Đề tài Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên giáo dục hiện đại

MụC Lục

PHầN I. Lời mở đầu. 1

Phần II. Hoàn cảnh thực tiễn đổi mới sách giáo khoa. 4

I . Sự cần thiết phải đổi mới sách giáo khoa. . 4

Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 23

1. Cơ sở văn hoá của sự đổi mới. 4

2. Mục tiêu của việc đổi mới sách giáo khoa. 5

II. Quá trình đổi mới sách giáo khoa. . 7

1. Tiến độ thực hiện việc đổi mới. 7

2. Chủ thể thực hiện chương trình đổi mới. 8

3 . Nội dung đổi mới sách giáo khoa phổ thông. 9

4 . Kết quả của quá trình đổi mới.10

PHầN III. vai trò và ý nghĩa của báo Giáo dục & Thời đại trong việc đổi mới

sách giáo khoa. 11

I . Một vài nhận xét về tờ báo Giáo dục & Thời đại. 11

II. Những đóng góp của báo Giáo dục & Thời đại trong chương trình đổi mới sách giáo khoa. .13

1. Đăng tải một số bài viết có tính chất chỉ đạo. 13

2. Đăng tải một số bài viết, bài phát biểu có tính định hướng. 15

3. Đăng tải một số bài viết mang tính chất xây dựng, trao đổi, đóng góp ý kiến. 17

PHầN IV. kết luận. 21

Tài liệu tham khảo. 22

 

