Năm 2006, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trên 8%. Vốn chi cho đầu tư phát triển đã được ưu tiên hơn cho những công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, đầu tư phát triển hệ thống giao thông, các công trình thuỷ lợi phòng chống lũ lụt và hạ tầng cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, công trình chuyển dịch,đổi mới cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo...Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước đã được ưu tiên tập trung hơn, khắc phục 1 bước tình trạng phân tán, dàn trải....Năm 2006, Chính phủ đã phát hành 10.666 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm.Bằng nguồn vốn đầu tư này đã từng bước hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều trục đường giao thông quan trọng (đường HCM, đường quốc lộ 6...), và nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh. Nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2006 đã đạt được những kết quả quan trọng tạo đà cho thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,98% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, dành nguồn gối đầu cho dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội. Tổng số các dự án nhóm A là 170 dự án với tổng số vốn là 21.078 tỷ đồng. Tổng các dự án nhóm B là 3.014 dự án với tổng số vốn là 21.896 tỷ đồng. Tổng các dự án nhóm C là 9.646 dự án với tổng số vốn là 1.84 tỷ đồng. Các địa phương đã chủ động giảm bớt các dự án khởi công mới tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành, cụ thể số dự án của các địa phương triển khai năm 2006 chỉ còn 10.276 dự án , ít hơn năm 2005 là 424 dự án, trong đó số dự án hoàn thành chiếm 35% tổng số dự án thực hiện. Năm 2007, tốc dộ tăng GDP của VIệt Nam là 8,44% đứng thứ 3 Châu Á sau Trung Quốc và Án Độ. Bội chi ngân sách cả năm ước đạt 5% GDP. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 được ưu tiên thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng ngành, từng vùng, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc, miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế.Chung cả năm ước tính không đạt kế hoạch đề ra về nguồn vốn xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình và dự án quốc gia. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả năm rất chậm. Đến cuối năm 2007, cả nước mới chỉ thực hiện 84,1 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó khu vực trung ương quản lí đạt 83,6%... Theo quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của thủ tướng chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhìn lại từ năm 2004-2007, tổng mức vốn hỡ trợ đã đạt 1247 tỷ đồng và được phân bổ cho 40 dự án xây dựng trên tổng diện tích đất quy hoạch là 7071 ha. Đã khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn đầu xây dựng khu công nghiệp như Hoà Xá (Nam Định), Thuỵ Vân (Phú Thọ)...Để từ đó các chủ đầu tư nhanh chóng triển khai xây dựng, hoàn thành và thu hút được nhiều dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Nguồn vốn tín dụng nhà nước. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đến nay đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, phản ánh tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vốn tín dụng năm 2002 ước thực hiện khoảng 24.000 tỷ đồng, trong đó tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đạt 70% kế hoạch. Đến năm 2003 thì đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước ước đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, bằng 93,4% kế hoạch năm và giảm 9,3% so với năm 2002. Đối với nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhà nước, đã tập trung đầu tư cho các dự án quan trọng thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm như nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên), nhà máy xi măng Hạ Long (Quảng Ninh), nhà máy sản xuất phân DAP (Hải Phòng), cụm công nghiệp sợi - dệt - nhuộm (Đà Nẵng), nhà máy sản xuất giấy và bột giấy (Thanh Hoá), hệ thống cấp nước sông Sài Gòn.... Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, giai đoạn 2000-2004 đạt 17%. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các nghành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 64% ;các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 14%; giao thông vận tải: 19% các ngành khác: 3% .Khoảng 32% tổng số vốn cho vay được đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao không hấp dẫn các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Như vậy sẽ từng bước xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân giữa các vùng, miền tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, giai đoạn 2000-2004 đạt 17%, đến nay khoảng 17%. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các nghành công nghiệp , xây dựng chiếm tỷ trọng 64% ;các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 14%; giao thông vận tải :19% các ngành khác :3% .Khoảng32% tổng số vốn cho vay được đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao không hấp dẫn các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Như vậy sẽ từng bước xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân giữa các vùng, miền tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển.. Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Nguồn vốn này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Các DNNN hiện được xác định đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế , trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta . Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước năm 2002 ước thực hiện khoảng 32.800 tỷ đồng, bằng 105,8% kế hoạch; tập trung đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với nguồn vốn đầu tư của các DNNN, đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu kinh tế. Các doanh nghiệp đã có xu hướng tập trung nguồn vốn vào việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và tăng năng lực cạnh tranh để thích ứng ngày càng tốt hơn với quá trình hội nhập quốc tế. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn đầu tư tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững, như thủy sản (chiếm 1,3% tổng vốn đầu tư xã hội), công nghiệp chế biến (22,9%), sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (14,3%), vận tải và thông tin liên lạc (18,4%); vào những ngành tạo cơ sở phát triển dài hạn hoặc phục vụ công cuộc xoá đói giảm nghèo như khoa học và công nghệ (1,2%), giáo dục và đào tạo (3,2%), y tế và cứu trợ xã hội (1,3%) và phục vụ cá nhân và cộng đồng (16,5%). Nhờ đầu tư tăng khá và được sử dụng hợp lý, năng lực của nhiều ngành kinh tế đã được tăng thêm đáng kể như công suất ngành điện 640 MW, đường dây tải điện 1.500 km, xi măng 0,6 triệu tấn, thép cán 550 nghìn tấn; năng lực tưới thủy lợi 35 nghìn ha, năng lực tiêu 18 nghìn ha, năng lực ngăn mặn 8 nghìn ha, diện tích rừng trồng mới 190 nghìn ha, số phòng khách sạn 6.095 phòng, năng lực thông qua của các cảng đường sông 300 nghìn tấn, năng lực thông qua của các cảng đường biển 3,5 triệu tấn, năng lực thông qua của hàng không 0,72 triệu hành khách; nâng cấp được 40 km đường sắt, 1080 km đường quốc lộ; làm mới, nâng cấp, cải tạo trên 10 nghìn km đường địa phương.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tháng 12-2003 ước tăng 15,5% so với cùng kì,trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 13%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 17.9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,4% Năm 2004, đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện trên 47 nghìn tỉ đồng, bằng 103% kế hoạch năm và tăng trên 22%. Đến năm 2005, trong tổng giá trị vốn đầu của cả nước thì vốn đầu tư của DNNN vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn khoảng 17.2%. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2006, doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 3,61% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước vẫn là khu vực thu hút khá đông lao động (gần 32,7%), tập trung nguồn vốn lớn nhất (hơn 54%), có lợi nhuận cao (hơn 41%) và đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước (gần 41%). Tính chung năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17,0% so với năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4% (trung ương quản lý tăng 13,4%; địa phương quản lý tăng 3,5%) bNguồn vốn của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn đầu tư tư nhân:Phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư. Phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5%GDP và bằng 33% số tiết kiệm được Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, tiền mặt, ngoại tệ… Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư. Các hộ gia đình Việt Nam hiện nay có xu hướng tiết kiệm khoảng 13-14% thu nhập của mình. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng gia tăng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế(%) Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số 1995 42 27.6 30.4 100 1996 49.1 24.9 26.0 100 1997 49.4 22.6 28.0 100 1998 55.5 23.7 20.8 100 1999 58.7 24.0 17.3 100 2000 59.1 22.9 18.0 100 2001 59.8 22.6 17.6 100 2002 57.3 25.3 17.4 100 2003 52.9 31.1 16.0 100 2004 48.1 37.7 14.2 100 2005 47.1 38.0 14.9 100 2006 46.4 37.7 15.9 100 Năm 2005, vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh đạt mức kỉ lục (38%) trong giai đoạn 1995-2006. Số liệu bảng cho thấy từ 2000 trở về trước, tỷ trọng nguồn vốn ngoài quốc doanh qua các năm là không ổn định, Tuy nhiên, kể từ sau 2000, một loạt bước tiến quan trọng về thể chế đã tạo cú hích cho nền kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Qua 6 năm thi hành Luật Doanh Nghiệp, cả nước có hơn 160 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, huy động tổng sổ vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Tính trung bình trong giai đoạn 2001 -2005, tốc độ tăng của nguồn vốn này đạt 25,12%/năm, cao hơn đáng kể mức tăng trưởng bình quân của tổng vốn đầu tư cả nước cũng trong giai đoạn ấy (16,14%).So với những năm trước đây, năm 2005 là năm huy động được nguồn vốn ngoài quốc doanh lớn nhất cho đầu tư phát triển, đạt 105 nghìn tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với mức 82 nghìn mức tỷ đồng của năm 2004. Năm 2006 vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 132.000nghìn tỷ đồng, gấp hai lần vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra gần 50% GDP của cả nước. Thị trường vốn. Thị trường chứng khoán đang là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Có nhận định cho rằng thị trường chứng khoán đang “phi mã”. Phi mã ở cả 2 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM. Phi mã ở chỉ số chứng khoán, ở hệ số PE và cả về tổng giá trị vốn hoá thị trường: thị trường cổ phiếu đạt trên 221 nghìn tỷ đồng, chiếm 22.7% GDP năm 2006 và tăng 20 lần so với năm 2005; phi mã ở thị trường