Đề tài Vấn đề môi trường của làng nghề xã Dương Nội

Xút được sử dụng để làm bóng vải nên vải được ngâm trong dung dịch xút trước khi in nhuộm. Dung dịch xút sau khi được dùng ngâm vải một thời gian thì được thải ra và thay thế bằng dung dịch mới. Nồng độ của dung dịch xút khi thải ra khoảng 180mg/l. Do đó, nếu xút được thu hồi lại thì vừa tiết kiệm được xút, vừa làm giảm nồng độ xút trong nước thải. Nếu thu hồi xút bằng phương pháp đã trình bày ở trên thì chi phí là 430 đồng/1 (l) mà mỗi tổ hợp sử dụng khoảng 250 (l) dung dịch xút 1 ngày, chi phí thu hồi xút là:

430 x 250 = 107.500 đồng.

Còn chi phí cho việc thay thế dung dịch xút mới là:

540 x 250 = 135.000đ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường của làng nghề xã Dương Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do đó gồm 3 yếu tố, 3 cách tiếp cận: kinh tế - xã hội và môi trường. Đây cũng là quan điểm tiếp cận để đánh giá hiệu quả của hoạt động in, nhuộm hoa trên vải ở làng nghề xã Dương Nội trong đề taì này. IV-/ Cơ sở lý luận của ĐGTĐMT. 4.1. Khái niệm về ĐGTĐMT: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐGTĐMT song về cơ bản các định nghĩa đều thống nhất với nhau về nội dung, chỉ có cách diễn đạt là khác nhau, nó phụ thuộc vào việc các tác giả nhấn mạnh tới khía cạnh nào trong ĐGTĐMT. Theo luật bảo vệ môi trường của Việt nam thì: “ĐGTĐMT là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. 4.2. Mục tiêu của ĐGTĐMT: Đánh giá có mục đích cụ thể là góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hoạt động phát triển. Trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐGTĐMT, việc quyết định hoạt động phát triển thường dựa chủ yếu vào phân tích tính hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật. Nhân tố tài nguyên và môi trường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức do không có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục ĐGTĐMT, cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo ĐGTĐMT trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật - môi trường sẽ giúp cơ quan xét duyệt dự án hoạt động và cho phép thực hiện hoạt động có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định toàn diện hơn, đúng đắn hơn. ĐGTĐMT không chỉ được thực hiện cho các dự án ( hay các cơ sở chưa đi vào hoạt động) mà nó còn được thực hiện với cả các cơ sở đang hoạt động để biết được các hoạt động sản xuất kinh doanh đang và sẽ tác động tới môi trường như thế nào. Đối với các làng nghề truyền thống cũng vậy, mặc dù hoạt động sản xuất của làng nghề đã có từ rất lâu nhưng chúng ta vẫn cần phải thực hiện ĐGTĐMT. Có như vậy ta mới có cơ sở để đưa ra những chính sách đúng đắn cho việc phát triển các làng nghề . Trong đề tài này tôi sẽ thực hiện ĐGTĐMT của làng nghề in, nhuộm hoa trên vải xã Dương Nội , huyện Hoài Đức, Hà Tây. Từ đó bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của hoạt động in, nhuộm ở làng nghề này. 4.3. Nội dung cần đạt được của công tác ĐGTĐMT Nội dung của một công tác ĐGTĐMT cụ thể tuỳ thuộc vào: nội dung và tính chất của hoạt động phát triển, tính chất và thành phần của môi trường chịu tác động của hoạt động phát triển, yêu cầu và khả năng thực hiện việc đánh giá. Không thể có một khuôn mẫu cố định về ĐGTĐMT chung cho mọi nước trên thế giới, cũng chung cho mọi hoạt động phát triển tại một nước. Nói một cách khái quát thì nội dung của ĐGTĐMT cụ thể là nội dung của báo cáo ĐGTĐMT văn bản chính thức mô tả quá trình ĐGTĐMT và trình bày kết quả ĐGTĐMT - thường gồm có: - Mô tả địa bàn nơi sẽ tiến hành hoạt động phát triển, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của hoạt động phát triển. - Xác định điều kiện biên, hoặc nói cách khác là phạm vi