pdf24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên giáo dục hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình phổ thông của các n−ớc trong khu vực đều rất coi trọng các môn ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng giao tiếp... Do vậy, tất cả những yếu tố trên đây đã tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mới, biên soạn mới sách giáo khoa cho các cấp học phổ thông ở n−ớc ta. Một lý do khác không thể không kể đến khi nói đến sự cần thiết phải đổi mới sách giáo khoa, đó là: ch−ơng trình và sách giáo khoa hiện hành đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chúng trong giai đoạn thống nhất hệ thống giáo dục phổ thông trong phạm vi cả n−ớc, góp phần quan trọng vào quá trình phổ cập và nâng cao chất l−ợng giáo dục phổ thông mà bắt đầu từ giáo dục tiểu học. Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục nêu trong các Nghị quyết Trung −ơng lần thứ t− (khoá VII), lần thứ hai (khoá VIII) và nêu trong Luật giáo dục, cần phải khẩn tr−ơng đổi mới ch−ơng trình và sách giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện phổ cập trung học cơ sở và tiếp tục nâng cao chất l−ợng giáo dục phổ thông. 2. Mục tiêu của việc đổi mới sách giáo khoa. Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 6 Đổi mới sách giáo khoa cùng với việc đổi mới ch−ơng trình, ph−ơng pháp giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất l−ợng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các n−ớc phát triển trong khu vực và trên thế giới. Từ mục tiêu đề ra nh− trên, cộng với tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quốc hội đã xem xét, thông qua các ý kiến và đ−a ra “Nghị quyết về đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông“ (Nghị quyết số 40/2000/QH- 10 ban hành tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 – khoá X). Nghị quyết khẳng định: “Việc đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội dung, ph−ơng pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của ch−ơng trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng c−ờng tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Không những thế phải đảm bảo sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có ph−ơng án vận dụng ch−ơng trình sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau“. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, các cơ quan chức năng mà tr−ớc hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Nhà xuất bản Giáo dục đã xây dựng những ch−ơng trình hành động cụ thể. Tại cuộc họp báo “Giới thiệu về sách giáo khoa và sách tham khảo phục vụ năm học mới” ngày 26/5/2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ông Lê Vũ Hùng - Thứ tr−ởng Bộ giáo dục và Đào tạo cho biết: “Qua 3 lần cải cách giáo dục năm 1951, 1959, và 1980, ch−ơng trình và sách giáo khoa đều đ−ợc biên soạn mới; hàng năm lúc tái bản đều có những điều chỉnh, thay đổi nhỏ nh−ng cơ bản là ổn định. Sách giáo khoa đang sử dụng thể hiện rõ quan điểm giáo dục toàn diện, định h−ớng t− Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 7 t−ởng chính trị tốt, cung cấp hệ thống tri thức chặt chẽ, đầy đủ, đảm bảo đủ sách tuy cũng có những trục trặc khi chuyển h−ớng từ cấp phát sang kinh doanh. Nh−ng thiếu sót là sách ba cấp học thiếu đồng bộ, thiếu nối kết thông dẫn đến những chồng chéo, trùng lắp, ch−a quan tâm đến điều kiện thực hiện, ch−a phục vụ tốt cho cải cách ph−ơng pháp giảng dạy, ch−ơng trình ch−a thực hiện đầy đủ định tính, định l−ợng. Đội ngũ tác giả không chuyên nghiệp, biên soạn sách chỉ là tay trái, tập trung vào các nhà khoa học, giáo s− đại học mà sự am hiểu phổ thông có những hạn chế. Mặt khác, chúng ta ch−a coi sách giáo khoa là một công trình khoa học; loại sách tham khảo bổ sung, bổ trợ cho sách giáo khoa ch−a đ−ợc quản lý tốt, rất dễ lẫn lộn với sách giáo khoa và cũng còn nặng xu thế th−ơng mại hoá“. Từ những bất cập trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra mục tiêu xây dựng một ch−ơng trình mới liên thông các cấp học, tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo một quy trình nghiêm ngặt. Tác giả sách giáo khoa ngoài các nhà khoa học, các giáo s− đại học... còn có các thầy giáo giỏi, có trình độ, kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy các cấp học; quy trình thẩm định đầy đủ và chặt chẽ có sự tham gia của chuyên gia n−ớc ngoài, phụ huynh học sinh và tr−ớc khi phát hành sẽ tổ chức “trại đọc sách” mời một số giáo viên ở địa ph−ơng phát sách cho đọc tr−ớc ở nhà, đến trại đọc lại rồi góp ý kiến cụ thể, nếu cần dạy thử một vài tiết cần thiết...