Đề tài Vấn đề Bảo hiểm hoả hoạn và Gián đoạn kinh doanh

1. Công tác khai thác 31

1.1 . Tuyên truyền quảng cáo và tiếp cận khách hàng 31

1.2. Giấy chứng nhậnbảo hiểm 32

1.3. Đánh giá rủi ro 33

1.4. Bổ sung, sửa đổi tài sản bảo hiểm 34

1.5. Theo dõi tình hình thu phí 34

1.6. Hoa hồng 34

2. Giám định và bồi thường tổn thất 35

2.1 . Giám định tổn thất 35

2.2 . Công tác bồi thường 36

3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 39

3.1 . Các biện pháp phòng cháy 40

3.2 . Công tác chữa cháy 40

III. Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty Bảo hiểm Hà Nội. 41

1. Quá trình triển khai và phát triển nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở Bảo Việt nói chung và ở công ty Bảo hiểm Hà Nội nói riêng 41

Bảng1: Giá trị tài sản được bảo hiểm và số tiền phí bảo hiểm 41

2. Đánh giá kết quả hoạt động của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn thời gian từ 1996 - 2000 tại công ty Bảo hiểm Hà Nội 42

2.1 . Tình hình khai thác và doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn của công ty Bảo hiểm Hà Nội 42