đánh giá. - Mô tả hiện trạng môi trường tại địa bàn đánh giá. - Dự báo những thay đổi về môi trường có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện hoạt động phát triển. - Dự báo những tác động có thể xảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các khả năng hoàn nguyên hiện trạng hoặc tình trạng không thể hoàn nguyên. - Các biện pháp phòng, tránh, điều chỉnh. - Phân tích lợi ích và chi phí mở rộng. - So sánh các phương án hoạt động khác nhau. - Kết luận và kiến nghị. * Căn cứ vào nội dung nêu trên, quá trình thực hiện ĐGTĐMT thường gồm những bước sau: - Tiến hành các công tác chuẩn bị cho đánh giá như tổ chức, kinh phí, phương tiện làm việc, tư liệu, số liệu. - Quyết định về phạm vi đánh giá với sự nhất trí của các bên có liên quan và theo quyết định chính thức của cơ quan có trách nhiệm. - Nắm tình hình khái quát về hoạt động phát triển và hiện trạng môi trường. - Xác định, phân tích và dự báo các tác động. - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng tránh điều chỉnh. - So sánh và đánh giá các phương án hoạt động khác nhau. - Biên soạn tài liệu tổng kết việc đánh giá. - Thu thập ý kiến quần chúng. - Chuyển kết quả cho cơ quan có thẩm quyền quyết định về hoạt động phát triển. 4.4. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường. Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện ĐGTĐMT như: - Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường. - Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. - Phương pháp ma trận môi trường. - Phương pháp chập bản đồ môi trường. - Phương pháp sơ đồ mạng lưới. - Phương pháp mô hình. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rộng. Mỗi phương pháp để có ưu nhược điểm riêng và tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta lựa chọn phương pháp này để ĐGTĐMT. Trong chuyên đề này để thực hiện ĐGTĐMT của làng nghề xã Dương Nội tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.4.1. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên tắc là liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá. Danh mục đó sẽ được gửi tới các chuyên gia đánh giá để từng người cho ý kiến đánh giá riêng của mình, sau đó tổ chức đánh giá sẽ tổng hợp các ý kiến đánh giá lại thành kết luận chung. Tổng tác động của hoạt động phát triển đến môi trường được tính theo công thức sau: Trong đó: Vi1 : là trị số chất lượng môi trường lúc đề án hoạt động được thực hiện. Vi2 : là trị số chất lượng môi trường lúc đề án không được thực hiện. Wi : là tầm quan trọng của nhân tố môi trường tính theo điểm quy ước. Công thức trên có thể được dùng để tính và so sánh TĐMT của những phương án khác nhau cho 1 hoạt động phát triển. ở phương pháp này ta đã xem những nhân tố môi trường được liệt kê ra là những thuộc tính của môi trường, những thay đổi của các thuộc tính ấy cho ta những số chỉ thị về những diễn biến của môi trường. 4.4.2. Phương pháp ma trận môi trường. Phương pháp này phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào 1 ma trận. Hoạt động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê trên trục tung hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét các quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Có các loại phương pháp ma trận: * Phương pháp ma trận đơn giản: trong ma trận này, hành động nào có tác động đến nhân tố môi trường nào thì ta đánh dấu x biểu thị có tác động, nếu không thì thôi. Phương pháp này đơn giản nhưng nó không cho ta biết mức độ tác động của hành động đến môi trường. Vì thế nó ít được sử dụng. * Phương pháp ma trận có định lượng: để khắc phục nhược điểm của phương pháp trên thì ở phương pháp này, trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của tác động. Theo quy ước thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. Không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất được 10. Tầm quan trọng của tác động đối với nhân tố môi trường cũng được ghi theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, tầm quan trọng ít được điểm 1. Việc cho điểm đều dựa vào cảm tính của người đánh giá. Phương pháp này sẽ được áp dụng để đánh giá tác động của hoạt động in - nhuộm ở xã Dương Nội đến môi trường (được trình bày ở chương sau). 