MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương 1: Lý luận chung 4
1.1 Khái niệm về giải phóng mặt bằng 4
1.2 Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng 5
1.3 Vai trò 6
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư BĐS ở HN 10
1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 12
1.6 Kinh nghiệm từ các nước phát triển 16
Chương 2: Thực trạng
2.1 Các văn bản pháp lí liên quan 24
2.2 Thực trạng giải phóng mặt bằng ở Hà Nội qua các năm
2.2.1 Một số kết quả đạt được về GPMB năm 2002-2003 25
2.2.3 Tổng kết công tác GPMB năm 2009 27
2.3 Những hạn chế yếu kém trong công tác GPMB trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua
2.3.1 Về đối tượng được đền bù thiệt hại 29
2.3.2 Về mức đền bù thiệt hại 29
2.3.3 Về các chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống 30
2.3.4 Công tác tổ chức thực hiện GPMB và đền bù thiệt hại 30
2.4 Nguyên nhân của các hạn chế 31
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác GPMB
3.1 Giải pháp cho công tác GPMB
3.1.1 Công bố, công khai chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án 32
3.1.2 Chính sách đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi 33
3.1.3. Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34
3.1.4 Công tác tuyên truyền giáo dục. 35
3.1.5 Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn 36
3.2 Ví dụ giải pháp giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội:
3.2.1 Thực trạng 37
3.2.2 Giải pháp 37
KẾT LUẬN 39
Ghi chú
GPMB: giải phóng mặt bằng
DA: dự án
BĐS: bất động sản
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư bất động sản tại Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung tâm thẩm định giá đất hoạt động một cách độc lập.
Quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) còn những bất cập về việc xác định giá đất, khâu triển khai cũng thiếu chặt chẽ, đôi lúc bất hợp lý từ chính khâu thực hiện khiến người dân khó đồng thuận được ngay - trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội Nguyễn Đức Biền nhấn mạnh những điều này khi trao đổi với báo chí, và khẳng định sớm phải có những trung tâm thẩm định giá đất hoạt động một cách độc lập.
Ông Biền nói: "Hiện tại Hà Nội vẫn chưa có những trung tâm như vậy và cần phải thành lập không chỉ một mà nhiều trung tâm giữ vai trò thẩm định giá đất. Công việc của những trung tâm này không chỉ thẩm định giá đất của các dự án liên quan đến việc đền bù, bồi thường GPMB, mà còn thẩm định rất nhiều yêu cầu khác liên quan đến giá đất đai. Những trung tâm này sẽ làm những công việc như cân đong, đo đếm khi có yêu cầu của các đơn vị.Cũng đã có ý kiến cho rằng việc xác định giá đất vốn đã phức tạp, nhưng giá đất mỗi năm thay đổi một lần theo hướng cao hơn khiến cùng một dự án nhưng người gương mẫu di dời lại bị thiệt thòi hơn người được đền bù sau, dẫn tới tâm lý ngóng đợi, thưa ông?
Đúng là có những thực tế như vậy. Tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh giá đất mỗi năm một lần là việc làm rất không nên. Nếu giá đất thay đổi hằng năm cực kỳ vất vả, kể cả trong GPMB và cho cả nhà đầu tư. Thực tế có dự án chúng ta phải mất tới vài năm mới GPMB xong, như vậy cứ mỗi năm phải điều chỉnh phương án đền bù, bồi thường một lần. Rõ ràng là thiệt cho người di dời trước. Giá đất nên có sự ổn định ít nhất là năm năm vì quá trình đầu tư, quá trình phát triển của dự án cũng đòi hỏi phải dài hơi.
Có một thực tế những dự án đường vành đai hay những công trình giao thông rất cần phải triển khai nhanh để tháo gỡ tình trạng ách tắc giao thông hiện nay, nhưng một số dự án quan trọng vẫn chưa triển khai được. Lý do chủ đầu tư đưa ra vẫn là chuyện chậm GPMB?Nói đến khó khăn GPMB là đúng nhưng không phải lúc nào cũng đổ lỗi cho GPMB. Về cơ chế, chính sách chúng ta phải nghiên cứu cho phù hợp hơn. Đối với những tuyến đường vành đai, công trình giao thông nói nóng bỏng khâu GPMB cũng đúng nhưng chúng ta cũng phải xem lại qui trình Thực hiện
Qui hoạch của những tuyến đường này thì có, nhưng để triển khai qui hoạch đó cần phải cụ thể hóa bằng dự án, tức là dự án được duyệt. Từ dự án đó mới tính đến chuyện chỉ giới, mốc giới GPMB. Bây giờ những dự án đó chưa có đủ điều kiện pháp lý, làm chưa đúng nguyên tắc - tức là nhiều công trình dự án còn chưa xong thì không GPMB được là điều dễ hiểu.Vậy giải pháp nào để tháo gỡ tình trạng này, thưa ông?
Vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo được sự đồng bộ về cơ chế, chính sách sát với thực tiễn.
6 nguyên nhân, tồn tại trong GPMB:
1- Công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất, giao cấp đất trái thẩm quyền còn diễn ra.2-. Cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thay đổi nhiều và thiếu đồng bộ, tạo nên những mâu thuẫn lớn.
3- Việc đầu tư các dự án còn dàn trải và thiếu tập trung trong triển khai các dự án GPMB, còn một số dự án sau GPMB triển khai đầu tư chậm để đất trống kéo dài gây lãng phí.
4- Công tác thanh tra, kiểm tra và khắc phục tồn tại sau thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại có lúc, có nơi chưa được coi trọng.5- Việc chuẩn bị nhà tái định cư còn nhiều hạn chế, chất lượng một số khu nhà tái định cư còn chưa đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, do vậy đời sống của người dân trong các khu tái định cư còn gặp khó khăn.6- Lực lượng tham gia công tác GPMB, nhất là ở cấp cơ sở, còn thiếu chiều sâu (do kiêm nhiệm), cá biệt có nơi thực hiện qui trình không nghiêm trong GPMB.
1.6 Kinh nghiệm các nước phát triển
* Vấn đề xây dựng và thực hiện quy hoạch
- Việc xây dựng quy hoạch được tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, tuân thủ ý kiến chỉ đạocủa lãnh đạo cao cấp, tận dụng triệt để ý kiến của các chuyên gia về quy hoạch và các cơ quan chuyên môn để đảm bảo quy hoạch có được một tầm nhìn chiến lược dài hạn, có tính khoa học cao.
- Quy hoạch sau khi được phê duyệt sẽ mang tính pháp lý cao, việc điều chỉnh quy hoạch phải tuân thủ một quy trình phức tạp và nghiêm ngặt nhằm hạn chế những thay đổi so với quy hoạch ban đầu.
- Việc triển khai dự án tuân thủ theo quy trình chặt chẽ từ phê duyệt thiết kế quy hoạch, giám sát quá trình thi công và nghiệm thu công trình để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung. Trong quá trình xây dựng công trình, Nhà nước thể hiện rõ chức năng hỗ trợ, tư vấn thiết kế, xây dựng công trình, giám sát thường xuyên việc xây dựng công trình.
- Việc quản lý quy hoạch được thực hiện trên cơ sở hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch với toàn bộ các thông số của quy hoạch, quá trình triển khai, điều chỉnh quy hoạch, kiểm soát được một cách nhanh và chính xác việc thực hiện quy hoạch, vừa hạn chế được tiêu cực trong quá trình quản lý quy hoạch.
- Để quản lý tốt công tác quy hoạch đòi hỏi phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn thuần thục vận hành bộ máy quản lý quy hoạch.
- Để đảm bảo thành công trong quản lý quy hoạch cũng đòi hỏi các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng của quy hoạch và có ý thức tuân thủ quy hoạch.
- Quá trình quản lý quy hoạch đòi hỏi phải giải quyết hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước sao cho vẫn đảm bảo tính đúng đắn, khoa học của quy hoạch trong khi vẫn tôn trọng lợi ích của nhà đầu tư.
*. Vấn đề mô hình tổ chức quản lý nhà nước
- Trong giai đoạn đầu phát triển, đặc KKT được quản lý bởi một Ban quản lý riêng tương tự như Ban quản lý KKT hiện nay của Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý đặc KKT về mặt kinh tế (đầu tư, xây dựng, quy hoạch…)
- Sau khi các đặc KKT được mở rộng và phát triển đến trình độ nhất định, Ban quản lý đặc khu được nhập về chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND thành phố đồng thời là Trưởng Ban quản lý đặc khu. Các sở, ngành của UBND thành phố chịu trách nhiệm quản lý đặc KKT về các mặt kinh tế, xã hội, hành chính – lãnh thổ.
