Lao động chất lượng cao thiếu hụt trầm trọng trách nhiệm phần lớn thuộc về hệ thống giáo dục. Mặt khác chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa thực sự hợp lý. Một sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường, vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước với mức lương khởi điểm chỉ trên 1 triệu đồng một tháng thì không thể đảm bảo được cuộc sống. Do vậy hiện tượng chảy máu chất xám đang ngày càng trầm trọng. Những lao động được đào tạo bài bản trong nước thường tìm việc ở các công ty nước ngoài; nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong cũng thường tìm cách ở lại nước ngoài làm việc. Trong cuộc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay, lợi thế thường nghiêng vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do chính sách lương bổng và đãi ngộ thường cao hơn khu vực trong nước. Mặt khác, lao động chất xám ở các công ty nước ngoài thường được giao công việc, trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng, được quyền quyết định trong phạm vi tương đối rộng, qua đó có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo trong công việc và về mặt tâm lý họ cảm thấy được tôn trọng nhiều hơn. Trong khi đó làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam, người lao động thường được lãnh đạo theo kiểu gia đình trị. Có thứ bậc trên dưới theo mối quan hệ tình cảm hoặc theo tuổi tác chứ ít căn cứ vào năng lực thực sự của mỗi người, vì vậy khó phát huy khả năng và tâm lý cũng không thoải mái.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề giáo dục nguồn nhân lực với sự phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên chúng ta thấy các nước phát triển mỗi nước đi theo mỗi cách khác nhau nhằm nâng cao và hoàn thiện nguồn nhân lực,nhưng nhìn chung các nước đều tập trung đi sâu vào việc hoàn thiện phát triển hệ thống giáo dục đào tạo,đào taọ tri thức.
Các nước này ngày càng tạo ra môi trường hấp dẫn đối với những nguồn nhân lực, chất xám của thế giới thu hút về.
2.2.Các nước đang phát triển.
2.2.1.Thực trạng.
Đối với các nước đang phát triển một đặc điểm nổi bật nhất ở nguồn nhân lực đó là nguồn nhân lực ở các nước này dồi dào,tuy nhiên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các nước này lại đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập.
Môi trường giáo dục chưa thực sự là cái nôi để đào tạo ra được nguồn nhân lực thực sự có chất lượng.
Điều kiện giáo dục đang còn nhiều thiếu thốn,chưa đáp ứng yêu cầu và thu hút,khuyến khích nghiên cứu,nâng cao kiến thức tay nghề.Môi trường học tập đang còn nặng nề về lí thuyết,chưa có điều kiện đi sâu vào thực tế,không tạo ra môi trường thu hút và khuyến khích học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học.
Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các nước phát triển khoảng cách phát triển còn khá xa,nếu lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chunghnhất,khoảng cách này có xu hướng đang rộng thêm.
Lực lượng lao động với giá rẻ,và đang vấp phải 3 trở lực lớn;chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực,sự bất cập lớn của kết cấu hạ tầng,vật chất kĩ thuật,năng lực quản lí hẫng hụt nhiều mặt.
Hầu hết nguồn nhân lực không những yếu về trình độ tay nghề,kĩ thuật mà xét về trình độ ngoại ngữ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu hướng nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay.
Nguồn lực lao động dồi dào,nhưng lực lượng lao động có tay nghề trình độ cao lại đang khan hiếm.Số sinh viên được đào tạo ra trường thất nghiệp nhiều do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, trong khi đó nhiều doanh nghiệp,kể cả những doing nghiệp cóFDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn lực chuyên nghiệp.
Các chủ doanh nghiệp đều cho rằng họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc-học nghề,đại học,sau đại học mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình. Họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu trong nước vì chất lượng giảng dạy thấp, nội dung yếu và lạc hậu,khả năng nghiên cứu thấp, sách vở và thiết bị đều thiếu,không đồng bộ,cũ kĩ…
Đối với các nước đang phát triển một hiện trạng thực tế đang xảy ra đó là hiện tượng chảy máu chất xám ,với sự dịch chuyển ồ ạt số lượng lớn nhân công được đào tạo có kĩ năng sang các nước phát triển.Tình trạng này dẫn đến hậu quả các nước đang phát triển này đang thiếu nguồn nhân lực có tay nghề thì lại càng thiếu các nhân tài hơn.
