Tài sản cố định vô hình bao gồm chi phí lợi thế thương mại của một công ty được sát nhập. Không có khoản dự phòng giảm giá nào được lập vì chi phí lợi thế thương mại được bảo vệ về mặt pháp lý và nó có một giá trị ít nhất là bằng với giá trị ghi trong kế toán.
"TSCĐ hữu hình khác" bao gồm các trang thiết bị cho việc đặt biển quảng cáo. Chính sách thông thường của công ty là khấu hao các thiết bị này trong thời hạn là 3 năm. Kể từ tháng 6 năm N, công ty đã quyết định thay đổi chính sách khấu hao cụ thể là khấu hao các thiết bị này trong vòng 1 năm. Các loại thiết bị khác (gỗ và khung biển) mua trong niên độ N đã được khấu hao đến 11/12 không theo tỉ lệ với thời gian sử dụng trong cùng một niên độ.
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán và Tư Vấn Tài Chính Quốc Tế KPMG -Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
Càng mở rộng khoảng ước lượng cỡ mẫu cần thiết càng nhỏ đi
3. Kích thước tổng thể
Tổng thể càng lớn thì cỡ mẫu càng cao
Độ phân tán của giá trị các phần tử trong tổng thể
Giá trị các phần tử càng phân tán thì cỡ mẫu yêu cầu càng lớn
Trong việc đánh giá kết quả mẫu, từ sai sót tìm được trong mẫu, kiểm toán viên dự đoán sai sót trong tổng thể ( Sai sót dự kiến), có xem xét đến rủi ro lấy mẫu – tuy không định lượng được rủi ro này. Về lý thuyết có nhiều cách để dự đoán sai sót trong tổng thể, trong đó hai phương pháp được đề nghị sử dụng – theo hướng dẫn của Hiệp Hội kế toán viên công chứng Mỹ – là phương pháp ước lượng tỷ số và phương pháp ước lượng sai biệt.
Khi sai sót ước lượng dự kiến lớn hơn sai sót có thể bỏ qua, kiểm toán viên kết luận rằng tổng thể có khả năng bị sai sót trọng yêu. Ngược lại, khi sai sót dự kiến nhỏ hơn sai sót có thể bỏ qua, kiểm toán viên phải xét đoán xem liệu có thể chấp nhận rằng tổng thể không có sai sót trọng yếu hay không? Sai sót trọng yếu càng gần với sai sót có thể bỏ qua, khả năng sai sót trọng yếu trong tài khoản sẽ càng lớn.
2.1.3. Thực hiện các kỹ thuật kiểm toán và các loại thủ tục có thể thực hiện được trong việc đạt được các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực
* Các kỹ thuật kiểm toán
- So sánh
- Tính toán
- Xác nhận
-Phỏng vấn
- Kiểm tra tài liệu
- Quan sát
- Kiểm kê
* Các thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra chi tiết
- Các thủ tục phân tích
- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
2.2. Quy trình tìm kiếm bằng chứng kiểm toán tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế KPMG khi kiểm toán tại một số doanh nghiệp (Những vấn đề thực tế tồn tại).
2.2.1. Lấy mẫu kiểm toán cho các thủ tục kiểm soát
Bước 1: Xác định mục tiêu của thử nghiệm
Kiểm toán viên mong muốn thử nghiệm sự hiện hữu của thủ tục kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc đối chiếu giữa phiếu nhập và hoá đơn để chuẩn bị cho việc thanh toán tiền mua hàng . Do đó kiểm toán viên sẽ quan tâm đến:
Việc đối chiếu có được thực hiện không?
Sự chính xác của quá trình đối chiếu?
Bước 2: Định nghĩa sai phạm
Kiểm toán viên cho rằng các trường hợp sau đây được xác định là sai phạm:
Hoá đơn không có phiếu nhập
Hoá đơn đính kềm không tương ứng với phiếu nhập
Hoá đơn đính kèm tương ứng với phiếu nhập nhưng số lượng trên hai chứng từ này khác nhau
Bước 3: Xác định tổng thể
Để thực hiện kiểm soát nội bộ đối với các hoá đơn chi mua hàng, đơn vị thực hiện một chứng từ xét duyệt gọi là “ Voucher” và được đánh số thứ tự trước. Phiếu nhập và hoá đơn được đính kèm với mỗi Voucher như những chứng từ gốc, do đó đơn vị để chọn mẫu là Voucher . Giả sử thử nghiệm kiểm soát được thực hiện trước ngày kết thúc niên độ, tổng thể được chọn bao gồm 3600 Voucher của 10 tháng đầu năm.
