Đề tài Vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém, khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3

MỤC LỤC

A - Phần mở đầu 1

I - Lý do chọn đề tài 1

II - Mục đích nghiên cứu đề tài 3

III - Nhiệm vụ nghiên cứu 3

IV- Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4

V - Phương pháp nghiên cứu 4

B - Phần nội dung 4

Chương I: Tìm hiểu cấu trúc sách giáo khoa Toán 3

chương trình Tiểu học mới 4

I - Mục tiêu của chương trình môn Toán Tiểu học mới 4

II - Nội hiểu cấu trúc sách giáo khoa chương trình Tiểu học mới 6

III - Nội dung chương trình Toán 3 Tiểu học mới 7

IV - Trình độ chuẩn tối thiểu học sinh phải đạt được sau khi học xong Toán 3 9

Chương II: So sánh nội dung chương trình Toán 3 Tiểu học

mới với chương trình Toán 3 cải cách giáo dục 12

Chương III: Tìm hiểu phương pháp dạy học mạch yếu tố

hình học Toán 3 chương trình tiểu học mới 14

Chương IV Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học

mạch yếu tố hình học Toán 3 16

Chương V: Một số giải pháp để dạy tốt mạch yếu tố hình học

Toán 3 chương trình Tiểu học mới 18

C - Phần thực nghiệm 30

I - Mục đích thực nghiệm 30

II - Nội dung thực nghiệm 30

III - Phương pháp thực nghiệm 30

IV - Thời gian địa điểm tiến hành thực nghiệm 30

V - Nội dung bài soạn thực nghiệm 30

Kế hoạch bài dạy 1 31

Kế hoạch bài soạn 2 36

VI - Kết quả thực nghiệm 43

D - Kết luận 44

E - Tài liệu tham khảo 46

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém, khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vuông) ngoài việc xét “tổng thể” học sinh đã biết dựa vào các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc, đỉnh của hình để nhận dạng, nêu tên hình. Chẳng hạn hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau. Khi dạy khái niệm hình hình học mới giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan hoặc liên hệ các đồ vật trong thực tế có hình dạng học để học sinh nhận biết hình. Hướng dẫn học sinh tìm thêm các đồ vật ở nhà mình, trong lớp có dạng hình chữ nhật, hình vuông như quyển sách, bảng lớp, mặt bàn… Cần lấy những hình có tính chất “Phản ví dụ” để học sinh nhận biết sâu hơn hình dạng các hình đang học. Chẳng hạn: Khi dạy khái niệm hình chữ nhật, giáo viên có thể cho học sinh quan sát tập hợp gồm nhiều hình rồi yêu cầu các em tô màu cao hình chữ nhật. ã Trong mạch yếu tố hình học ngoài nhận dạng hình chữ nhật, hình vuông học sinh lớp 3 còn được học về khái niệm hình tròn. ở lớp 1, 2 học sinh đã biết được hình tròn qua hình ảnh mặt đồng hồ, cái đĩa, bánh xe … học sinh có được biểu tượng về “hình tròn”. Đến lớp 3, học sinh được biết “hình tròn” như là một hình với đặc điểm về các yếu tố: Tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. Trước khi học sinh hình tròn học sinh đã được giới thiệu về trung điểm của đoạn thẳng. Cần cho học sinh liên hệ kiến thức bài “trung điểm” để biết được tâm 0 của hình tròn là trung điểm của đường kính, bán kính = 1/2 đường kính. ở lớp 3 chưa dạy đến khái niệm “đường tròn” do vậy giáo viên không nên cho học sinh phân biệt “hình tròn” với “đường tròn”. Mặt khác, khi dạy bài: “Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng”. Giáo viên cần lưu ý không nhất thiết phải lấy đoạn thẳng dài 2cm như đoạn thẳng ở sách giáo khoa, giáo viên vẽ ở bảng có thể lấy đơn vị là dm. ở phần này học sinh dựa trên cơ sở trực quan là chính, trong khi dạy giáo viên không được nói “bên trái, bên phải”. Vì khi dạy bài này, trung điểm của đoạn thẳng là duy nhất, còn điểm ở giữa thì có nhiều điểm, cho nên khi học sinh nhận biết trung điểm giáo viên lấy thêm điểm ở giữa thì khó đối với học sinh. Khi dạy phần này, yêu cầu học sinh nhìn vào hình vẽ nêu đúng điểm ở giữa, nêu đúng trung điểm là được không yêu cầu các em phải giải thích tại sao. B 3cm M 3cm A ở lớp 3 chưa yêu cầu học sinh nắm được “khái niệm” điểm điểm của đoạn thẳng với “định nghĩa” chính xác “khái niệm” đó. Trong sách Toán 3 mới chỉ là giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng nhằm giúp học sinh nhận biết một điểm có điều kiện như thế nào được gọi là trung điểm của đoạn thẳng, từ đó xác định trung điểm của đoạn thẳng như sách Toán 3 đã thực hiện. Học sinh xác định trung điểm của đoạn thẳng (trên cơ sở đo độ dài của đoạn thẳng rồi chia đôi đoạn thẳng đó). Trong sách giáo khoa, trùn điểm của đoạn thẳng được giới thiệu trên cơ sở học sinh được biết thế nào là “điểm ở giữa” hai điểm đã cho. Chẳng hạn, M là điểm ở giữa A và B (Xem hình vẽ). Từ đó giới thiệu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi điểm M thoả mãn 2 điều kiện. - M là điểm ở giữa điểm A và điểm B - Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (AM = MB = 3cm) Từ 2 điều kiện trên cần cho học sinh đưa ra hai điều kiện tương đương để nhanạ biết hoặc xác định: “Trung điểm của đoạn thẳng”. Chẳng hạn, M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi. - Ba điểm A, M, B theo thứ tự là 3 điểm thẳng hàng - Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (Am = MB) (A, M, B theo thứ tự là 3 điểm thẳng hàng cùng hiểu: M là điểm giữa điểm A và B). Chẳng hạn, vận dụng các dấu hiệu trên và trung điểm của đoạn thẳng, ta có thể giải thích cho mỗi trường hợp sau (bài 2 trang 18 - Toán 3). 3cm 2cm G E 0 2cm 2cm B A 1/ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì có O, A, B M là 3 điểm thẳng hàng và AO = OB (cùng bằng 2cm) D 2cm 2cm C 2/ M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì C, M D là 3 điểm không thẳng hàng H 3/ H không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì độ dài đoạn thẳng EH (2cm) không bằng độ dài đoạn thẳng HG (3cm) Qua phần nêu trên ta nhận thấy dạy bài hình tròn phải xác định với kiến thức của bài trung điểm của đoạn thẳng. Cho nên giáo viên cần thực hiện được ý đồ đó và giúp học sinh thấy rõ: Tâm là trung điểm của đường kính bán kính =1/2 đường kính … Trở lại vấn đề dạy khái niệm đường tròn, để giúp các em khắc sâu kiến thức thì “vẽ trang trí hình tròn ” là một nội dung dạy học hấp dẫn học sinh Tiểu học nhữngcũng có người cho rằng nội dung đó còn “khó” đối với đối với học sinh lớp 3 (ở đây là khó vẽ các đường nét trang trí hình tròn). Bởi vậy, giáo viên cần thống nhất về ý nghĩa và mức độ yêu cầu của nội dung dạy học “vẽ trang trí hình tròn” ở lớp 3. “Vẽ trang trí hình tròn” không những góp phần củng cố các kiến thức đã học về hình tròn (nhận biết hình tròn: Tâm, bán kính, đường kính; kỹ năng vẽ hình tròn bằng com pa…) mà còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua cái đẹp của hình trang trí, sự phối hợp các đường nét, tạo dạng các hình trang trí phù hợp với sự tưởng tượng, khái quát của học sinh. Chẳng hạn, các hình như dưới đây:Viên gạch hoa Hình hoa thị Hình cánh hoa Tuy nhiên, ở lớp 3 nội dung dạy học về “vẽ trang