Đề tài Vấn đề đào tạo nghề ở tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 3

Chương1 5

Khái niệm và ý nghĩa của vấn đề đào tạo nghề 5

1. Khái niệm 5

1.1. Nghề 5

1.1.1. Khái niệm nghề 5

1.1.2. Đặc trưng của nghề 5

1.2. Đào tạo 6

1.3. Đào tạo nghề 7

1.3.1. Khái niệm 7

1.3.2. Phân loại đào tạo nghề 7

Căn cứ vào thực tế đào tạo đối với người học 7

Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề 8

Căn cứ vào trình độ đào tạo nghề 8

1.4. Các hình thức đào tạo nghề 9

1.4.1. Đào tạo tại nơi làm việc 9

1.4.2. Các lớp cạnh doanh nghiệp 10

1.4.3. Các trường chính quy 11

1.5. Mạng lưới cơ sở dạy nghề 11

1.5.1. Khái niệm 11

1.5.2. Các bộ phận cấu thành 12

Lớp dạy nghề 12

Trường dạy nghề 12

Trung tâm dạy nghề 12

Các bộ phận khác 13

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề 13

2.1.Các yếu tố bên trong 14

2.1.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề 14

2.1.2. Chương trình dạy nghề 15

2.1.3. Đội ngũ giáo viên 16

2.1.4. Lượng học sinh tham gia học nghề 17

2.2. Các yếu tố bên ngoài 17

2.2.1. Nhận thức của người dân 18

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội 18

2.2.3. Nhu cầu của xã hội về lao động qua đào tạo nghề 19

2.2.4. Chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề 20

2.2.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật 21

3. ý nghĩa của đào tạo nghề 22

3.1. Về mặt kinh tế 23

3.2. Về mặt xã hội 23

3.3. Về mặt văn hoá 24

3.4. Về mặt trật tự, an toàn xã hội 25

Chương 2. 27

Phân tích tình hình đào tạo nghề ở Hà Tây 27

1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội Hà Tây có ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề 27

1.1. Điều kiện tự nhiên 27

1.2. Tình hình kinh tế 27

1.3. Tình hình xã hội 32

2. Đặc điểm quản lý của Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây đến quá trình đào tạo nghề ở tỉnh 34

2.1. Vài nét về Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây 34

2.2. Đặc điểm quản lý của Sở tác động đến đào tạo nghề ở Hà Tây 36

3. Những thuận lợi và khó khăn của công tác đào tạo nghề 37

3.1. Thuận lợi 38

3.2. Khó khăn 38

4. Hiện trạng đội ngũ lao động và công tác đào tạo nghề 39

4.1. Đội ngũ lao động 39

4.2. Đào tạo nghề 41

4.2.1. Mặt được 41

Những kết quả đã đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề của Sở 41

Kết quả đạt được từ các cơ sở dạy nghề 44

4.2.2. Những tồn tại, hạn chế 62

5. Nguyên nhân 66

5.1. Nguyên nhân của những thành công 66

5.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 67

Chương 3 70

Những biện pháp nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo nghề ở Hà Tây 70

1. Dự báo về dân số, lao động và đào tạo nghề 70

1.1. Dự báo về dân số, lao động 70

1.2. Dự báo về đào tạo nghề 72

2. Quan điểm về đào tạo nghề 72

Quan điểm 1: Thực hiện chủ trương xã hội hoá về dạy nghề 73

Quan điểm 2: Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất và gắn với giải quyết việc làm tại chỗ 73