* Vấn đề đất đai
- Việc sử dụng đất để đầu tư các công trình, dự án trong KKT đều được thực hiện theo hình thức đấu thầu. Trong quá trình đấu thầu, để khuyến khích đầu tư, Nhà nước kiểm soát giá thành ở mức hợp lý để đảm bảo giá trúng thầu xây dựng không thấp hơn giá thành xây dựng để nhà đầu tư có lợi nhuận. Nhà nước giữ quyền đưa ra mức giá thấp nhất làm cơ sở cho việc đấu thầu để đảm bảo giá đất xây dựng không thấp hơn mức giá sàn.
- Về vấn đề đền bù đất đai:
Nhà nước đảm bảo đời sống lâu dài cho người dân bằng cách: (i) không đưa toàn bộ số tiền đền bù cho người dân mà thanh toán tiền cho người dân làm nhiều lần hoặc hỗ trợ người dân sử dụng phần tiền giữ lại để góp vốn kinh doanh, tạo thu nhập và việc làm lâu dài; (ii) đào tạo nghề, tạo việc làm thích hợp cho người dân.
+ Tại Thượng Hải, chính quyền đảm bảo đời sống và việc làm cho người dân bằng cách thành lập các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mà thành viên tham gia là người dân bị mất đất, giao đất cho họ để họ tổ chức sản xuất kinh doanh. Để tập hợp người dân, lãnh đạo chính quyền địa phương tại nơi mất đất được chỉ định làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Vấn đề quy hoạch, sử dụng đất phục vụ cho phát triển đặc KKT được Chính phủ Trung Quốc triển khai quyết liệt, đặc biệt là công tác đền bù, trưng thu đất. Công tác tổ chức đền bù, giá đền bù, kế hoạch đền bù được Nhà nước phê chuẩn và thực hiện thống nhất. Việc đền bù được triển khai dưới hình thức thỏa thuận và cưỡng chế.
- Thị trường đất đai ở Trung Quốc được chia thành 2 loại: thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2.
+ Thị trường cấp 1 là thị trường đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa cho thuê lại. Thị trường cấp 1 thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó tổ chức đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư thuê lại đất.
+ Thị trường cấp 2 là thị trường đất đã được cho thuê lại là thị trường được phép chuyển nhượng.
- Nhà nước kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư vào đặc KKT. Việc sử dụng đất, chuyển nhượng đất phải tuân thủ định hướng của Nhà nước về quy hoạch và phát triển ngành, lĩnh vực.
- Tại Trung Quốc, việc trưng thu đất, quy hoạch, đấu thầu, đấu giá đất đai đều do Nhà nước đứng ra thực hiện và kiểm soát. Vì vậy, trách nhiệm đảm bảo đời sống, việc làm cho người dân mất đất thuộc về Nhà nước. Quy định này đã hạn chế được tình trạng mâu thuẫn, khó giải quyết giữa nhà đầu tư và người dân và thể hiện rõ vai trò tích cực của Nhà nước trong vấn đề sử dụng đất đai vào phát triển KKT.
* Vấn đề cơ chế, chính sách
- Về nguồn lực đầu tư đặc KKT, thành phố mở: nguồn vốn đầu tư cho Thượng Hải cũng như đặc KKT Sán Đầu, Thẩm Quyến chủ yếu từ khu vực Nhà nước, khu vực doanh nghiệp và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ đầu phát triển, Nhà nước tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT nhằm tạo động lực thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân.
- Việc thu hút đầu tư được định hướng theo ngành, lĩnh vực ngay từ giai đoạn đầu.
- Cơ chế ưu đãi đối với các đặc KKT thể hiện trên các mặt:
+ Đặc KKT là nơi được thử nghiệm các mô hình phát triển.
+ Được xây dựng văn bản pháp quy, cơ chế chính sách phát triển đặc KKT của địa phương trong khuôn khổ của pháp luật Trung Quốc.
+ Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư vào đặc KKT.
- Sau 30 năm phát triển mô hình đặc KKT, Chính phủ Trung Quốc chủ trương tiếp tục phát triển các đặc KKT theo hướng đổi mới về phương thức vận hành, thể chế theo hướng phát triển một cách toàn diện, hài hòa trên các mặt.
