Đề tài Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Cấu trúc khoá luận. 3

CHƯƠNG 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói

riêng trong đời sống văn hoá tinh thần. 5

1.1 Vai trò của báo chí. 5

1.2 Ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10

 1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt. 10

 1.2.2 Ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10

CHƯƠNG 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết. 15

2.1 Chủ đề chính trị. 16

2.2 Chủ đề kinh tế - xã hội. 21

 2.2.1 Chủ đề kinh tế. 22

 2.2.2 Chủ đề xã hội. 28

2.3 Chủ đề văn hoá - thể thao. 29

 2.3.1 Chủ đề văn hoá. 29

 2.3.2 Chủ đề thể thao. 48

CHƯƠNG 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết. 53

3.1 Một số thể loại chủ yếu. 53

 3.1.1 Phóng sự. 53

 3.1.2 Ghi chép. 56

 3.1.3 Tuỳ bút. 59

 3.1.4 Bút ký. 61

 

doc80 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạ sĩ, hoạ sĩ thích vẽ mèo. Trong “Đầu năm con mèo cãi nhau bằng tục ngữ” (Phụ nữ Việt Nam Tết Kỷ Mão 1999), tác giả Kiến Nhót đã mượn hình thức câu chuyện vui - chuyện cãi nhau của một cặp vợ chồng để sử dụng linh hoạt các tục ngữ Việt Nam liên quan đến mèo rất khéo léo, linh hoạt. Hay trong bài “Con rắn trong văn hoá dân gian” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), tác giả Bảo Hưng đã tổng kết hiện tượng con rắn được phản ánh trong các truyện dân gian như: “Rắn báo oán”, “Rắn trả ơn”, “Người lấy rắn”...Tương tự như vậy, con rồng cũng xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian Việt Nam như bài “Rồng trong văn học viết xa xưa” của Nguyễn Sĩ Cấn trên báo Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000. Các số báo Tết còn viết cả về những con người, sự kiện lịch sử liên quan đến năm tượng trưng của con giáp đó như: “Các danh nhân - tiến sĩ tuổi Mão”, “Những năm Mão lịch sử” (Giáo dục và Thời đại số Tết Kỷ Mão 1999), “Những nhân vật nổi tiếng tuổi Tỵ” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ)... Nhìn chung, báo Tết đăng tải nhiều thông tin về các con giáp, điều này cần thiết, nhưng nhiều khi bị trùng lặp. Ví dụ cứ năm Mão là có bài viết về mèo, năm Thìn có bài về rồng, cách đặt tít cũng trùng lặp theo kiểu “Năm Mão nói chuyện mèo”. Nhiều bài viết có tính công thức khô cứng, tạo ra sự đơn điệu, tẻ nhạt, gây nhàm chán cho người đọc. - Văn hoá ẩm thực ngày Tết. Tết Nguyên đán gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cầu khấn trời đất, thánh thần đồng thời là dịp con người nghỉ ngơi, tận hưởng thành quả lao động của một năm. Vì vậy đồ ăn thức uống trong dịp Tết được coi trọng đặc biệt. Thức ăn ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần. Thức ăn ngày Tết kết tinh những giá trị văn hoá, và là bộ phận quan trọng, mang tính điển hình cấu thành văn hoá ẩm thực của mỗi dân tộc. Món ăn ngày Tết rất đa dạng, phong phú, nhưng mang tính truyền thống và phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là bánh chưng “món ăn dân tộc không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng đã đi vào truyền thuyết, có mặt ở những câu ca dao, tục ngữ như là hình ảnh, dấu hiệu của mùa xuân, của ngày Tết: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. “Bên nồi bánh chưng” của Hoàng Huy (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) là bài viết lý thú và cảm động về một món ăn ngày Tết này. Mạch văn tác giả đan xen giữa những dòng hồi tưởng trong quá khứ và cảm