Tỉnh Ninh Bình là một tỉnh mới tái thành lập, kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn. Nhưng so với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, địa hình đa dạnh trong những năm gần đây Ninh Bình đang có nhiều bước phát triển mới. Bên cạnh sự phát triển đó tình hình tội phạm ma tuý cũng đang diễn ra khá phức tạp. Riêng năm 2001 công an Tỉnh Ninh Bình đã phát hiện và bắt giữ 139 vụ bằng 1,10% số vụ cả nước và bằng 2,29% số vụ của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 214 đối tượng phạm tội về ma tuý bằng 1,02% số đối tượng cả nước và bằng 1,99% số đối tượng của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thu giữ 87.414 gam; 297 liều gói hêrôin; 16,1 gam; 21 liều thuốc phiện; 24 ống thuốc phiphophen; 4 xe máy, 7 đồng hồ các loại và nhiều dụng cụ sử dụng trái phép chất ma tuý. Đã khởi tố điều tra 78 vụ 99 bị can.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về ma tuý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chúng đối với hoạt động của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong quá trình làm sáng tỏ một vụ án hay quá trình chứng minh sự thật của vụ án hình sự nói chung và vụ án ma tuý nói riêng như là một dạng nhận thức đặc biệt đó là quá trình nhận thức phạm tội đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy đánh giá chứng cứ cũng được xem như là một bộ phận không thể tách rời của bộ phận đó, dưới tác dụng rất lớn của đánh giá chứng cứ đã giúp cho sự phát triển, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nhất là điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán đã thụ lý vụ án đó, các tình tiết của vụ án là hiện thực. Cố Bộ Trưởng Trần Quốc Hoàn đã nói " phương pháp công tác cơ bản của chúng ta là phương pháp điều tra nghiên cứu tìm hiểu sự thật thực tế như thế nào thì nói rõ như thế, không thêm không bớt, không xuyên tạc sự thật, phải kiên quyết và triệt để, chống thái độ suy nghĩ, xét đoán chủ quan, kết luận bừa bãi, nghiên cứu tỷ mỉ, thận trọng, tuyệt đối không qua loa, đại khái. Tài liệu của quần chúng cung cấp, tài liệu của cán bộ cung cấp, phạm nhân khai cung.... tất cả những tài liệu đó chỉ nên coi là tài liệu tham khảo. Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải điều tra xác minh lại, đối chiếu với thực tế xem có đúng hay không.
Trần Quốc Hoàn: một số vấn đề điều tra chống phản cách mạng...
Viện Nghiên cứu Khoa học Bộ Công An ( Hà Nội 1970 trang 116).
Dưới góc độ thông tin khi đánh giá chứng cứ là qúa trình tích tụ thông tin. Thông qua đánh giá chứng cứ thì người đánh giá xác định được giá trị chứng minh của từng chứng cứ và đưa vào hồ sơ vụ án và loại bỏ những tài liệu không có giá trị chứng minh và không liên quan đến vụ án đó như vậy rõ ràng đánh giá chứng cứ là quá trình xử lý thông tin và chính quá trình xử lý thông tin này dẫn đến quá trình tích tụ thông tin hay nói cách khác là chứng cứ đã thu thập được từ vụ án. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt quá trình chứng minh sự thật của vụ án.