Bước 4: Xác định phương pháp chọn mẫu
Các Voucher đã được đánh số thứ tự, chúng tôi quyết định sử dụng chương trìng chọn mẫu ngẫu nhiên để đưa ra danh sách số ngẫu nhiên nhằm lựa chọn các phần tử của mẫu
Bước 5: Xác định cỡ mẫu
Trong các cuộc kiểm toán tại đơn vị trong ba năm vừa qua, chúng tôI nhận thấy mức độ sai xót của nghiệp vụ trên lần lượt là: 0.5%; 0.9%; 0.7%. Do để thận trọng chúng tôi chọn EDR là 1%
Chúng tôi nhận thấy các sai phạm trong việc đối chiếu giữa hoá đơn và phiếu nhập có thể dẫn đến việc thanh toán tiền thừa cho khách hàng hoặc thanh toán sai các nghiệp vụ mua hàng và các khoản phải trả. Chúng tối cũng dự định dựa vào thử tục kiểm soát nội bộ này để giảm bớt thử nghiệm cơ bản về các khoản phải trả, hàng tồn kho và giá trị hàng hoá, trên cơ sở sự xem xét đó, chúng tôi quyết định một mức TDR là 4% với ROR là 5%
Căn cứ vào “ Bảng tra mức sai phạm thực tế tối đa ( AUDR) mức rủi ro về độ tin cậy cao (5%)”
Căn cứ vào bảng 3 chúng tôi xác định cỡ mẫu: 156 phần tử
Bước 6: Lựa chọn và kiểm tra các phần tử của mẫu
Chúng tôi tiến hành chọn ra 156 Voucher , kiểm tra các Voucher cùng với các chứng từ gốc ( Hoá đơn, phiếu nhập) để tìm ra các loại sai phạm đã xác định ở bước 2.
Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu.
Khi đánh giá kết quả mẫu chúng tôi không chỉ xem xét số sai phạm thực tế mà còn chú ý đến bản chất của sai phạm. Để làm rõ điều này ta phải xem xét việc đánh giá kết quả đối với ba trường hợp khác nhau về kết quả mẫu sau đây:
Trường hợp 1: Nếu trong mẫu chúng tôi tìm thấy sai phạm và không có bằng chứng nào cho thấy có gian lận trong sai phạm này. Dùng bảng phụ lục 3 ta thấy tương ứng với cỡ mẫu là 150 ( không có cỡ mẫu là 156) và số sai phạm thực tế là 1, mức sai phạm thực tế tối đa AUDR là 3,2% và nhỏ hơn mức sai phạm có thể bỏ qua TDR là 4%. Kiểm toán viên có thể kết luận rằng: chỉ có 5% là mức sai phạm thực sự trong tổng thể lớn hơn 4%. Trường hợp này kết quả mẫu đã làm cho cơ sở độ tin cậy dự kiến của kiểm toán viên vào thủ tục kiểm soát, cũng như sự đánh giá của kiểm toán viên vào thủ tục kiểm soát cũng như sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát
Trường hợp 2: Nếu số sai phạm trong mẫu hiện tại là 3 và cũng không có sai phạm nào thuộc loại gian lận. Dùng bảng phụ lục 3 ta thấy mức AUDR = 5,1% lớn hơn mức TDR = 4%. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy nên giảm độ tin cậy vào thủ tục kiểm soát và gia tăng các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục có liên quan. Đồng thời kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân đãn đến sai phạm cao hơn dự kiến để trong trường hợp cần thiết có thể thông tin cho đơn vị về sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viên cũng có thể chọn phương án gia tăng cỡ mẫu lên với hy vọng là giảm AUDR xuống. Khi cỡ mẫu tăng lên, số lượng sai phạm có thể tìm thấy trong mẫu có thể tăng lên: nhưng nếu sai phạm trong mẫu không tăng lên thì AUDR sẽ giảm xuống. Từ bảng phụ lục 3 , chúng ta có thể lấy một ví dụ minh hoạ cho điều này bằng cách xem xét mức AUDR của 4 cỡ mẫu khác nhau với cùng một mức sai phạm của cỡ mẫu là 2%
Cỡ mẫu
Số sai phạm
tìm thấy
Mức sai phạm của mẫu
AUDR theo bảng phụ lục 3
50
01
22%
9.12%
100
02
2%
6.22%
150
03
2%
5.12%
200
04
2%
4.52%
Như ta thấy ở trên nếu mở rộng cỡ mẫu từ 50 tăng lên 200 và mức sai phạm của mẫu không đổi nghĩa là số sai phạm tìm thấy tăng lên cùng tốc độ với sự gia tăng của cỡ mẫu thì kiểmtoán viên có thể giảm được mức AUDR từ 9,1% xuống còn 4,5%. Nguyên nhân của hiện tượng này là khi cỡ mẫu tăng lên, rủi ro lấy mẫu sẽ giảm xuống nên dẫn đến AUDR sẽ giảm dù mức sai phạm không đổi.