xúc hiện tại, đưa chúng ta đến với không khí quây quần ấm cúng, thân mật quanh nồi bánh chưng. Tác giả đã bộc lộ cảm xúc khá tự nhiên: “quanh năm nào có xa lạ gì cái bánh chưng, nhưng sao chiếc bánh chưng nhà gói lấy, luộc lấy vào những ngày năm hết Tết đến lại có nét quyến rũ lạ thường”. Nhiều làng bánh chưng nổi tiếng trong cả nước cũng được các bài viết giới thiệu như: làng Thanh Khúc (Thanh Trì - Hà Nội) với loại bánh chưng có danh tiếng từ lâu đời nhờ bánh ngon, hình thức đẹp (“Có một làng bánh chưng ở Hà Nội” - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001); làng Đông Linh (Quỳnh Phụ - Thái Bình) với bánh chưng to kỷ lục (“Bánh chưng to nhất nước” -Nhân dân Tết Canh thìn 2000) Bên cạnh bánh chưng, ngày Tết còn có rất nhiều món ăn khác - những món ăn đã được tinh lọc, chọn lựa phù hợp với từng vùng miền. Mỗi vùng, miền có những món ăn khác nhau mang đậm phong cách của con người vùng miền ấy. Những món ăn kết hợp hài hoà với đời sống con người, nói lên một phần tính cách con người như trong bài “Quanh mâm cỗ Tết” (Đỗ Hoài Thu - Nhân dân Tết Canh thìn 2000). Người miền Bắc, mà trung tâm là người Hà Nội kín đáo, khoan thai, cách chế biến món ăn tinh xảo, tao nhã. Mâm cỗ Tết của người Hà Nội không nhất thiết phải đầy tràn mâm, mà quan trọng phải có một sự “hoà sắc”, như “bức tranh của một hoạ sĩ tài danh”: “Đĩa xôi gấc đỏ tươi, các món nấu được rắc hành, rau thơm lên trên , xanh mướt. Đĩa nộm nhiều màu sắc hài hoà, rau mùi xanh, ớt đỏ, lạc rang vàng và su hào trắng, chỉ nhìn cũng thấy đã ngon”. Khác với miền Bắc, cái Tết ở miền Nam không lạnh, ăn Tết cũng không cầu kỳ và không nhiều món phức tạp như Hà Nội. Món ăn ngày Tết ở đây đơn giản, chỉ cần “khoái khẩu” là được. Hơn nữa người miền Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn, cuộc sống phóng khoáng hơn. Các món ăn miền Nam cũng thể hiện điều này. Chuyện uống trong ngày Tết cũng tốn nhiều “giấy mực” trên các tờ báo Tết. Ngày xuân, ngày Tết, bên cạnh những món ăn “sơn hào hải vị” đầy ắp trong nhà, người ta vẫn không quên hương vị thanh tao, tinh khiết của chén trà sen. Thú thưởng thức trà sen là một nét văn hoá có từ xưa mang phong cách nho nhã của các tao nhân mặc khách. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, tác giả Đỗ Hoài Thu đã mang hương thơm của “Chén trà sen ngày Tết” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) đến cho bạn đọc. Bài viết miêu tả từ cách pha trà ướp hoa sen công phu, tỷ mỉ trà sen “như luyện cho ta sự khoan thai và lòng kiên nhẫn trong cái se lạnh của ngày Tết đến”, đến chuyện thưởng thức “nhấp ngụm trà sen nóng hổi thật như thấy trong cả đầm sen đầu làng hiện về ngát hương, thơm mát”. Món uống không thể thiếu được trong ngày Tết là rượu, bia. Nguyễn Văn Dũng trong “Ăn uống ngày xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) phê phán kiểu uống thô thiển tu một hơi “trăm phần trăm”. “Cái cách uống này lan truyền từ xứ lạnh tới chứ đâu phải cách nhâm nhi vừa ngâm thơ, ngắm trăng, chuyện trò...,của các cụ ta ngày xưa. Đấy, cái văn hoá ẩm thực nó phải như thế, có chừng mực, có nghệ thuật, có chất lượng”. Một làng quê nổi tiếng gắn liền với loại rượu ngon là làng Vân (Bắc Giang) cũng được giới thiệu (“Về làng xuân nâng chén rượu xuân” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000). Có thể nói những bài viết trên đã phần nào dựng nên bức tranh về văn hoá ẩm thực khắp mọi miền đất nước. Trải qua bao biến