Đánh giá chứng cứ là quá trình lô gíc bởi vì xem xét về bản chất thì đánh giá chứng cứ là hoạt động suy luận dự trên cơ sở nhận thức và tri thức của người đánh giá về đối tượng đánh giá ở đây là hoạt động suy luận về giá trị chứng minh của chứng cứ. Chính vì vậy khi đánh giá chứng cứ phải nhận thức được nội dung của chứng cứ, nội dung của chứng cứ được hiểu là tổng hợp những thông tin có trong chứng cứ. Do đó đánh giá chính xác từng thông tin có trong chứng cứ sẽ dẫn đến đánh giá chính xác những chứng cứ đó, có nghĩa là rút ra kết luận và giá trị chứng minh của chứng cứ, đối với việc xác định một sự kiện nào đó hay một tình tiết nào xảy ra của vụ án. Dưới góc độ lô gíc không thể nói đến suy đoán chứng cứ, suy đoán chứng cứ có nghĩa là khi một sự kiện đã rõ ràng, đủ để nói lên toàn bộ quá trình gồm nhiều vấn đề khác nhau thì không cần chứng minh những vấn đề đó nữa.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạng rằng nội dung thông tin của chứng cứ trong vụ án ma tuý rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi một vụ án đều có một hệ thống chứng cứ đặc trưng của mình. Ví dụ vụ án về tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và chứng cứ quan trọng nhất là tang vật trong các vụ án nó bao gồm những công cụ để hút trích... như, bàn đèn, kim tiêm, sái thuốc, giấy bạc... Do đó, đánh giá chứng cứ phải có tri thức để hiểu biết thông tin có nghĩa của chứng cứ. Ví dụ như khi đánh giá những thông tin về ma tuý thì đỏi hỏi điều tra viên, kiểm sát viên, khám phá có tri thức về chất ma tuý phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma tuý.
Mặt khác, đánh giá chứng cứ khác với đánh giá sự vật, hiện tượng thông thường bởi vì chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm bởi vậy, vai trò của pháp luật có tác động rất lớn đến việc đánh giá chứng cứ, vai trò đó trước hết thuộc về luật tố tụng hình sự, bởi vì luật tố tụng hình sự đã đề ra nguyên tắc của việc đánh giá chứng cứ như: nguyên tắc khách quan, toàn diện và đầy đủ cùng với pháp luật thì ý thức pháp luật của người đánh giá chứng cứ cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình đánh giá chứng cứ. ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức tư tưởng của nó thể hiện sự thống nhất giữa ý thức và thái độ của con người đối với pháp luật. Do đó ý thức pháp luật là một trong những tiền đề quan trọng hình thành nên tư tưởng của những người tiến hành tố tụng trong quá trình đánh giá chứng cứ.
Bên cạnh, những tri thức khoa học, những hiểu biết về ý thức pháp luật và tuân thủ pháp luật của những người tiến hành tố tụng trong quá trình đánh giá chứng cứ thì niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng trong đánh giá chứng cứ cũng cần được nghiên cứu xem xét với tính cách như một cơ sở để xác định tính xác thực của những thôn tin chứng cứ. Bởi vì đánh giá chứng cứ là để xác định một sự kiện đã xảy ra chứ không giống như sự kiện đang diễn ra. Từ xưa đến nay đôi khi vẫn có người phủ nhận vai trò của niềm tin nội tâm trong đánh giá chứng cứ. Những người theo quan điểm này cho rằng " Niềm tin nội tâm về bản chất đó là cái trừu tượng nên không thể thay thế được đặc tính khách quan của chứng cứ". Tất nhiên không phải mọi cái mà chúng ta khẳng định trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án đều đúng đắn, chúng ta có thể mắc sai lầm vì đã chấp nhận cái chân lý nhưng thực tế đó lại là giả dối, hoặc cho rằng cái đáng xem xét là giải dối nhưng thực tế đó lại là chân lý. Đây là sự bất cập giữa hiện thực và khả năng nhận thức của chúng ta trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Song không phải vì vậy mà bác bỏ vai trò của niềm tin nội tâm trong quá trình đánh giá chứng cứ cần xem xét niềm tin nội tâm như là sự tin tưởng một cách chắc chắn của những người tiến hành tố tụng suy cho cùng được bắt nguồn từ tài liệu chứng cứ vào sự đúng đắn, vào kết quả đánh giá mà mình đưa ra. Việc đánh giá chứng cứ theo nội tâm không phải là việc suy diễn chủ quan, đánh giá một cách tuỳ tiện không có cơ sở mà phải có căn cứ niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng, suy cho cùng được bắt nguồn từ tài liệu chứng cứ đã thu thập được một sự vật, hiện tượng đó mỗi cá nhân đồng thời phải sử dụng những hiểu biết đã tích luỹ được (kinh nghiệm) trước đây đã tích luỹ được và hiện thực khách quan của chính mình và sử dụng những tri thức thực tại đã thu thập được. Những tri thức đó càng nhiều, càng sâu sắc bao nhiêu thì việc đánh giá chứng cứ các sự vật hiện tượng càng chính xác bấy nhiêu.