2.2 . Công tác giám định và bồi thường tổn thất 47

2.3 . Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 49

2.4 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty bảo hiểm Hà Nội 51

2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 51

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề Bảo hiểm hoả hoạn và Gián đoạn kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an, Cảnh sát chữa cháy, Thuế vụ, Chính quyền sở tại, Kiểm toán. Căn cứ vào biên bản giám địng này người bảo hiểm dự trù số tiền bồi thường một lần hay nhiều lần cho người tham gia bảo hiểm. Thông thương, công tác giám định được chia thành các bước như sau: Bước 1: Sau khi nhận được thông báo xảy ra thiệt hại, công ty báo hiểm chọn và cử nhân viên giám định có trách nhiệm, có trình độ, kinh nghiệm đúng đối tượng và nhiệm vụ đến ngay hiện trường làm công tác giám định và lập biên bản giám định. Bước 2: Đến hiện trường, nơi xảy ra hoả hoạn để giám định. Bước này cần phải thực hiện các công việc như sau: Xác định thời gian xảy ra tổn thất. Địa điểm xảy ra tổn thất có gì bị xáo trộn, đặc biệt không? Tìm ra nguyên nhân gây tổn thất. Đây là công việc khó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các lực lượng như: Công an, Đội cứu hoả, Chính quyền sở tại. Thu thập thêm một số thông tin liên quan đến vụ hoả hoạn, nếu có chứng cứ càng tốt. Ngoài ra, giám định viên còn phải phán đoán thời gian, nguyên nhân hoả hoạn và những vấn đề có liên quan để giúp quá trình điều tra được nhanh chóng và chính xác hơn. Bước 3: Tính toán mức độ thiệt hại trong từng đơn vị rủi ro và tất cả các đơn vị rủi ro được bảo hiểm. Khi tính toán xong phải xin ý kiến của lãnh đạo công ty để chuẫn bị bàn bạc thống nhất với người tham gia bảo hiểm và cơ quan chức năng có liên quan. Bước 4: Sau khi thoả thuận giữa các bên đẫ xác định được mức độ thiệt hại thực tế, nguyên nhân gây ra thiệt hại, thời điểm xảy ra hoả hoạn, thì giám định viên lập biên bản giám định. Biên bản này phải có đầy đủ chử ký của các bên. Căn cứ vào biên bản giám định, công ty bảo hiểm xét bồi thường cho người tham gia. . Công tác bồi thường Bồi thường là trách nhiệm của người bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm và đây cũng chính là quyền lợi của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm mong muốn được bồi thường nhanh chóng để khắc phục rủi ro tổn thất khôi phục kinh doanh của mình. Bồi thường cũng thể hiện chất lượng của sản phẩm bảo hiểm do đó người bảo hiểm muốn cạnh tranh tốt với các công ty khác thì phải chú ý đến khâu bồi thường sao cho nhanh chóng, thoả mãn với yêu cầu của khách hàng nhưng phải đãm bảo được kinh doanh có lợi cho công ty. Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn, người ta căn cứ vào biên bản giám định để xét bồi thường. Quá trình bồi thường được chia làm các bước như sau: Bước 1: Nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm thống nhất với nhau về thủ tục bồi thường như: dùng đồng tiền nào để bồi thường, bồi thường làm mấy lần, người nhận bồi thường là ai… Bước 2: Tiến hành bồi thường trực tiếp cho người tham gia theo hợp đồng đã ký. Bước 3: Khi xác định số tiền bồi thường, nếu có mức miễn thường phải công bố công khai một lần nữa trong hội nghị xét bồi thường, hạn chế tối đa sự nghi ngờ, khiếu nại, kiện cáo. thông thường, công ty bảo hiểm thực hiện một trong hai phương pháp bồi thường sau: Bồi thường theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm: Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại x (Số tiền bảo hiểm/ Giá trị bảo hiểm) Phương pháp này chỉ áp dụng cho người tham gia bằng giá trị bảo hiểm trở xuống. áp dụng phương pháp này tránh cho nhà bảo hiểm phải chịu những phiền toái về kiện cáo, khiếu nại đồng thời ngăn ngừa được đầu cơ và lợi dụng, trục lợi của người được bảo hiểm. + Trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường ngang bằng với giá trị thiệt hại. + Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trườnglớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm theo đánh giá thì số tiền bồi thường là: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x (Giá trị tài sản tham gia bảo hiểm/ Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất) + Nếu tài sản tại thời điểm tài sản bị phá huỷ hay hư hại trong khi được bảo hiểm mà tài sản đó đưọc bảo hiểm bằng một hợp đồng khác thì trách nhiệm của người bảo hiểm trong bát kỳ trường hợp nào cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỷ lệ. Cụ thể: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x (Giá trị tài sản đánh giá khi tham gia bảo hiểm / Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất) x Tỷ lệ bảo hiểm. Giá trị tổn thất thực tế được xác định như sau: Đối với nhà cửa: cơ sở để tính số tiền thiệt hại chính là chi phí sửa chữa. Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác: Nếu còn sửa chữa được thì cơ sở tính thiệt hại là chi phí sửa chữa, nếu không thì đó là chi phí mua mới. Đối với thành phẩm: cơ sở tính giá trị thiệt hại là giá thành sản xuất. Nếu giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường, sản phẩm đã bán nhưng chưa giao hàng thì cơ sở tính thiệt hại là giá bán. Đối với bán thành phẩm: cơ sở tính thiệt hại là chi phí sản xuất tính đến thời điểm sản xuất. Đối với hàng hoá dự trử trong kho và cửa hàng: thì cơ sở tính thiệt hại là giá mua (theo hoá đơn mua hàng) mà người được bảo hiểm đã trả chứ không phải là giá bán. Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí: Có một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm không đủ tiền nộp đầy đủ mức phí đã ấn định. Vì vậy, không may tổn thất xảy ra số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính toán như sau: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x (Phí bảo hiểm đã đóng/Phí bảo hiểm lẻ ra phải đóng) Hồ sơ bồi thường gồm có: + Giấy thông báo tổn thất + Biên bản giám định thiệt hại của công ty bảo hiểm + Biên bản giám định vụ tổn thất của cảnh sát phòng cháy chữa cháy + Biên bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại Thời hạn thanh toán bồi thường: Công ty sẽ tiến hành bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối bồi thường mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như người được bảo hiểm đã được chấp nhận việc từ chối. Thời hạn để người được bảo hiểm đòi bồi thường thiệt hại thuộc phạm vị trách nhiệm là một năm kể từ ngày tổn thất xảy ra. Quá thời hạn trên , công ty bảo hiểm không có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Bước 4: Khiếu nại sau bồi thường: Sau khi bồi thường, nếu gặp những trường hợp khiếu nại, kiện cáo về mặt pháp lý công ty bảo hiểm phải chấp nhận giải quyết nhưng để giải quyết thoả đáng bao giờ cũng phát sinh một số chi phí có liên quan. Về nguyên tắc bên nào thua kiện thì bên đó phải chịu các chi phí này. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Mục đích của bảo hiểm hoả hoạn không chỉ là bồi thường, ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm mà còn nhằm hạn chế các vụ hoả hoạn cũng như hậu quả của chúng. Muốn đạt được mục đích đó, các Công ty bảo hiểm phải phối hợp với người tham gia bảo hiểm và cảnh sát phòng cháy chữa cháy cùng tiến hành công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. . Các biện pháp phòng cháy Mục tiêu của công tác phòng cháy là đề phòng hoả hoạn phát sinh, ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra hoả hoạn. Hiện nay có hai biện pháp phòng cháy là phòng cháy bằng thiết kế xây dựng và sử dụng các biện pháp quản lý. Phòng cháy bằng thiết kế xây dựng: nhằm cách ly các vật dể cháy với nguồn lửa. Các nguồn lửa có thể phát sinh từ các thiết bị toả nhiệt, bếp lò sấy, lò sưởi, các thiết bị điện… do vậy, việc thiết kế xây dựng cần lưu ý tới việc bố trí các phòng ban, kho, phân xưởng cũng như các thiết bị nội thất một cách hợp lý, đảm bảo độ an toàn cao. Các biện pháp quản lý: thực hiện các biện pháp quản lý là trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm. Dựa vào các quy định phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước và địa phương, các giám đốc, thủ trưởng đơn vị cần đề ra nội quy, biện pháp phòng cháy chữa cháy cho cơ sở của mình đồng thời có kế hoạch giáo dục, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các nội quy phòng cháy chữa cháy cũng như các tiêu chuẫn về an toàn trong lao động, sản xuất… Cùng với cảnh sát phòng cháy chữa cháy công ty bảo hiểm sẽ hướng dẫn người tham gia bảo hiểm thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy ở các khu vực dể xảy ra rủi ro, đề nghị họ có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời và hợp lý. . Công tác chữa cháy Trước hết, cần trang bị các phương tiện thiết bị báo cháy để xác định vùng xảy ra cháy nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Thành lập các đội cứu hoả ở các