đổi, món ăn ngày Tết ở Việt Nam đã định hình và tồn tại với bản sắc đậm nét không thể lẫn. Mỗi miền, mỗi khu vực đều có những tìm tòi riêng, đặc sắc riêng, đóng góp vào sự hợp thành, sự phong phú và nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực dân tộc. - Thú chơi ngày Tết. Vui chơi, giải trí là nhu cầu không thể thiếu trong dịp Tết, khi con người nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Một thú chơi ngày Tết khá độc đáo và lý thú của người Việt Nam là chơi câu đối và treo câu đối trong nhà vào dịp Tết đến, xuân về. Từ ngàn xưa, trong ý niệm của người Việt Nam, câu đối đã gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Câu đối là nghệ thuật chơi chữ của người xưa, sử dụng câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu cân xứng về ý, trau chuốt về lời. Đây là lối chơi văn hoá tao nhã, thể hiện sự thông minh, sáng tạo của con người. “Theo sách Sơn hải kinh thì câu đối bắt nguồn từ tục làm “đào phù” (tức bùa yểm tà ma) rồi dần trở thành hình thức câu đối bây giờ... Trải qua một quá trình hoàn thiện, nó dần dần trở thành một loại hình văn hoá nghệ thuật độc đáo thu hút sự say mê của mọi tầng lớp trong xã hội” (Nguyễn Tiến Cử - “Câu đối Tết” - Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999). Tuy rằng trong những năm gần đây, còn ít nhà treo câu đối đỏ, nhưng đọc câu đối, thưởng thức cái sâu sắc đến cô đọng “như một công trình nghệ thuật, một bức tranh, một bản nhạc” của câu đối vẫn là cái thú của đông đảo nhân dân mỗi dịp xuân về. “Câu đối là hương vị đặc biệt không thể thiếu của ngày Tết dân tộc, nó giống như cành đào ở miền Bắc, cành mai ở miền Nam. Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, mùa câu đối lại nở rộ lên, ban bè gần xa gặp nhau nhâm nhi chén trà, ly rượu, đánh ván cờ, bàn góp câu đối còn thú nào bằng” (Nguyễn Văn Tiếu - “Những vế đối còn bỏ trống” - Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001). “Lớp người bình dân, bởi vậy không xa lạ, ưa dán ở cửa ngõ, cột hiên, cột nhà và hai phía bàn thờ, coi là thú chơi tao nhã. Ngày nay câu đối vẫn được ưa chuộng, có mặt trên nhiều trang báo Tết” (Nghiêm Thanh - “Thú chơi ngày Tết” - Nhân dân Tết Canh thìn 2000). Trên báo Tết không chỉ xuất hiện bài viết về thú chơi câu đối trong dịp Tết, mà đồng thời còn rất nhiều câu đố Tết được đăng tải trên mặt báo. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ trên mặt báo, nhưng nó góp phần tạo nên nét đặc biệt làm cho báo Tết khác với các số báo thường ngày. Một thú chơi quen thuộc trong những ngày Tết là chơi tranh. Tranh treo trong nhà ngày Tết có hai loại: một loại là tranh dân gian, còn một loại là tranh hiện đại. Viết về thú chơi tranh dân gian trong dịp Tết, tác giả Ngọc Khuê bài “Bức tranh Tết” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) viết: “Hàng năm, các nghệ nhân dân gian đã cung cấp nhiều loại tranh Tết cho khắp mọi miền đất nước để nhân dân ta đón xuân, mừng năm mới”. Tác giả đánh giá tranh dân gian Tết “là trí tuệ, là tài hoa nghệ thuật của dân tộc”, “Tranh dân gian Việt Nam giản dị, hồn nhiên, gợi cảm, có phong cách độc đáo”. Còn bài “Thú chơi ngày Tết” (Nghiêm Thanh - Nhân dân Tết Canh thìn 2000), tác giả lại chỉ rõ nguồn gốc, chất liệu, đề tài của các loại tranh Tết dân gian và thú chơi tranh dân gian ngày nay: “mỗi khi Tết đến, cùng với việc chuẩn bị nồi bánh chưng xanh, bàn thờ gia tiên, không quên mua vài bức tranh làng Hồ rộn ràng màu sắc