4.4.3. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí. Phương pháp này được coi là công cụ có hiệu lực cho việc ra quyết định thực hiện các dự án đầu tư, các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó được vận dụng trong phân tích hiệu quả các dự án sử dụng nguồn lực công cộng khi mà giá cả của nó thường không được phản ánh đầy đủ trên thị trường. Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều thông tin và phải định dạng được lợi ích và chi phí thích hợp khi thực hiện dự án và nó được thực hiện trên quan điểm xã hội. Để thực hiện phương pháp này, trước hết ta xét các vấn đề sau: * Hạch toán hiệu quả trên quan điểm mới phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Bất cứ một dự án hay một hoạt động sản xuất kinh doanh nào người ta đều quan tâm tới hiệu quả công việc. Vì thế cần phải hạch toán kinh tế cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước kia việc hạch toán này được thực hiện trên phương diện cá nhân tức là tính toán các lợi ích và chi phí mà chủ dự án, người thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh phải bỏ ra và thu được về khi dự án hay các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành. Bằng cách hạch toán này, người ta đã bỏ qua chi phí mà xã hội phải bỏ ra (đối với các hoạt động gây ra ngoại ứng tiêu cực) hoặc lợi ích mà xã hội thu về (đối với trường hợp có ngoại ứng tích cực). Vì thế kết quả hạch toán nhiều khi không chính xác. Có thể một dự án hay một hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả trên quan điểm cá nhân nhưng thực tế khi hạch toán ta lại bỏ qua khoản chi phí rất lớn mà xã hội phải bỏ ra. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên do đó sẽ xảy ra sự mất công bằng giữa các thế hệ. Vì vậy để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như đã đề cập ở trên thị việc hạch toán kinh tế không chỉ đơn thuần lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá mà phải lấy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường tức là ta phải dựa trên quan điểm xã hội để xem xét vấn đề chứ không dựa trên quan điểm cá nhân như trước kia nữa. Kinh tế học môi trường được xem như một phụ ngành trung gian giữa kinh tế học và môi trường. Nói cách khác trong kinh tế môi trường công cụ kinh tế được sử dụng để nghiên cứu, bảo vệ môi trường và điều đó cũng có nghĩa là trong tính toán kinh tế phải kể đến các vấn đề môi trường. Với sự phát triển của kinh tế học môi trường, giờ đây các nhà kinh tế đã bước đầu tìm được cách gắn kết những vấn đề về môi trường bằng tiền, quy các thiệt hại và lợi ích về mặt xã hội ra tiền, đồng thời bảo đảm giá của tài nguyên phản ánh đúng giá trị thực của nó. Ngoài ra còn cần phải quan tâm tới vấn đề công bằng xã hội giữa các thế hệ cũng như trong cùng một thế hệ. Trong những năm gần đây, người ta đã đặt vấn đề nghiêm túc hơn đối với việc bảo tồn những tài sản thiên nhiên và tài nguyên cho thế hệ mai sau. * Quan điểm phân tích tình hình hiệu quả xã hội thông qua việc sử dụng CBA. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA: Const Benifit Analysis) là một kỹ thuật để xác định hiệu quả của các dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho các nhà hoạch định đưa ra những quyết định hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. CBA được áp dụng vào việc đánh giá các hệ thống tự nhiên, đánh giá chất lượng môi trường và đánh giá hiệu quả mang tính xã hội. Mọi người thường lập các quyết định dựa trên cơ sở của sự cân bằng về lợi ích đạt được và thiệt hại phải chịu tức là giữa lợi ích và chi phí phải bỏ ra để có lợi ích đó. Chính xác hơn thì cứ cái gì được gọi là lợi ích nếu nó mang lại nhiều phúc lợi hơn cho xã hội còn cái gì làm giảm phúc lợi của xã hội thì được gọi là chi phí. Điều này có nghĩa là việc thực hiện CBA dựa trên quan điểm xã hội. Chức năng cơ bản của CBA là tạo ra một sự phân phối lợi ích tốt hơn cho mọi người. Sự việc A sẽ được chấp nhận khi: (BA - CA) > 0 Với: B : là lợi ích C : là chi phí Chi phí và lợi ích ở đây không được đo bằng tiền mà bằng phúc lợi xã hội và được tính chung cho toàn xã hội chứ không cho riêng một cá nhân nào. Việc tính toán này là tương đối khó khăn song không phải là không thực hiện được. Chúng ta sẽ làm được bằng cách xem xét mọi người cảm thấy như thế nào, nhìn nhận vấn đề ra sao, cư xử thế nào, nói gì, bình luận gì. Vấn đề này được làm rõ ở phần trình bày về công cụ WTP (Willing ness to Pays). Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng công cụ phân tích CBA để đánh giá hiệu quả hoạt động in - nhuộm ở làng nghề xã Dương Nội trên phương diện xã hội. Ngoài những lợi ích - chi phí mà cá nhân (chủ cơ sở in - nhuộm) phải bỏ ra và thu được khi thực hiện nhuộm - in hoa trên vải, chúng ta còn phải tính lợi ích mà xã hội thu được như tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế,... cải thiện cơ sở hạ tầng,... và những chi phí mà xã hội phải bỏ ra như ô nhiễm nguồn nước, không khí,... ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân xung quanh. Để tính được những lợi ích và chi phí này chúng ta phải dựa vào công cụ CBA với nội dung tư tưởng và kỹ thuật tính toán như sau: * Kỹ thuật phân tích căn cứ vào sự tăng, giảm thu nhập. Sự giảm thu nhập, chi phí y tế và giảm phúc lợi xã hội do việc sản xuất gây ra đối với môi trường là căn cứ cho việc tính chi phí. Có thể ước lượng mức độ giảm thu nhập và chi phí y tế do sự thay đổi chất lượng môi trường gây nên. Song việc đánh giá ảnh hưởng tới môi trường và xã hội bằng phương pháp này khi bệnh xảy ra trong thời gian ngắn và không có di chứng lâu dài. Các bệnh mãn tính thì khó xử lý hơn. Còn sự tăng thu nhập và tăng phúc lợi xã hội là căn cứ để tính lợi ích. Việc tính toán này được thực hiện dựa trên giả thiết là thu nhập của người dân từ các nguồn khác là không đổi chỉ có sự thay đổi trong thu nhập từ hoạt động của làng nghề. Mà cụ thể ở đây, người dân tại xã Dương Nội có nguồn thu chủ yếu là từ nông nghiệp và ta giả định rằng nguồn thu này là không đổi mà thực tế thì năng suất nông nghiệp ở đây có tăng nhưng mức tăng không đáng kể. * Kỹ thuật tính chi phí cơ hội. Trong đề tài này chi phí cơ hội được tính cho những người dân, những công nhân bị giảm sút sức khoẻ, ngoài chi phí y tế ra họ còn mất đi khoản lợi ích mà nếu họ khoẻ họ có thể làm ra. Đây chính là khoản chi phí cơ hội do dức khoẻ bị mất đi. * Chi phí thay thế: Kỹ thuật này được dùng để tính chi phí do nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu nguồn nước sạch thì người dân có thể dùng nguồn nước này để sinh hoạt song vì bị ô nhiễm nên họ phải thay thế bằng nước máy. Khoản chi phí phải bỏ ra để dùng nước máy chính là một phần giá trị của nguồn nước nếu nó không bị ô nhiễm. * Sử dụng công cụ WTP, WTA để tính CBA. Trong phân tích CBA chúng ta cần phải cụ thể hoá sự ưa thích hay độ thoả dụng của cá nhân, của xã hội thành những con số. Điều này quả là khó đo và kho stính toán nhưng thực tế chúng ta làm