(Theo Lê Khắc Hân – Ph−ơng h−ớng biên soạn sách giáo khoa và sách tham khảo mới – Báo Giáo dục và Thời đại số 65 ngày 30/5/2000). II. Quá trình đổi mới sách giáo khoa. 1. Tiến độ thực hiện việc đổi mới. Tr−ớc những vấn đề cấp bách về sự cần thiết phải đổi mới sách giáo khoa phổ thông, các cấp, các ngành cũng nhanh chóng triển khai kế hoạch đổi mới mang tính đồng bộ. Quốc hội đã ra Nghị quyết chỉ đạo quá trình đổi mới. Tr−ớc hết việc xây dựng ch−ơng trình, triển khai thí điểm, tổng kết Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 8 thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn tr−ơng để đạt đ−ợc mục tiêu đề ra. Sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có kế hoạch triển khai đại trà việc áp dụng ch−ơng trình: sách giáo khoa phải đ−ợc đổi mới theo đúng tiến độ để đảm bảo đ−a vào áp dụng bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 – 2003; bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004 – 2005; đến năm học 2006 – 2007 tất cả các lớp cuối cấp đều đ−ợc thực hiện ch−ơng trình và sách giáo khoa mới. Theo nh− ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri về ổn định sách giáo khoa tại kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá X thì đến thời điểm này (tức là thời điểm diễn ra kỳ họp Quốc hội), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch chỉ đạo việc soạn thảo bộ sách giáo khoa mới của giáo dục phổ thông. Bộ sách này dự kiến sẽ giữ ổn định ít nhất trong 8 năm (từ 2002 đến 2010). Bộ cũng đang phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành của Chính phủ để trình Chính phủ cho phép thực hiện mở rộng việc cho m−ợn, cho thuê sách giáo khoa, nâng thời hạn sử dụng mỗi cuốn sách tới 5 năm để giữ vững ổn định về sách giáo khoa vừa tiết kiệm cho nhà n−ớc và nhân dân. Nh− vậy, khi đ−a ra sách giáo khoa mới vào áp dụng đại trà, chủ thể đổi mới phải tính đến sự vận dụng phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, từng loại đối t−ợng học sinh để làm sao phát huy tối đa hiệu quả của nó sau khi đổi mới, cải tiến. 2. Chủ thể thực hiện ch−ơng trình đổi mới. Trên cơ sở Tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông (trong đó có đổi mới sách giáo khoa); hàng năm báo cáo với Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội về kết quả và tiến độ thực hiện. Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhà s− phạm, các cán bộ quản lý giáo dục am hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thí điểm, thẩm định Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 9 ch−ơng trình sách giáo khoa mới, trên cơ sở đó h−ớng dẫn áp dụng đối với các địa bàn khác nhau. Để sách giáo khoa phổ thông góp phần đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất n−ớc và sớm đạt đ−ợc trình độ phát triển chung của sách giáo khoa phổ thông trong khu vực và trên thế giới, Chính phủ có kế hoạch thực hiện trong 10 năm nhằm chuẩn bị điều kiện để sách giáo khoa đổi mới thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, khi tổ chức triển khai xây dựng ch−ơng trình biên soạn sách giáo khoa (cụ thể là sách THCS), Bộ sẽ thành lập ban chỉ đạo do Bộ tr−ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm tr−ởng ban. Bộ phận th−ờng trực gồm đại diện lãnh đạo của Viện Khoa học giáo dục, các Vụ chức năng, Ban điều hành dự án, các chủ tịch các hội đồng bộ môn là uỷ viên. Khi tổ chức biên soạn sách giáo khoa hiện hành, căn cứ vào danh sách giới thiệu của các cơ quan có trách nhiệm (Nhà xuất bản giáo dục, Vụ trung học phổ thông, Vụ giáo viên, Viện Khoa học giáo dục và các th−ờng trực hội đồng bộ môn), Bộ tr−ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cử các tác giả biên soạn sách giáo khoa, kể cả sách giáo viên theo ch−ơng trình đã ban hành. Tập thể tác giả bao gồm các tổng