Đề tài Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1. Lí do chọn đề tài 4

2. Mục đích nghiên cứu 5

3. Phạm vi nghiên cứu 5

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Kết cấu niên luận 5

LỜI CẢM ƠN 7

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 8

1.1 Khái niệm và sơ lược về trọng tài 8

1.1.1 Khái niệm về Trọng tài Việt Nam 8

1.1.2 phân loại 9

1.1.3 Khái niệm về Trọng tài nước ngoài 10

1.2 Khái quát về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 10

1.2.1 Khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài 10

1.2.2 Khái niêm công nhận và thi hành 11

1.3 Vai trò và sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt nam 11

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 15

2.1 Nguồn luật điều chỉnh vấn đề cho công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 15

2.1.1 Pháp luật quốc gia 15

2.1.2 Điều ước quốc tế 17

2.1.3 Tập quán quốc tế 18

2.2 Các nguyên tắc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài 18

2.3 Điều kiên để đươc công nhân và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 20

2.4 Trình tự ,thủ tục và các biện pháp bảo đảm để được công nhận, và thi hành quyết đinh Trọng tài nươc ngoài tại Việt Nam 22

2.4.1 Trình tự, thủ tục 22

2.4.2 Các biện pháp bảo đảm. 24

2.5 Giá trị pháp lý của việc công nhận và thi hành quyết định Trọng tài tại Viêt Nam. 25

2.5.1 Vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế. 25

2.5.2 Vấn đề liên quan đến thời hạn. 26

2.5.3 Vấn đề liên quan đến phạm vi. 26

2.5.4 Vấn đề liên quan đến miễn trừ của các quốc gia. 27

Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯƠC NGOÀI TẠI VIỆT NAMVÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 28