trí hình tròn” là giúp học sinh vẽ được những hình trang trí đơn giản và từ đó gợi ý ra cho học sinh hứng thú tìm tòi, tự vẽ được những hình thức phức tạp hơn, tuỳ theo năng lực phát triển của mỗi học sinh. Chẳng hạn, bài “vẽ trang trí hình tròn” ở sách toán 3 trang 112, yêu cầu học sinh hoàn thành hình trang trí như hình mẫu. Để vẽ được hình mẫu này giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo 3 bước. Bước 1: Vẽ mẫu 1 (vẽ đường tròn tâm 0, bán kính OA) Bước 2: Vẽ mẫu 2 trê hình vẽ sau bước 1. Bước 3: Vẽ mẫu 3 trên hình vẽ sau bước 1 và bước 2. Như vậy, học sinh được vẽ từ đơn giản đến phức tạp hơn phù hợp với kỹ năng vẽ của học sinh lớp 3. Ngoài các nội dung dạy học mạnh yếu tố hình học đã nêu ở trên. ở lớp 2, học sinh đã được học về tính chu vi hình tam giác. Lên lớp 3 các em được học thêm về chu vi hình chữ nhật, hình vuông bằng cách tính tổng độ dài của các cạnh. 4cm A B 4cm Tuy nhiên, việc hình thành “quy tắc” tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông được thực hiện theo ý tưởng chung là thông qua việc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông có độ dài các cạnh cho trước (với số đo cụ thể) rồi lhái quát thành “quy tắc” tính chu vi các hình đó. Chẳng hạn, tính chu vi hình chữ nhật ABCD với kích thước đã cho theo hình vẽ. 3cm 3cm C D Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm theo các bước: Bước 1: Trước hết tính chu vi hình chữ nhật bằng cách tính tổng độ dài các cạnh. Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm) (1) Bước 2: Tìm cách “chuyển” cách tính chu vi hình chữ nhật theo công thức có dạng: (4 + 3) x 2 = 14 (cm) Ta có thể thực hiện, chẳng hạn: Có thể từ (1) nhận xét: (4 + 3) được lấy 2 lần, do đó (4 + 3) x 2 = 14 (cm). hoặc có thể dựa vào hình vẽ nhận xét: Chu vi bằng 2 lần nữa chu vi gồm chiều dài và chiều rộng, ta có: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (4 + 3) x 2 = 14 (cm) (2) Lưu ý: 2 cách nêu trên cũng chỉ là gợi ý để học sinh “thừa nhận” có lý tuy vận, cùng không nên dùng “biến đổi đại số” để biến đổi từ. 4 + 3 + 4 + 3 = 14(cm) (1) Thành: (4 + 3 x 2 = 14 (cm) (2). Vì ở lớp 3 học sinh chưa học tính chất “phân phối”, “kết hợp”… để có thể “biến đổi đại số” như trên được. - Bước 3: Dựa vào (2) để có thể khái quát thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: “Muốn tìm chi vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2”. Việc hình thành quy tắc tính chu vi hình vuông thực hiện tương tự như trên. Tuy nhiên “chuyển” từ 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) B A 3cm Thành: 3 x 4 = 12(cm) là hoàn toàn biến đổi được từ ý nghĩa của phép nhân 3cm 3cm C 3cm D Lưu ý: Sách giáo khoa Toán 3 chưa có “ý định” xây dựng quy tắc tính chu vi, diện tích hình vuông dựa vào quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật (với việc coi hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt). Mặt khác, khi dạy học về tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật giáo viên có gặp mâu thuẩn: Vừa muốn vẽ “phóng to” hình trong sách giáo khoa trên vảng vừa không muốn học sinh hiểu sai biểu tượng về độ lớn của đơn vị đo độ dài (xăng ti mét) hoặc đơn vị đo diện tích (xăng ti mét vuông). Đây là vấn đề đang được trao đổi nhiều trong thực tế dạy học của giáo viên Tiểu học hiện nay. Trong trường hợp này theo tôi là chúng ta không nên “phóng to” hình trong sách giáo khoa