chủ biên bộ sách từng bộ môn, chủ biên quyển sách của từng lớp, tác giả từng quyển đối với mỗi môn học. Các tác giả sách là các nhà khoa học, các nhà giáo ở các tr−ờng đại học, cao đẳng s− phạm, các tr−ờng trung học cơ sở, các cán bộ chỉ đạo giỏi đối với các môn học... 3 . Nội dung đổi mới sách giáo khoa phổ thông. Sách giáo khoa đ−ợc đổi mới phải đảm bảo đem lại chất l−ợng mới cho giáo dục phổ thông nói riêng, cho giáo dục và đào tạo nói chung. Sách giáo khoa mới sẽ đ−ợc thể chế hoá theo Luật giáo dục và đ−ợc quản lý chỉ đạo, đánh giá theo yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất n−ớc, cố gắng giữ vững sự ổn định để góp phần nâng cao chất l−ợng giáo dục phổ thông. Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 10 Với mỗi cấp học, bậc học, Bộ đ−a ra từng nội dung đổi mới cụ thể cho phù hợp với tính chất, mức độ của từng cấp học cũng nh− phù hợp với từng loại đối t−ợng phục vụ. Cụ thể nh− sau: + Đối với Tiểu học: Thực hiện tích hợp nội dung để giảm số môn học (các lớp 1, 2, 3 có 6 môn học; lớp 4, 5 có 9 môn học ). Đối với bậc tiểu học tập trung chú ý vào 2 môn công cụ chính là Tiếng Việt và Toán, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện, đảm bảo cân đối giữa dạy chữ và dạy ng−ời, chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản. + Đối với trung học cơ sở : Tiếp tục quán triệt các quan điểm tích hợp qua việc xây dựng các môn học với nhiều phân môn tách biệt nh− môn Ngữ văn đ−ợc xây dựng thành môn học thống nhất từ 3 phân môn : Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn hoặc hình thành các nhóm, môn học có liên quan chặt chẽ ( nhóm khoa học tự nhiên), nhằm tr−ớc hết bảo đảm yêu cầu chống chồng chéo, trùng lặp, tạo sự phối hợp và hỗ trợ có hiệu quả trong quá trình học tập từng môn học thuộc nhóm. Môn tự chọn ( Tin học) và các chủ đề tự chọn thuộc các môn học, đ−ợc bắt đầu thực hiện từ lớp 8 nhằm giúp các học sinh có khả năng, nguyện vọng khác nhau trong việc bồi d−ỡng để nâng cao hoặc mở rộng kiến thức. Tăng tính h−ớng nghiệp trong ch−ơng trình để góp phần định h−ớng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. + Đối với trung học phổ thông : Sách giáo khoa sẽ đ−ợc đổi mới phù hợp với ch−ơng trình phân ban mới với các yêu cầu: phổ thông, cơ bản, toàn diện và phân hoá. Vì vậy, khi tiến hành đổi mới, chủ thể biên soạn phải chú ý đến đặc tr−ng của từng ban để bám sát yêu cầu phân ban đã đề ra. 4 . Kết quả của quá trình đổi mới. Theo báo Giáo dục & Thời đại số 86 ngày 19/7/2001, Bộ tr−ởng bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết “Dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở đã đạt đ−ợc một số kết quả ban đầu hết sức cơ bản và toàn diện“. Bộ đã Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 11 ban hành sách giáo khoa lớp 6 gồm 13 môn học và nhóm học, 15 đầu sách với trên 38 vạn cuốn cho năm thí điểm lớp 6. Đến tháng 6/2001, bộ sách giáo khoa lớp 7 đã hoàn thành việc thẩm định và hoàn thiện đ−a in. Về quy mô, Bộ đã tổ chức thí điểm tr−ơng trình và sách giáo khoa mới ở 11 huyện thuộc 11 tỉnh nằm trên các địa bàn khác nhau: thành thị, nông thôn, miền núi, trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi lớp sẽ đ−ợc triển khai thí điểm 2 vòng, 2 lần chỉnh lý tr−ớc khi triển khai đại trà. Theo Thứ tr−ởng Nguyễn Văn Vọng, đây sẽ là kết quả tốt, là cơ sở vững chắc cho giai đoạn thực hiện dự án sau này (giai đoạn 2003-2008). PHầN III. vai trò và ý nghĩa của báo Giáo dục & Thời đại trong việc đổi mới sách giáo khoa. I . Một vài nhận xét về tờ báo Giáo dục & Thời đại. Ngay trên măng - séc của tờ Giáo dục & Thời đại, chức năng, nhiệm vụ của tờ báo đã thể hiện rõ. Đây (chỉ tờ báo) là tiếng nói của ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, đồng thời là diễn đàn toàn xã hội vì sự nghiệp Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 12 giáo dục. Nói nh− vậy có nghĩa là Giáo dục & Thời đại là tờ báo của ngành giáo dục mà trên đó tất cả những vấn đề liên quan đến nền giáo dục Việt Nam và thế giới đều đ−ợc làm sáng tỏ. Không chỉ là cơ quan ngôn luận của ngành giáo dục mà lâu nay tờ báo Giáo dục & Thời đại đã chiếm lĩnh đ−ợc niềm tin của độc giả bởi tờ báo thực