Như vậy niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng là mang tính độc lập, niềm tin đó không phải là sản phẩm chủ quan mà nó trực tiếp bắt nguồn từ kết quả hoạt động của nhận thức những quy luật thực tiễn, gắn liền với thực tiễn các vụ án xảy ra. Do đó niềm tin nội tâm cũng là cơ sở để đánh giá chứng cứ.
Trách nhiệm đánh giá chứng cứ được quy định tại điều 50 Bộ Luật Tố Tụng hình Sự " Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm Phán, Hội Thẩm nhân dân xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đây đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp khách quan, toàn diện và đầyđủ tất cả các tình tiết của vụ án"
Việc đánh giá chứng cứ phải dựa trên các quy định của luật hình sự, luật tố tụng hình sự, phải thật khách quan toàn diện và đầy đủ khi xem xét chứng cứ, phải dựa vào niềm tin nội tâm, lấy pháp luật, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa làm cơ sở chỉ đạo. Bao gồm tổng hợp: Trình độ, năng lực, kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội cũng như trách nhiệm lương chi của người tiến hành tố tụng hình sự, đảm bảo về sự thật khách quan.
Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự về ma tuý nói riêng: đánh giá chứng cứ trong vụ án ma tuý là hoạt động tư duy lô gíc của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được tiến hành trên cơ sở những hiểu biết của mình về những tài liệu đã thu thập được dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, ý thức pháp luật, niềm tin nội tâm để xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như cả hệ thống chứng cứ trong vụ án được thực hiện trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án đó nhằm làm sáng tỏ toàn bộ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
3.2. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự về ma tuý
Trong bất kỳ một hoạt động nào của tố tụng hình sự đều phải đảm bảo nguyên tắc đặc trưng của nó thì mới có giá trị pháp lý. Quá trình đánh giá chứng cứ cũng đòi hỏi đảm bảo được nguyên tắc đặc trưng của nó bởi vì đánh giá chứng cứ là để xác định độ tin cậy và xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ và đảm bảo được hiệu lực chứng minh của chứng cứ. Việc đảm bảo nguyên tắc trong quá trình đánh giá chứng cứ của vụ án hình sự về ma tuý là vô cùng quan trọng có tác dụng chứng minh sự thật của vụ án. Thông thường khi đánh giá chứng cứ phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc sau:
3.2.1. Việc đánh giá chứng cứ phải tuân theo pháp luật.
Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy của người tiến hành tố tụng nhằm xác định giá trị chứng minh của những chứng cứ đã thu thập được. Các thao tác tư duy của người có thẩm quyền trong hoạt động đánh giá chứng cứ được thể hiện như: Nghiên cứu, phân tích - tổng hợp - so sánh - kết luận.
Việc đánh giá chứng cứ phải đúng theo quy định của luật tố tụng hình sựv về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn....
Trách nhiệm đánh giá chứng cứ được quy định tài điều 50 Bộ Luật Tố Tụng hình sự: " Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, nội thẩm nhân dân xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi đã nghiên cứu một cách tổng hợp khách quan., toàn diện và đẩy đủ tất cả các tình tiết của vụ án".