Sự dịch chuyển ồ ạt với số lượng lớn nhân công được đào luyện có kỹ năng từ nước này sang nước khác, từ Châu lục này sang Châu lục khác được gọi là chảy máu chất xám
2.2.2.Giải pháp:
Trước hết về chương trình giáo dục: phải cải tiến mạnh mẽ chương trình giản dạy của các loại trường ở tất cả các cấp vì yêu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu. Chúng ta cần cải tổ từng nội dung học để đáp ứng đào tạo những con người toàn diện nắm bắt chuyên sâu về kỹ thuật của từng lĩnh vực.
Đã đến lúc phải đưachương trình dạy ngoại ngữ trở thành một phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông.
Nên tập trung vào yêu cầu nâng cao quyền năng con người, con người được nâng cao quyền năng về trí tuệ, về ý chí sẽ tìm được cho mình con đường đi lên, trong đời sốn và lập nghiệp.
Nên tập trung cơ cấu nguồn nhân lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu,kĩ thuật có tay nghề cao.
Cần phải có cuộc vận động toàn xã hội để làm cho ai cũng thấy được học nghề có vị trí, được đánh giá cao trong xã hội.
Giải pháp cấp thiết đối với các nước đang phát triển hiện nay là phải làm thế nào để hạn chế việc chảy máu chất xám,dẫn dến ngày càng khan hiếm lực lượng lao động có tay nghề, kĩ thuật cao.Muốn làm được vậy cần phải nâng cao thu nhập của các nhân viên chuyên môn,thu ngắn khoảng cách biệt giữa thu nhập trong nước và ngoài nước,gia tăng mức đào tạo chuyên viên các ngành cho các nước đang phát triển này để giảm thiểu tình trạng khan hiếm chất xám.
Làm thế nào để đào tạo và gìn giữ những thế hệ nhân tài cho đất nước vẫn là câu hỏi lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Việc đào tạo, thu hút và gìn giữ nhân tài chính là một trong những “chìa khóa thành công” quan trọng nhất đưa Singapore sớm trở thành một “con rồng châu Á”.
Để hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám theo chúng tôi thì nên cần có những giải pháp sau:
Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời.Vì vậy phải tiến hành song song 4 yếu tố: Thu hút,tuyển dụng,hội nhập,và cộng tác.
Cần có hững tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra nhân viên giỏi cần giữ. Đó là những nhân viên luôn hoàn thành xuất sắc công việc, đảm trách những công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức hiếm trên thị trường lao động, tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp …
Doanh nghiệp phải tìm ra được những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi. Nếu muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lại lâu dài với doanh nghiệp cần giảm yếu tố bất mãn bao gồm lương bổng và chế độ làm việc, yếu tố tạo nguồn, bao gồm thu hút và tuyển dụng…
2.3.Các nước kém phát triển.
2.3.1.Thực trạng.
So với các nhóm nước khác nhóm nước này kém nhất cả về kinh tế lẫn trình độ phát triển.Khoa học kĩ thuật,cơ sở hạ tầng còn lạc hậu,con ngưới không có điều kiện để phát triển về mọi mặt,trình độ dân trí còn thấp,do đó trình độ tay nghề, kĩ thuật của lực lượng lao động vô cùng thấp.
Đối với các nước này nguồn lao động có trình độ vô cùng thấp, hầu hết lao động dựa vào sức lực cơ bắp là chính.
Sự đầu tư cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực hầu như còn rất hạn chế.
2.3.2.Giải pháp:
Đối với các nước này nền kinh tế đang còn vô cùng lạc hậu,cho nên muốn phát triển và nâng cao nguồn nhân lực cần phải có sự đầu tư,trợ giúp các nước khác đặc biệt là sự trợ giúp của các nước phát triển
3.Thực trạng giáo dục nguồn nhân lực ở VIỆT NAM
Hiện nay cả nước đang quan tâm đến vấn đề giáo dục, với mong muốn nước ta sớm có được một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước. Hơn nữa, phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trên chặng đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay của đất nước, chặng đường nước rút – vì thời gian từ nay đến năm 2010 không phải là dài.
Sự thật là chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay, bởi hai lẽ:
- Đất nước giành được nhiều thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, nay bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi đã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng.
- Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ hội đang đến với đất nước. Không mau chóng khắc phục được yếu kém này, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụt hậu của đất
nước với nhiều hệ lụy nan giải.