Nếu AUDR giảm xuống và thấp hơn mức TDR kiểm toán vien sẽ cố thể giữ nguyên mức tin cậy dự kiến vào thủ tục kiểm soá tmà không cần phảI mở rộng phạm vi các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên kiểm toán viên sẽ phải cân nhắc giữa chi phí mở rộng cỡ mẫu và chi phí thực hiện các thử nghiệm cơ bản bổ xung, đồng thời tính đến khả năng là việc tăng cường cỡ mẫu không làm giảm được AUDR xuống mức mong muốn. Khi đó các thử nghiệm cơ bản bổ xung vẫn phẩi được thực hiện.
Trường hợp 3: Nếu tìm thấy trong mẫu một hoặc một vài sai phạm có dấu hiệu là một sự cố tình gian lận. Trong trường hợp này, mức độ xuất hiện sai phạm không còn liên quan nữa mà vấn đề là bản chất của sai phạm đó. Kiểm toán viên phải đánh giá ảnh hưởng của phạm vi này đến báo cáo tài chính và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng về loại vi phạm này.
Bước 8 : Lập tài liệu cho các thủ tục lấy mẫu
Các công việc đã được thực hiện trong mỗi bước kể trên cũng như cơ sở để đi đến kết luận cuối cùng được tài liệu hoá bằng hồ sơ kiểm toán
2.2.2. Lấy mẫu cho các thử nghiệm cơ bản
Trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ABC, chúng tôi sử dụng chương trình lấy mẫu biến đổi theo phương pháp ước lượng trung bình để minh hoạ khi kiểm toán một khoản mục cụ thể trên báo cáo tài chính
Bước 1: Xác định mục đích thử nghiệm
Nếu chúng tối muốn thử nghiệm tính chính xác của các khoản phải thu tại công ty ABC , chúng tôi dự định thử nghiệm giá trị sổ sách của khoản phải thu khách hàng bằng cách chọn ra một mẫu các khoản phải thu khách hàng và gửi thư yêu cầu khác hàng xác nhận
Bước 2: Xác định tổng thể
Sổ sách của đơn vị có tất cả 100.000 tài khoản phải thu với tổng trị giá sổ sách là 6.250.000$$
Bước 3: Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán
Chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng trung bình đơn vị
Bước 4: Xác định kích cỡ mẫu
Dựa trên tính trọng yếu, kiểm toán đánh giá mức sai lầm có thể bỏ qua là 364.000$$
Trên cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là yếu kém, chúng tôI nhận thấy phải đặt mức rủi ro phát hiện thấp. Chúng tôi quyết định đặt mức rủi ro chấp nhận sai là 5%, đồng thời dựa trên việc xem xét các chi phí thực hiện thủ tục kiểm toán, chúng tôi dự trù mức rủi ro từ chối sai là 4.6%
Từ các cơ sở trên khoảng ước lượng dự kiến được tính như sau:
Khoảng ước lượng dự kiến =
= = 200.000 $
Hệ số chấp nhận sai và hệ số từ chối sai được tra từ bảng hệ số rủi ro tương ứng với mức rủi ro chấp nhận sai là 5% và mức rủi ro từ chối sai là 4,6% đã nêu trên
Để tính độ lệch chuẩn ược tính của tổng thể, kiểm toán viên chọn một mẫu nhỏ để tính độ lệch chuẩn cảu giá trị sổ sách, về các khoản phải thu trong mẫu và có kết quả là 15USD.
áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
Cỡ mẫu =
= = = 225
Bước 5: quyết định phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên
Các khoản phải thu của đơn vị đều có địa chỉ rõ ràng và không có khoản lớn nào đặc biệt nên chúng tôi quyết định không cần phân tổ mà dùng bảng số ngẫu nhiên để lựa chọn một mẫu ngẫu nhiên.
Bước 6: Chọn lựa phần tử và kiểm tra các phần tử của mẫu.
Chúng tôi gửi thư xác nhận và thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ xung thích hợp
Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu
*Nếu tổng hợp thư xác nhận về 255 khoản phải thu của mẫu cho phép kiểmtoán viên tính được giá trị kiểm toán trung bình là 61$ cho các khoản phải thu và độ lệch chuẩn của mẫu là 15$. Vì độ lệch chuẩn của mẫu bằng độ lệch chuẩn ước tính nên khoản ước lượng điều chỉnh thì bằng với khoảng ước lượng ước tính dự kiến là 200.000$
Giá trị ước lượng của tổng thể được tính như sau:
Giá trị ước lượng của
tổng thể
Giá trị trung
bình mẫu
kiểm toán
=
x
Kích thước tổng thể
= 61$ x 10.000 = 6.100.000$
Như vậy giá trị sổ sách của tổng thể sẽ được so sánh với 6.100.000$ 200.000$ hay nói cách khác kiểm toán viên xem xét xem có nằm trong khoảng từ 5.900.000 đến 6.300.000$ hay không? Trong trường hợp này giá trị sổ sách của tổng thể là 6.250.000$ nằm trong khoảng đang xét, nên kết quả mẫu cho thấy là giá trị khoản phải thu của đơn vị sẽ không có sai sót trọng yếu.
Mức sai sót dự kiến của khoản mục phải thu sẽ là:
6.250.000$ - 6.100.000$ = 150.000$
Kiểm toán viên cần xem xét xem con số này khi phân tích tổng số sai sót xảy ra trong báo cáo tài chính có vượt mức trọng yếu hay không?
*Nếu độ lệch chuẩn của cỡ mẫu là 16$ lúc đó cần phải điều chỉnh lại khoảng ước lượng:
Kích thước tổng thể
Khoảng ước lượng điều chỉnh
=
Sai lầm có thể
bỏ qua
x
Hệ số chấp nhận sai
x
Độ lệch chuẩn của mẫu
-
=
= 189.067$
Giá trị sổ sách của tổng thể bây giờ được so sánh với 6.100.000$,189.067$. Vì giá trị sổ sách là 6.250.000$ nằm trong khoảng [5.910.933$ ; 6.289.067$ ] nên kết quả vẫn chỉ ra rằng số dư tài khoản không chứa đựng một sai lầm trọng yếu.
* Nếu trường hợp nếu giá trị sổ sách của tổng thể rơi ra ngoài khoảng tính được , kiểm toán viên phảI xem xét kỹ có phải thực sự sổ sách của đơ vị có sai sót trọng yếu hay là mẫu được chọn không đại diệh cho tổng thể. Để quyết định được điều này kiểm toán viên sẽ kiểm tra các sai phạm phát hiện được trong mẫu. Nếu có ít sai phạm được tìm thấy, kiểm toán viên có thể phán đoán rằng mẫu không đại diện cho tổng thể. Dựa trên kết quả kiểm tra các sai sót, kiểm toán viên có thể lựa chọn:
- Tăng cường cỡ mẫu để kiểm tra
- Thực hiện một thủ tục kiểm toán khác cho tài khoản
- Làm việc với nhân viên đơn vị để xác định những nguyên nhân sai sót của tài khoản.
Để có cách giải quyết thích hợp, kiểm toán viên cần xem xét bản chất của sai phạm tìm được trong mẫu: Nguyên nhân dẫn đến sai phạm? sai phạm có phải là gian lận hay không? Sai phạm có liên quan gì đến các bộ phân kiểm toán khác hay không?...