3.2.2. Việc đánh giá chứng cứ, phải khách quan, toàn diện và đầy đủ
Quá trình đánh giá chứng cứ phải đảm bảo nguyên tắc, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Quán triệt nguyên tắc này đòi hỏi điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán nghiên cứu xem xét các thông tin trong nội dung chứng cứ một cách vô tư trên cơ sơ tuân thủ các tri thức khoa học, pháp luật và thực tiễn, không được áp đặt ý kiến chủ quan một cách thiếu căn cứ để xác định một tình tiết khi có nghi ngờ phải xem xét các chứng cứ từ các nguồn khác nhau phải xem kỹ mọi lý lẽ của các bên tham gia vào quá trình giải quyết vụ án đó như lời khai người làm chứng, lời khai người bị hại và đặc biệt là lời bào chữa của bị can. Trong những vụ án về ma tuý người làm chứng hầu như không có, người bị hại rất ít (khi cần đền bù thiệt hại) người ta chủ yếu căn cứ vào lý lẽ của bị can và những chứng cứ khác thu thập tại vụ án đó để chứng minh tội phạm một cách chính xác. Định hướng thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra cần phải đặt nhiều giả thiết khác nhau. Do đó, khi đánh giá chứng cứ phải quan tâm đến toàn bộ nội dung các giả thiết đó, không nên quá trú trọng giả thiết này mà coi nhẹ giả thiết kia.
Việc đánh giá chứng cứ phải tiến hành với từng chứng cứ và tổng hợp cả hệ thống chứng cứ, phải đặc chứng cứ trong mối liên hệ với các chứng cứ khác, nhất là đối với loại chứng cứ gián tiếp. Để thực hiện điều kiện đó phải chú ý đến điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà trong đó chứng cứ được tìm thấy, cơ chế hình thành đặc điểm cũng như thuộc tính của chứng cứ là khía cạnh rất quan trọng cho phép khẳng định sự tin cậy là gía trị chứng minh của chứng cứ đến đâu.
Trong quá trình đánh giá, cần phải quán triệt một yêu cầu là không một chứng cứ nào được xác định trước là có hiệu lực chứng minh nếu chứng cứ đó chưa được kiểm tra đối chiếu với chứng cứ khác và thực tế vụ án xảy ra.
Mỗi chứng cứ cho phép xác định một hay vài khía cạnh của vấn đề chứng minh nên chỉ có tổng hợp chứng cứ mới có khả năng làm rõ nội dung vụ án. Do đó cần đánh giá chứng cứ một cách đầy đủ điều đó có nghĩa là phải đánh giá chứng cứ thu thập được, đặc biệt là đối với chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can.
3.2.3. Việc đánh giá chứng cứ phải tiến hành đồng thời với việc thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ
Để đảm bảo được yêu cầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự về ma tuý đầy đủ kịp thời thì đỏi hỏi thu thập, kiểm tra đánh giá và sử dụng chứng cứ phải được tiến hành đồng thời chứng cứ thu thập đến đâu phải đánh giá đến đó và chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền (Viện kiểm sát, Toà án nhân dân) tiến hành đánh giá tiếp, bởi vì, nên tách rời việc thu thập và đánh giá chứng cứ sẽ dẫn đến thu thập một cách tràn lan, thu thập cả những dấu vết tài liệu không liên quan đến vụ án.
Mỗi chứng cứ sau khi được đánh giá phải được sử dụng ngay vào mục đích chứng minh hoặc mục đích tìm kiếm các chứng cứ khác thực hiện tốt hoạt động này sẽ tăng hiệu quả của việc đánh giá chứng cứ, bởi vì việc sử dụng chứng cứ sẽ có tác dụng củng cố những chứng cứ đã được đánh giá sẽ mở ra khả năng thu thập kịp thời các chứng cứ khác của vụ án.
Như vậy thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự nói chung và vụ án về ma tuý nói riêng là một thể thống nhất trong đó thu thập chứng cứ làm tiền đề cho việc đánh giá và sử dụng chứng cứ. Chính việc đánhgiá và sử dụng chứng cứ sẽ củng cố và thu thập được đầy đủ các chứng cứ từ vụ án.