lên bảng (mà vẫn giữ nguyên các đơn vị đo). Bởi vì ở giai đoạn đầu khi học sinh làm quen với biểu tượng về đơn vị đo độ dài hoặc diện tích thì hình vẽ trong sách giáo khoa với kích thước thường là đúng với số đo thực. Khi học sinh làm quen với đơn vị đo “lớn” hơn (không thể vẽ trong sách giáo khoa hoặc trên bảng) các em có được biểu tượng về các đơn vị đo đó thông qua các hình ảnh thực tế (như chiều dài bảng lớp, chiều cao của cây, khoảng cách đường đi giữa 2 tỉnh…) khi đó học sinh được làm quen với các hình vẽ (thường được vẽ) là hình vẽ “sơ đồ” với kích thước hoặc “phóng to” lên hoặc “thu nhỏ” lại, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ giữa các kích thước của hình đó. Xét trường hợp cụ thể ở phần chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông trong sách toán 2, ta có thể giải quyết theo cách sau: Khi xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, thay vì vẽ hình chữ nhật với kích thướng 3cm x 4cm (đơn vị cm) ở sách toán 3, giáo viên có thể vẽ đúng một hình chữ nhật có kích thước 3dm x 4dm (đơn vị dm) lên bảng để trình bày cũng được. Khi đó, chu vi hình chữ nhật được tính theo đơn vị dm. Khi xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật vì học sinh mới làm quen với dơn vị xăng - ti - mét vuông (cm2) và chỉ biết có đơn vị đó thôi nên không thể vẽ phóng to xăng - ti - mét vuông lên bảng mà trình bày được. Giáo viên cần cho học sinh quan sát hình vẽ thật trong sách giáo khoa để dạy hoc (lấy việc đảm bảo biểu tượng “xăng ti mét vuông” (cm2) ở giai đoạn ban đầu là chủ yếu, học sinh thấy được “12cm2”) là diện tích của hình chữ nhật trong sách giáo khoa như là diện tích của 1 nhãn vỡ có kích thước 3cm x 5cm… Nếu có vẽ hình trên bảng thì chỉ nhằm giúp học sinh đếm được số ô vuông của hình chữ nhật: 3 x 4 = 12 (ô vuông) và thấy được diện tích hình chữ nhật bằng 12 ô vuông (chưa nói đến cm2) thì cũng được. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cần phải dùng hình vẽ trong sách giáo khoa để xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Tuy nhiên, trước khi học phần “diện tích các hình” sách giáo khoa Toán 3 đã có nhiều nội dung chuẩn bị cho học sinh làm quen với “diện tích và cách đo diện tích” bằng cách đếm số ô vuông trong các hình. Chẳng hạn, mỗi hình sau có bao nhiều ô vuông? (Trang 32, 60, 116 sách giáo khoa Toán 3) Khi học sinh làm quen về biểu tượng diện tích (chủ yếu thông qua so sánh diện tích các hình) học sinh được tiếp cận với cách tính diện tích các hình bằng chia mỗi hình thành các ô vuông, coi mỗi ô vuông là đơn vị đo diện tích, rồi đếm số ô vuông trong hình đó. Trong sách Toán 3, ở giai đoạn đầu học sinh được biết tính diện tích các hình theo cách đếm số ô vuông 1cm2 có trong hình đó, sau đó học sinh được biết cách tính diện tích một số hình “đặc biệt” (như hình chữ nhật, hình vuông) theo các quy tắc vừa có tính khái quát hơn, vừa thuận lợi trong cách tính số đo diện tích. Chẳng hạn: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm. Học sinh không phải kẻ chia hình chữ nhật thành “các ô vuông 1cm2” ròi đếm số ô vuông đó để tính diện tích, học sinh chỉ cần vận dụng quy tắc để tính ngay diện tích hình chữ nhật là: 8 x 5 = 40 (cm2) Giáo viên cần lưu ý, khi dạy bài diện tích hình chữ nhật, hình vuông học sinh đã rút ra được quy tắc tính chu vi các hình. Sau mỗi bài học tính chu vi hay diện tích hình chữ nhật, hình