đơn vị cũng như trang bị các phương tiện dập lửa thì mới đảm bảo chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. Các công ty bảo hiểm qua việc tham quan các cơ sở yêu cầu họ không những thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy mà còn phải trang bị các thiết bị chữa cháy cần thiết. Khi có rủi ro hoả hoạn xảy ra, ngoài việc thông báo cho Cảnh sát chữa cháy, Công ty bảo hiểm… người tham gia phải tích cực cùng với những người khác tham gia chữa cháy ngăn ngừa đám cháy lây lan sang các vùng khác nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty Bảo hiểm Hà Nội. Quá trình triển khai và phát triển nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở Bảo Việt nói chung và ở công ty Bảo hiểm Hà Nội nói riêng Tại Bảo Việt cũng như các công ty bảo hiểm khác, các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm hàng hải và phi hành hải đã được tiến hành từ lâu và đã trở thành nghiệp vụ truyền thống. Mãi đến ngày 17/1/1989 Bảo Việt mới chính thức triển khai trong cả nước nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn và gián đoạn kinh doanh sau cháy theo quyết định số 06/TC-QĐ của Bộ tài chính. Sau một năm (1990) có 16 công ty ở 16 tỉnh thành bắt đầu triển khai nghiệp vụ và tổng giá trị lên tới 6200 tỷ đồng. Đây là nghiệp vụ có giá trị ban đầu lớn nhất. Đến nay, Bảo hiểm hoả hoạn đã được triển khai khắp trong cả nước. Trong năm 1991 số Đơn bảo hiểm hoả hoạn cấp ra mới chỉ 413 đơn đến năm 1994 con số này đã lên đến 2000. Giá trị tài sản được bảo hiểm và số phí bảo hiểm thu được thể hiện qua bảng sau: Bảng1: Giá trị tài sản được bảo hiểm và số tiền phí bảo hiểm Đơn vị: tỷ đồng Năm Giá trị tài sản được bảo hiểm Số tiền phí bảo hiểm 1991 1000 4,5 1992 4000 10,2 1993 7000 21,3 1994 14000 32,9 (Nguồn số liệu hướng dẫn nghiệp vụ BHHH, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam) Qua bảng số liệu trên cho thấy, Giá trị bảo hiểm và số phí bảo hiểm ngày một tăng lên về số tuyệt đối, số liệu này cũng chứng tỏ nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, Bảo Việt cũng đã phải chi trả bồi thường nhiều vụ cháy lớn như công ty Giầy Hiệp Hưng 14 tỷ đồng, chợ Đồng xuân gần 10 tỷ đồng, công ty Dược Đồng Tháp gần 4,5 tỷ đồng, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Sông Bé gần 18 tỷ đồng… Có thể nói rằng, Bảo hiểm hoả hoạn đã dần dần trở thành tập quán của người Việt Nam, đáp ứng được những đòi hỏi tất yếu của xã hội và ngày càng củng cố vững chắc vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu chung của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đánh giá kết quả hoạt động của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn thời gian từ 1996 - 2000 tại công ty Bảo hiểm Hà Nội Trải qua 11 năm hoạt động của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty Bảo hiểm Hà Nội, với mục tiêu là: Thoả mãn tối đa các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng về loại hình bảo hiểm hoả hoạn, khuyến khích, tác động tạo ra những nhu cầu mới… Bằng sự cố gắng nỗ lực của công ty và đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ làm công tác khai thác, kết quả hoạt động của nghiệp vụ này qua các năm ngày một cao hơn, khẳng định được vị trí của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn trong công ty Bảo hiểm Hà Nội hiện nay. Điều này được chứng tỏ qua các phần sẽ trình bày dưới đây. . Tình hình khai thác và doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn của công ty Bảo hiểm Hà Nội Công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước, mỗi năm mang lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt đông kinh doanh bảo hiểm. Kinh tế phát triển cộng với sự quản lý theo hướng thị trường đã làm cho nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm tăng. Cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo của công ty cũng như các cán bộ trong công tác Bảo hiểm hoả hoạn nên kết quả của nghiệp vụ này ngày càng cao. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn năm 1995- 2000 Năm Các chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 1. .Số đơn vị tham gia Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Đ.vị Đ.vị % 211 - - 284 73 134,60 332 48 116,90 382 50 115,06 375 -7 98,10 2. .Số tiền bảo hiểm Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tr.đ Tr.