Quan điểm 3: Liên thông trong đào tạo nghề 74

Quan điểm 4: Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng dạy nghề 75

3. Định hướng 75

4. Mục tiêu phát triển chương trình dạy nghề 76

4.1. Mục tiêu chung 76

4.2. Mục tiêu cụ thể 76

4.2.1. Về đào tạo nghề 76

4.2.2. Về quy hoạch mạng lưới dạy nghề 77

5. Hệ thống các giải pháp 78

5.1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân 78

5.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy 78

5.3. Các giải pháp nâng cấp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 79

5.3.1 Các giải pháp tạo nguồn lực đầu tư 79

5.3.2. Các giải pháp để đầu tư có hiệu quả 79

5.4. Các giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề 80

5.5. Phát triển kinh tế- xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề 80

5.6. Các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề ở nông thôn 81

5.7. Tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo nghề 81

5.8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề 81

5.9. Tăng cường nguồn tài chính cho dạy nghề 82

5.10. Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề 82

Kết luận: 84

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề đào tạo nghề ở tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức năng, có quyền hạn và nhiệm vụ riêng phục vụ cho việc hoàn thành tốt chức năng chung của Sở - Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước - Một số hoạt động sự nghiệp về công tác lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh - Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật Trong quá trình thực hiện hoạt động của mình, để hoàn thành tốt các chức năng nêu trên và những nhiệm vụ, kế hoạch dài hạn và hàng năm, Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây đã gặt hái được rất nhiều thành công và đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, UBND tỉnh Hà Tây. Cụ thể: Năm 1972: Bộ Lao động – Thương binh Xã hội tặng bằng khen cho cán bộ, nhân viên ty Thương binh – Xã hội Hà Sơn Bình Năm 1975: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng lãng hoa Năm 1975: được tặng huân chương lao động hạng hai về thành tích thực hiện chính sách lao động, xã hội Năm 1987: được tặng huân chương lao động hạng ba về thành tích thực hiện chính sách lao động, xã hội Năm 1990- 1991: ngành Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hà Sơn Bình hai năm liền được nhận cờ thưởng luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ Năm 2002: Sở Lao động- Thương binh & Xã hội Hà Tây vinh dự được tặng một huân chương lao động hạng nhất và một huân chương độc lập hạng ba Bên cạnh những thành tích ấy, vẫn còn những hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở. Tuy nhiên, những hạn chế này không phải là cố hữu mà có thể khắc phục được trong thời gian tới khi Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây nỗ lực hơn nữa thực hiện công tác lao động, thương binh, xã hội 2.2. Đặc điểm quản lý của Sở tác động đến đào tạo nghề ở Hà Tây Với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây (cụ thể là phòng quản lý đào tạo nghề) đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, chịu trách nhiệm quản lý ngành đối với tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh Phòng quản lý đào tạo nghề là một trong 10 phòng chức năng nằm trong hệ thống phòng ban trực thuộc Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây, được thành lập từ năm 1998. Cho đến nay, phòng gồm 3 thành viên; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tổ chức đào tạo nghề của tỉnh như sau: Việc quản lý đào tạo nghề của phòng quản lý đào tạo nghề nhằm phát triển mạng lưới dạy nghề về số lượng cơ sở, quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo và chất lượng đào tạo. Mạng lưới phải đa dạng các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội. Hình