vuông giáo viên cần cho học sinh liên hệ thực tế. Ví dụ: Học xong bài: “Chu vi hình chữ nhật” giáo viên yêu cầu: Các con về đo và tính chu vi cái sân của nhà mình bằng bao nhiêu cm. Hoặc bài “diện tích hình chữ nhật” giáo viên cũng yêu cầu tương tự: Các con đo và tính xem diện tích cái sân nhà mình có diện tích là bao nhiêu cm2. Như vậy, chắc chắn về nhà các em sẽ thực hành ngay, đây cũng là việc làm nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Cũng có thể cho học sinh tính diện tích vườn của nhà mình (nếu các em không có thước dài thì bố mẹ có thể cung cấp số liệu). Từ đó giúp học sinh biết được thực tế đo đạc. Chẳng lẻ, nếu chúng ta không làm việc này thì khi hỏi các em diện tích cái sân, mảnh vườn của các con là bao nhiêu cm2 thì các em đành chịu. Chúng ta không nên thu hẹp sự sáng tạo của các em là sau nội dung bài học về chu vi, diện tích của hình chữ nhật,… các em chỉ biết tính mỗi số liệu cho trước trong sách giáo khoa. Trong thực tế về dạy học yếu tố hình học như trên đã nói nhiều học sinh còn có sự nhầm lẫn giữa chu vi và diện tích. Khi dạy phần này, bản thân tôi đã áp dụng và tương đối thành công bằng một vài biện pháp sau: Học sinh nhận biết khá dễ dàng (một đại lượng hình học cơ bản) hơn nữa nội dung này còn được củng cố khi học sinh về độ dài đường gấp khúc, chu vi của 1 hình. Nhưng đối với “diện tích” thì trừu tượng hơn rất nhiều. Vì vậy, khiến các em dễ nhầm lẫn về chu vi và diện tích. Ví dụ: Khi yêu cầu các em tính chu vi và diện tích của hình vuông có cạnh dài 4cm, nhiều em sẽ cho rằng chu vi, diện tích hình vuông này bằng nhau. Trường hợp này, giáo viên cần chỉ rõ: Chu vi là đại lượng độ dài (có đơn vị đo là cm2). Giáo viên có thể tạo tình huống cho học sinh so sánh, đối chiếu chu vi và diện tích. Từ đó khắc sâu thêm biểu tượng về diện tích và tránh sai lầm nói trên. VD: Hai hình (1) và (2) sau có cùng diện tích (đều gồm 6 ô vuông đơn vị diện tích) nhưng có chu vi khác nhau (xem hình vẽ) H1 H2 2/ Khi dạy các bài có tính chất luyện tập, thực hành: Giáo viên cần tổ chức cho các em được tự do hoạt động. Hiện nay, ở một số trường thuộc vùng khó khăn, giáo viên thường sợ hết giờ nên lo lắng, gợi ý một cách quá tường minh. Vì vậy, theo tôi chúng ta cần để các em tự do vẽ, xếp ghép hình, được tự do tính toán bằng suy nghĩ của mình để tìm ra kết quả. Giáo viên không nên làm thay hoặc hướng dẫn quá kỹ cho các em. Có như vậy, mới khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Bởi kết quả tìm ra được chính là “sản phẩm” của cá nhân các em dưới sự hướng dân, tổ chức hoạt động của thây, cô giáo. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên học sinh hoạt động tư phát hiện, và tự giải quyết nhiệm vụ của bài đề tự chiếm lĩnh kiến thức mới, đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. 3/ Sử dụng kết hợp các phương pháp hình thức dạy học một cách linh hoạt, hợp lý phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy học: Trong dạy học, không có một phương pháp nào được coi là vạn năng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Vì vậy, trong dạy học giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung dạy học. Bởi phương pháp dạy học gắn liền với nội dung dạy học nhằm mang lại hiệu quả cao của giờ học, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học cho các em. Các kỹ năng không thể hình thành bằng con đường truyền giảng thụ động. Học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em tự chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Đó chính là lý do cắt nghĩa sự ra đời của phương pháp dạy học mới. Đây là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm; trong đó thầy, cô đóng vai rò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình là phát triển. Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tậo tích cực, chủ động, sáng tạo là định hướng chung của phương pháp dạy học Toán 3. Ngoài ra giáo viên cần thay đổi hình thức dạy học, phù hợp để tránh gây sự nhàm chán cho các em, nhằm tăng thêm hứng thú học tập và đạt hiệu quả cao. C - Phần thực nghiệm: I - Mục đích thực nghiệm: - Xuất phát từ việc tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Toán 3 năm 2000 là phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. - Xuất phát từ việc tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh từ đó đưa ra một số giải pháp để dạy tốt mạch yếu tố hình học trong sách giáo khoa Toán 4 chương trình tiểu học mới. Tôi đã tiến hành 2 tiết thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của việc đề xuất một số giải pháp để dạy tốt mạch yếu tố hình học lớp 3 mới. II- Nội dung thực nghiệm Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm 2 tiết: - Tiết 1: Chu vi hình chữ nhật. - Tiết 2: Điểm ở giữa, trang điểm của đoạn thẳng. III- Phương pháp thực nghiệm 1. Phương pháp trực quan. 2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp. 3. Phương pháp giảng giải. 4. Phương pháp thực hành - luyện tập. 5. Phương pháp kiểm tra đánh giá. IV- Thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm: Tiết 1 thực nghiệm ở lớp 3A ngày …. tháng … năm 2008. Tiết 2 thực nghiệm ở lớp 3B ngày …. tháng … năm 2008. Tại Trường Tiểu học Nghĩa Minh - Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An. VI- Nội dung bài soạn thực nghiệm: Kế hoạch bài dạy bài 1 I - Mục tiêu: Giúp hoc sinh - Năm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật - Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nôi dung hình học (liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật). II - Đồ dùng dạy học: - Vẽ sẵn 1 hình chữ nhật có kích thước 3dm x 4dm III - Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Goi1 học sinh lên bảng nêu đặc điểm của hình chữ nhật. - Học sinh nêu: Hình chữ nhật có 4 góc vuông có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét - Lớp theo dõi nhận xét - Giáo viên đánh giá cho điểm 2/ Hoạt động 2: Bài mới 2.1/ Giới thiệu bài ở lớp 2 các con đã biết tính chu vi hình tam giác, tự giác. Các con hãy nhớ lại và vận dung vào bài học hôm nay để tính "Chu vi hình chữ nhật" - Giáo viên ghi mục bài lên bảng 2.2/ Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật Giáo viên nêu bài toán: Cho hình tứ giác MNPQ với kích thước như hình vẽ sau. Tính chu vi hình tứ giác đó. - Học sinh lắng nghe P Q 5dm 3dm 4dm 2dm N M - Yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác đó - Học sinh nêu: Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 2 + 3 + 5 +4 = 14 (dm) - Vậy, muốn tính chu vi hình tứ giác em làm thế nào? - Lấy số đo các cạnh cộng lại với nhau Từ đó, giúp học sinh liên hệ sang bài toán: - Giáo viên vẽ hình chữ nhật như sách giáo khoa: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó. - Học sinh theo dõi và lắng nghe + Giáo viên hướng dẫn  - Bước 1: Yêu