3.1 Thực trạng 28

3.1.1 Tình hình công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trước khi có luật thương mại năm 2005 28

3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 33

3.2 Đề xuất giải pháp 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc Giơnevơ năm 1927 về Thi hành các Quyết định trọng tài Nước ngoài sẽ ngừng có hiệu lực giữa các Quốc gia thành viên khi và trong phạm vi  các Quốc gia thành viên bị ràng buộc bởi Công ước này”. Công ước điều chỉnh các vấn đề sau: xác định khái niệm của trọng tài thuộc dạng điều chỉnh của công ước, vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài, vấn đề áp dụng pháp luật tố tụng trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài; thủ tục yêu cầu công nhận và thi hành; các điều kiện công nhận và thi hành quyết định; mối quan hệ giữa Công ước và các điều ước quốc tế khác, với pháp luật quốc gia về công nhận và thi hành quyết định trọng tài. Việt nam tham gia công ươc này vơi vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho các quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam và đảm bảo cho quyết định của trọng tài Việt Nam được công nhận và thi hành ở nước ngoài. Ngoài ra các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định có liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với một bên ký kết (trong đó có Việt Nam). Các hiệp định này không đề cặp cụ thể việc công nhận và thi hành tại các nước ký kết quyết định của trọng tài, nhưng qua cách quy định của các hiệp định đó, có một số hiệp định viện dẫn tới việc các quy tắc áp dụng các quy tắc trọng tài của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quôc tế 1976 (với cộng hòa I-ta-li-a với mục b khoản 2 Điều 9, Vương quốc Ma-lai-xi-a với khoản 2 Điều 7, cộng hòa Pháp khoản 2 Điều 8, Xinh-ga-po khoản 2 Điều 13). Bên cạnh đó, trong các hiệp định tương trợ tư pháp, chỉ có một số hiệp định đề cặp đến vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Đó là hiệp định song phương với Tiệp Khắc, Bun-ga-ri, Nga, Trung Quốc, U-crai-na, Lào và Mông Cổ…Khác với Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh một cách chi tiêt hơn và có đối tượng rộng hơn (không chỉ là trọng tài đầu tư,mà là các quyết định trọng tài nói chung). Các quy định này có ý nghĩa trong việc xác định thực trạng của pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. 2.1.3 Tập quán quốc tế Trong quan hệ quốc tế của Viêt Nam với các nước trên thế giới từ xưa cho đến hiện tại thì luôn coi trọng thông lệ quốc tế, nếu trọng quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và các nước có đề cập đến vấn đề áp dụng tập quán quốc tế thì Việt Nam sẽ áp dụng nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia. Với sự mở cửa của Việt Nam, Tòa án nước ta còn có thể phải giải quyết nhiều quan hệ có yếu tố nước ngoài và vấn đề áp dụng tập quán có thể xảy ra. Theo Bộ luật dân sự, "trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế”. Trong buôn bán giao thương quốc tế nếu các bên không chọn pháp luật và pháp luật quốc gia không có quy định thì các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết. 2.2 Các nguyên tắc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong tố tụng dân sự, theo đó quyết định của trọng tài nước ngoài có thể được xem xét cho thi hành ở một nước khác. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày nay được mở rộng thì vấn đề công nhận và thi hành là vấn đề cần được quan tâm. Để tránh sự tùy tiện trong vấn đề công nhận và thi hành của trọng tài nước ngoài và để đảm bảo quyền lợi cho các bên tranh chấp, trên cơ sở chủ quyền của quốc gia việc công nhân và thi hành của trọng tài nước ngoài phải theo một số nguyên tắc nhất định. Theo pháp luật Viêt Nam vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được quy đinh trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Trong đó tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài theo một số nguyên tắc sau: Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này,tòa án Việt Nam chỉ cho công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập (Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài).Tôn trọng các cam kết quốc tế là trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.Theo đó tất cả các thành viên của điều ước quốc tế phải tự nguyện tuân thủ những điều đã cam kết. Trong quan hệ quốc tế Việt Nam rất tôn trọng nguyên tắc này. Để thể hiện thiện chí tuân thủ nguyên tắc tôn trọng cam kết quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định: trong trường hợp có sự khác nhau giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tê thì áp dụng điều ước quốc tế (theo khoản 3, Điều 2, BLTTDS 2004). Căn cứ vào khoản 2, Điều 343, BLTTDS 2004 thì tòa án của Viêt Nam chỉ xem xét công nhận và chi thi hành tại Việt Nam của trọng tài nước ngoài trong các trường hơp: + Quyết định của trọng tài được tuyên tại các nước là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp này dấu hiệu nơi trọng tài tuyên được coi là dấu hiệu để xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong việc xem xét công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Khi thỏa thuận trọng tài các bên có thể lựa chọn các loại trọng tài (Trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc), đồng thời có thể thỏa thuận nơi trọng tài sẽ tiên hành xét xử, thỏa thuận này là rất quan trọng vì nó liên quan đến phạm vi mà quyết định của trọng tài có thể được công nhận và thi hành ở nước khác. Vì vậy, trong trường hợp này nếu nơi tiến hành xét xử là nước thuộc thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì phán quyết của trọng tài có thể được tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. - Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó: nguyên tắ này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của sự hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc đối xử với các cá nhân và pháp nhân nướ ngoài. Việc quy đinh nguyên tắc có đi có lại trong lĩnh vực công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài thực chất là áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong việc đối xử với cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng. Thông thường, khi các quôc gia cam kết điều ước quốc tế vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài của nhau thì khi đó vấn đề công nhận và thi hành các quyết định đó là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Quy định của BLTTDS về nguyên tắc đó để nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam theo cách thức chuyển hóa các quy định của luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Trong vấn đề này, việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng nhất. Đây là cơ sở để chúng ta bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Bởi vì chính sách này sẽ tạo nhiều cơ hội để quyết định của trọng tài Việt Nam được công nhận và thi hành ở nước ngoài. Pháp luật của một quốc gia nào cũng ghi nhận nguyên tắc có đi có lại, như vậy thì điều đó có nghĩa là mặc dù Việt Nam và quốc gia đó không kí kết và gia nhập điều ước về vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài của nhau thì quyết định của trọng tài Việt Nam sẽ được công nhận và thi hành ở quốc gia đó và ngược lại. Điều này sẽ góp phần nâng cao uy tín của trọng tài Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế giữa cá nhân và pháp nhân nước ta với cá nhân và pháp nhân nước ngoài. - Nguyên tắc thông qua quyết định của tòa án để công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, đây là nguyên tắc thừa nhận chung trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài bởi vì việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mang tính chất phức tạp và do pháp luật của mỗi nước khác nhau, muốn cho một phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên ở Việt Nam thì phải thông qua tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét xem quyết định đó có phù hợp với pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế có liên quan, cũng như các hinh thức trọng tài mà các bên đã lựa chọn có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. - Quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, nó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Trong quan hệ quốc tế, việc cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài không chỉ thể hiện quan điểm của tòa án của nước cho thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài mà còn thể hiện của cơ quan xét xử của nước này đối với nước khác. 2.3 Điều kiên để đươc công nhân và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Không phải quyết định trọng tài nước ngoài nào cũng được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Một phán quyết của trọng tài muốn được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam cần có những điều kiện nhất định, khi có đầy đủ những điều kiện đó thi mới được công nhận và cho thi hành. Điều kiện công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trong BLTTDS 2004. - Thỏa thuận trọng tài phải phải có giá trị pháp lý, là các bên phải có năng lực để ký kết thỏa thuận và thỏa thuận phải có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã lựa chọn áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên nếu các bên không chọn luật áp dụng. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài là bản thân thỏa thuận được hình thành trên cơ sở phù hợp với pháp luật mà các bên lựa chọn hay pháp luật nơi tuyên (nếu các bên không lựa chọn).Về nguyên tắc, việc áp dụng pháp luật để xác định tính hợp pháp của hợp đồng có yếu tố nước ngoài dựa trên cơ sở ý chí của các bên chỉ được tiến hành đối với nội dung của hợp đồng. Trong khi đó, hình thức hợp đồng xác định theo pháp luật nơi ký kết . - Bên phải thi hành phải được đảm bảo các quyền tố tụng, đó là việc các bên phải thi hành phải được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ đinh trọng tài viên, về thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nước ngoài. Việc đảm bảo các quyền tố tụng là đặc trưng của trọng tài, theo thông lệ quốc tế nếu các quyền về tố tụng của bên phải thi hành không được đảm bảo là cơ sở để hủy quyết định trọng tài. - Quyết định trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp được các bên yêu cầu giải quyết và phù hợp với yêu cầu các bên ký kêt thỏa thuận trọng tài. Đây cũng là một điều kiện phổ biến được áp dụng trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng. Về nguyên tắc, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thuộc lĩnh vực được pháp luật và thỏa thuận trọng tài quy định. Nếu một tranh chấp nào đó phát sinh mà các bên lại không thỏa thuận nó ra trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ấy. Trường hợp trọng tài vi phạm nguyên tắc trên thì quyết định của trọng tài sẽ không được công nhận và thi hành (không có giá trị pháp lý). - Thành phần trọng tài và thủ tục giải quyết phù hợp với thỏa thuận trọng tài. Theo muc đ khoản 1 Điều 370 BLTTDS quy định: “Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;”. Đây cũng là điều kiện về tố tụng trọng tài. Trên thưc tế, trọng tài chỉ đưa ra quyết định có giá trị pháp lí đối với các bên khi hoạt động của trọng tài phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra pháp luật còn quy định các điều kiện tiêu chuẩn trọng tài viên Dương văn Hậu, “Bàn về điều kiện và tiêu chuẩn trọng tài viên”,tập chí luật học,số 3/2000,tr 24-25 . vì vậy nếu quyết định trọng tài được đưa ra trong bối cảnh vi phạm các quy định đó thì nó cũng bị từ chối công nhận và thi hành. Sự vi phạm điều trên từ phía trọng tài rõ rang là cơ sở để quyết định trọng tài có giá trị pháp lí hay không có giá trị pháp lí. - Quyết định trọng tài phải có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, quyết định của trọng tài chỉ được công nhận và thi hành khi có hiệu luật pháp luật. Nếu quyết định không có hiệu lực pháp luật thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên. Thời hạn có hiệu lực của quyết định phụ thuộc vào quy tắc tố tụng của trọng tài của các quốc gia nơi quyết định được tuyên hoặc của quốc gia có pháp luật làm cơ sở cho trọng tài thành lập và hoạt động. Nếu quyết định không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi hành và theo điều ước quốc tế có hiệu lực đối với các vụ kiện này. Như vậy, thời hạn ở đây là thời hạn ghi rõ trong quyết định. Sau thời gian đó, quyết định của trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành. Theo các quy định như vậy, quyết định của trọng tài có hiệu lực với các bên ngay từ thời điểm đưa ra quyết định. Đối với cơ quan có thẩm quyền thi hành cưỡng chế đối với các bên phải thi hành không tự nguyện thì thời điểm đó là thời điểm hết thời hạn cho bên phải thi hành không tự nguyện thực thi. - Trường hợp quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là quyết định của trọng tài nước ngoài đó không bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Về mặc pháp luật quyêt định của trọng tài có hiệu lực pháp luật khi nó được hình