3.3. Phương pháp đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự về ma tuý
Đánh giá chứng cứ là quá trình nhận thức bản chất của chứng cứ đó và là quá trình phản ánh biện chứng các sự vật hiện tượng từ thế giới khách quan vào trong ý thức con người. Do vậy phương pháp Mác xít là phương pháp luận chung của việc đánh giá chứng cứ. Lý luận và thực tiễn nay đã thường đề cập và thường sử dụng kịp thời hai phương pháp để đánh giá chứng cứ và đánh giá toàn bộ tổng hợp để đi đến kết luận của vụ án. Tuy nhiên nội dung và bản chất của từng phương pháp vẫn chưa được làm sáng tỏ một cách đầy đủ, chưa đề cập đến vai trò lô gíc tâm lý và các phương pháp nhận thức đặc thù trong đánh giá chứng cứ đó, việc làm sáng tỏ nội dung bản chất, vai trò của các phương pháp đánh giá chứng cứ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Phương pháp đánh giá từng chứng cứ: Phương pháp xem xét từng chứng cứ riêng biệt để kết luận về độ tin cậy có giá trị chứng minh của mỗi chứng cứ. Cụ thể là chứng cứ ấy có phù hợp với thực tế khách quan hay không, chứng minh tình tiết nào của vụ án, mức độ chứng minh đến đâu để đánh giá chính xác từng chứng cứ điều tra viên, kiểm sát viên, và thẩm phán cần nắm vững phương pháp loại của từng chứng cứ cũng như biện pháp thu thập nguồn của hai loại chứng cứ đó. Cụ thể trong các vụ án hình sự về ma tuý thường đánh giá chứng cứ như các chất ma tuý phương tiện thuđược tại các vụ án cụ thể sau đó đánh giá tổng hợp từng chứng cứ trong dẫy chứng cứ phản ánh hành vi như vận chuyển, tàn trữ,... ma tuý giống nhau.
Phương pháp đánh giá tổng hợp các chứng cứ là phương pháp đánh giá chứng cứ trong hệ thống ( có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau) nhằm xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Thực tế giải quyết các vụ án hình sự về ma tuý cho thấy nên đánh giá riêng từng chứng cứ (tách dời khỏi hệ thống) thì không thấy hết giá trị chứng minh của từng chứng cứ ( thiếu sự so sánh đánh giá) và gặp khó khăn trong việc xem xét bản chất của vụ án xảy ra. VI. Lênin đã viết: Những sự kiện chính xác chắc chắn.... đó chính là cái đặc biệt, cần thiết nếu như muốn tìm hiểu các vấn đề phức tạp và khó khăn.... các sự kiện nếu đem gộp chúng lại đặt chúng vào mối liên hệ với nhau thì đó không phải là chứng cứ mà còn là vật có giá trị chứng minh vô điều kiện. Để đánh giá tổng hợp các chứng cứ, trước hết cần xác định mối liên hệ và tính chất của mối liên hệ và tính chất của từng mối liên hệ trong từng chứng cứ. Đây là kết quả của sự phản ánh về vụ phạm tội do đó các chứng cứ luôn ở trong mối liên hệ và lô gíc với nhau.
Mối liên hệ giữa các chứng cứ luôn tồn tại dưới hai dạng: Quan hệ nhân quả và quan hệ trùng hợp, cùng tồn tại về không gian và thời gian khi xác định mối liên hệ nhân quả để làm rõ chứng cứ này có phải là nguyên nhân tạo ra chứng cứ kia hay không và ngược lại.
Như trong vụ án về tổ chức sử dụng chất ma tuý từng thông tin thu được trên hiện trường như. Xi lanh, giấy bạc, nước cất... thì ta có thể biết được đối tượng đó đã hít, hay hút hay là tiêm trích ma tuý. Mối liên hệ nhân quả nói lên mối liên hệ bên trong giữa các chứng cứ tạo nên một dãy chứng cứ để chứng minh một tình tiết nào của vụ án, mối quan hệ giữa các chứng cứ thể hiện mỗi quan hệ giữa dãy chứng cứ này với dãy chứng cứ kia chẳng hạn như dãy chứng cứ về hành vi khách quan và dãy chứng cứ chứng minh đặc điểm của người phạm tội cùng tồn tại về mặt không gian và thời gian.