thức dạy nghề phải phong phú, đảm bảo khả năng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đáp ứng một phần cho cả nước; tạo điều kiện cho người lao động học nghề, có việc làm và thu nhập; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để chuyển đổi nhanh cơ cấu lao động Với mục đích đó, phòng quản lý đào tạo nghề thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau: Xây dựng dự thảo các văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm thẩm quyền của UBND tỉnh về đào tạo nghề Tham gia xây dựng danh mục đào tạo nghề, tổ chức cán bộ kỹ thuật, mục tiêu chương trình phương pháp đào tạo, cụ thể hoá quy chế và hoạt động các cơ sở đào tạo nghề, tiêu chuẩn trường lớp, quy chế thi tuyển, quy chế cấp văn bằng, chứng chỉ tót nghiệp cho các oại đào tạo thuộc tỉnh Xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nghề (thuộc tỉnh quản lý) Xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, hàng năm (bao gồm các chi tiêu đào tạo, ngành nghề đào tạo, kinh phí, đào tạo bồi dưỡng bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở địa phương và hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch duyệt Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề của địa phương theo sự phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh Thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế, nội dung chương trình đào tạo nghề và việc chấp hành pháp lệnh, chính sách chế độ về đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến đào tạo nghề do tỉnh giao Báo cáo tháng, quý, năm hoạt động dạy nghề với tỉnh Trong suốt quá trình hoạt động, phòng lý đào tạo nghề đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, làm tốt chức năng của mình để sự nghiệp đào tạo nghề ở Hà Tây ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó: - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu lao động được dạy nghề năm và tỷ lệ lao động qua dạy nghề trên tổng số lao động hiện có của tỉnh - Xây dựng kế hoạch và đề xuất các biện pháp để triển khai từng bước nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh đến năm 2010 - Tham mưu để tổ chức hội thảo về đào tạo nghề với các trường, trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp, các huyện, thị xã - Chỉ đạo và thực hiện tốt kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chương trình mục tiêu nâng cao năng lực dạy nghề của các trung tâm - Tổ chức tốt các trường, trung tâm dạy nghề tự tạo của tỉnh để xét chọn dự thi thiết bị dạy nghề toàn quốc - Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng một số cơ chế, chính sách đối với công tác dạy nghề. Nhờ có sự hoạt động tích cực của cán bộ, nhân viên phòng quản lý đào tạo nghề mà trên địa bàn tỉnh hiện nay, số lượng cơ sở dạy nghề tăng lên đáng kể, lượng học sinh theo học trong các trường này cũng có những dấu hiệu rất khả quan. Đây là điều rất đáng mừng và cần được phát huy hơn nữa 3. Những thuận lợi và khó khăn của công tác đào tạo nghề 3.1. Thuận lợi Công tác đào tạo nghề được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền rất quan tâm và ủng hộ công tác dạy nghề, thể hiện thông qua nội dung các văn bản pháp luật có liên quan + Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002- 2010. Đây là một trong các cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của Tỉnh phù hợp với quy hoạch chung của cả nước + Tỉnh uỷ có chương trình 34- Ctr/ TU ngày 15/10/2002 về việc thực hiện công tác dạy nghề và giải quyết việc làm đến năm 2005 và 2010 + UBND tỉnh có chỉ thị 04/1999/ CT – UB ngày 25/02/1999 về việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề… Hà Tây có vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, có nhiều khu và cụm, điểm công nghiệp của TƯ và địa phương, trong đó có khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp Phú Cát, trường Đại học Quốc gia, làng Văn hoá… có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, nhất là lao động lành nghề và công nhân kỹ thuật kỹ thuật cao. Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợ để phát triển công tác đào tạo nghề Hà Tây là tỉnh có dân số đông đứng thứ 5 của cả nước với gần 2,5 triệu dân, trên 1,2 triệu lao động trong đó đa số là lao động trẻ, cần cù, có trình độ văn hoá. Gần 30% số lao động đã qua các cấp đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật. Đây là một lợi thế về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH của tỉnh, cho khu vực và cả nước Bước đầu Hà Tây đã hình thành được mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp, gồm nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập, có nhiều hình thức dạy nghề phong phú và ngành nghề đa dạng. Mạng lưới cơ sở dạy nghề mỗi năm đã thực hiện đào tạo trên 70% số người học nghề của tỉnh (còn lại do các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh đào tạo) 3.2. Khó khăn Công tác đào tạo nghề của tỉnh Hà Tây những năm qua tuy có nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn gặp những khó khăn chủ yếu như sau: Những năm qua nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển nhưng chưa có các khu, cụm công nghiệp phát triển. CNH – HĐH nông thôn chưa mạnh dạn nên hạn chế đến việc thúc đẩy công tác dạy nghề, giải quyết việc làm tạo đà chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động Là tỉnh chưa cân đối được thu chi ngân sách nên những năm qua việc đầu tư kinh phí cho công tác dạy nghề và xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế Nhận thức về công tác dạy nghề trong một số cán bộ thuộc các ngành của Tỉnh chưa đầy đủ. Trong nhân dân, nhất là thanh niên, còn mang nặng tư tưởng bằng cấp nên chưa tâm huyết với học nghề. Do vậy đã ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển, nhưng thiếu đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy 4. Hiện trạng đội ngũ lao động và công tác đào tạo nghề 4.1. Đội ngũ lao động Để có thể nắm được về đội ngũ lao động thì trước hết phải biết được về quy mô, cơ cấu dân số như ở bảng dưới đây: Biểu 5: Dân số trung bình Đơn vị: 1000 người Dân số trung bình Năm 1995 2000 2001 2002 2003 Chung 2299 2414,1 2432 2452,5 2479,4 Nam 1091,7 1176 1184,7 1194,7 1200,5 Nữ 1207,3 1238,1 1247,3 1257,8 1278,9 (Nguồn: niên giám thống kê 2003) Theo bảng trên: Đến năm 2002, dân số Hà Tây là 2452500 người, trong đó dân số nông thôn là 2265940 người (chiếm 92,39%). Năm 2003, dân số Hà Tây là 1.479.400 người trong đó dân số nữ là 1.278.900 người chiếm 51,58% dân số toàn tỉnh. Đến năm 2004, dân số Hà Tây đã lên đến gần 2,5 triệu người, đứng thứ 5 về dân số so với các tỉnh, thành phố trong cả nước Biểu 6: Quy mô và cơ cấu lao động từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động KTTX trong 12 tháng chia theo trình độ học vấn năm 2003 Chỉ tiêu Quy mô (người) Cơ cấu (%) Tổng số 1303426 100 Chưa biết chữ 8961 0,69 Chưa tốt nghiệp tiểu học 61509 4,72 Đã tốt nghiệp tiểu học 277461 21,29 Đã tốt nghiệp PTCS 614150 47,12 Đã tốt nghiệp PTTH 341345 26,19 (Nguồn: số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 2003) Năm 2003, tổng số lao động từ đủ 15 tuổi trở lê hoạt động KTTX trong 12 tháng trong năm là 1.303.426 người, trong đó: Theo số liệu như ở bảng trên, ta nhận thấy lao động có trình độ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 26,19% so với tổng số lao động là một tỷ trọng chưa phải là cao, cá biệt vẫn còn có một số người lao động chưa biết chữ: 8.961 người tương đương 0,69%, điều đó cũng thể hiện phần nào chất lượng lao động ở Hà Tây vẫn còn mang nặng tính chất lao động phổ thông Biểu 7: Quy mô và cơ cấu lao động từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động KTTX trong 12 tháng