- Chính sách thuế tại Trung Quốc đối với đặc KKT khá linh hoạt:
+ Trong thời kỳ đầu phát triển các đặc KKT (năm 80 của thế kỷ 20), các dự án đầu tư vào đặc KKT được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 15%, so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân là 40% ngoài các đặc KKT. Hiện nay sau một thời gian phát triển, thuế suất thu nhập doanh nghiệp đầu tư vào các đặc KKT về cơ bản đã cân bằng với các thuế suất áp dụng ngoài đặc KKT.
+ Chính phủ quy định mức thuế cố định phải nộp vào ngân sách Trung ương và một tỷ lệ nhất định được giữ lại tại địa phương. Địa phương được quyết định mức ưu đãi đầu tư trên cơ sở tỷ lệ thuế được giữ lại trên địa bàn.
+ Thuế được phân thành loại thuế đóng vào ngân sách địa phương và thuế đóng vào ngân sách Trung ương.
- Chính sách thuế tại Trung Quốc cũng đang trong quá trình cải tiến từ áp dụng thuế theo địa bàn sang áp dụng ưu đãi đối với lĩnh vực công nghệ cao; từ phân biệt trong và ngoài KKT (mức hiện tại 15%) sang áp dụng chung cho cả trong và ngoài KKT theo lộ trình; từ phân biệt ưu đãi giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước sang áp dụng chung ưu đãi. Việc thay đổi chính sách thuế thực hiện phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc.
- Nguồn lực quan trọng nh t để phát triển đặc KKT là cơ chế, chính sách cho đặc KKT, khuyến khích đầu tư và huy động vốn đầu tư thông qua các chính sách ưu đãi thuế, huy động vốn từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vay vốn ngân hàng, thành lập Ngân hàng kêu gọi đầu tư, ưu tiên đầu tư FDI. Việc thực hiện linh hoạt và mở cửa các chính sách ưu đãi cho KKT đã giải quyết vấn đề về vốn đầu tư huy động cho KKT ở giai đoạn đầu đang khát vốn.
Nhận xét chung và rút ra những kinh nghiệm xây dựng đặc KKT, có thể áp dụng tại Việt Nam
*Về vấn đề xây dựng và triển khai quy hoạch
- Có thể thấy rằng các bước xây dựng, triển khai quy hoạch không có sự khác biệt nhiều giữa Trung Quốc với Việt Nam. Tuy nhiên, so với Việt Nam, Trung Quốc đã triển khai các bước xây dựng và thực hiện quy hoạch ở một trình độ cao hơn, thể hiện ở các mặt cụ thể sau:
+ Việc triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch ở Trung Quốc được tiến hành một cách nghiêm ngặt hơn: lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch và tiếp thu được những ý kiến đó để nâng cao chất lượng quy hoạch; quá trình triển khai có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý quy hoạch trong từng khâu xây dựng và thực hiện quy hoạch; hệ thống thông tin quy hoạch được cập nhật đầy đủ, các bước xây dựng, triển khai đều được ghi lại bằng hệ thống phần mềm tự động hóa đảm bảo hạn chế tiêu cực.
+ Nhận thức, ý thức cao của các cấp quản lý Nhà nước, của các doanh nghiệp và người dân về vai trò, tầm quan trọng của quy hoạch và chấp hành quy hoạch.
+ Đào tạo được một đội ngũ cán bộ quy hoạch có trình độ và trách nhiệm cao để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch.
+ Xây dựng một quy trình điều chỉnh Quy hoạch rất chặt chẽ, để hạn chế việc điều chỉnh quy hoạch, chỉ điều chỉnh quy hoạch khi thực sự cần thiết.
+ Chế tài xử phạt vi phạm quy hoạch nghiêm minh.
* Về lĩnh vực đất đai
- Giữa Việt Nam và Trung Quốc có những điểm khác biệt khá rõ trong vấn đề sử dụng, cho thuê đất, cụ thể là:
+ Tại Trung Quốc, việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thậm chí lựa chọn nhà đầu tư thuê lại đất được thực hiện qua hình thức đấu thầu công khai, theo sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.
+ Nhà nước Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư vào đặc KKT; Nhà nước có vai trò hết sức tích cực và chủ đạo trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Từ thực tế vấn đề đất đai ở Trung Quốc có thể rút ra một số kinh nghiệm có khả năng áp dụng ở Việt Nam như sau:
+ Xét về mặt kinh tế, việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có thể xem xét áp dụng ở các KCN của Việt Nam thay vì việc địa phương tự lựa chọn và chỉ định chủ đầu tư. Trước mắt có thể thực hiện thí điểm tại các KCN thuộc địa bàn có điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư và cơ sở hạ tầng ngoài KCN hoàn chỉnh.