thành theo trật tự pháp luật của quốc gia có trọng tài ra quyết định ấy. Bởi vậy, các quy đinh pháp luật của quốc gia đó về các trường hợp hủy hoặc đình chỉ thi hành quyết định trọng tài trên cũng là bộ phận cấu thành của hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tính hiệu lực pháp luật của trọng tài. Do vậy, nếu ở quốc gia có trọng tài đưa ra quyết định mà quyết định đó không được coi là co hiệu lực pháp luật thì ở nước ngoài về nguyên tắc không thể tiến hành công nhận và thi hành quyết định ấy. Quy định như vậy phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như các nguyên tắc chung của việc công nhận và thi hành quyêt định của trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng. 2.4 Trình tự ,thủ tục và các biện pháp bảo đảm để được công nhận, và thi hành quyết đinh Trọng tài nươc ngoài tại Việt Nam 2.4.1 Trình tự, thủ tục Một quyết đinh của trọng tài nước ngoài muốn được công nhận và thi hành ở một quốc gia khác thi phải được sự cho phép của quốc gia đó. Vì vậy, để được sự chấp thuận của của quốc gia mà có quyết định của trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành thì phải trãi qua một trình tự thủ tục xem xét của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại trong một khoản thời gian nhất định. Do nhận thức đước sự cần thiết của của việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, các quốc gia đều giải quyết các vấn đề này bằng cách ban hành pháp luật hoặc ký kêt hoặc gia nhập điều ước quốc tế về quy đinh các trình tự thủ tục để xem xét quyết định trọng tài của nước ngoài được công nhận và thi hành hoặc không được công nhận và thi hành. Tuy nhiên, cách thức thực hiên ở các quốc gia khác nhau thì không giống nhau. Đối với Việt Nam thì trình tự thủ tục về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài chủ yếu được quy định trong BLTTDS 2004. 2.4.1.1 Trình tự thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài. Người được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gởi đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết đinh của trọng tài nước ngoài đến Bộ tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có đầy đủ nội dung sau đây: Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam; Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Theo yêu cầu, người nộp đơn phải nộp các giấy tờ sau: Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ. Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 BLTTDS. Trong trường hợp Bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc đang xem xét hoặc đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài, thì Bô tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho tòa án biết. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Toà án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong những quyết định sau đây: - Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của trọng tài nước ngoài. - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thi hành đã chết, mà quyền và nghĩa vụ vua họ không được thừa kế; - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không cư trú, làm việc tại Viêt Nam hoặc không xác đinh được nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành; - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài; c) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong trường hợp Toà án yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 367 của BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài thêm hai tháng. Tòa án phải mở phiên tòa xét xử trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định xét đơn yêu cầu. Ngay sau khi ra quyết định mở phiên tòa, tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn ba mươi ngày, trước ngày mở phiên hợp. Viêc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó phải có thẩm phán làm chủ tọa trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt người đại diện hợp pháp của, cơ quan,tổ chức phải thi hành, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diên hợp pháp của người đó. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức phải thi hành, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diên hợp pháp của người đó yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng. - Khi xét đơn yêu cầu: Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài. Ngay sau khi ra quyết định, tòa án gởi Viên kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó. 2.4.2 Các biện pháp bảo đảm. Trong các tranh chấp thương mại khi các bên đưa ra giải quyết và khi tranh chấp được giải quyết điều mà bên bị thiệt hại trong tranh chấp đó là mong muốn nhận được một khoản bồi thường tương ứng những gì minh đã thiệt hại. Để quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại viêt Nam được và việc công nhận và cho thi hành đó đạt được thực thi một cách tốt nhất thì vấn đề liên quan đến các biện pháp bảo đảm là hết sức quan trọng. Vấn đề công nhận và thi hanh quyết định trọng tài nước ngoài ở đây không phải là việc đơn thuần tòa án có thẩm quyền ban hành một quyết định là xong mà ở đây quyết định đó được công nhận và thi hành thì phải kèm theo quyết định đó là việc kèm theo các biện pháp bảo đảm để quyết định công nhận được thực thi trên thực tế, cái mà bên nhận được sự thi hành đó là một khoản bồi thường nào đó về vật chất chứ không phải là 1 biên bản ghi nhận sự công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài. Điều 348 BLTTDS quy định “Nhà nước Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển tiền, tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo điều này thì khi quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam thì Nhà nước Việt Nam phải đẳm bảo rằng những tài sản dùng để thi hành án, tiền, quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên trong lãnh trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài để quyết định trọng tài được đảm bảo thi hành. Việc chuyển tiền và tài sản để thi hành quyết định trọng tài nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, khi muốn chuyển 1 tài sản hay một khoản tiền trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài thì phải được sự cho phép của Nhà nước Việt Nam. 2.5 Giá trị pháp lý của việc công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài tại Viêt Nam. Theo khoản 2 Điều 346 BLTTD năm 2004 “Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự”. Theo điều này thì quyết định của trọng tài nước ngoài sau khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại việt nam.doc
Tài liệu liên quan