Trong Luật Giáo dục cũng như trong thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục cần phân biệt rõ và xây dựng vững mạnh cả 3 phân hệ (3 trụ cột) trong một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất gồm: giáo dục phổ thông (GDPT), giáo dục đại học và chuyên nghiệp (GD ĐH&CN - bao gồm từ dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học), giáo dục cộng đồng (GDCĐ - bao gồm tất cả các loại hình giáo dục ngoài nhà trường: giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng v.v...). Ba phân hệ này có mục tiêu, tính chất, nội dung, phương thức giáo dục, đào tạo, cách quản lý... khác nhau một cách cơ bản, vận hành theo những nguyên tắc riêng của nó. Do vậy cần tổ chức lại sao cho mỗi phân hệ này thống nhất lại thành một tiểu hệ thống, có tính độc lập tương đối, có sự liên thông trong nội bộ; mỗi phân hệ tập trung vào thực hiện đúng mục tiêu, tính chất, chức năng của mình, tránh lẫn lộn, chồng chéo, cản trở nhau.
3.1.Thực trạng trong giáo dục phổ thông
Phương pháp giáo dục của Việt Nam nói chung còn chịu ảnh hưởng nặng nề của một mô thức giáo dục mà người ta gọi là mô thức áp đặt. Công bằng mà nói, mô thức áp đặt vẫn có một vị trí quan trọng của nó trong giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc tiểu học, và phần nào ở trung học, với điều kiện nó chỉ là một phần của phương pháp giáo dục mà mô thức chính chú trọng vào việc gợi ý để học sinh phát triển óc sáng tạo và khả năng tư duy độc lập. Dùng phương pháp áp đặt như một mô thức chính cho giáo dục như trong trường hợp Việt Nam hiện nay hoàn toàn không hợp lý cho sự phát triển một nền giáo dục tiên tiến trong điều kiện toàn cầu hóa và thời đại của bùng nổ thông tin. Ngược lại, nó đang biến nền giáo dục này trở thành lạc hậu, dù nhìn trên mặt nổi, lượng thông tin trong các chương trình học ở Việt Nam nhiều hơn chương trình giáo dục của nhiều quốc gia tiên tiến.
Một sai lầm căn bản khác của giáo dục Việt Nam là tính đồng phục trong giảng dạy. Ở Việt Nam, chỉ có một loại sách giáo khoa, của nhà nước. Ðiều này không thấy có ở nước Pháp, nước Mỹ, và cả ở miền Nam Việt Nam trước đây.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề giáo dục từ bậc mầm non,phát triển các trường công lập,dân lập với những nơi có điều kiện,từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như mầm non,trung học,phổ thông,trung học chuyên nghiệp,dạy học,mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung,đào tạo từ xa,từng bước hiện đại hóa giáo dục.
Dưới dây là bảng số liệu số học sinh phổ thông và trung học chuyên nghiệp qua các giai đoạn;
Năm học
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung học chuyên nghiệp
1995-1996
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2004-2005
2004-2005
2005-2006
10.218.169
10.348.964
10.437.770
10.250.214
10.063.025
9.751.431
9.336.913
8.841.004
8.350.191
7.773.484
7.317.813
4.312.674
4.872.813
5.254.420
5.564.888
5.767.298
5.918.153
6.254.254
6.497.548
6.612.099
6.670.714
6.444.739
1.019.480
1.171.267
1.393.199
1.657.708
1.975.853
2.199.814
2.328.965
2.452.891
2.616.207
2.802.101
3.029.221
172.149
182.648
207.921
216.912
227.992
255.323
271.175
309.807
360.392
466.504
500.416.