+ Vai trò chủ đạo và quyết định của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng là hết sức đúng đắn vì sẽ giải quyết được mâu thuẫn thường xảy ra giữa doanh nghiệp và nhân dân trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, Nhà nước cần đứng ra để giải quyết vấn đề việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị mất đất.
+ Mô hình của Trung Quốc là chính quyền địa phương đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh, cấp đất để các hộ dân bị thu hồi đất tham gia góp vốn cổ phần. Hình thức này có thể áp dụng ở Việt Nam nhưng cần phải đảm bảo được các điều kiện như: cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Việc thành lập các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất do người dân tham gia quản lý như ở Trung Quốc cũng phải phù hợp về trình độ, năng lực thực tế của người dân và điều kiện thực tế của các KCN, KKT ở Việt Nam.
+ Nhà nước có thể không trả cho người dân toàn bộ tiền đền bù, nhưng việc giữ lại phần tiền đền bù cũng cần phải có sự thỏa thuận của người dân về thời gian, trường hợp tiền mất giá và phương án sử dụng phần tiền đó thế nào để đảm bảo ổn định đời sống lâu dài cho người dân.
* Về cơ chế, chính sách và mô hình quản lý đặc khu kinh tế, thành phố mở
- Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển KCN, KKT nên chưa thể áp dụng chung chính sách thuế như ở Trung Quốc và cần thiết phải tiếp tục ưu đãi đầu tư cho KCN, KKT.
- Việt Nam cần chú trọng tới định hướng thu hút đầu tư vào các KCN, KKT ngay từ giai đoạn đầu và cần tuân thủ chặt chẽ hơn định hướng về cơ cấu đầu tư, lĩnh vực đầu tư cho các KCN trên địa bàn để đảm bảo phân bố đầu tư một cách hợp lý trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của địa phương và tăng cường mối liên kết ngành trong KCN, KKT. ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước còn hạn chế thì việc phát triển KKT cũng cần phải tập trung vào những KKT thuận lợi nhất để phát triển hoàn thiện các KKT này, tạo động lực cho phát triển khu vực lân cận cũng như phát triển các KKT tiếp theo trong giai đoạn sau.
- Về mô hình quản lý đặc KKT tại Trung Quốc hiện đã chuyển từ mô hình thành lập riêng Ban quản lý đặc KKT sang giao cho chính quyền thành phố quản lý đặc KKT. Việc chuyển cho UBND thành phố quản lý đặc KKT là phù hợp với việc mở rộng đặc KKT với quy mô quá lớn tại Trung Quốc và thuận tiện hơn trong quản lý đặc KKT thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, hành chính, dân cư. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển KKT ở Việt Nam theo mô hình thành phố mở là cần thiết nhưng cũng cần tính đến thời điểm phù hợp với trình độ, quy mô phát triển của các KKT cũng như đội ngũ cán bộ địa phương.
Kiến nghị
Những nội dung cụ thể có thể rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc để nghiên cứu, quy định bổ sung vào cơ chế, chính sách hiện hành tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với KCN, KKT ở cấp Trung ương và địa phương đối với công tác xây dựng và triển khai quy hoạch; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KKT; đền bù, giải phóng mặt bằng, đảm bảo đời sống của người dân bị thu hồi đất và quá trình sử dụng đất đai trong KCN, KKT.
+ Quy định chế tài chặt chẽ để ràng buộc việc tuân thủ quy hoạch phát triển KCN, KKT cũng như việc giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về KCN, KKT.
+ Điều chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN, KKT theo hướng phải định hướng phát triển KCN, KKT theo ngành, lĩnh vực phù hợp với địa bàn phát triển KCN, KKT và chú trọng về cơ cấu, chất lượng thu hút đầu tư vào KCN, KKT.
+ Xây dựng (có thể thí điểm) các KCN để tạo nên mối liên kết ngành chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong KCN với nhau và giữa trong và ngoài KCN; kết hợp giữa thu hút đầu tư với hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ kết nối doanh nghiệp để tạo nên các clusters (tạm dịch là KCN liên kết ngành) có lợi thế cạnh tranh cao, đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế vùng.
+ Giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách thu hồi đất và đm bo đời sống của người dân bị thu hồi đất theo hướng hỗ trợ người dân về đất đai, tài chính để họ tham gia góp vốn, kinh doanh để đm bo đời sống và việc làm lâu dài cho người dân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1 Các văn bản pháp lí liên quan
123/2007/NĐ-CP - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Ban hành : 27/07/2007
06/2007/TT-BTNMT - Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước... Ban hành : 15/06/2007
11/2007/CT-TTg - Chỉ thị về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản. Ban hành : 08/05/2007
81/2006/QH11 - Luật Cư trú. Ban hành : 12/12/2006
138/2006/NĐ-CP - Nghị định quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ban hành : 15/11/2006
05/2006/TT-BXD - Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Ban hành : 01/11/2006
34/2006/CT-TTg - Chỉ thị về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở. Ban hành : 26/09/2006
23/2006/NQ-CP - Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ. Ban hành : 07/09/2006
08/2006/QĐ-BTNMT - Quyết định ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ban hành : 21/07/2006
63/2006/QH11 - Luật Kinh doanh bất động sản.
56/2005/QH11 - Luật Nhà ở. Ban hành : 09/12/2005 -
01/2005/TT-BTNMT - Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. Ban hành : 13/04/2005 -
188/2004/NĐ-CP - Nghị định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Ban hành : 16/11/2004 -
2.2 Thực trạng
2.2.1 Một số kết quả đạt được về GPMB năm 2002-2003
Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trong 2 năm 2002-2003 thì ngoài các biện pháp, chính sách kinh tế - xã hội khác thì công tác GPMB đóng vai trò hết sức quan trọng. Với sự quan tâm và nỗ lực của các cấp chính quyền công tác GPMB trong 2 năm 2002-2003 tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực và có những thành tựu lớn hơn so với các năm trước.
Công tác GPMB năm 2002 được thể hiện dưới bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tăng so 2000
Tăng so 2001
Tổng số dự án
Số dự án đủ DK GPMB
Số DA xong GPMB
Tỷ lệ hoàn thành (%)
139
73
64
87.7
351
247
159
64.37
407
322
165
51.24
192%
26.6%
258%
16%
8.8%
104%
Tổng DT đất phải thu hồi
Số hộ có liên quan
Số hộ phải bố trí TĐC
Số dự án xong GPMB
854
35123
7321
87
1475
46165
9659
98
2770
55691
13568
165
325%
131.4%
131.9%
112.6%
188%
158.6%
185.3%
189.7%
Trong năm 2002 nhiều dự án đã được GPMB như : khu liên hợp thể thao Quốc Gia, cầu Thanh Trì, khu đô thị Bắc Thăng Long Vân Trì.
Trong đó
Huyện Gia Lâm, Đông Anh là 19 dự án trên diện tích 70ha
Cầu Giấy là 15 dự án trên diện tích 97ha
Từ Liêm là 51 dự án với tổng diện tích là 194ha.
Như vậy so với năm 2001 thì diện đất bàn giao mặt bằng tăng 14% trong đó : Hoàn Kiếm tăng 6 lần, Thanh Trì tăng 4.5 lần, Hai Bà Trưng là 7.3 lần và Tây Hồ là 1.6 lần.