sự là nơi trao đổi, giải quyết những thắc mắc mà bạn đọc quan tâm. Chẳng hạn những vấn đề có tính chính sách nh− : “Thông tin cần biết về mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng“ ; “Vấn đề quyền lợi của giáo viên“, vấn đề “l−ơng giáo viên“ v.v... cho đến thực trạng của nền giáo dục Việt Nam thông qua các ghi chép, phóng sự, ...Không những thế, tờ Giáo dục & Thời đại còn dành hẳn 1 trang (th−ờng là trang cuối) để giới thiệu cho độc giả biết về tình hình giáo dục thế giới, về những nét độc đáo, khác biệt của giáo dục n−ớc bạn cũng nh− những vấn đề liên quan đến giáo dục quốc tế nổi bật trong tuần. Có thể nói, đối t−ợng của tờ báo là rất lớn. Không chỉ giới hạn trong khu vực nhà tr−ờng, tức là những ng−ời làm công tác giáo dục, mà đối t−ợng còn mở rộng ra đông đảo công chúng trong xã hội, bao gồm tất cả những ai quan tâm đến nền giáo dục Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, tờ báo có nhiều đổi mới. Nó thực sự trở thành diễn đàn trao đổi của độc giả. Thông qua các trang, mục nh− “Toà soạn với bạn đọc“; mục “Trao đổi“, “Bình thơ“ hàng tháng; “Nhịp cầu bạn đọc“...ng−ời đọc đ−ợc thoả mãn tất cả những thắc mắc của mình. Ngay nh− vấn đề đổi mới ch−ơng trình và đổi mới sách giáo khoa phổ thông ( nh− đề tài đang nghiên cứu) thì tờ báo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. ở đây, không chỉ là nơi cung cấp những thông tin cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề đổi mới mà còn là nơi đăng tải tất cả những ý kiến đóng góp, xây dựng cho ch−ơng trình. Tờ báo hình thành một số chuyên mục : “Góp ý kiến cho ch−ơng trình Tiểu học (Thí điểm)“, “Góp ý kiến ch−ơng trình Trung học cơ sở (Thí điểm)“; hoặc “Diễn đàn đổi mới Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 13 ph−ơng pháp giảng dạy và đổi mới công tác quản lý giáo dục“v.v... để tiện cho ng−ời đọc theo dõi và đóng góp ý kiến. Đã có rất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị, góp phần vào sự thành công của ch−ơng trình đổi mới ( nhất là đổi mới sách giáo khoa phổ thông). Có thể khẳng định báo Giáo dục & Thời đại luôn luôn bám sát mục tiêu, tôn chỉ của tờ báo, phục vụ hết mình cho công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục; nó trở thành nguồn thông tin không thể thiếu đối với mỗi nhà tr−ờng, mỗi gia đình, thậm chí đối với mỗi cá nhân trong xã hội. II. Những đóng góp của báo Giáo dục & Thời đại trong ch−ơng trình đổi mới sách giáo khoa. 1. Đăng tải một số bài viết có tính chất chỉ đạo. Nh− đã nói ở phần trên, báo “Giáo dục & Thời đại” là nơi đăng tải những thông tin quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền liên quan tới những vấn đề giáo dục. Không nằm ngoài thuộc tính đó, với ch−ơng trình đổi mới sách giáo khoa, tờ báo cũng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Để ch−ơng trình đổi mới đi đến thành công thắng lợi, tờ báo in trang trọng trên trang nhất toàn văn “ Thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lấy ý kiến đối với ch−ơng trình giáo dục phổ thông“. Nội dung của thông báo nh− sau: “Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH- 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức tr−ng cầu ý kiến về dự thảo ch−ơng trình tiểu họcvà dự thảo ch−ơng trình trung học cơ sở từ ngày 29/3/2001 đến 15/5/2001 bằng các hình thức sau: 1.Công bố dự thảo ch−ơng trình Tiểu học và dự thảo ch−ơng trình Trung học cơ sở trên báo Giáo dục & Thời đại vào ngày 29/3/2001 và ngày 5/4/2001. Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 14 Để có cơ sở cho việc nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến, báo Giáo dục & Thời đại sẽ đăng lại toàn văn: - Tờ trình Quốc hội của Chính phủ về chủ tr−ơng đổi mới ch−ơng trình và sách giáo khoa phổ thông. - Nghị quyết số 40/2000/QH- 10 của Quốc hội về đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông. 2. Tổ chức nhận và tiếp thu ý kiến đóng góp, xây dựng đối với các dự thảo ch−ơng trìnhnêu trên để điều chỉnh ch−ơng trình tr−ớc khi thẩm định và ban hành chính thức. 3. Mở chuyên mục “Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông“ trên báo Giáo dục và Thời đại để th−ờng xuyên công bố các ý kiến xây dựng, trao đổi về ch−ơng trình mới. 4. Tổ chức một số cuộc hội thảo để trao đổi ý kiến về những vấn đề quan trọng đối với việc đổi mới ch−ơng trình. 