được bằng cách xem mọi người cảm thấy thế nào, nhìn nhận vấn đề ra sao, cư xử thế nào trước vấn đề đặt ra. Chúng ta có thể hỏi những người có liên quan xem họ bằng lòng trả bao nhiêu (WTP) nếu A xảy ra (A tác động tích cực) hoặc bằng lòng chấp nhận bao nhiêu (WTA) nếu A tác động tiêu cực. Song trên thực tế thì những người được hỏi thường nói không chính xác mức WTP, WTA và thường nói thấp hơn mức WTP mà mình mong muốn còn đối với WTA thì thường nói cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên gia kinh tế môi trường thì WTP mà họ trả lời chỉ bằng 70% đến 90% WTP thực sự họ mong muốn còn WTA thì bằng khoảng 110% đến 130%. Vì vậy trong đề tài này khi sử dụng công cụ WTP và WTA chúng tôi đã có điều chỉnh lại để cho mức độ chính xác được cao hơn. II-/ Bước đầu hạch toán hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu. 2.1. Các giả thiết cho việc phân tích hiệu quả. - Tất cả các tổ hợp in nhuộm đều phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. - Giá thành các chất xử lý như phèn nhôm, vôi, axít H2SO4, than hoạt tính là không đổi qua các năm. - Quy mô của các tổ hợp là bằng nhau và trung bình thải ra 303 nước thải 1 ngày. 2.2. Hạch toán chi phí của các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Như đã phân tích ở trên thì chất thải chủ yếu của hoạt động in nhuộm là nước thải. Nước thải của quá trình sản xuất này không qua xử lý (hoặc chỉ xử lý sơ bộ) đã thải ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước và gián tiếp gây ô nhiễm đất. Nguồn nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của dân cư trong xã. Vì vậy việc xử lý nước thải của hoạt động in nhuộm trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết. Nếu nước thải được xử lý thì sẽ tránh được sự ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và sức khoẻ của người dân trong xã cũng không bị ảnh hưởng. Do đó hoạt động in nhuộm sẽ không gây thiệt hại về nguồn nước, về năng suất cây trồng, về sức khoẻ dân cư,... Ngoài ra các tổ hợp in nhuộm còn thải ra các chất thải rắn như xỉ than, vải vụn, rác thải,... và các chất thải khí như CO2, CO, SO2 ... Vậy để có thể phát triển bền vững, các tổ hợp in nhuộm phải kết hợp giữa sản xuất và các biện pháp để xử lý chất thải. 2.2.1. Hạch toán chi phí xử lý nước thải. a. Thu hồi xút. Xút được sử dụng để làm bóng vải nên vải được ngâm trong dung dịch xút trước khi in nhuộm. Dung dịch xút sau khi được dùng ngâm vải một thời gian thì được thải ra và thay thế bằng dung dịch mới. Nồng độ của dung dịch xút khi thải ra khoảng 180mg/l. Do đó, nếu xút được thu hồi lại thì vừa tiết kiệm được xút, vừa làm giảm nồng độ xút trong nước thải. Nếu thu hồi xút bằng phương pháp đã trình bày ở trên thì chi phí là 430 đồng/1 (l) mà mỗi tổ hợp sử dụng khoảng 250 (l) dung dịch xút 1 ngày, chi phí thu hồi xút là: 430 x 250 = 107.500 đồng. Còn chi phí cho việc thay thế dung dịch xút mới là: 540 x 250 = 135.000đ. Vậy việc thu hồi xút sẽ tiết kiệm cho mỗi tổ hợp 1 ngày là: 27.500 đồng. Số tiền tiết kiệm được do thu hồi xút của tất cả các tổ hợp 1 năm là: 196,35 triệu. ị Tổng số tiền tiết kiệm do thu hồi xút của tất cả các tổ hợp trong suốt 20 năm quy về giá trị hiện tại là: 1956,9245 triệu. b. Chi phí xử lý nước thải. áp dụng công nghệ xử lý nước thải như đã trình bày ở trên thì mỗi tổ hợp sẽ xây dựng 1 hệ thống xử lý gồm 1 bể điều hoà, 1 bể phản ứng, 2 bể lắng, 1 bể ép cặn. Dung tích của các bể này khoảng 35 đến 40m3 vì trung bình mỗi tổ hợp thải ra khoảng 30m3 nước thải/ngày. Chi phí để xây dựng toàn bộ hệ thống này khoảng 55 triệu. Hệ thống được sử dụng trong vòng 20 năm với chi phí bảo dưỡng khoảng 2 triệu/năm. - Lượng phèn nhôm sử dụng là 600mg/m3 với giá 3.000đ/kg. đ Chi phí