Nguồn số liệu : Bộ giáo dục và Đào tạo, thống kê giáo dục và đào tạo các năm học
3.2 Thực trạng trong giáo dục đại học
Sự thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao hiện nay ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất phải kể đến từ sau thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ, nhất là trong những năm gần đây kinh tế tăng trưởng từ 7-8%/ 1 năm, trong khi đó hệ thống giáo dục đào tạo lại quá chậm đổi mới. Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải tuân thủ theo quy luật cung cầu, cạnh tranh trong sân chơi của luật chơi chung, thế nhưng giáo dục và đào tạo của ta thì vẫn chưa thể đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh mới. Ngành giáo dục đã qua nhiều lần cải cách nhưng nội dung lẫn phương pháp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được tính sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên, bệnh thành tích vẫn tồn tại trong xã hội, điều này dẫn tới việc đào tạo ra một đội ngũ có bằng cấp nhưng kiến thức và khả năng không tương xứng. Hàng năm có nhiều sinh viên ra trường nhưng không tìm được việc làm, do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, họ đành làm việc trái với chuyên môn, ngành nghề đã được đào tạo, vì vậy không thể đạt hiệu quả cao trong công việc. Nhà tuyển dụng khi nhận lao động thường đào tạo lại mới sử dụng được. Tình trạng lao động trái ngành, chắp vá này là một trong những nguyên nhân cơ bản làm chậm sự phát triển chung của xã hội. Hàng năm nước ta có thêm rất nhiều sinh viên, học viên được nhận bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ nhưng trên thực tế thì vẫn còn một phần không nhỏ những người có học hàm, học vị nhưng lại không được nhà tuyển dụng và xã hội thừa nhận vì trình độ, năng lực không tương xứng.
Lao động chất lượng cao thiếu hụt trầm trọng trách nhiệm phần lớn thuộc về hệ thống giáo dục. Mặt khác chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa thực sự hợp lý. Một sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường, vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước với mức lương khởi điểm chỉ trên 1 triệu đồng một tháng thì không thể đảm bảo được cuộc sống. Do vậy hiện tượng chảy máu chất xám đang ngày càng trầm trọng. Những lao động được đào tạo bài bản trong nước thường tìm việc ở các công ty nước ngoài; nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong cũng thường tìm cách ở lại nước ngoài làm việc. Trong cuộc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay, lợi thế thường nghiêng vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do chính sách lương bổng và đãi ngộ thường cao hơn khu vực trong nước. Mặt khác, lao động chất xám ở các công ty nước ngoài thường được giao công việc, trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng, được quyền quyết định trong phạm vi tương đối rộng, qua đó có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo trong công việc và về mặt tâm lý họ cảm thấy được tôn trọng nhiều hơn. Trong khi đó làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam, người lao động thường được lãnh đạo theo kiểu gia đình trị. Có thứ bậc trên dưới theo mối quan hệ tình cảm hoặc theo tuổi tác chứ ít căn cứ vào năng lực thực sự của mỗi người, vì vậy khó phát huy khả năng và tâm lý cũng không thoải mái.
Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc thiếu hụt lao động chất lượng cao ở các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Đây là một cản trở lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chúng ta, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO để tháo gỡ khó khăn này không phải là việc dễ và một sớm một chiều có thể giải quyết được mà cần sự phôi hợp liên thông của rất nhiều các ban ngành.
Tuy nhiên trong những năm qua với nhiều chương trình quan tâm và phát triển giáo dục,đặc biệt với xu thế xã hội và nhận thức của người dân số lượng sinh viên các trường cao đẳn đại học cũng tăng lên qua các năm, điều này đã bổ sung một lực lượng lớn lao động có trình độ cho xã hội trong những năm qua, nhưng nhìn chung lực lượng lao động này khi mới ra trường đều chưa đáp ứng được theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
Bảng số liệu số sinh viên đại học,cao đẳng qua các năm;
Năm học
Cao đẳng
Đại học
1995-1996
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000
2000-2001
2001-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
58.292
96.129
127.027
157.710
173.912
186.254
210.556
213.933
231.107
273.463
299.294
326.103
448.627
552.360
601.925
670.680
689.338
712.620
746.759
801.333
1.046.291
1.087.813
Nguồn số liệu: Bộ Giáo dục và đào tạo, Thống kê Giáo dục và Đào tạo các năm học
3.3 Thực trạng giáo dục cộng đồng
Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là loại thiết chế giáo dục thường xuyên được tổ chức trên địa bàn xã, phường và thị trấn, đặc biệt hữu ích với những lao động không có điều kiện tới trường chính quy; những người nghèo rất ít có cơ hội học tập. Tuy nhiên, hoạt động của TTHTCĐ hiện nay tại TPHCM, nơi sớm có mô hình độc đáo này cũng mới phát triển về mặt số lượng….
Thiếu sự quan tâm
Theo thống kê, hiện tại TPHCM có tổng cộng 250 TTHTCĐ trên tổng số 322 phường, xã. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Tỷ trọng phủ sóng TTHTCĐ chỉ đạt 79%, trong khi đó mục tiêu năm 2010 phải phủ kín 322 phường xã của TP”.