5. Chỉ đạo các Sở giáo dục - Đào tạo, các tr−ờng s− phạm đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở tổ chức trao đổi, thảo luận để góp ý kiến về ch−ơng trình từng môn học, từng cấp hoặc bậc học. Các ý kiến đóng góp xin gửi về một trong hai địa chỉ: - Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Báo Giáo dục và Thời đại. Bộ giáo dục và Đào tạo xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, đặc biệt các nhà giáo lão thành, các nhà khoa học,các nhà hoạt động xã hội, các bậc cha mẹ học sinh, các cơ quan báo chí,...đã quan tâm đóng góp ý kiến trong quá trình soạn thảo, thử nghiệm ch−ơng trình và sách giáo khoa mới Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 15 ở tiểu học và trung học cơ sở. Bộ Giáo dục và Đào tạo mong rằng sẽ tiếp tục nhận đ−ợc nhiều ý kiến xây dựng để Bộ sớm hoàn thiện ch−ơng trình mới của giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất n−ớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyên văn thông báo của bộ Giáo dục và Đào tạo trên báo Giáo dục và Thời đại số 38 ngày 29/3/2001). Nhìn vào thông báo này độc giả dễ dàng nhận ra vai trò vô cùng quan trọng của báo Giáo dục và Thời đại trong việc đổi mới ch−ơng trình và đổi mới sách giáo khoa phổ thông. Có thể nói báo Giáo dục và Thời đại là nơi giữ vai trò trung gian giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và công chúng; từ vị trí này báo sẽ là nơi truyền tải những ý kiến đóng góp từ phía công chúng và sự phản hồi tù phía cơ quan chức năng; lấy đó làm nền tảng để xây dựng ch−ơng trình đổi mới cho phù hợp và nhanh chóng đi đến thành công. Song song với việc đăng thông báo ( toàn văn) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tờ báo còn đăng toàn văn một số văn bản có liên quan đến ch−ơng trình đổi mới nh−: Tờ trình Quốc hội về chủ tr−ơng đổi mới ch−ơng trình sách giáo khoa của giáo dục phổ thông; Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông; hoặc đăng tóm tắt về dự thảo ch−ơng trình tiểu học, dự thảo ch−ơng trình trung học cơ sở... để ng−ời đọc tiện theo dõi và tiện đóng góp ý kiến xây dựng ch−ơng trình. 2. Đăng tải một số bài viết, bài phát biểu có tính định h−ớng. Để ch−ơng trình đổi mới sách giáo khoa trở thành vấn đề quan tâm của mọi tầng lớp công chúng trong xã hội, đồng thời để công chúng hiểu rõ hơn bản chất vấn đề, Báo Giáo dục và Thời đại thực hiện việc đăng thông Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 16 tin, bài viết, bài phát biểu của những ng−ời có thẩm quyền, những cơ quan chức năng coi đây nh− là định h−ớng của vấn đề. Báo Giáo dục và Thời đại số 63 ngày 25/5/2000 có đăng bài trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những kiến nghị của cử tri với Quốc hội xung quanh vấn đề thay đổi ch−ơng trình giảng dạy và thay đổi sách giáo khoa. Sau khi lý giải sự cần thiết phải đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đi đến khẳng định: “Tr−ớc mắt ,Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát lại ch−ơng trình giảng dạy “ học tập và sách giáo khoa để xử lý theo h−ớng giảm tải ở tiểu học và trung học cơ sở. Tiếp đó để đáp ứng yêu cầu cơ bản và lâu dài, Bộ sẽ xây dựng và ban hành chính thức bộ ch−ơng trình và sách giáo khoa phổ thông, áp dụng thống nhất trong cả n−ớc...“. Để tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề, Bộ nhấn mạnh: “Để chấn chỉnh và quản lý việc in ấn, phát hành sách giáo khoa, sách tham khảo, ngày 15/10/1999 Bộ tr−ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 38/1999/QĐ- BGD&ĐT ban hành danh mục sách giáo khoa dùng trong tr−ờng phổ thôngvà các cơ sở giáo dục khác. Danh mục này bao gồm:...