cho phèn nhôm 1 năm của 1 tổ hợp là: 600 x 10-3 x 3.000 x 30 x 340 = 18.360.000đ = 18,36 triệu. - Lượng vốn sử dụng là: 300 - 400 mg/m3 với giá 400đ/kg. đ Chi phí cho vôi của 1 tổ hợp trong 1 năm là: 1,632 triệu. - Lượng H2SO4 sử dụng là khoảng 6,7ml/m3 với giá 2.000đ/(l) đ Chi phí cho H2SO4 của 1 tổ hợp 1 năm là 0,13668 triệu. - Than hoạt tính được sử dụng khoảng 1 năm thay thế 1 lần với chi phí là 200.000đ hay 0,2 triệu/năm. - Cần 1 người để tiến hành xử lý với tiền công là 25.000đ/người/ngày. đ Chi phí tiền công lao động 1 năm là: 8,5 triệu. ị Chi phí lưu động cho việc xử lý nước thải 1 tổ hợp 1 năm là: 28,83 triệu. Vì quy mô của các tổ hợp tăng 5%/năm nên khối lượng nước thải cũng tăng 5%/năm, do đó chi phí lưu động cũng tăng 5%/năm. Vậy tổng chi phí xử lý nước thải của tất cả các tổ hợp quy về thời điểm hiện tại là: 8967,777 triệu 2.2.2. Hạch toán chi phí xử lý chất thải rắn. Chất thải rắn của các tổ hợp chủ yếu là xỉ than, vải vụn, rác thải,... Xử lý chất thải này bằng cách thu gom tập trung tại 1 điểm quy định để công ty môi trường đô thị Hà Tây đưa đến bãi đổ rác. Việc thu gom chất thải rắn của mỗi tổ hợp cần 1 công nhân với tiền công là 25.000đ/người/ngày. Mỗi tổ hợp phải trả cho công ty môi trường đô thị Hà Tây là 10.000đ/ngày (theo ý kiến của phó giám đốc công ty môi trường đô thị Hà Tây). Vậy chi phí thu gom chất thải rắn của tất cả các tổ hợp trong suốt 20 năm là: 2490,5982 triệu. 2.2.3. Chi phí xử lý ô nhiễm không khí. Như đã trình bày ở trên, xử lý ô nhiễm không khí bằng việc trồng nhiều cây xanh quanh tổ hợp. Việc trồng cây có thể huy động công nhân tham gia nên không cần phải trả công. Do vậy chi phí này coi như không có. Như vậy, khi áp dụng các biện pháp xử lý chất thải mặc dù phát sinh các khoản chi phí như đã nêu ở trên nhưng lại không phải tính đến các C3 (thiệt hại do ô nhiễm nước), C4 (thiệt hại ô nhiễm đất), C5 (thiệt hại ô nhiễm không khí), C6 (thiệt hại về sinh vật), C7 (thiệt hại sức khoẻ dân cư xung quanh). Tổng kết lại ta có bảng sau: Bảng 23: Hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của hoạt động in nhuộm tại làng nghề xã Dương Nội khi thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm STT Các chỉ tiêu Tên các khoản Số tiền (triệu đồng) 1 Lợi ích 1. Doanh thu bán hàng 3383304,1 2. Lợi ích do tạo việc làm cho dân cư xung quanh 627,41736 3. Lợi ích do thúc đẩy phát triển nghiệp dịch vụ 612,93 4. Lợi ích do tiết kiệm xút 1956,9245 Tổng 3386501,3 2 Chi phí 1. Chi phí sản xuất và chi phí cơ hội 3323906,9 2. Chi phí thiệt hại sức khoẻ công nhân 18437,112 3. Chi phí xử lý nước thải 8967,777 4. Chi phí xử lý chất thải rắn 2490,5982 Tổng 3353803,2 3 Hiệu quả 32698,1 * Nhận xét: Như vậy hiệu quả xã hội của hoạt động in, nhuộm tại làng nghề xã Dương Nội khi thực hiện các biện pháp giảm thiểu là 32698,1 triệu, trong khi hiệu quả cá nhân là 43563,2 triệu và hiệu quả xã hội khi không thực hiện giảm thiểu là 5203,8 triệu. Điều này chứng tỏ các biện pháp xử lý ô nhiễm nêu trên mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội (khoảng 27494,3 triệu). Và đối với chủ cơ sở in nhuộm, họ cũng được lợi mặc dù lợi nhuận cá nhân giảm nhưng mức giảm ít hơn nhiều so với việc đền bù thiệt hại về xã hội và môi trường. Do vậy họ dễ dàng chấp nhận phương án xử lý chất thải hơn là việc đền bù thiệt hại. Song cần phải có giải pháp để buộc các tổ hợp in nhuộm phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. III-/ Kết luận và khuyến nghị. Trên đây tôi đã trình bầy về hiện trạng môi trường tại làng nghề xã Dương Nội và bước đầu đánh giá hiệu quả cá nhân, hiệu quả xã hội của hoạt động in nhuộm ở làng nghề này. Từ kết quả phân tích, đánh giá trên tôi có thể đi đến kết luận như