Công tác GPMB có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt kết quả cao hơn so với năm trước. Số lượng các dự án đầu tư có thu hồi đất là 429 dự án, tăng 105% so với năm 2002. Có 260 dự án đã thực hiện xong công tác GPMB với tổng diện tích là 1423ha tăng 420.6ha so với năm 2002
TT
Quận huyện
Số dự án đã GPMB
Số dự án đủ ĐK GPMB
1
Từ Liêm
61
62
2
Thanh Trì
37
52
3
Gia Lâm
25
34
( Số liệu : Ban chỉ đạo GPMB thành phố 2003)
Trong năm 2003 các dự án trọng điểm, tiến độ GPMB được tập trung cao độ đảm bảo thời gian quy định. Một số dự án như : dự án thoát nước giai đoạn 1, khu liên hợp thể thao quốc gia, đường Đội Cấn Hồ Tây, đường Vành Đai 3…nhiều dự án với khối lượng GPMB lớn đã có những tiến bộ rất đáng kể so với các năm trước không chỉ về tiến đồ về thời gian mà các khâu như nguồn vốn cho công tác GPMB xây dựng các khu tái định cư được thực hiện một cách đồng bộ và có quy hoạch
Kế hoạch 2003 thì tổng dự án liên quan đến công tác GPMB là từ 350-400 dự án với tổng diện tích khoảng 1200ha
2.2.3 Tổng kết công tác GPMB năm 2009
Thành phố đã thực hiện giải phóng mặt bằng cho 428 dự án, trong đó 312 dự án hoàn thành 100% khối lượng, 116 dự án đúng tiến độ phân kỳ đầu tư, thu hồi 1987,45(ha) đất giao cho các chủ đầu tư, bố trí tái định cư co 2681 hộ. Nhiều dự án tồn đọng kéo dài được giải quyết dứt điểm như : nút giao thông quận Thanh Xuân, nút giao thông Văn Cao Hồ Tây (quận Tây Hồ), khu Liên Cơ Vân Hồ…tuy nhiên theo ban giải phóng mặt bằng thành phố, trên địa bàn thành phố có 5 công trình với 8 dự án trọng điểm của chính phủ. Công trình phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong số 66 dự án, hạng mục còn 9 dự án chưa đủ điều kiện triển khai thu hồi đất giải phóng mặt bằng .
Đến nay , các dự án còn vướng mắc giải phóng mặt bằng và chậm tiến độ bao gồm:
Dự án XD nhà ga hành khách T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài (huyện Sóc Sơn) liên quan 958 hộ dân ( 484 hộ đã bàn giao 40.9 ha/ 89.69ha) di dời 623/970 ngôi mộ và phải giải quyết 12 biển quảng cáo và tuyến điện, cáp thông tin…Tiến độ yêu cầu hoàn thành quý I/2010 phó thủ tướng CP Hoàng Trung Hải đồng ý với đề xuất các bộ, ngành TW và TP cho áp dụng chính sách bồi thường GPMB phù hợp.
Dự án đường nối cầu Nhật Tận đến nhà ga T2 Nội Bài (diện tích 88,3 ha gồm huyện Sóc Sơn và Đông Anh) liên quan 980 hộ dân, 900 ngôi mộ… mới có quyết định thu hồi đất, cắm mốc, điều tra, kiểm đếm, xác lập hồ sơ địa chinh, tiến độ hoàn thành quý III/2010. Đối với cầu Nhật Tân : địa bàn huyện Đông Anh, liên qua 2326 hộ dân, đã di dời 468/746 ngôi mộ, đã bàn giao 41,66 ha/91.64ha, tiến độ hoàn thành yêu cầu trong quý I/2010. Phía quận Tây Hồ, diện tích 24,35ha, liên quan 511 hộ dân (55 hộ trưng dụng) đất nông nghiệp, 330 hộ đất ở, 5 cơ quan. Khó khăn ở đây là di dời các công trình ngầm nổi và GPMB liên quan đến đất của các hộ gia đình quân đội, khi đất 1,44ha làm nhà khách B ( bộ quốc phòng)… tiến độ yêu cầu hoàn thành GPMB đất nông nghiệp quý I/2010
Dự án : đường Văn Cao – Hồ Tây (quận Tây Hồ) đường Lê Văn Lương kéo dài (quận Thanh Xuân huyện Từ Liêm )
Dự án đường 32 mở rộng : đoạn Mai Dịch – Cầu Diễn ( quận Cầu Giấy) đoạn Diễn – Nhổn (huyện Hoài Đức) hoàn thành GPMB, hướng phần đất huyện Từ Liêm.
Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc, liên quan các huyện : Từ Liêm còn 0.7 ha đất, huyện Hoài Đức cơ bản hoàn thành, còn mắc 20 ngôi mộ của 8 hộ dân phía đường dẫn nút giao An Khánh; huyện Quốc Oai cơ bản hoàn thành
Dự án đường vành đai 3 – nút Mai Dịch còn 1,06 ha quận Cầu Giấy chậm thực hiện, mới phê duyệt có 66/160 p/án dù TP đã tháo gỡ hết khó khăn…
2.3 Những hạn chế yếu kém trong công tác GPMB trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua
2.3.1 Về đối tượng được đền bù thiệt hại
Tiêu chí quan trọng để xác định đước đối tượng được đền bù hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7844N 2727872 GI7842I PHNG M7862T B7856NG CHO CC D7920 N.doc