đ % 2.612.705 - - 2.804.773 192.068 107,35 3.202.146 397373 114,17 5821500 2 619 454 181,8 5272300 -549200 90,57 3.Doanh thu phí bảo hiểm Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tr.đ Tr.đ % 6098 - - 7183 1085 117,79 8191 1008 114,03 11 643 3452 142,14 7908 -3735 67,92 4..Số tiền bảo hiểm bq/1 đơn vị Tr.đ 12.382,49 9875,96 9645,02 15329,53 14059,47 5..Doanh thu phí bảo hiểm bq/1 đvị Tr.đ 28,90 25,20 24,67 30,64 21,09 (Nguồn số liệu : Phòng Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt Công ty bảo hiểm Hà Nội ) Qua bảng 2, cho thấy số lượng các đơn vị tham gia bảo hiểm năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Nếu như năm 1996 chỉ có 211 đơn vị tham gia thí sang năm 1997 là 284 đơn vị tham gia với tốc độ tăng là 34,6% tức là tăng 73 đơn vị. Sở dĩ năm 1996 chỉ có 211 đơn vị tham gia là vì vào thời điểm này có các công ty bảo hiểm khác ra đời như Bảo Long, Bảo Minh… ra đời được một năm nên khách hàng của Bảo Việt bị san sẻ . Năm 1998 có 332 đơn vị tham gia tăng 48 đơn vị so với năm 1997, tốc độ tăng giảm xuống còn 16,9%. Năm 1999 số đơn vị tham gia là 382 đơn vị tăng so với năm 1998 là 50 đơn vị tương ứng với tốc độ tăng là 15,06%. Đến năm 2000 số đơn vị tham gia là375 đơn vị giảm so với năm 1999 là 7 đơn vị tương ứng giảm 2,9% so với năm 1999. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 361,8 đơn vị tham gia. Qua đó cho thấy công tác khai thác của công ty trong nghiệp vụ này được đẩy mạnh, số lượng khách hàng ngày càng nhiều. Bước đầu có thể đánh giá rằng, tình hình khai thác nghiệp vụ này ở công ty Bảo hiểm Hà Nội là tốt, công ty luôn mở rộng phạm vị tiếp cận và khai thác khách hàng. Để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn thì cần phải xem xét qua số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm hàng năm tăng lên rất mạnh, phản ánh đúng với số tăng của các đơn vị tham gia. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8,3%. Năm 1996 số tiền bảo hiểm là 2804773 triệu đồng nhưng sang năm 1997 thì số tiền bảo hiểm là 2804773 triệu đồng tức tăng 192068 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,35% so với năm 1996. Sở dĩ như vậy là do năm 1997 là năm khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Năm 1998 do ảnh hưởng hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của năm 1997 nhưng số tiền bảo hiểm thu được lại tăng so với năm 1997 là 3202146 triệu đồng tương ứng tăng 14,17%. Đặc biệt năm 1999, số tiền bảo hiểm tăng mạnh 5821500 triệu đồng tăng 2619454 triệu đồng so với năm 1998, tức tăng 81,8%. Điều này thể hiện giá trị tham gia bảo hiểm ngày càng lớn tập trung chủ yếu vào các đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 2000, số tiền bảo hiểm giảm xuống còn 5272300 triệu đồng, giảm so với năm 1999 là 549200 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng giảm 9,43% so với năm 1999. Nhưng nhìn chung, số tiền bảo hiểm bình quân trên một đơn vị lại có xu hướng giảm dần từ năm 1996 đến 1998, và lại tăng mạnh vào năm 1999. Qua đó có thể thấy rằng kết quả đó đạt được là nhờ sự cố gắng phấn đấu vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên chức của công ty ở phòng cháy. Vấn đề đáng quan tâm ở đây không chỉ là số lượng các đơn vị tham gia bảo hiểm và số tiền bảo hiểm qua các năm ngày một tăng, mà doanh thu của nghiệp vụ đã tăng lên một cách đáng kể. Đây là một kết quả đáng mừng và đáng khích lệ của công ty bảo hiểm Hà Nội. Năm 1996 doanh thu phí bảo hiểm là 6098 triệu đồng. Lúc này trên địa bàn Hà Nội thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục sôi động và có phức tạp hơn. Các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài hệ thống Bảo Việt đã tăng cường triển khai các nghiệp vụ với nhiều hình thức tiếp thị và chính sách ưu đãi có lợi với khách hàng mà lại tập trung ở những khách hàng có tiềm năng khai thác. Thêm vào đó, ngay từ đầu năm 1996 Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 76/TC về việc quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm, văn bản này có tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức triển khai nghiệp vụ. Trước tình hình trên, Ban giám đốc đã tập trung chỉ đạo kịp thời cho các đơn vị trong công ty quyết tâm bám sát khách hàng để giữ vững địa bàn với phương châm “ Củng cố địa bàn đi đôi với việc mở rộng địa bàn và không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ và chất lượng phục vụ”. Vì vậy, năm 1996 doanh thu phí tăng mạnh. Năm 1997 doanh thu phí bảo hiểm đạt 7183 