Như vậy khi xác định được mối liên hệ nhân quả và quan hệ trùng hợp giữa các chứng cứ sẽ cho phép xác định được hệ thống chứng cứ. Hệ thống chứng cứ được xác định là bức tranh toàn cảnh về sự thậtc của vụ án được hợp bởi dãy chứng cứ mà mỗi dãy chứng cứ được hợp bởi nhiều dãy chứng cứ khác có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Do đó, kết quả đánh giá chứng cứ trong các vụ án về ma tuý phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Những tri thức của điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán về hệ thống chứng cứ trong vụ án ma tuý và đặc điểm của hệ thống chứng cứ này trong từng vụ án cụ thể.
Nhận thức của những người tiến hành tố tụng
Phương pháp đánh giá của người tiến hành tố tụng.
Chương II:
thực trạng về đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự về ma tuý
I. Một số vấn đề có liên quan đến đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự về ma tuý
1. Thực trạng tình hình các tội phạm về ma tuý:
1.1. Tình hình tội phạm ma tuý trên thế giới.
Hiện nay cộng đồng Quốc tế đang phải đối phó với nhiều vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Một trong những hiểm hoạ đó là tệ nạn tội phạm và tội phạm ma tuý. Vấn đề này đã trở thành thảm hoạ của cả nhân loại gây tác hại rất lớn đến nhiều mặt kinh tế, xã hội, sức khoẻ, đạo đức thậm chí ảnh hưởng đến chính trị… Trên thế giới có một vài nước, Maphia đã thao túng cả Chính phủ, thao túng nền tài chính Quốc gia. Nhìn chung ở bất kỳ Quốc gia nào ma tuý cũng tác nhân của tội phạm là cầu nối lan truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Theo thống kê của Interpol, trong những năm qua đã thu giữ và bắt giữ các chất ma tuý với một số lượng lớn. Năm 1997 đã phát hiện và thu giữ 190.336.579 kg thuốc phiện, 2.388.658 kg Morphin, 9.666.512 kg Hêroin 112.244.260 kg Cocaine, 291.642.435 kg Cần Sa. Năm 1998 đã phát hiện thu giữ 190.334 kg thuốc phiện, 3.487 kg Morphin, 31.000 kg Hêroin 141.936 kg Cocaine, 891.462 kg Cần Sa. Theo thống kê trên thì số lượng thuốc phiện và morphin năm 1998 giảm so với năm 1997, nhưng số lượng Hêroin năm 1998 lại tăng đột biến. Số lượng Cocaine cũng giảm so với năm 1997. Ngoài ra còn hàng trăm tấn ma tuý tổng hợp và các tiền chất để sản xuất ma tuý. Tội phạm ma tuý là loại tội phạm có tỷ lệ ẩn cao (90-95%) trong khi đó một số nước báo cáo lại không đầy đủ nên chỉ đánh giá được phần nào tình hình tội phạm về ma tuy đã xảy ra trên thực tế gây ảnh hưởng rất nhiều cho việc đánh giá chứng cứ. Tình hình hoạt động buôn lậu quốc tế không giảm. Theo báo cáo của INTERPOL, 80% các bụ bắt được buôn lậu ma tuý thường diễn ra ở các vùng biên giới. Tổ chức INTERPOL cũng lưu ý các nước châu á cần tăng cường lực lượng và các biện pháp đấu tranh và phòng chống ma tuý, đặc biệt chú ý đến bọn buôn lậu Hêroin ở vùng "Tam giác vàng". Do bị các lực lượng chống ma tuý Châu Âu kiểm soát chặt chẽ tuyến đường Ban Căng và vùng Địa Trung Hải, nên bọn buôn lậu Châu á đã chuyển hướng vận chuyển Hêroen từ vùng "Tam giác vàng" - Vân Nam, Trung Quốc- Hồng Kông bọn tội phạm quốc tế đã và đang hình thành những đường dây buôn lậu mới và mở rộng các thị trường mới nhằm thu lợi nhuận cao hơn những năm trước. Việt Nam chính là một trong những thị trường mà bọn tội phạm ma tuý tập trung đầu tư vào và nó đã tạo ra rất nhiều những biến động về thị trường ma tuý, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tội phạm ma tuý ở Việt Nam.