trái phiếu đạt hơn 70 nghìn tỷ đồng, bằng 7,7% GDP. Để có được một lượng vốn khổng lồ như vậy phải kể đến nguồn vốn tích lũy trong dân khá lớn. Ở nông thôn, theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản của Tổng cục Thống kê, tích lũy của các hộ ở khu vực này dưới dạng tiền, kim loại quý tại thời điểm tháng 1.7.2006 là trên 81 nghìn tỉ đồng. Ở khu vực thành thị theo ước tính khoảng gần 80 nghìn tỉ đồng, cộng cả nước có khoảng 160 nghìn tỉ đồng. Lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng ở mức khổng lồ: tổng số dư tiền gửi của dân cư đến cuối năm 2006 tại các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội ước khoảng 103,5 nghìn tỉ đồng, tại TP.HCM cũng đạt khoảng 110 nghìn tỉ đồng; tiền người dân đầu tư vào các giấy tờ có giá trị do các ngân hàng thương mại phát hành huy động vốn trung, dài hạn đạt trên 19 nghìn tỉ đồng… Điều đáng lưu ý, lượng tiền các loại trên gửi vào các ngân hàng thương mại tăng rất cao, ở hai địa bàn lớn trên đều tăng trên 31% so với cuối năm trước, cao nhất trong nhiều năm qua. 2.Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hộị.Sau 20 năm , Việt Nam đã nhận được gần 98 tỉ USD vốn đăng kí đầu tư với 9.500 dự án . Trong đó vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 40 tỉ USD , chiếm trên 20 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996 – 2000 và duy trì ở mức17 – 18 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2001 đến nay. Năm 2000, trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong số đó, 10 quốc gia và lãnh thổ có số vốn đầu tư hàng đầu là Singapore, với tổng vốn đầu tu ư khoảng 6,8 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đăng ký trực tiếp đầu tư nước ngoài. Tiếp đến là Đài Loan, có số vốn đăng ký khoảng 4,88 tỷ USD. Nhật Bản thứ 3, với số vốn khoảng 3,8 tỷ USD. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm trên 16% GDP trên 37% giá trị sản xuất công nghiệp, 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2007; hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỷ USD; đồng thời, đã thu hút gần 1,3 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. a.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ năm 1988 đến 2006 phân theo ngành kinh tế. Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số Trong đó: Vốn pháp định Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp Tổng số 8266 78248,2 34945,4 29613,7 5331,7 Nông nghiệp và lâm nghiệp 504 3349,2 1479,6 1290,3 189,3 Thủy sản 154 504,8 241,9 181,0 60,9 Công nghiệp khai thác mỏ 103 3480,5 2654,6 2387,3 267,3 Công nghiệp chế biến 5338 41462,8 17173,0 15246,1 1926,9 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 23 1928,1 604,9 587,2 17,7 Xây dựng 181 5814,7 1823,0 1332,3 490,7 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân 97 512,0 217,5 171,4 46,1 Khách sạn và nhà hàng 253 5652,5 2441,9 1816,5 625,4 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 242 4715,8 3659,5 2845,7 813,8 Tài chính, tín dụng 61 830,4 770,6 722,1 48,5 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1014 8077,0 2980,6 2323,5 657,1 Giáo dục và đào tạo 88 135,2 67,2 55,1 12,1 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 42 478,9 160,0 152,3 7,7 HĐ văn hóa và thể thao 103 1273,2 649,2 485,2 164,0 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 63 33,2 21,8 17,7 4,1 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước Nguồn : Tổng cục thống kê . Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xúât khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ. Kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1997, xuất khẩu đạt 1,79 tỷ Usd, năm 1998 tăng 10% so với năm trước, năm 1999 tăng 30% và năm 2000 ước tăng khoảng 28%. Ước tính giai đoạn 1996-2000 kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt trên 10,5 tỷ Usd. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể, chẳng hạn như giày dép chiếm 42%, dệt may chiếm 25% và hàng điện tử, linh kiện, máy vi tính chiếm 84%. Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ôtô, máy biến thế 250-1.000 Kva, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa, sợi Pe và Pes; chiếm 50% sản lượng vải; 45% sản phẩm may và 35% về giày dép. Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phương nghèo, còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đã đóng góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trực tiếp, góp phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ… Cơ cấu vốn FDI ngày càng thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước. Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí (32,2%) và khách sạn du lịch, căn hộ cho thuê (20,6%). Nhưng những năm gần đây, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế (nhất là lĩnh vực công nghiệp) ngày càng gia tăng hiện chiếm 2/3 tổng nguồn vốn đầu tư chung. Trong đó, trên 60% số dự án là đầu tư khai thác và nâng cấp các cơ sở kinh tế hiện có. Tỷ trọng lượng vốn đăng ký mới đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục đạt kỷ lục cao nhất, phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tính trong hai năm 1996 và 1997, FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện. Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 khi khu vực tư nhân trong nước còn non yếu thì sự hiện diện của hoạt động FDI giống như một khu vực tư nhân nhập ngoại mà đi kèm với nó là nguồn vốn lớn và khoa học công nghệ hiện đại. Trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành địa điểm thu hút FDI đầy hấp dẫn, đó là: tiềm năng của nền kinh tế thị trường với hơn 70 triệu dân, tài nguyên đa dạng, giá nhân công thấp, vị trí địa lý thuận lợi…Với điều kiện đó, Việt Nam như một cái “rốn nhỏ” thu các nhà đầu tư quốc tế. Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 1996. Vốn FDI trong năm 1997 (5548 triệu USD, giảm gần 50% so với năm 1996, thời điểm cực thịnh về thu hút FDI trong suốt giai đoạn từ 1987 cho tới nay). Sự suy thoái FDI tiếp tục kéo dài và xuống đến mức thấp điểm là 1558 triệu USD trong năm 2002 (xấp xỉ thời điểm 11 năm về trước, năm 1991). Nguyên nhân cho sự giảm sút đó là sự khủng hoảng tài chính Châu Á và thời kì suy thoái kinh tế của khu vực 1997-1998. Bên cạnh đó là các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng giảm bớt việc phân bổ tài sản ở các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua một nguyên nhân đó là sự cản trở từ bên trong do thiếu đồng bộ về pháp luật, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính rườm rà... Từ năm 2004 dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mới được phục hồi từng bước. Năm 2004, số vốn đăng kí vào Việt Nam là 4,5 tỷ USD và theo hướng tăng dần. Năm 2005, tổng vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD. Riêng năm 2006 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, lượng vốn đầu tư đã vượt xa mức dự báo (6,5 tỷ USD) của cả năm và mức vốn đăng kí đạt 12 tỷ USD, đạt mức cao nhất kể từ năm 1987 khi Việt Nam công bố Luật đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tổng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 cũng lập kỷ lục cao mới, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2004. Năm 2007 Với hàng loạt dự án lớn từ vài trăm triệu đô la Mỹ đến hàng tỉ đô la Mỹ liên tiếp được cấp phép trong tháng cuối cùng của năm, ước tính kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của cả năm 2007 đạt hơn 20,3 tỉ đô la Mỹ, vượt xa mục tiêu đặt ra từ 6-7 tỉ đô la Mỹ. 7 tháng đầu năm 2007, số dự án quy mô tương đối lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 8,8 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân của cùng kỳ năm trước (7,01 triệu USD/dự án). FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Trên 8.590 dự án của 81 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 29,2 tỷ USD. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Một thành công nữa là Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước. Tuy nhiên, đằng sau con số kỷ lục này là những nỗi lo về khả năng hấp thụ vốn. Trong số 20,3 tỉ đô la này, mới chỉ khoảng 4,6 tỉ đô la (chiếm 30%) được đưa vào thực hiện, chỉ vượt chút ít so với kế hoạch đề ra là 4,5 tỉ đô-la. trong 11 tháng đầu năm 2007 quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt trên 10 triệu USD (cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước-8,5 triệu USD). Nhiều địa phương đã thu hút được các dự án FDI có quy mô lớn, từ các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể: Phú Yên có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô, công suất 4 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD của Công ty Technostar Management (B.V.Islands) và Công ty Telloil (Nga); Bà Rịa Vũng Tàu dự án nhà máy sản xuất thép của Ấn Độ trên 527 triệu USD, Cảng quốc tế của Singapore 266,9 triệu USD, Cảng SP-SPA Cái Mép của Singapore 165 triệu USD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trương trong năm 2008 sẽ chú trọng thu hút những dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch và có lợi nhất cho việc phát triển kinh tế, không chỉ vì mục tiêu tăng lượng vốn cam kết như trước đây với mục tiêu thu hút 15 tỷ USD vốn FDI, giảm hơn 26% so với mức kỷ lục 20,3 tỷ USD của năm ngoái. Những lĩnh vực được tập trung thu hút đầu tư vẫn là công nghệ cao, công nghệ nguồn, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực, phát triển y tế, xây dựng khách sạn và khu đô thị cao cấp - những dự án giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước. b.Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nguồn vốn ODA được Chính Phủ Việt Nam khẳng định là “có một tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình phát triển kinh tế của nước ta”. Cam kết và thực hiện ODA thời kì 1993-2004 Năm Cam kết ODA (triệu USD) Thực hiện ODA (triệu USD) Tổng số 28.780 14.116 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 *2.200 1.242 1999 **2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 2002 2.500 1.528 2003 2.830 1.421 2004 3.440 1.650 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế (**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế Ðể sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ 1993 - 2004, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Ðiều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 22,199 tỷ USD, đạt khoảng 77,13% tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2004, trong đó, ODA vốn vay khoảng 18,05 tỷ USD (81.3%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 4,14 tỷ USD (18.6%).  Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hằng năm. Từ năm 1993 tới hết năm 2004 vốn ODA giải ngân khoảng 14,116 tỷ USD, tương đương với khoảng 49% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết.  Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24697.doc
Tài liệu liên quan