triệu đồng tăng 1085 triệu đồng so với năm 1996 nhưng tốc độ tăng chỉ có 17,79%. Như vậy, do trong năm này có khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên doanh thu phí bảo hiểm chưa có tốc độ tăng cao. Năm 1998 doanh thu đạt 8191 triệu đồng tăng 1008 triệu đồng so với năm 1997, tương ứng với tốc độ tăng là 14,03%. Đáng chú ý hơn cả là năm 1999 doanh thu phí tăng vọt lên 11643 triệu đồng, tức tăng 3452 triệu đồng so với năm 1998 tương ứng với tốc độ tăng là 42,14%. Đây là năm mà cán bộ khai thác chịu khó lặn lội, bám sát thị trường, bám sát khách hàng, chăm lo khách hàng hơn cả chăm người thân, gây được quan hệ thân thiết với khách hàng. Công ty có chính sách khách hàng hợp lý, đặc biệt là những khách hàng lớn, thể hiện trên các mặt ưu đãi về phí bảo hiểm, về tiền thưởng không có tổn thất hoặc có tổn thất nhưng mà ít, về chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, về việc bồi thường… Nhưng đến năm 2000 doanh thu của nghiệp vụ này giảm xuống còn 7908 triệu đồng, giảm so với năm 1999 là 3735 triệu đồng, tương ứng giảm 32,08% so với năm 1999. Để khắc phục tình trạng giảm doanh thu của năm 2000 và kinh doanh có hiệu quả nghiệp vụ này thì công ty cần tích cực hơn nửa và có phương pháp mới và hữu hiệu trong công tác triển khai nghiệp vụ này. Bảng 3: Tình hình chi hoa hồng nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty bảo hiểm Hà Nội năm 1995- 2000 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Số chi hoa hồng Triệu đồng 548,82 647,07 737,19 1047,87 711,72 Lượng tăng tuyệt đối Triệu đồng - 98,25 90,12 310,68 -336,15 Tỷ lệ tăng trưởng % - 17,90 13,92 42,14 -32,08 (Nguồn số liệu phòng Bảo hiểm hoả hoạn) Qua bảng số liệu trên cho thấy, công ty rất chú trọng đến vấn đề hoa hồng. Hàng năm số chi hoa hồng tăng lên đáng kể, phản ánh số lượng tham gia và giá trị tài sản đơn vị tham gia bảo hiểm hoả hoạn ngày một tăng. Chi hoa hồng năm 1996 là 548,82 triệu đồng nhưng đến năm 1997 là 647,07 triệu đồng tăng 98,25 triệu đồng tương ứng tăng 17,90%. Đến năm 1998 tỷ lệ tăng trưởng là 13,92 có phần giảm đị mặc dù mức chi hoa hồng có tăng, số chi hoa hồng là 647,07 triệu đồng. Năm 1999 chi hoa hồng tăng mạnh 310,68 triệu đồng so với năm 1998 với tỷ lệ tăng trưởng là 42,14%. Năm 2000 chi hoa hồng 711,72 triệu đồng giảm mạnh so với năm 1999 là 336,15 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn năm 2000 triển khai chưa được tốt, công ty bảo hiểm Hà Nội cũng như phòng cháy cần phải có chính sách đổi mới phù hợp hơn trong khâu khai thác để đảm bảo hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này. Qua đây cũng có thể khẳng định thêm rằng, nhìn chung công ty đã thực hiện tốt khâu khai thác trong nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn. Theo như phân tích ở trên, có thể thấy rõ công tác khai thác bảo hiểm hoả hoạn luôn có xu hướng tiến bộ đi lên và có khả quan. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là kết quả mong muốn, con số đó vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng đang có. Vì vậy, công ty bảo hiểm Hà Nội cụ thể là phòng Bảo hiểm hoả hoạn cần phải đề ra các phương án cụ thể để có thể chiểm lĩnh thị trường. . Công tác giám định và bồi thường tổn thất Công tác giám định và bồi thường chính xác nhanh chóng có ý nghĩa rất quan trọng nó là phương pháp tốt nhất để tạo ra sự tín nhiệm của khách hàng vào công ty. Nhìn chung công tác giám định và bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ hoả hoạn được đảm bảo. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình bồi thường của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty bảo hiểm Hà Nôi năm 1996- 2000 (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền bồi thường Tr.đ 3220,6 451,215 2437,3 659 447,597 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tr.