Bước 8: Lập tài liệu cho các thủ tục lấy mẫu
Mỗi bước nêu trên phải cũng như cơ sở để đưa ra kết luận tổng quát phải được tài liệu hoá bằng các hồ sơ kiểm toán.
2.2.3. Một số kỹ thuật kiểm toán điển hình khác ( Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán)
Một số tình huống cụ thể được rút ra từ thực tiễn các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
Cuộc kiểm toán tại công ty QT
Chúng tôi đã tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên trong công ty QT. Cụ thể như sau:
Hàng ngày, sau khi đã xem xét thư đến, các hoá đơn của những người cung cấp gửi được chuyển đến phòng “Mua hàng”. Các hoá đơn này sẽ được chuyển cho 7 bộ phận mua khác nhau tuỳ theo nhà cung cấp (mua kim loại, nguyên liệu nhựa,..., các dụng cụ tổng hợp, vận tải) Các hoá đơn liên quan đến tài sản cố định được chuyển đến cho giám đốc phụ trách tài chính; các hoá đơn này được xử lý theo một quy trình trình riêng và sẽ không được đề cập ở đây.
.
Bộ phận mua hàng đối chiếu hoá đơn với các phiếu đặt hàng (BC) đã gửi và nếu có thể đối chiếu với các phiếu giao hàng (BL) đã được người nhận hàng chuyển đến cho họ. Người nhận hàng ghi rõ ngày tháng và ký nhận lên phiếu giao hàng nếu lô hàng giao đúng với các chỉ dẫn trên BL hoặc nêu rõ các sai lệch nếu như hàng giao không đúng với BL.
Nếu như hoá đơn phù hợp với đơn đặt hàng và với hàng giao, bộ phận mua đưa ra một mã số phân tích sử dụng cho kế toán, đóng dấu “phiếu phải thanh toán”, ký tên và chuyển chứng từ này đến phòng kế toán để ghi nhận.
Nếu có chênh lệch giữa hoá đơn và BL và/ hoặc với đơn đặt hàng, bộ phận mua giải quyết vấn đề trực tiếp với người cung cấp có liên quan. Sau khi giải quyết xong, hoá đơn được chuyển đến phòng kế toán để ghi nhận. Theo thống kê, trung bình 2% số lượng hoá đơn được gửi đến là có vấn đề và tranh chấp thường được giải quyết vào tháng tiếp theo của tháng nhận hoá đơn.
Tại phòng kế toán, việc ghi nhận các hoá đơn từ người cung cấp được cô Hạnh tiến hành hàng ngày.
Sau khi kiểm tra hoá đơn, cô Hạnh điền và kẹp một phiếu định khoản vào hoá đơn với những mục sau đây:
- (các) tài khoản ghi nợ;
- Mã số phân tích của lô hàng mua;
- (Các) tài khoản ghi có;
- Ngày tháng;
- Số hiệu nhật ký và số trang nhật ký.
Khi đã được ghi nhận, hoá đơn được chuyển ngay cho bà Trang là người phụ trách khâu “thanh toán người cung cấp”.
Những người cung cấp được thanh toán ngay bằng séc ngân hàng, trừ đi phần chiết khấu được hưởng nếu có.
Sau khi hỏi phòng “Ngân quỹ” về việc chọn ngân hàng thanh toán, bà Trang lập một tờ séc và chuyển nó kèm theo hoá đơn cho ông Quân để kiểm tra và ký nhận.
Sau khi ký, bà Trang gửi séc cho người cung cấp, ghi nhận việc thanh toán và lưu hoá đơn.
Qua cuộc nói chuyện với kế toán trưởng và tìm hiểu thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ. Bằng các biện pháp đánh giá chúng tôi đưa ra một số nhận định và giải pháp sau đây nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
Lập bảng phân tách chức năng của quy trình xử lý các hoá đơn người cung cấp
Phòng ban hữu quan
Kế toán
Chức năng- Nhiệm vụ
Thư tín
Mua hàng
Cô Hạnh
Bà Trang
Ông Quân
Ngân quỹ
Mở và phân phát thư từ
x
Kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn/BC/BL
x
Giải quyết các bất đồng
x
Trao mã số phân tích
x
Trao phiếu phải thanh toán
x
Kiểm tra hoá đơn về mặt số học
x
Định khoản kế toán
x
Hạch toán kế toán
x
Chọn ngân hàng để trả tiền
x
Lập séc thanh toán
x
Ký séc và kiểm tra
x
Hạch toán việc thanh toán
x
Gửi tiền đi để thanh toán
x
Phân loại hoá đơn
x
Lập bản ghi chú
Sau khi nghiên cứu bộ máy kiểm soát nội bộ về xử lý các hoá đơn người cung cấp, chúng ta có những lưu ý dưới đây:
Ưu điểm của hệ thống
- Hệ thống phân tách chức năng hợp lý (xem bảng phân tách);
- Kiểm tra hoá đơn người cung cấp có hiệu quả đảm bảo giữ vững tài sản có và tính có thực của các hoá đơn.