cầu học sinh tính chu vi hình chữ nhật bằng cách tình tổng đô dài các cạnh - Học sinh nêu: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 4 + 3 + 4 + 3 = 14(dm) Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách "chuyển" cách tính chu vi hình chữ nhật theo công thức có dạng: (4 + 3) x 2 = 14(dm) - Học sinh nêu nhận xét: (4 + 3) được lấy 2 lần do đó: (4 + 3) x 2 = 14 (dm) hoặc dựa vào hình vẽ: Chu vi bằng 2 lần nữa chu vi mà nữa chu vi gồm chiều dài và chiều rộng nên chu vi hình chữ nhật ABCD là: (4 + 3) x 2 = 14 (dm) Ghi chú: Hình vẽ trên bảng nên lấy bảng nên lấy đơn vị đo là đề xi - mét, trong SGK lấy đơn vị đo là xăng-ti- mét. - Giáo viên nhấn mạnh: Phải chuyển đổi vế "Cùng đơn vị đo". Chẳng hạn: Không được lấy chiều dài 3m cộng với chiều rộng 200cm mà phải đổi 200cm = 2m hoặc 300cm rồi mới thực hiện quy tắc tính chu vi. - Học sinh lắng nghe - Qua ví dụ trên, các con n cách tính chu vi hình chữ nhật. - Học sinh nêu: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhận với 2. - Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc. - Học sinh nêu quy tắc (1-2em) 3/ Hoạt động 3: Vận dụng - thực hành - Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng quy tắc vừa hoc để tính Gọi 2 hoc sinh lên bảng, yêu cầu cả lớp làm nháp sau đó đổi chéo kiểm tra kết quả cho nhau. - 2 học sinh lên bảng làm: a/ Chu vi hình chữ nhật là: (10 + 5) x 2 = 30(cm) Đáp số: 30cm b/ Đổi 2dm = 20cm Chu vi hình chữ nhật là: (20 + 13) 2 = 66 (cm) Đáp số: 66cm Bài 2: Gọi vào học sinh đọc bài toán - Học sinh nhận xét bài làm của bạn Giáo viên tóm tắt: Chiều dài: 35m - Học sinh đọc bài toán Chiều rộng: 20m - Học sinh theo dõi Chu vi: ?m Là bài toán cho lời văn (Có nội dung hình học) Cho nên yêu cầu học sinh tự giải vào vở, gọi 1 em lên bảng - Cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. Giải Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là (35 + 20 ) x 2 = 110 (m) Đáp số: 110 m - Học sinh nhận xét bài làm của bạn Bài 3: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (ghi sẵn yêu cầu bài 3 trong sách giáo khoa) - Học sinh nhận phiếu vài em đọc yêu cầu bài 3 Cả lớp lắng nghe - Yêu cầu học sinh làm bài tâp trên phiếu. Giáo viên gợi ý: Trước hết tính chu vi mỗi hình chữ nhật AVCD và MNQP theo kích thước đã cho rồi so sánh chu vi của 2 hình đó. - Học sinh làm bài 3 trên phiếu theo gợi ý. Phương án đúng Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (63 + 31) x 2 = 188 (m) Chu vi hình chữ nhật MNPQ là (54 + 40) x 2 = 188 (m) Vậy chu vi 2 hình chữ nhật bằng nhau (khoanh vào chữ C) Hết thời gian làm việc giáo viên yêu cầu học sinh đổi chéo bài của nhau theo bàn (cặp đôi) để kiểm tra kết quả của bạn. - Học sinh đổi chéo vở kiểm tra kết quả Nhận xét bài làm của học sinh - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Gọi học sinh nhắn lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật - Vài học sinh nêu quy tắc - Nhận xét tiết học - Học sinh lắng nghe Họ và tên: Lớp: Phiếu bài tập Bài: Chu vi hình chữ nhật Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 40m N 54m M C D 31m 63m B A Q P A/ Chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNQP B/ Chu vi hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi hình chữ nhật MNQP C/ Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNQP Kế hoạch bài dạy bài 2 I - Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần: - Hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 điểm cho trước - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng - Nhận biết được điểm ở giữa 2 điểm, trung điểm của một đoạn thẳng. II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ với đầy đủ nôi dung kiến thức của bài (phần nội dung tô màu xanh trong sách Toán 3). Cần thiết kế sao cho từng nội dung trong bảng phụ này có thể "xuất hiện" hoặc làm "mất đi" (dùng bìa để che khuất khi cần thiết hoặc chia nhỏ thành từng bộ phận có thể dán, ghép lại…) - Chuyển bài tập 2, 3 trong sách giáo khoa thành phiếu giao việc để sử dụng hoạt động nhóm trong nội dung thực hành. III - Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập - Học sinh thứ nhất a/ Các số tròn nghìn bé hơn 5555 là? a/ Số tròn nghin bé hơn 5555 là: b/ Viết số tròn nghìn liền trước 9000 và liền sau 9000 4444 ; 3333; 2222; 1111 - Học sinh thứ 2: b/ 8000 ; 9000 ; 10.000 Lớp theo dõi nhận xét - Giáo viên đánh giá, cho điểm 2/ Hoạt động 2: Bài mới 2.1/ Giới thiệu điểm ở giữa: - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy bảng con hoặc giấy nháp và thực hiện: - Học sinh làm vào bảng con (hoặc vở nháp) B 0 A Kẻ đường thẳng, trên đường thẳng đó vẽ 2 điểm A,B rồi tiếp tục vẽ điểm 0 sao cho điểm 0 ở giữa 2 điểm A và B. - Giáo viên quan sát sửa chữa cho những em làm sai. - Giáo viên có thể vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu giúp học sinh nhận ra điểm 0 ở giữa 2 điểm A và B như sau: - Học sinh lắng nghe và quan sát Trên bảng đã có đoạn thẳng AB, dùng bút đặt vào 1 trong 2 điểm A hoặc B của đoạn thẳng rồi di chuyển bút trên đoạn thẳng theo hướng đến điểm kia của đoạn thẳng (từ điểm A đến điểm B hoặc ngược lại từ điểm B đến điểm A. Nếu "gặp" điểm 0 trước khi "gặp" điểm kia thì ta có điểm 0 là điểm ở giữa điểm AB - Yêu cầu học sinh nhận xét 3 điểm A, 0, B trên hình vẽ - A, 0, B là 3 điểm thẳng hàng - Giáo viên treo bảng phụ có hình ảnh điểm 0 ở giữa 2 điểm A và B rồi lần lượt cho học sinh nhận xét hoàn chỉnh khái niệm điểm ở giữa - Điểm 0 ở giữa 2 điểm A và B - Giáo viên treo bảng giấy ghi sẵn: - HS quan sát kênh chữ và lắng nghe + A, 0, B là 3 điểm thẳng hàng + 0 là điểm giữa 2 điểm A và b rồi kết luận. Sau đó gọi vài học sinh nhắc lại - Vài học sinh nhắc lại kết quả 2.2/ Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng: - Học sinh vẽ đoạn thẳng theo yêu cầu M 3cm 3cm B A - Giáo viên cho học sinh lấy bảng con hoặc giấy pháp thực hiện yêu cầu: Kẻ đoạn thẳng AB và có độ dài 6cm. Vẽ điểm M ở giữa 2 điểm A và B, sao cho AM = 3cm - Học sinh nêu: MB = 3cm AM = MB - Yêu cầu học sinh xác định độ dài đoạn thẳng MB rồi so sánh độ dài AM và độ dài MB - Học sinh nêu: MB = 3cm AM = MB - Giáo viên gợi ý giúp học sinh nhận xét AM = MB (điểm M cách đều 2 điểm A và B) - Giáo viên: Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng - M là điểm giữa 2 điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng và cùng bằng 3cm. M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. - Trên cơ sở các thao tác đã làm ở trên, giáo viên hình thành ở học sinh khái niệm trung điểm của đoạn thẳng AB. - Học sinh lắng nghe + M là điểm giữa 2 điểm A và B + AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB) - GV nêu thêm vài ví dụ khác để củng cố khái niệm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van yeu to hinh hoc 3.doc
Tài liệu liên quan