đ - -2769,385 1986,085 -1778,3 -211,403 Tỷ lệ tăng trưởng % - -85,99 440,16 -72,96 -32,08 ( Nguồn số liệu: phòng cháy của công ty bảo hiểm Hà Nội) Năm 1996 số vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty là 6 vụ, với số tiền bồi thường là 3220,6 triệu đồng, số vụ đã giải quyết bồi thường trong năm là 2 vụ. Trong đó, tập trung chính vẫn là giải quyết bồi thường hậu quả vụ cháy chợ Đồng Xuân năm 1995 để lại. Năm 1997 tổng số tiền bồi thường giảm rất nhiều so với năm 1996, cụ thể là có 2 vụ tổn thất phát sinh trong năm và 4 vụ của năm 1996 để lại, đã giải quyết bồi thường trong năm là 4 vụ, với số tiền bồi thường là 451,215 triệu đồng, giảm so với năm 1996 là 2769,451 triệu đồng. Có thể do công ty làm tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, vẫn còn 2 vụ chưa giải quyết xong phải chuyển sang năm 1998 để giải quyết. Năm 1998 tổng số tiền bồi thường lại tăng lên rất lớn so với năm 1997, cụ thể có 4 vụ tổn thất phát sinh trong năm, 2 vụ tồn đọng của năm 1997 đã giải quyêt được 5 vụ còn lại 1 vụ chuyển sang năm 1999 giải quyết tiếp. Với số tiền bồi thường là 2437,3 triệu đồng. Tăng so với năm 1997 là 1986,085 triệu đồng tương ứng tăng 440,16% so với năm 1997. Nhưng nhìn chung, các vụ cháy lớn năm 1998 có xu hướng tăng lên. Điều đó lưu ý công ty cũng như phòng cháy cần tích cực hơn nữa trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Năm 1999 do kết quả của năm 1998 số tiền bồi thường tăng lên quá lớn, nên công ty đã rút ra được kinh nghiêm và có phương pháp phòng cháy hữu hiệu dẫn đến số tiền bồi thường chỉ còn 659 triệu đồng, giảm so với năm 1998 là 1778,3 triệu đồng. Năm 2000 số vụ cháy phát sinh trong năm là 2 vụ tồn đọng của năm 1999 để lại là 2 vụ, đã giải quyết được toàn bộ các vụ tổn thất với tổng số tiền bồi thường là 447,597 triệu đồng, giảm so với năm 1999 là 211,403 tương ứng tỷ lệ là 32,08% so với năm 1999. Đây là một xu hướng giảm xuống hẳn, nhờ có công tác đề phòng và hạn chế tổn thất tôt hơn, cả công ty cũng như các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ tài sản tốt hơn. Qua đây cũng có thể hình dung được phần nào tác dụng và ý nghĩa của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất và công việc giải quyết bồi thường của công ty, đã tạo sự hài lòng cho người tham gia bảo hiểm. Tuy chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 như số đơn vị tham gia bảo hiểm của các năm sau vẫn cao. Điều đó cho thấy rằng, do làm tốt khâu bồi thường đã tạo niềm tin cho khách hàng và đây là yếu tố thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty. Tuy nhiên, công ty phải chú trọng hơn vào công tác đề phòng và hạn chế tổn thất để giảm hơn nữa số vụ tổn thất và số tiền bồi thường đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. . Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Đề phòng và hạn chế tổn thất là một khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm hoả hoạn nói riêng. Trên cơ sở số phí thu được hàng năm, công ty tiến hành xây dựng mức chi đề phòng và hạn chế tổn thất, khoản chi này dùng vào việc tuyên truyền quảng cáo, hỗ trợ, hội nghị… trong tất cả các khoản chi, khoản chi hỗ trợ kinh phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ số chi cho công tác này. Khoản chi này có tác dụng to lớn khong chỉ về mặt kinh tế mà còn có tác dụng tích cực trong tuyên truyền quảng cáo cho hoạt động của nghiệp vụ. Thực tế chi đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn của công ty Bảo hiểm Hà Nội được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 5: Tình hình chi đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn ở công ty Bảo hiểm Hà Nội năm 1996- 2000 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Định mức chi Tr.đ 170,744 201,124 229,348 326,004 221,424 Chi tuyên truyền Tr.đ 52,86 61,137 69,126 75,435 64,152 Chi hỗ trợ Tr.đ 105,72 122,274 138,252 105,87 128,304 Chi hội nghị Tr.đ 17,62 20,379 23,042 34,375 29,234 Tổng chi Tr.đ 176,2 203,79 230,42 260,68 211,69 Tỷ lệ chi thực tế so với định mức % 103,19 101,32 100,46 79,96 100,12 ( Nguồn số liệu: Phòng Bảo hiểm hoả hoạn của công ty bảo hiểm Hà Nội) Theo số liệu của bảng trên, qua các năm hầu như số chi thực tế luôn vượt định mức đưa ra, số chi này tăng theo từng năm chứng tỏ công ty luôn chú trọng đến công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn. Do công tác đề phòng của nghiệp vụ bảo hiểm này có ý nghĩa rất quan trọng và có tác động trực tiếp đến vấn đề bồi thường, nếu làm tốt công tác này sẽ hạn chế đế mức tối thiểu thiệt hại gây ra. Nhìn chung, qua mấy năm chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất ngày càng tăng, đặc biệt là khoản chi hổ trợ tăng mạnh nhất. Phải chăng, với tốc độ tăng nhanh của chi phí này mà số vụ tổn thất giảm rõ rệt và số tiền bồi thường cũng giảm xuống rất nhanh, đặc biệt là năm 2000 số vụ tổn thất chỉ có 2 vụ và cuối năm 2000 công ty đã bồi thường h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0023.doc
Tài liệu liên quan