sau: - Môi trường xã Dương Nội nói chung và môi trường nước của xã nói riêng đang bị ô nhiễm do chất thải của các tổ hợp in nhuộm thải ra. - Nếu các tổ hợp đều thực hiện xử lý chất thải trước khi thải như đã nêu ở trên thị hoạt động in nhuộm tại làng nghề xã Dương Nội là có hiệu quả xã hội. Do đó nghề này chỉ nên duy trì và phát triển khi thực hiện các biện pháp xử lý chất thải. Vì vậy, với kiến thức về lý luận và thực tiễn của mình tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị với các cơ quan, các cấp, các ngành có thẩm quyền để hướng hoạt động sản xuất ở các làng nghề truyền thống nói chung và của làng nghề in nhuộm xã Dương Nội nói riêng theo mục tiêu phát triển bền vững. 3.1. Cơ sở của việc đề xuất các khuyến nghị. 3.1.1. Cơ sở pháp lý: Tôi căn cứ vào các văn bản pháp luật sau để đưa ra các khuyến nghị: - Luật bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 10/1/1994). - Nghị định 175CP ngày 18-11-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. - Chỉ thị 200-TTg ngày 29-4-1994 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Chỉ thị số 487-TTg ngày 30-7-1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước. - Nghị định 26CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. - Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP). 3.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các khuyến nghị. - Việc gây ô nhiễm môi trường của hoạt động in nhuộm tại làng nghề xã Dương Nội hiện nay vẫn tiếp diễn và các chủ cơ sở hầu như không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. - Chi phí về môi trường của hoạt động in nhuộm chưa được tính đến khi đánh giá hiệu quả của nó. - Việc quản lý môi trường tại làng nghề xã Dương Nội chưa được thực hiện chặt chẽ và liên tục. - ý thức của người dân xã Dương Nội bảo vệ môi trường còn thấp. - Việc thi hành luật và các quy định về bảo vệ môi trường tại Dương Nội còn kém. Dựa vào cơ sở pháp lý và thực tiễn cùng với kết quả đã phân tích ở trên tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị như sau: 3.2. Các khuyến nghị: * Khuyến nghị với sở KHCN & MT Hà Tây: - Nên thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường xã Dương Nội để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề bất trắc xảy ra. - Sở KHCN & MT Hà Tây cùng với UBND tỉnh nên đưa ra các quy định cụ thể buộc các tổ hợp in nhuộm phải bằng cách nào đó để chất thải (chủ yếu là nước thải) khi thải ra môi trường phải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép (có thể bằng cách thay đổi công nghệ in nhuộm hoặc xử lý chất thải trước khi thải). - Nên có biện pháp quản lý để việc khai thác nước ngầm của các tổ hợp có hiệu quả tránh lãng phí nước. - Thường xuyên giúp đỡ cho nhân dân về cách thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, cần có biện pháp xử lý kịp thời khi có khiếu nại về môi trường của nhân dân. * Đối với UBND các cấp. - UBND xã Dương Nội là cơ quan Nhà nước quản lý trực tiếp nhân dân nên thường xuyên đôn đốc giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường của toàn dân trong xã và đặc biệt là của các tổ hợp in nhuộm. - UBND tỉnh phối hợp với Sở giáo dục nghiên cứu để sớm đưa vấn đề môi trường vào giảng dạy ở các trường phổ thông và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn dân. - Thường xuyên mở các hội thi tìm hiểu về môi trường, phát động các phong trào như trồng cây, quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm,... Đây chính là một trong những hình thức để giáo dục ý thức môi trường cho nhân dân. - Nên sớm thành lập cơ quan quản lý môi trường ở địa phương (mở phòng QLMT ở các quận, huyện) để việc quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14.doc
Tài liệu liên quan