để dán trên vách đất, tô thắm không khí ngày xuân”. Trong bài “Những nẻo đường tranh dân gian” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001), tác giả Phạm Thanh Hà sau khi giới thiệu những dòng tranh dân gian chính của nước ta, đã nhấn mạnh tranh dân gian “một thời là món ăn tinh thần của người Hà Nội, rộng hơn là của nhân dân vùng Bắc Bộ, đặc biệt mỗi dịp Tết Nguyên đán”. Theo bài viết, tranh dân gian đã vẽ lại một cách đơn sơ, mộc mạc cuộc sống đời thường cũng như trí tưởng tượng và mơ ước của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp. Giọng văn tâm huyết trong tác phẩm đã gây được xúc động trong lòng người đọc, nhất là khi viết về một giá trị cổ truyền thân thuộc và làm sống lại một mạch nguồn dân tộc. Một loại tranh dân gian nổi tiếng ở cố đô Huế là “Trướng, liễn làng Chuồn”. Bài viết của Hoàng Văn Minh trên báo Lao động Tết Tân Tỵ 2001 đã giới thiệu làng quê với nghề tranh dân gian độc đáo, tồn tại mấy trăm năm nay. “Ngày Tết cổ truyền, tranh trướng, liễn thường được trang trí ở vách tường gian nhà chính, nơi thờ phụng tổ tiên, hoặc treo ngay làm diềm, rèm trước và sau bàn thờ, ở các gian phụ trong nhà. Tất cả được giữ nguyên cho đến Tết năm sau mới thay lại tranh mới”. Có một thời, trướng, liễn làng Chuồn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Huế và các tỉnh phụ cận. Nhưng ngày nay, nghề có nguy cơ bị thất truyền. Đó cũng là nỗi day dứt trong lòng tác giả khi kết thúc bài viết: “giữa ngổn ngang giấy, màu, tôi thẫn thờ nghĩ: không lẽ rồi trướng, liễn làng Chuồn chỉ còn trong âm vang quá khứ?” Trên các báo Tết còn xuất hiện nhiều bài viết về thú chơi hoa và cây cảnh ngày Tết. Đó là cành đào đỏ thắm (“Chuyện bên gốc đào” - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), cành mai vàng rực rỡ, chậu quất với chùm quả vàng mọng sum suê, hay những chậu hoa, cây cảnh khác trong “Hoa kiểng”, “Hoa Tết với người Hà Nội” - (Nhân dân Tết Tân Tỵ), “Nghệ thuật Bôn-sai”, “Hoa lan” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000)... Các trò chơi ngày Tết không chỉ bó hẹp trong phạm vi mỗi gia đình, mà mở rộng ra không gian lớn hơn như trong làng xã, một miền quê... Một trò chơi dân gian thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân mỗi dịp xuân về là chơi đu. Báo Bắc Ninh Tết Canh thìn 2000 có bài “Thú chơi đu và lễ hội đầu xuân” của Đăng Đại đã miêu tả sinh động, hấp dẫn về trò chơi này. “Chơi đu trong các ngày lễ hội đầu xuân là trò chơi mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc độc đáo. Trong thời hiện đại, nhiều trò chơi mới xuất hiện nhưng thú chơi đánh đu trong các ngày lễ hội thì vẫn không thể thiêú được”. Tác giả miêu tả tâm trạng của người chơi đu thật thú vị: “cả người đánh đu và người xem đều chung một tâm trạng hồ hởi, sảng khoái, có lúc hỗi hộp, lo sợ. Ai đã đặt chân lên thì muốn mình được đu nữa, còn người chơi đu thì chờ đợi, mong ngóng mình được lên đánh đu”. Trò chơi dân gian trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền ngày nay tuy không nhiều như trước, nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân mỗi dịp xuân về như các trò chơi: đánh đu, chọi gà, đấu vật, đánh võ, múa sư tử... Thú chơi ngày Tết bộc lộ bản lĩnh, tính cách, thị hiếu và bản sắc dân tộc, không ngừng được cải tiến, bổ sung và nâng cao trong đời sống hiện đại. Viết về các trò chơi, thú chơi ngày Tết chính là góp phần giữ gìn và phát huy những phong tục cổ truyền độc đáo của dân tộc. Nhưng trên báo Tết những năm gần đây, nhiều bài viết về vấn đề này không nhiều. - Các phong tục, lễ hội ngày Tết. Ngày Tết là dịp để con người hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, biết ơn. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tín ngưỡng đặc biệt của người Việt Nam. Đây là tục lệ mang tính đậm tính nhân văn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Vì vậy mâm cỗ cúng đặc biệt được coi trọng. “Ngày Tết, ngày của đạo lý. Bàn thờ của người Việt Nam ngày Tết chính là ảnh hình của ý thức cội nguồn, ý thức sâu xa đến mức trở thành thiêng liêng huyền bí” (Nguyễn Phan Hách - “Tết với quê hương” - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001). Bàn thờ ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. “Hương hoa, mâm ngũ quả dâng lên những người đã khuất trên bàn thờ gia tiên, cốt thanh khiết... làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp. rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý nghĩa triết học, tín ngưỡng thẩm mỹ ngày Tết cùng những ước vọng lạc quan của mỗi gia đình mang theo khi bước vào năm mới”. (Nguyễn Văn Chương - “Đi chợ Tết” - Bắc Ninh Tết Canh thìn 2000). Trong các ngày Tết, người ta còn bày cúng trên bàn thờ nhiều lễ vật, đồ cúng như gà luộc, chân giò... Bài viết “Vì sao ngày Tết người ta hay cúng...” (Nguyễn Quý Đôn - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) đã chỉ ra: “người ta đem sự sự mong ước, những tâm nguyện gửi vào các biểu tượng vật chất, để khi đọc lên, nói ra những khái niệm về các biểu tượng đó, thì những từ ngữ này thông đạt được mọi điều mong ước, nguyện vọng của con người”. Người miền Nam cúng trái cây theo tên gọi để bày tỏ lời ước nguyện của mình: “cúng Khổ qua (mướp đắng) để mong sao sang năm mới cái khổ sẽ qua đi, điều tốt lành sẽ đến cúng Dưa hấu, mong sao năm tới vận đỏ như ruột dưa và quả Dứa có nhiều nhánh để năm mới phát tài, phát lộc” (Đông Mai - “Tết phương Nam” - Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000). Tảo mộ đầu xuân là tục lệ thể hiện lòng thành kính và nỗi xúc động sâu xa của mình trước công ơn của tiên tổ. “Con cháu xa gần kéo về quê... tảo mộ, thắp nén nhang cắm vào bát hương trên nấm mồ của ông bà, tổ tiên, bỗng nhiên trong lòng dâng lên một nỗi xúc động nghẹn ngào” (Hoàng Liễu - “Tảo mộ đầu xuân” - Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000).. Nhà văn Nguyễn Phan Hách trong bài “Tết với quê hương” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001) lại miêu tả không khí thiêng liêng trong buổi tảo mộ: “Chiều 28 mọi người đi tảo mộ. Từng đoàn, từng nhóm mỗi nhà. Những nấm mộ hanh hao cỏ úa. Rộy nắm cỏ, thắp nén hương. Khói hương lơ lửng bay như chiếc thang hư ảo cho tiền nhân bước xuống cõi trần. Tôi bâng khuâng trong buổi đi tảo mộ. Nhớ người xưa. Cụ kị, ông bà, những bóng hình dĩ vãng trở về nhắc nhở một cái gì về đạo hiếu”. Sự tốt đẹp của năm mới là “điềm lành”, báo trước sự tốt đẹp của cả một năm. Vì vậy, khi Tết đến, người ta muốn rũ bỏ biết bao những lo lắng, đau buồn của năm cũ. Tục tắm gội với nồi nước lá thơm đun sôi trong buổi chiều 30 là một tục lệ độc đáo: “Cây mùi già, cây hương nhu, lá chanh, lá bưởi, hơi nước nóng bốc lên thơm lừng khắp nhà trên ngõ dưới. Vợ chồng con cái, ông bà cháu chắt... tắm gội tất niên xong, bao nhiêu mệt nhọc vất vả, bao nỗi trắc trở, truân chuyên, bao lận đận, gian lao, chật vật rủi ro của năm cũ trút bỏ hết, tan biến hết, trôi ra sông, ra hồ hết, chỉ còn nhẹ nhõm sởn sơ, thoải mái thảnh thơi”. (Đỗ Thị Tứ - “Ngồi buồn nhớ lại ngày xưa” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000). Ngày Tết, con người đối xử với nhau tốt đẹp hơn. Dường như ai cũng làm việc tốt, kiêng những điều xấu, điều dữ. Nếp sống tốt đẹp ấy đã được giữ gìn từ bao đời nay, là nét đẹp đáng tự hào của ngày Tết cổ truyền. Ngày Tết, “sự giữ gìn, ý thức cũng lên đến mức nghiêm ngặt. Miệng ai nấy tươi cười. Tuyệt đối không được gắt gỏng, chỉ trích, chê bai cái gì. Luôn cố tìm ra cái hay, cái đẹp của người thân mà khen... Người ta đến nhà nhau. Niềm nở, trân trọng, nâng niu. Cẩn thận nhé, đừng nói câu nào hớ, vô duyên, đoảng vị”. Đó là điều mà Nguyễn Phan Hách trong bài “Tết với quê hương” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001) đã chỉ ra. Ông còn khẳng định: “Ngày Tết, ngày đạo lý. Con người đối với nhau như bát nước đầy. Nâng niu, trân trọng nahu... Gặp nhau để chúc mừng nhau, nhưng cũng là để khẳng định trong hành trình cuộc đời, không xa nhau mà luôn có bên nhau”. Ngày Tết, người ta đến thăn hỏi, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Đó là sự quan tâm, yêu thương không chỉ với ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người thân mà cả bà con lối xóm xa gần... Trẻ em mong chờ Tết đến nhất, vì được người lớn quan tâm, chăm sóc, được ăn ngon, mặc đẹp, được “mừng tuổi”, được đi chơi, đặc biệt là để “được xúng xính trong bộ quần áo mới đi khoe với bạn bè hàng xóm”. Điều này gắn liền với một thói quen, lâu dần trở thành phong tục, là cứ Tết đến, người lớn lại may quần áo mới cho trẻ nhỏ. Tấm áo Tết đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ của sự quan tâm, yêu thương của người lớn, cha mẹ với trẻ con mỗi độ xuân về. Bài viết “Tấm áo Tết” (Hoàng Huy - Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) đã đi sâu vào tục lệ truyền thống rất dễ thương này. Nhưng điều đáng nói hơn là tấm lòng của mỗi người mẹ chứa đựng trong mỗi tấm áo mới của con. Cái buồn, cái tủi của trẻ con vì không có áo mặc Tết thì “lại chóng quên, chứ còn với các bà mẹ, nhiều khi lại bám riết quanh năm suốt tháng” để lo cho con bằng bạn bằng bè trong vài ngày Tết. Vì thế mà “tấm áo Tết năm mới của trẻ con thấm đẫm bao mồ hôi, tình cảm yêu thương của các bà mẹ”. Khai bút đầu năm là một tục lệ tốt đẹp trong ngày Tết không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở một số nước phương Đông khác... “Trẻ con thì lấy sách bút ra khai bút đầu năm. Viết gì thì viết, kể cả viết lại vài câu ca dao, câu hát, miễn là viết thật đẹp, lấy khước năm mới, tin rằng năm nay mình sẽ học hành giỏi giang hơn hẳn năm ngoái” (Đỗ Thị Tứ - “Ngồi buồn nhớ lại ngày xưa” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000). Ngày xưa, không chỉ trẻ con mà tất cả những ai theo học đề u ra bàn làm lễ khai bút. “Họ cố gắng viết thật đẹp bài thơ chúc trên giấy điều. Số bài viết sao cho đủ để tặng mỗi bên một bản. Ông bà vừa nhận những lời chúc ngũ phúc, vừa tỏ lời khen những ai viết chữ “rồng bay phượng múa”. Nó thể hiện việc đề cao sự học, đạo học trong cuộc sống “trong không khí thiêng liêng giao hoà, người học chữ rất đề cao đạo học” (Hoài Giang - “Tết khai bút” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000). Trong dịp Tết đến, xuân về, có nhiều lễ hội diễn ra trên khắp các vùng miền của đất nước. Lễ hội ở Việt Nam, mà điển hình