qua chia theo nhóm trình độ chuyên môn Chỉ tiêu Quy mô (người) Cơ cấu (%) Tổng số 1.303.426 100 Không có trình độ chuyên môn 932.532 71,54 Sơ cấp học nghề trở lên 370.894 28,46 CNKT có bằng trở lên 165.176 12,67 (Nguồn: số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2003) Lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng 71,54% trong tổng số lao động là điều rất đáng lo ngại, số lao động này phần lớn là từ các vùng nông thôn, các vùng dân tộc ở Hà Tây, điều quan trọng là lượng lao động không có trình chuyên môn này mỗi ngày đổ ra vùng đô thị của tỉnh rất đông, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xã hội, đến công tác giải quyết việc làm của Tỉnh Biểu 8: Lao động có việc làm được phân theo các ngành KTQD năm 2002 Ngành Quy mô (người) Cơ cấu (%) Nông- lâm- thuỷ sản 904.206 75,36 Công nghiệp- dịch vụ 199.365 16,61 Thương nghiệp, khách sạn, du lịch 37.452 3,12 Các ngành khác 58.727 4,91 Tổng số 1.199.750 100 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây, 2003) Như vậy, trong tổng số lao động có việc làm là 1.199.750 người (chiếm 92,05% tổng số lao động), có nghĩa là tổng số người thất nghiệp là 7,95% (tương đương 103.676 người); tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành sản xuất trực tiếp ra sản phẩm là 91,97% Cộng tổng ngành nông- lâm- thuỷ sản và ngành công nghiệp- xây dựng , điều đó thể hiện lượng lao động gián tiếp vẫn còn rất lớn, cơ cấu lao động này là 9,38:2,07:1, như vậy lao động trong các ngành công nghiệp- xây dựng- dịch vụ vẫn còn thấp và cần phải điều chỉnh trong thời gian tới 4.2. Đào tạo nghề 4.2.1. Mặt được Những kết quả đã đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề của Sở Hoàn thành đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2004- 2010 trình UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở để ngành xây dựng các giải pháp cụ thể về đào tạo nghề Phối hợp với các ngành chức năng triển khai việc chọn địa điểm xây dựng trường dạy nghề phía Bắc và phía Nam tỉnh. Hiện nay các ban, ngành của tỉnh đã cùng huyện Thạch Thất tiến hành các thủ tục giải quyết về đất làm địa điểm xây dựng trường dạy nghề phía Bắc tỉnh tại xã Bình Yên huyện Thạch Thất Tổ chức thành công hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh năm 2004: có 9 trường và 2 trung tâm dạy nghề tham gia, 29 giáo viên dự thi. Kết quả 3 giáo viên đạt giải nhất, 6 giải nhì, 7 giải ba và 2 giải khuyến khích Phân bổ nguồn kinh phí nâng cao năng lực dạy nghề, với tổng số tiền là 1,2 tỷ đồng cho các huyện Phú Xuyên, Thạch Thất, ứng Hoà. Đồng thời triển khai thực hiện kinh phí 500 triệu đồng hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Phối hợp với Sở Công nghiệp chỉ đạo các huyện, thị xã triển khai các lớp dạy nghề khuyến công, đã tổ chức các lớp dạy nghề đạt kết quả tốt, riêng quỹ khuyến công đã mở được 205 lớp cho 5210 người dạy các nghề mây, tre, đan, may mặc, sơn mài… Thông qua những kết quả đã đạt được, Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực đào tạo nghề, quản lý được một mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nắm vững quy mô, cơ cấu học sinh và giáo viên các trường, thành công trong việc tham mưu cho UBND tỉnh và các cấp lãnh đạo Biểu 9: Danh sách các cơ sở dạy nghề, quy mô đào tạo, địa điểm và cơ quan quản lý S T T Tên trường Quy mô đào tạo Số nghề đào tạo Địa điểm của trường Cơ quan quản lý I Các trường dạy nghề 1 Trường dạy nghề thủ công mỹ nghệ 300 7 TX.Hà Đông Sở công nghiệp Hà Tây 2 Trường Kỹ nghệ I 650 8 P.Xuân Khanh TX Sơn Tây Tổng cục dạy nghề 3 Trường kỹ thuật nghiệp vụ GTVT I 2.470 12 Xã Thuỵ Khê- Ba Vì Bộ Giao thông Vận tải 4 Trường công nhân cơ điện II 750 10 Phú Minh- TT Phú Minh- Phú Xuyên Bộ Nông nghiệp PTNT 5 Trường dạy nghề dân lập Bách nghệ 600 10 Tân Lập- Đan Phượng UBND tỉnh Hà Tây II Các trường Cao