Một lớp học về kỹ năng làm cha mẹ của phụ huynh.
Ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch Hội Khuyến học TP, nhận định: “Thực tế toàn thành phố mới chỉ xây dựng được 250 TTHTCĐ trên tổng số 322 phường xã, thị trấn. Số trung tâm có cơ sở vật chất riêng chỉ chiếm 1/10, nội dung hoạt động còn nghèo nàn, hiệu quả chưa cao. Một số trung tâm chỉ thành lập cho có rồi bỏ đó vì không có người đến sinh hoạt”.
TS Hồ Thiệu Hùng, Viện Nghiên cứu giáo dục TP, phân tích: Hoạt động của TTHTCĐ nằm trong hoạt động giáo dục thường xuyên (GDTX), nhưng hiện nay chưa có mục chi ngân sách riêng cho GDTX (sau khi chi ngân sách cho THPT, phần dư ra mới chi cho GDTX). Kinh phí ban đầu được chi cho TTHTCĐ (từ năm 2003) là 30 triệu đồng/năm, hỗ trợ 2 triệu đồng/năm kinh phí hoạt động thường xuyên của trung tâm. Với mức “đầu tư” như thế, TTHTCĐ khó hoạt động hiệu quả và đem đến cho người dân các cơ hội học tập phong phú.
Thiếu cơ hội học tập
Hiện nay, TPHCM có hàng ngàn trường học và trung tâm văn hóa ngoài giờ với nhiều phương tiện hiện đại, nội dung học tập phong phú, nhưng trên thực tế cơ hội học tập cho người dân rất ít, đặc biệt là 3/4 dân số trưởng thành. Theo khảo sát của Hội Khuyến học TPHCM trong đề tài “Xây dựng xã hội học tập tại TPHCM”, cứ 100 người có 35 người không được học; 100 người trong tuổi lao động có đến 40 người mù chữ. Đặc biệt, nhiều người 35 tuổi, vẫn còn trong diện lao động lại nằm ngoài diện xóa mù chữ. TS Hồ Thiệu Hùng nêu lên một thực trạng gây trở ngại trong việc xây dựng xã hội học tập tại TPHCM là trường phổ thông lại “đóng cổng” với người lớn tuổi.
TS Hùng nói: “Trường phổ thông có khả năng chứa hàng chục lớp học, hàng trăm ngàn chỗ học nhưng chỉ mở cửa ban ngày, làm việc ban ngày, còn đêm đến dành cho các trung tâm văn hóa ngoài giờ để có thêm khoản thu bù thu chi. Người học phải bỏ chi phí mới được đi học. Những lao động không có điều kiện tới trường chính quy; những người nghèo, những người trong các nhóm yếu thế rất ít có cơ hội học tập. Tìm đến TTHTCĐ thì cơ sở vật chất thiếu thốn, chương trình học tập không có.
Trước đây, năm 2004, TPHCM triển khai dự án thí điểm chuyển đổi trường học thành TTHTCĐ và huyện Cần Giờ đã chọn 2 trường THPT Bình Khánh và Cần Thạnh làm thí điểm. Trường Bình Khánh nằm ngay bến phà, tức đầu huyện; còn Trường Cần Thạnh nằm phía cuối huyện. Hai đầu mối này sẽ dễ dàng lan tỏa đi những trường và xã khác thuộc huyện. Mô hình “2 trong 1” này không những không làm thay đổi hệ thống trường lớp hiện có, mà còn tận dụng mọi điều kiện hiện có để phục vụ các đối tượng đông hơn với những nhu cầu học tập đa dạng hơn. Việc kết hợp này mang rất nhiều ý nghĩa, làm cho học sinh chính quy thấy được đối tượng học tập còn là những người xung quanh mình, là cha mẹ, anh em..., từ đó các em có động lực học tập nhiều hơn. Đáng tiếc mô hình này chưa được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Hướng đến xã hội học tập: không dễ
Hiện TPHCM đã hoàn thành phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội Khuyến học TP trong đề tài “Xây dựng xã hội học tập tại TPHCM, thực trạng-mô hình-giải pháp”; xây dựng xã hội học tập (XHHT) khó gấp nhiều lần phổ cập giáo dục. Theo TS Hồ Thiệu Hùng: “Xây dựng một XHHT giống như chúng ta vươn tới đỉnh Everest, còn việc hoàn thành phổ cập giáo dục chỉ mới ở chân đỉnh mà thôi”.