là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ , là những lễ hội lâu đời nhất và mang tính tiêu biểu cho lễ hội truyền thống của Việt Nam. Xưa kia, đó là ngày hội mùa, là lễ hội nông nghiệp của người nông dân. Lễ hội gồm có phần lễ và phần hội: “phần lễ trang nghiêm thành kính”, “phần hội vui tươi náo nhiệt”, bộc lộ nét văn hoá riêng của một làng quê. Bài viết “Một số lễ hội độc đáo ở Việt Nam” (Thanh Bình - Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001) vừa nhận xét về lễ hội Việt Nam nói chung, vừa giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu. Những lễ hội trên khắp mọi miền cũng được các báo Tết quan tâm phản ánh như: hội Lim, lế hội chùa Hương, hội Đống Đa... ở đồng bằng (“Hội tình ngày xuân” - Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999), “Hội xuân kinh kỳ” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000), đến vùng cao như “Những lễ hội và tập tục kỳ lạ” (Tiền phong Tết Tân Tỵ 2001)... Có thể nói, chỉ qua những trang báo Tết, người đọc cũng như được “du lịch”, khám phá các lễ hội trên khắp mọi miền đất nước. Mảng đề tài về phong tục các dân tộc thiểu số vùng cao luôn là mảng đề tài hấp dẫn trong các số báo Tết. Bài viết “Người Tày - Nùng ăn Tết” (Bạch Dương - Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000) đã giới thiệu, miêu tả cách ăn Tết Nguyên đán của người Tày - Nùng, vừa có những nét giống đồng bào cả nước, lại có những nét riêng của dân tộc mình. “Hầu hết các gia đình đều gói bánh chưng. Cách gói không khác miền xuôi, nhưng bánh chưng của họ dường như mang hương vị riêng của núi rừng” như tác giả cảm nhận. Một tục lệ đặc biệt nữa của họ là: “có một lão nông phúc hậu, khoẻ mạnh, đông con cháu, gọi là “ông khai vài xuân”, đến từng nhà trong bản chúc Tết. Ông đến trước cửa, chúc gia chủ năm mới an khang, thịnh vượng, rồi dán tờ giấy đỏ vuông bằng bàn tay in hình con trâu lên chuồng gia súc của mọi nhà. Người ta tin rằng như vậy súc vật sẽ sinh sôi đầy đàn, xua đuổi được mọi điều xấu trong năm cũ”. Bài viết cũng giới thiệu những lễ hội của người Tày - Nùng trong dịp Tết như: hội “lồng tồng”(xuống đồng), hội múa sư tử, hội tung còn, lượn sli... Bài viết “Hội lồng tồng” (Nhân Thống - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) lại miêu tả kỹ về lễ hội độc đáo này của người Tày - Nùng trong dịp Tết. Sau những ngày cúng Thần Nông, trưng bày sản phẩm nông nghiệp của gia đình mình làm ra, rồi ăn cỗ, người Tày - Nùng chơi những trò chơi dân gian. Đặc biệt là “thanh niên nam nữ tụ họp nhau lại để hát đối đáp những bài lượn lồng tồng để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn, hanh thông cũng như ca ngợi cái đẹp của mùa xuân, của tình yêu tuổi trẻ và cuộc sống lao động”. Báo Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000 có bài “Tết cổ truyền của người Chăm” (Côn Giang) giới thiệu về ngày Tết riêng linh đình, nhộn nhịp của dân tộc thiểu số này. Đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi đổ về tế lễ các vua Chăm thưở xưa và cúng tế các nữ thần theo huyền thoại của họ. Một điều đặc biệt trong Tết của người Chăm là “mọi người tổ chức ăn Tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Họ giết heo, giết gà vịt, bày đủ hoa quả, bánh trái. trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè hàng xóm hay người ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát, uống rượu, bắn cung”. Viết về phong tục lễ Tết và mùa xuân của