đẳng và Trung học có chức năng dạy nghề 1 Trường Cao đẳng xây dựng số I 650 8 TX.Hà Đông Bộ Xây dựng 2 Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật TM 400 6 TX. Hà Đông Bộ Thương Mại 3 Trường Trung học CN Việt- Hung 3.000 10 Xuân Khanh- TX Sơn Tây Bộ Công nghiệp 4 Trường Trung học kỹ thuật xe máy 1.000 5 Xuân Khanh- TX Sơn Tây Bộ Quốc Phòng 5 Trường Trung học truyền hình 850 5 Thường Tín- Hà Tây Đài truyền hình Việt Nam 6 Trường TH và dạy nghề NN&PTNT I 600 8 Xuân Mai- Chương Mỹ Bộ Nông nghiệp và PTNT III Các trung tâm dạy nghề 1 Trung tâm dạy nghề cơ khí Phú Xuyên 250 6 Thị trấn Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên 2 Trung tâm DN tạo việc làm tư thục Xuân Mai 200 3 Thị trấn Xuân Mai- Chương Mỹ Huyện Chương Mỹ 3 Trung tâm dạy nghề tư thục Hà Dương 200 1 TX.Hà Đông TX. Hà Đông 4 Trung tâm dạy nghề huyện ứng Hòa 300 6 Huyện ứng Hoà Huyện ứng Hoà 5 Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Thất 350 7 Huyện Thạch Thất Huyện Thạch Thất 6 Trung tâm dạy nghề huyện Hoài Đức 300 7 Huyện Hoài Đức Huyện Hoài Đức IV Các trung tâm dịch vụ việc làm 1 Trung tâm DVVL- Sở LĐ- TBXH 500 5 TX. Hà Đông Sở LĐ- TBXH 2 Trung tâm DVVL- Liên đoàn lao động 300 4 TX. Hà Đông Liên đoàn lao động 3 Trung tâm DVVL Tăng thiết giáp 500 6 TX. Sơn Tây Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp V Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp 1 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Sơn Tây 250 6 TX. Sơn Tây Sở giáo dục 2 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Thạch Thất 200 4 Huyện Thạch Thất Sở giáo dục 3 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Phúc Thọ 200 4 Huyện Phúc Thọ Sở giáo dục 4 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Hà Đông 200 4 TX. Hà Đông Sở giáo dục 5 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Quốc Oai 100 2 Huyện Quốc Oai Sở giáo dục 6 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Thanh Oai 100 3 Huyện Thanh Oai Sở giáo dục 7 Trung tâm KTTH hướng nghiệp ứng Hoà 200 4 Huyện ứng Hoà Sở giáo dục 8 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Mỹ Đức 200 3 Huyện Mỹ Đức Sở giáo dục 9 Trung tâm KTTH hướng nghiệp Thường Tín 250 4 Huyện Thường Tín Sở giáo dục (Nguồn:Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây) Kết quả đạt được từ các cơ sở dạy nghề Quán triệt nghị quyết lần thứ II, khoá 8 của Ban chấp hành TƯ về công tác khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Chỉ thị số 04 ngày 25/02/1999 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác dạy nghề. Chương trình 34 – Ctr/ TU ngày 15/10/2002 của Tỉnh uỷ về việc thực hiện công tác dạy nghề và giải quyết việc làm đến năm 2005 và 2010. Những năm qua, công tác dạy nghề của tỉnh đã được quan tâm và chỉ đạo đúng hướng, từng bước phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng mừng Về quy mô dạy nghề Biểu 10: Kế hoạch đào tạo nghề qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Quy mô đào tạo 10000 người 93 160 210 210 240 260 280 Tốc độ tăng hàng năm % _ 72,04 31,25 0 14,29 8,33 7,69 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây) Kế hoạch đào tạo nghề mà Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây đưa ra làm cơ sở định hướng rất tốt cho công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Sở dĩ có tốc độ tăng không đồng đều như trên là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là điểm quan trọng không thể không nhắc đến Kế hoạch đào tạo năm 2001 và 2002 đều là 21.000 người sẽ tạo cho mọi người sự thắc mắc và đặt câu hỏi tại sao? Sở dĩ mà kế hoạch dạy nghề của 2 năm đưa ra giống nhau như vậy là vì năm 2001, do kết quả thực hiện dạy nghề đã đạt 21.330 người, đáp ứng được phần lớn nhu cầu về nguồn nhân lực có nghề, đồng thời đến năm 2002, tình hình kinh tế- xã hội Hà Tây cũng như