Nhược điểm của hệ thống
- Việc hạch toán hoá đơn được thực hiện sau khi hoá đơn được chuyển tới phòng mua hàng và nếu có bất đồng với nhà cung cấp thì việc hạch toán kéo dài cho tới tháng tiếp theo của tháng nhận được hoá đơn.
- Các hoá đơn nhận được không được đánh số trong nội bộ công ty. Điều này có thể gây ra rủi ro mất dữ liệu và hạch toán sai. Việc hạch toán các hoá đơn người cung cấp có thể không đầy đủ.
Sau khi đánh giá, chúng ta đề xuất việc tổ chức lại hệ thống xử lý hoá đơn như sau:
Ngay khi đến công ty, các hoá đơn này được chuyển ngay cho cô Hạnh ở phòng kế toán.
Cô Hạnh đánh số hoá đơn theo trật tự thời gian đến và ghi chép vào một quyển sổ “hoá đơn nguời cung cấp đến”(ghi chép thủ công hoặc trên máy tính). Cô tiến hành kiểm tra hoá đơn về mặt số học và hạch toán vào kế toán.
Chỉ sau đó, các hoá đơn mới được chuyển đến cho các bộ phận mua để đối chiếu với các phiếu đặt hàng và phiếu giao hàng rồi sau đó lập “ phiếu phải thanh toán”.
Khi được gửi trở lại cho phòng kế toán, cô Hạnh đánh dấu hoá đơn trên sổ “hoá đơn người cung cấp đến” trước khi chuyển cho bà Trang để thanh toán.
Theo định kỳ, cô Hạnh lập một bản kê các hoá đơn chưa được bộ phận mua chuyển lại và gửi cho bà Trang, là người liên hệ trực tiếp với phòng mua hàng để xem xét các tranh chấp tồn tại và các điều kiện thanh toán.
Các bước khác của quy trình sẽ được xử lý như trên:
Trong mô hình mới về xử lý các hoá đơn nhà cung cấp, còn tồn tại vấn đề hạch toán kế toán của mã số phân tích các lô hàng mua. Về vấn đề này, có những biện pháp khác nhau được dự kiến:
- Bộ phận mua chuyển một bản sao của phiếu đặt hàng có kèm theo mã số phân tích cho cô Hạnh là người sẽ nhập mã số phân tích khi nhận hoá đơn trong kế toán tổng hợp;
- Bộ phận mua có thể tham gia vào việc hạch toán hoá đơn và bổ sung mã số phân tích này khi hạch toán (như vậy ở đây phát sinh vấn đề phân tách chức năng quản lý việc hạch toán giữa hai phòng ban);
- Số hiệu phân tích được cô Hạnh hạch toán chỉ khi hoá đơn được gửi trở lại, tức là sau khi bộ phận mua đã kiểm tra và đưa ra chỉ dẫn.
Cách tổ chức mới này cho phép đảm bảo tính đồng bộ trong việc hạch toán các hoá đơn và làm cho việc kiểm tra dễ dàng hơn nhờ việc đánh số thứ tự các chứng từ.
Ngoài ra, chúng ta cũng đề xuất bút toán kết toán quá trình này và in vào một quyển sách hướng dẫn hay vào một sổ hướng dẫn các thủ tục.
Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty "L'affichage express"
Vào tháng một năm N + 1, chúng tôi được mời để thực hiện một cuộc kiểm toán đầy đủ cho công ty "L'affichage express". Cổ đông chính của "L'affichage express" là tổng công ty "Presse et Documentation" (chiếm 70,95% vốn công ty) là người yêu cầu thực hiện cuộc kiểm toán này. "Presse et Documentation" (trụ sở đóng tại …) mong muốn thu được ý kiến cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh mà tổng giám đốc của "L'affichage express", ông Lê Triệu Dũng thông báo cho niên độ N-1 và N.
Công ty mà chúng tôi tiến hành kiểm toán các báo cáo tài chính hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo bằng áp phích, trên các biển quảng cáo. Địa điểm đặt biển quảng cáo được các bên thứ ba cho thuê và khoảng không trên các tấm biển của affichage express được bán lại cho các hãng quảng cáo hay các doanh nghiệp.
Việc cho thuê không gian trên biển quảng cáo có thể được thực hiện theo thời hạn ngắn, 15 ngày hay một tháng, hay theo định kỳ là 3 năm (hợp đồng lưu giữ dài hạn). Trong trường hợp dài hạn này, khách hàng phải thanh toán theo nguyên tắc 60% cho năm đầu tiên, 20 % cho năm thứ hai và 20% còn lại cho năm thứ ba.
Việc thuê địa điểm của các hộ tư nhân để quảng cáo được thực hiện trong nhiều năm. Tiền thuê địa điểm được trả trước cho mỗi năm.
Hoạt động của các văn phòng này được kiểm soát bởi một Ban lãnh đạo đặc biệt, chuyên thực hiện các cuộc kiểm tra liên quan đến thứ tự đặt áp phích cũng như về mặt quản lý. Số lượng nhân viên của công ty này là 325 người.
Công việc mà chúng tôi phải thực hiện đã tuân thủ toàn bộ các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung.
Sau khi xem xét sơ bộ, cúng tôi đã lập một ngân sách cho công việc của mình. Ngân sách này đã được tổng giám đốc của tập đoàn "Presse et Documentation", ông Vũ Quang Thịnh chấp thuận. Công việc kiểm toán của chúng tôi được bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và lập một chương trình làm việc. Các trợ lý của chúng tôi đã soạn ra các giấy làm việc để chỉ ra các bước kiểm tra mà họ đã thực hiện.
Theo như đã thoả thuận với ông Thịnh là người thường đọc các báo cáo kiểm toán, báo cáo của chúng tôi sẽ là một báo cáo kiểm toán dạng thông thường nghĩa là đưa ra một ý kiến về tính trung thực và hợp pháp của các báo cáo tài chính và có kèm theo những chú thích về báo cáo tài chính.
Để thảo ra được báo cáo này, chúng tôi có trong tay những tài liệu sau:
Bảng cân đối kế toán tại ngày 30/12/N
Giá trị gộp
Dự phòng/Khấu hao
Giá trị thuần
Tài sản
Tài sản cố định vô hình
1 474 879
-
1 474 879
Tài sản cố định hữu hình
Đất
111.526
-
111 526
Nhà xưởng
1 895 569
751 549
1 144 020
Máy móc thiết bị
109 372
50 566
58 806
Tài sản cố định hữu hình khác
11 789 915
7 697 892
4 092 023
13 906 382
8 500 007
5 406 375
Đầu tư tài chính dài hạn
Cho vay dài hạn
618 728
-
618 728
Chứng khoán tham dự
1 212 327
119 628
1 092 699
Các giá trị cố định khác
13 219
600
12 619
1 844 274
120 228
1 724 046
Tài sản lưu động
Tồn kho
842 618
221 919
620 699
Khách hàng và các tài khoản có liên quan
15 784 388
1 086 199
14 698 189
Phải thu khác
2 238 741
4 380
2 234 361
Tiền mặt
1 772 798
-
1 772 798
20 638 545
1 312 498
19 326 047
Chi phí ghi nhận trước
728 460
728 460
Tổng tài sản
28 659 807
Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Vốn
4 920 100
Lãi do phát hành cổ phiếu
252 600
Quỹ dự trữ theo pháp luật
492 010
Quỹ dự trữ theo quy định
160 454
Dự trữ khác