“. Nh− vậy, bằng cách đăng tải bài trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo xoay quanh vấn đề đổi mới sách giáo khoa, tờ báo cùng một lúc làm đ−ợc ba việc. Thứ nhất: Thông tin cho bạn đọc biết có bài trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới ch−ơng trình và đổi mới sách giáo khoa phổ thông tại kỳ họp Quốc hội (hay nói cách khác là báo đang làm nhiệm vụ đ−a tin). Thứ hai: Toà soạn thông qua bài trả lời này muốn gửi đến công chúng quan tâm một thông điệp “chuẩn”, chính xác về mọi chi tiết để giúp công chúng hiểu rõ vấn đề, hoặc có thể giải quyết đ−ợc một số thắc mắc, băn khoăn về vấn đề sách mới (tức là báo đang làm nhiệm vụ ổn định, củng cố tâm lý của công chúng). Thứ ba: Thông qua việc đ−a ra các danh mục sách giáo khoa dùng trong tr−ờng phổ thông và cơ sở giáo dục khác (có trong bài trả lời), tờ báo đã mang đến cho ng−ời đọc cơ sở tin cậy để phụ Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 17 huynh học sinh không phải lúng túng khi tìm mua sách phù hợp cho con em (tức là tờ báo đang thực hiện chức năng định h−ớng cho ng−ời đọc). Đến các số báo sau, do nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng tăng cũng nh− tính cấp thiết của vấn đề, Tòa soạn tiếp tục cho đăng những bài trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm “định h−ớng d− luận” trong xã hội. Chẳng hạn báo Giáo dục và Thời đại số 69 ngày 9/6/2001 có đăng bài trả lời kiến nghị của cử tri về ổn định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài trả lời có đoạn : “...hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch chỉ đạo việc soạn thảo bộ sách giáo khoa mới của giáo dục phổ thông. Bộ sách này dự kiến sẽ giữ ổn định ít nhất trong 8 năm (2002 “ 2010). Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành của chính phủ đề trình Chính phủ cho phép thực hiện việc mở rộng cho m−ợn, cho thuê sách giáo khoa, nâng thời hạn sử dụng mỗi cuốn sách giáo khoa tới 5 năm để vừa giữ ổn định về sách giáo khoa, vừa tiết kiệm cho nhà n−ớc và nhân dân...“ . “Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ giáo viên và học sinh vùng khó khăn, tăng thời l−ợng dạy học và cho phép linh hoạt trong phân phối thời gian dạy học ở vùng hay bị thiên tai hoặc có thời tiết khắc nghiệt...để góp phần chỉ đạo việc thực hiện ch−ơng trình cho phù hợp với từng vùng, từng địa ph−ơng“. Với bài trả lời này, Tòa soạn cho ng−ời đọc biết kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi thực hiện ch−ơng trình đổi mới sách giáo khoa. Bên cạnh đó còn giúp cho các tr−ờng học thực hiện các ch−ơng trình đổi mới phải có cơ chế điều chỉnh cho phù hợp ( nh− điều chỉnh về thời gian giảng dạy, nội dung giảng dạy, giáo cụ giảng dạy.v.v...) 3. Đăng tải một số bài viết mang tính chất xây dựng, trao đổi, đóng góp ý kiến. Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên báo Giáo dục & Thời đại 18 Kể từ khi thực hiện nghị quyết số 40/2001/QH-10 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8 về đổi mới ch−ơng trình giáo dục phổ thông, báo Giáo dục và Thời đại trở thành diễn đàn trao đổi, đóng góp ý kiến, xây dựng của đông đảo công chúng quan tâm. Báo Giáo dục và Thời đại ngoài việc đăng tải những văn bản mang tính chỉ đạo, định h−ớng nh− Nghị quyết của Quốc hội, bài trả lời phỏng vấn của Bộ giáo dục và Đào tạo v.v...tờ báo còn có nhiệm vụ đăng tải tất cả những ý kiến đóng góp xây dựng của mọi đối t−ợng tham gia. Ngoài ý kiến của ng−ời làm công tác giáo dục (Giáo viên, giáo s−, tiến sĩ, những ng−ời giữ các chức vụ quản lý khác nhau), tờ báo còn đăng những ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh. Qua cách làm này ng−ời đọc có thể thấy quy mô và bản chất của vấn đề đổi mới, bởi ng−ời đọc đ−ợc tham khảo rất nhiều ý kiến khác nhau, những đánh giá nhận xét khác nhau. Có nhiều ý kiến đóng góp khá cụ thể về từng loại sách, sách của từng khối, mà hầu hết những đánh giá này là của các tiến sĩ, thạc sỹ, những ng−ời đóng vai trò quản lý trong giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học. ở đây chúng tôi chỉ xin đ−a ra một vài ý kiến tiêu biểu, là đại diện ý kiến của các vùng, miền khác nhau trên toàn quốc. Trên mục “Góp ý ch−ơng trình Trung học cơ sở (thí điểm)” Báo Giáo dục và Thời đại số 89 ngày 20/7/2001 có đăng một chùm ý kiến của các nhà nghiên cứu, các giáo viên của các tr−ờng đại học về từng môn trong ch−ơng trình đổi mới. ở bài “Môn Toán cần điều chỉnh ra sao“ tác giả đ−a ra 2 vấn đề nổi bật : Đó là −

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVấn đề đổi mới sách giáo khoa trên giáo dục hiện đại.pdf
Tài liệu liên quan