các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nghề không tăng đáng kể, lượng lao động đang được sử dụng trong các cơ sở này cũng chưa cần thay thế, do đó 21.000 người là con số phù hợp trong tình hình như vậy Biểu 11: Kết quả dạy nghề qua các năm Nội dung Đơn vị tính Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số dạy nghề người 14.500 18.100 21.330 21.870 23.500 27.250 Dn dài hạn người 2.000 2.500 3.580 4.265 5.150 6.720 Dn ngắn hạn người 12.500 15.600 17.750 17.605 18.350 20.530 Lao động qua Dn trong tổng số lao động % 14,3 16,5 18,1 19,8 21,5 23,5 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây) Theo kết quả thực hiện công tác dạy nghề qua các năm, quy mô lao động được đào tạo ngày càng tăng lên. Điều đáng lưu ý là so với kế hoạch đào tạo đưa ra cho từng năm, kết quả thực hiện của các năm phần nhiều bao giờ cũng vượt hơn, năm 2002, kế hoạch dạy nghề đưa ra là 21.000b người thì kết quả thực hiện là 21.870 người, vượt chỉ tiêu 870 người (tương đương 4,14%); năm 2004 kế hoạch đưa ra là 26.000 người thì thực hiện dạy nghề đạt 27.250 người, vượt 1.250 người (4,81%) Tuy nhiên, quy mô đào tạo ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (là chủ yếu của dạy nghề). Năm 2004, đào tạo ngắn hạn là 20.530 người chiếm 75,34% trong tổng số lao động qua đào tạo nghề, tăng 2230 người so với năm 2003; đào tạo dài hạn là 6.720 người chiếm 24,66% trong tổng số lao động qua đào tạo nghề, tăng 3,56% so với năm 2003. Có thể nói, cơ cấu đào tạo như vậy còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với yêu cầu CNH – HĐH của tỉnh, với yêu cầu về xây dựng Hà Tây thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước Biểu 12: Kết quả đào tạo nghề của các trường từ 1999 – 2003 S T T Tên trường Đào tạo qua các năm 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số Dài hạn Nữ/Ts (%) Tổng số Dài hạn Nữ/Ts (%) Tổng số Dài hạn Nữ/Ts (%) Tổng số Dài hạn Nữ/Ts (%) Tổng số Dài hạn Nữ/Ts (%) I. Các trường Dạy nghề 1 Trường dạy nghề Thủ công Mỹ nghệ 225 140 56,2 210 120 54,4 195 135 58,1 205 130 53,6 150 50 59,3 2 Trường Kỹ nghệ I 420 420 39,7 540 540 33,3 540 540 32,5 653 577 36,7 650 550 38,4 3 Trường kỹ thuật nghiệp vụ GTVT I 909 484 3,31 1.285 692 2,6 1.704 604 3,81 1.883 828 3,02 2.477 1.096 1,92 4 Trường Công nhân cơ điện II 507 507 34,0 455 455 31,0 451 451 9,0 402 402 40,0 750 750 92,0 II. Các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 1 Trường Cao đẳng Xây dựng số I 384 384 28,0 459 495 34,0 578 578 30,0 624 567 46 647 647 39,0 2 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TM 221 0 72,0 251 0 70,1 325 0 87,6 528 275 71,1 400 215 72,0 3 Trường trung học CN Việt- Hung 1.282 1.282 11,0 1.621 1.621 11,5 2.253 2.253 8,1 2.617 2.617 5,9 3.082 3.082 5,4 4 Trường Trung học kỹ thuật Xe máy 1.367 0 0,36 1.810 0 0,7 2.368 0 1,3 2.690 0 1.56 1.075 0 2,4 5 Trường trung học Truyền hình 397 118 - 459 118 - 435 222 - 982 309 - 853 500 - 6 Trường Trung học và DN NN& PTNT I 421 421 24,8 460 460 23,0 572 572 27,9 612 612 38,0 600 600 39,2 Tổng cộng 5.941 3.649 7.468 4.393 9.230 5.209 11090 6.243 10622 7.198 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây) Qua số liệu ở biểu trên, ta nhận thấy, quy mô đào tạo ở các trường Cao đẳng và Trung học nhìn chung là cao hơn so với các trường dạy nghề dài hạn ở cả 2 hình thức trên chiếm phần lớn trong kết quả dạy nghề. Tại các trường dạy nghề, năm 2003 trong tổng số lao động được đào tạo là 4.027 người thì riêng đào tạo dài hạn là 2.146 người (chiếm 53,29%); tại các trường Cao đẳng và trung học dạy nghề, con số này lần lượt là 6.657 và 5.044 người, như vậy tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề dài hạn chiếm 75,77%. ở một số trường, không có đào tạo nghề ngắn hạn như ở trường Trung học kỹ thuật xe máy, trường Cao đẳng kỹ thuật Thương mại