2 137 890
Lãi chưa phân phối của năm trước
437 516
Kết quả niên độ
2 210 962
Dự phòng theo quy định
640 860
11 252 392
Dự phòng rủi ro và chi phí
Dự phòng rủi ro
600 000
Dự phòng điều chỉnh thuế
294 078
894 078
Nợ
Nhà cung cấp
7 755 812
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3 458 479
Phải trả phải nộp khác
2 307 395
13 521 686
Tài khoản điều chỉnh
2 991 651
28 659 807
Báo cáo kết quả kinh doanh
của niên độ kết thúc vào ngày 30/12/N
Bên nợ
Chi phí sản xuất kinh doanh
Mua hàng
945 581
Biến động hàng tồn kho
Chi phí dịch vụ mua ngoài
23 502 446
Thuế, phí và lệ phí
656 668
Chi phí nhân công
14 075 809
Chi phí khấu hao TSCĐ
2 619 403
Chi phí dự phòng
408 892
Chi phí khác
64 980
Chi phí tài chính
196 693
Chi phí bất thường
Giá trị các tài sản nhượng bán
1 829 372
Chi phí dự phòng ngoài sản xuất kinh doanh
568 849
Chi phí bất thường khác
6 603
phần tham gia của nhân viên vào thành quả của công ty
(quỹ trích thưởng)
117 550
Thuế lợi tức
1 999 114
Kết quả thuần
2 210 962
Tổng bên nợ
49 024 266
Bên có
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
46 562 504
Thu nhập khác
270 582
Hoàn nhập dự phòng và chuyển chi phí
215 625
Thu nhập tài chính
71 802
Thu nhập bất thường
- nhượng bán tài sản
1 710 315
- thu nhập khác
25 440
- hoàn nhập dự phòng ngoài kinh doanh và chuyển chi phí
16799
49 024 266
I - Khái quát chung
A - Phân tích các hệ thống và kiểm tra cách vận hành
a) Các bước phân tích đã thực hiện :
Một bước phân tích hoàn chỉnh về hai chu trình cơ bản đã được thực hiện :
- thuê địa điểm (thuê mua) - xuất quỹ
- bán dịch vụ - lập hoá đơn - nhập quỹ.
Tiến hành một bước phân tích rút gọn hơn đối với các chu trình khác: mua, tiền lương, mua sắm tài sản cố định
Phiếu câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đã được điền đầy đủ
Bộ phận kiểm soát của Hãng quảng cáo đã tiến hành xem xét lại công việc.
b) Các bước kiểm tra vận hành của hệ thống đã được thực hiện cho toàn niên độ và không có một sai sót lớn nào được phát hiện tại các văn phòng giao dịch cũng như tại trụ sở chính. Các kiểm tra chi tiết đã được tiến hành đối với tất cả các mặt yếu kém được nêu ra. Không có một ảnh hưởng nào gây hậu quả đến các kết quả dự kiến trong năm.
c) Kết luận chung
Các mặt yếu kém đã được nêu ra trong thư gửi ban giám đốc, tuy nhiên nhìn chung là Hãng có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt.
Chương trình làm việc đã được lập trên cơ sở các mặt mạnh và mặt yếu đã nêu.
B - Kiểm soát chung
1 - Kiểm tra các biên bản cuộc họp của Hội đồng quản trị trong năm hiện tại và 3 năm trước.
- Tất cả các đại hội cổ đông dự kiến theo quy chế được tổ chức một cách đều đặn.
- Các cổ đông hay Hội đồng quản trị đã phê duyệt tất cả các giao dịch quan trọng.
2 – Ông Trương Quang Trung làm việc tại bộ phận thuế của văn phòng kiểm toán đã tiến hành kiểm tra tình hình thuế của hãng quảng cáo (xem đoạn 7 của phần II dưới đây).
Rủi ro lớn về thuế liên quan đến khấu hao trang thiết bị lắp đặt áp phích đã được thông báo.
- Kiểm tra các hiệu chỉnh sau lần kiểm tra thuế gần nhất : một khoản dự phòng là 294000 nghìn đồng đã được lập trong các tài khoản tại ngày 30/11/N
- Cơ quan thuế có khả năng kiểm tra lại sổ sách kế toán của công ty thuộc niên độ kết thúc ngày 30/11/N về các khoản thuế lợi tức và kể từ ngày 1/8/N là kiểm tra về thuế doanh thu.
Phiếu câu hỏi về thuế đã được điền và được cài vào hồ sơ thường trực.
3 - Một cách tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36887.doc