các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng cao còn có các bài như: “Tết nhảy người Dao đỏ Tả Phìn” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001); “Vào rừng ăn Tết nhảy với người Dao đỏ” (Tiền phong Tết Canh thìn 2000); “Lễ hội của người Cà Dong”, “Xoè Thái” (Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999), “Câu sli mùa xuân” (Nông thôn ngày nay Tết Canh thìn 2000)... Đó là những bài viết hay, hấp dẫn, giới thiệu nét đẹp trong truyền thống đón Tết, đón xuân của đồng bào các dân tộc anh em trên cả nước. Viết về các phong tục Tết, lễ hội mùa xuân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc Việt Nam, các tác giả cũng như các tờ báo Tết đều có ý thức trong việc “gạn đục khơi trong”, phê phán hủ tục, ca ngợi những nét đẹp văn hoá, nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đẹp đẽ của toàn dân tộc Việt Nam. 2.3.1.2 Các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Bên cạnh mảng bài viết về phong tục cổ truyền, trên báo Tết cũng xuất hiện bài viết về nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật như: văn học, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu, thời trang, vũ đạo..., đặc biệt là điện ảnh, sân khấu và âm nhạc. - Điện ảnh. Báo Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000, có bài “Phim Việt Nam một góc nhìn” (Vũ Dân) đánh giá, tổng kết chặng đường điện ảnh Việt Nam hơn mười năm kể từ khi đất nước đổi mới, mở cửa đến nay. Thời kỳ đầu là sự “ngự trị” của loại phim “mì ăn liền”, bị phê phán là phim “ra lò theo kiểu chạy bám gót thị hiếu rẻ tiền”. Thời kỳ thứ hai, theo cách gọi của tác giả là “thời kỳ đông lạnh”: “Các hãng phim Nhà nước chủ yếu làm theo tiền được rót theo kế hoạch. Tuy có những phim rất hay và có dư luận sôi nổi như “Những người thợ xẻ”, “Ai xuôi vạn lý”... Nhưng số lượng quá ít ỏi ấy không tạo được một thị trường điện ảnh. Khán giả như bị từ bỏ và họ chỉ còn trông cậy vào các bộ phim nước ngoài”. Tác giả đã lấy dẫn chứng nhiều bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông... trên truyền hình “đã làm người xem quên đi một dòng phim truyền hình Việt Nam mặc dù vẫn túc tắc ra đời”. Mặc dù các nhà quản lý và kinh doanh điện ảnh đã tìm đủ mọi cách để kéo khán giả tới rạp như: giảm giá vé, tu sửa, nâng cấp các rạp, đẩy mạnh quảng cáo...nhưng khán giả vẫn thờ ơ với phim Việt Nam. Thay vì ra đời ồ ạt những bộ phim “ngao ngán” hiện nay, các nhà làm phim cần đầu tư kỹ lưỡng hơn, công phu hơn cho bộ phim của mình. Có như vậy, phim Việt Nam mới lấy lại được lòng tin của khán giả. Đó là lời khuyên của bài viết này dành cho các nhà làm phim. Năm 2000, một sự kiện điện ảnh lớn diễn ra tại Việt Nam: chúng ta tổ chức thành công Liên hoan phim Châu á -Thái Bình Dương tại Hà Nội gặt hái được thành tích lớn nhất từ trước đến nay tại liên hoan phim này, với những giải lớn như: phim truyện nhựa xuất sắc nhất, phim ngắn xuất sắc nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất... Những tên tuổi của Nguyễn Thanh Vân, Lại Văn Sinh, Mai Hoa, Hồng ánh... là niềm tự hào của điện ảnh Việt Nam. Báo Tết Tân Tỵ 2001 có nhiều bài viết giới thiệu, phân tích, đánh giá về sự kiện này cũng như viết về những chân dung điện ảnh này. Nhưng trong bài viết “Điện ảnh Việt Nam bước vào thiên niên kỷ mới: Đường xa gập ghềnh” (Việt Văn - Lao động Tết Tân Tỵ 2001) đã đặt ra vấn đề: tuy gặt hái được thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV576.doc
Tài liệu liên quan