từ năm 1999 đến năm 2001 Về cơ sở dạy nghề Biểu 13: Phân bố hiện trạng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2002 Đơn vị: Cơ sở STT Huyện, thị xã Trường Dn và có chức năng dạy nghề Trung tâm dạy nghề và tham gia Dn Làng nghề tham gia dạy nghề 1 Thị xã Hà Đông 3 5 2 2 Thị xã Sơn Tây 3 1 - 3 Ba Vì 1 - 9 4 Phúc Thọ - 1 5 5 Thạch Thất - 2 9 6 Quốc Oai - 2 7 7 Đan Phượng 1 - 5 8 Hoài Đức - 1 12 9 Chương Mỹ 1 2 15 10 Thanh Oai - 1 27 11 ứng Hoà - 2 9 12 Mỹ Đức - 1 4 13 Thường Tín 1 1 28 14 Phú Xuyên 1 1 28 Tổng 11 20 160 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây) Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được hình thành và phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Hầu hết ở các huyện, thị xã trên địa bàn đã có các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa có cơ sở dạy nghề như Phúc Thọ, Quốc Oai… riêng huyện Ba Vì chưa có trung tâm dạy nghề và tham gia dạy nghề Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hà Tây thì ở tỉnh Hà Tây hiện nay có: + Các cơ sở dạy nghề của địa phương quản lý: ỷ 2 trường dạy nghề (1 trường dân lập) ỷ 6 trung tâm dạy nghề (2 trung tâm tư thục) ỷ 2 trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm ỷ 9 trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp ỷ Trên 1000 cơ sở của tập thể, cá nhân dạy nghề từ 2 người trở lên + Các cơ sở dạy nghề của Trung Ương ỹ 3 trường dạy nghề ỹ 2 trường Cao đẳng có chức năng dạy nghề ỹ 4 trường Trung học chuyên nghiệp có chức năng dạy nghề ỹ 1 trường dịch vụ và giới thiệu việc làm Bên cạnh đó, còn có một số tổ chức chính trị, kinh tế- xã hội mở các lớp dạy nghề theo dự án và nguồn kinh phí hỗ trợ Về ngành nghề đào tạo Với truyền thống lâu đời của nhiều làng nghề cộng thêm với sự phát triển mạnh mẽ, sự hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội, Hà Tây hiện nay có hàng trăm ngành nghề đang hoạt động trong nền kinh tế. Do vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề này cũng rất lớn, có thể kể đến những ngành nghề đào tạo chủ yếu hiện nay là: cơ khí, điện, điện tử, động lực, may mặc,sửa chữa ôtô, xe máy, sơn mài, điêu khắc, điện nước, xây dựng, nhân viên xăng dầu, du lịch, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lái xe, hướng nghiệp XKLĐ, tin học… Những ngành nghề được đào tạo này đã, đang và sẽ cung cấp những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Chúng ta có thể chia các ngành nghề đào tạo ở trên ra thành 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Trong nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp Trong công nghiệp bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, xây dựng Với cách chia như vậy thì lao động qua đào tạo nghề chủ yếu tập trung trong khối ngành công nghiệp, tiếp đến là dịch vụ, còn với ngành nông- lâm- ngư nghiệp lượng lao động được đào tạo nghề còn ở mức rất thấp, chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất của toàn tỉnh Nếu chia các ngành nghề đào tạo này theo khu vực, chúng ta có khu vực thành thị và khu vực nông thôn ở khu vực nông thôn, tập trung chủ yếu về đào tạo nông nghiệp như kỹ thuật thâm canh lúa màu, nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi trồng thuỷ sản… với hình thức chủ yếu là đào tạo ngắn hạn nghề cho người lao động. Bên cạnh đó, cũng có những khoá học giành cho các nghề phi nông nghiệp như cắt may, điện, sửa chữa xe máy… và các nghề tiểu thủ công nghiệp như may, tre, giang đan. Thông qua các khoá học người nông dân đã biết ứng dụng kiến thức vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động lên đáng kể, tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình, giảm được phần nào tình trạng đói nghèo ở khu vực thành thị, các ngành nghề được đào tạo chủ yếu là côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1227.Doc
Tài liệu liên quan