1.2. Tình hình các tội phạm ma tuý ở Việt Nam.
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam á. Diện tích là 329.600 Km2, đường biên giới dài 7.927 Km, được chia làm hai tuyến, biên giới đất liền và tuyến biển, đảo. Việt Nam tiếp giáp với các nước: Lào, Cạmphuchia, Trung Quốc, có biên giới đất liền dài 40667Km, phần lớn là những nơi xa xôi, hẻo lánh đi lại khó khăn, bờ biển dài 3.260 Km, vùng biển rộng gần 1.000.000 Km2, hàng ngàn đảo, có nhiều hải cảng, tàu bè trong nước, quốc tế ra vào tấp nập nên thuận lợi trong việc giao dịch quốc tế nhưng cũng rất khó khăn cho công tác quản lý an ninh trật tự Dân số là 77.685.500 người (tính đến ngày 01/7/2000) tỉ lệ tăng dân số là 1,7%, lao động thất nghiệp 10%. Việt Nam ta là nước đang phát triển, do dân cư đông đúc nên sức ép về việc làm rất lớn, nhiều người do hoàn cảnh đã thúc đẩy họ vào co đường phạm tội.
Một số thành phần do ảnh hưởng của lối sống xa hoa, truỵ lạc, ăn chơi đua đòi cũng đã đi vào con đường phạm tội, một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, có cả cán bộ Đảng viên do lòng tham nên đã đi vào con đường phạm tội, trong đó phạm tội về ma tuý chiếm một tỷ lệ cao. Trong những năm qua tình hình ma tuý nước ta đang có những diễn biên phức tạp, với mức doanh thu siêu lợi nhuận của ma tuý đã đưa đẩy cho tình trạng phạm tội về ma tuý ở nước ta ngày một ra tăng đã trở thành quốc nạn. Trong 9 năm qua (từ 1993-2001) các lực lượng chức năng đã phát hiện 60.909 vụ gồm 116.716 đối tượng, thu giữ 9590,3 kg thuốc phiện và hàng triệu viên, ống tân dược gây nghiện, cụ thể các năm được thể hiện như sau:
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
KQ đối với
Số vụ
904
2.778
2.584
3.813
7.025
9.110
11.768
10.300
12.627
Số đối tượng
1.653
8.179
3.998
6.651
14.266
18.772
22.835
19.500
20.862
Thuốc phiện (kg)
1.954
2.019
1.419
839,85
919
800
195,35
567
509
Hêrôin(kg)
10,55
32,3
30,98
54,75
24,3
59,902
65,69
60
33,75
Cần sa (kg)
800
495,35
2.200
888,5
Toà án nhân dân các cấp đã xét xử 28.931 vụ, 41.466 bị cáo phạm tội về ma tuý qua các năm, đạt 59,92% về số vụ và 43,25% số vụ bị can đã phát hiện cụ thể như sau:
Năm 1993xét xử 817 vụ, 1.056 bị cáo, tăng 96,60% số bị cáo.
Năm 1994 xét xử 1289 vụ, 1.777 bị cáo, tăng 68,28% số bị cáo.
Năm 1995 xét xử 1445 vụ, 2.002 bị cáo, tăng 12,66% số bị cáo.
Năm 1996 xét xử 2.124 vụ, 3.035 bị cáo tăng 51,60% số bị cáo.
Năm 1997 xét xử 3.854 vụ, 5.922 bị cáo, tăng 95,12% số bị cáo.
Năm 1998 xét xử 5.201 vụ, 7.532 bị cáo, tăng 27,18% số bị cáo.
Năm 1999 xét xử 7.574 vụ, 10.927 bị cáo, tăng 45,07% số bị cáo.
Năm 2000 xét xử 6.537 vụ, 9290 bị cáo, giảm 15,72% số bị cáo.