Từ thực trạng của việc xây dựng XHHT hiện nay tại TPHCM, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài khoa học “Xây dựng xã hội học tập tại TPHCM” của Hội Khuyến học TP đã đưa ra giải pháp: TPHCM cần tổ chức bộ máy điều hành xây dựng XHHT từ cấp ủy đến cấp ngành, mà trong đó vai trò của ban chỉ đạo xây dựng XHHT đóng vai trò “nhạc trưởng”. Đặc biệt, kiến nghị đến Thành ủy, UBND TPHCM về việc tăng cường đầu tư ngân sách cho sự phát triển của TTGDTX, dạy nghề, TTHTCĐ ở các phường, xã, thị trấn và hỗ trợ kinh phí cho Hội khuyến học cấp phường xã.
Trước nhu cầu phát triển hướng đến xã hội hóa học tập, trong năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thí điểm “Lễ hội học tập suốt đời” và “Thành phố học tập” nhằm tiếp tục phát huy kết hợp giữa văn hóa - học nghề, thu hút và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể tham gia mô hình xã hội hóa giáo dục. Từ đó rút ngắn khoảng cách phân hóa kiến thức trong xã hội. Đây là một trong những giải pháp cấp thiết thực hiện Chỉ thị 11 (ngày 30-4-2007) của Chính phủ và đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2015” do Bộ GD-ĐT triển khai. Mục đích, mô hình sẽ được phát triển nhân rộng tới các tỉnh thành trên toàn quốc, hướng tới
một XHHT toàn diện, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế chung của đất nước.
3.4.Cơ hội và thách thức của vấn đề giáo dục nguồn nhân lực Việt Nam đối với sự phát triển
3.4.1.Cơ hội
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, với những thành tựu ban đầu đạt được, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát triển một cách năng động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, Việt Nam đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức ngày càng trở nên gay gắt mà một trong số đó là phải xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đến hết năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85 triệu dân, đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam. Nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi từ 15 - 60 (độ tuổi lao động) và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 54). Đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Về chất lượng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở khu vực có tỷ lệ người lớn biết chữ và trẻ em trong độ tuổi đến trường khá cao. Sau hơn 20 năm đổi mới, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta đã tăng từ 7,6% (năm 1986) lên gần 30% (năm 2007). So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất vượt trội như: thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước nhà trong quá trình hội nhập và tham gia thị trường lao động quốc tế.
3.4.2.Thách thức
Tuy nhiên, với yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế. Mặc dù các chỉ số thống kê hằng năm về giáo dục ở nước ta khá cao (hơn 90% dân số biết chữ, nhiều địa phương đã thực hiện xong chương trình phổ cập giáo dục cấp tiểu học cơ sở, trung học cơ sở v.v..), tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng nền giáo dục ở nước ta còn đạt ở mức thấp. Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra nhận định: Việt Nam chỉ có 2% dân số được học từ 13 năm trở lên, tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Và, Việt Nam xếp hạng chót trong khu vực với tỷ lệ 10% số người trong độ tuổi 20 - 24 học đại học. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 15%, Thái Lan là 41% và Hàn Quốc là 89%
Sau hơn 30 năm tiến hành công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ số học sinh, số trường các loại, số trường đại học, tỷ lệ tốt nghiệp đại học, tỷ lệ học vị tiến sĩ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn so với tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương với Thái Lan. Nhưng chất lượng lại là vấn đề đáng quan tâm. Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hằng năm chỉ bằng khoảng 1/4 của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số người nhận bằng tiến sỹ hằng năm của ta thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi. Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2005: nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53/59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng. Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 1, 4 và 10. Nước ta hiện nay cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Trung Quốc khoảng gấp đôi của nước ta. ở một hướng điều tra khác cũng cho thấy, mức độ sẵn sàng tham gia “sân chơi” thế giới của người lao động nước ta cũng còn hạn chế. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến trên Báo điện tử VnExpress mới đây cho thấy, chỉ 8,6% độc giả trả lời rằng họ hiểu rất rõ về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tiến trình gia nhập của Việt Nam, 28,5% nói hiểu tương đối, 41,2% hiểu lơ mơ, số còn lại không hiểu và thậm chí khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề giáo dục nguồn nhân lực với sự phát triển.doc