Các nước đã tuyên:
- Tử hình: 274 bị cáo, chiếm 0,66%.
- Tù chung thân: 225 v ị cáo, chiếm 0,54%.
- Tù từ 10 năm đến 20 năm: 5.541 bị cáo chiếm 13,36%.
- Tù dưới 7 năm: 24.931 bị cáo, chiếm 16,08%.
- Tù cho hưởng án treo 2.426 bị cáo, chiếm 41,12%.
- Xử lý hình thức khác: 1.393 bị cáo, chiếm 3,35%.
Số vụ phạm các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trong những năm qua (1993-2000) là 17.530 vụ, chiếm 60.59% số vụ và 24.955 bị cáo chiếm 60,19% số bị cáo so với các tội phạm về ma tuý nói chung.
Cụ thể qua các năm như sau:
- Năm 1993 xét xử 329 vụ, 464 bị cáo.
- Năm 1994 xét xử 441 vụ, 665 bị cáo.
- Năm 1995 xét xử 638 vụ, 899 bị cáo.
- Năm 1996 xét xử 1.156 vụ, 1570 bị cáo.
- Năm 1997 xét xử 2.417 vụ, 3.563 bị cáo.
- Năm 1998 xét xử 3.822 vụ, 5.050 bị cáo.
- Năm 1999 xét xử 4.766 vụ, 7.204 bị cáo.
- Năm 2000 xét xử 3.961 vụ, 5.540 bị cáo.
Theo số liệu trên, số vụ và số bị cáo đã xét xử qua các năm tăng liên tục. Cụ thể, xét xử năm 1994 tăng 34,04% số vụ và 43,32% về số bị cáo. Năm 1995 tăng 44, 67% số vụ và 35,18% số bị cáo. Năm 1996 tăng 81,19% số vụ là 74,64% số bị cáo. Năm 1997 tăng 109,08% số vụ và126,94% số bị cáo. Năm 1998 tăng 58,13% số vụ và 41,33% số bị cáo. Năm 1999 tăng 24,70% số vụ và 42,15% số bị cáo. Riêng năm 2000 giảm 16,98% số vụ và 20,59% số bị cáo.
Chỉ tính riêng 3 năm 1998, 1999 và 2000, Toà án nhân dân đã xét xử 225 bị cáo có mức án tử hình chiếm 82,11% tổng số bị cáo bị tuyên án tử hình trong 8 năm qua số bị cáo bị phạt tù chung thân là 184 chiếm 81,77% tổng số bị cáo bị án chung thân trong 8 năm qua.
Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma tuý đã đạt kết quả bước đầu nhưng vẫn còn hạn chế thiếu sót. Tại Hội nghị tổng kết công tác 5 năm phòng chống ma tuý năm 1993-1997 và triển khai chương trình hành động phòng, chống ma tuý năm 1998-2000 đồng chí Bí thư Lê Khả Phiêu đã chỉ rõ "những nỗ lực của các ngành, các cấp có tác dụng hạn chế tình hình phức tạp của các tội phạm ma tuý nhưng vì sao tội phạm ma tuý vẫn có xu hướng gia tăng, phát triển ra diện rộng lây lan ra nhiều đối tượng, tính chất ngày càng nguy hiểm và gây hậu quả lớn. Trước hết về mặt nhận thức chưa làm cho mọi cấp mọi ngành mọi tầng lớp nhân dân thấy được tính phức tạp, nguy hiểm của ma tuý, chưa coi tội phạm ma tuý như kẻ thù của con người của nhân loại, trong cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý chưa cương quyết, bền bỉ, chưa làm hết trách nhiệm, chưa lam đủ tầm, chưa phát huy được sức mạnh của toàn dân, của mọi lực lượng vào cuộc đấu tranh. Chính vì vậy, mà hiệu quả đạt được còn thấp". Đồng chí Tổng Bí thư còn nêu: "phải coi ma tuý như kẻ thù ngoại xâm". Thủ tướng P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2.doc