MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
NHÀ Ở ĐÔ THỊ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ
I. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
1. Qúa trình đô thị hóa
2. Sự gia tăng dân số đô thị
II. NHÀ Ở ĐÔ THỊ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP
1. Nhu cầu nhà ở và những nhân tố ảnh hưởng
2. Giải quyết vấn đề nhà ở đô thị
3. Giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ VÀ NHÀ Ở CHO NGƯƠÌ CÓ THU NHẬP THẤP
II. TÌNH HÌNH NHÀ Ở ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM
1. Qúa trình đô thị hóa và đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta
2. Tình hình và tình trạng về nhà ở của những người có thu nhập thấp tại các đô thị ở Việt Nam
3. Các biện pháp giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA
1. Những kết quả đạt được
2. Những mặt còn hạn chế cần khắc phục
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
1. Quan điểm kinh tế
2. Quan điểm xã hội.
3. Quan điểm chính trị
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhà nước cần có các biện pháp khác nhau để hỗ trợ cho người có thu nhập thấp tạo điều kiện cho họ cải tạo, xây dựng nhà ở của mình
2. Huy động sự tham gia của các chủ sở hữu, chủ doanh nghiệp, các công đoàn, các ngành tham giavào các dự án phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp bằng các biện pháp thích hợp
3. Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà ở, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở theo nguyên tắc huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia
4. Tổ chức không gian ở phảI gắn liền với việc tạo vốn làm cho người có thu nhập thấp ở đô thị
5. Coi trọng công tác giải phóng mặt bằng và phát triển cơ sở hạ tầng để đình hướng phát triển nhà ở nhằm đẩy nhanh quá trình và cung ứng nhà ở
6. Đa dạng và linh hoạt các nguồn vốn, phương thức cung cấp vốn cho phát triển nhà ở đáp ứng yêu cầu nhà ở ngày càng cao của thị trường
7. Tiếp tục nghiên cứu cải cách, bổ sung, hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng và quản lý nhà ở
8. Kết hợp giữa xây mới, tu bổ và sửa chữa lại
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các nguồn lực đầu tư và trên cơ sở đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên.
e. Những chính sách của chính phủ.
Những chính sách của chính phủ cũng như những chính sách của chính quyền địa phương là nhân tố tác động hết sức nhạy cảm đến nhu cầu nhà ở. Trước hết là thái độ của chính phủ về vấn đề sở hữu nhà ở cũng như những chính sách về khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở cũng như những chính sách hỗ trợ những người có mức thu nhập thấp xây dựng phát triển nhà ở là những nhân tố quan trọng tác động đến sự gia tăng về nhu cầu nhà ở. Tiếp theo là phản ứng của chính quyền địa phương về kết cấu không gian về thẩm mỹ đô thị cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở.
f. Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị.
Đô thị hoá là quá trình phát triển tất yếu của quốc gia trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cuả nền kinh tế. Quá trình đô thị hoá dẫn đến sự tăng lên về quy mô dân số và sự mở rộng không gian đô thị ra những vùng lân cận. Chính vì vậy quá trình đô thị hóa dẫn đến kết quả tất yếu là nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên trong các tầng lớp dân cư.
2. Giải quyết vấn đề nhà ở đô thị
Vấn đề nhà ở đô thị là một vấn đề lớn đòi hỏi một lúc không thể giải quyết được ngay. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ, sự kết hợp của nhiều ngành trong quản lý đô thị. Đa số các quốc gia đều phải đối đầu với vấn đề này và thường gặp vướng mắc khi giải quyết vấn đề này. Bởi vì mối liên hệ có tính mật thiết của nhà ở với các quan hệ phức tạp khác nảy sinh trong lĩnh vực nhà ở vì vậy yêu cầu đặt ra khi giải quyết vấn đề này là chính phủ cần phải có các quyết định thận trọng. Chính phủ chiếm giữ trong lĩnh vực này là khía cạnh chủ đạo của chính sách nhà ở quốc gia. Chính phủ có thể đóng một vai trò tích cực- can thiệp trực tiếp hoặc là vai trò tiêu cực- chạy theo các lực lượng thị trường tư nhân và nhu cầu khách hàng cá nhân để xác lập mức độ sản xuất và giá cả. Có vô số các chính sách mà chính phủ có thể áp duụng, chúng phản ánh cách thức mà chính phủ có nên can thiệp hoặc không nên can thiệp vào lĩnh vực nhà ở này. Nhưng nhìn chung ở trong lính vực nhà ở này sự can thiệp của chính phủ mà những phương pháp đó đã được thể hiện rất khác nhau:
Chính phủ chỉ đạo việc lập quy hoạch kế hoạch phát triển nhà ở
Chính phủ giải quýêt sự khan hiếm nhà ở.
Chính phủ trợ giúp nhà ở cho những người có thu nhập thấp
Chính phủ cải thiện điều kiện nhà ở nói chung
Chính phủ giảm bớt gánh nặng chi phí về nhà ở.
Ổn định sản xuất.
3. Giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp
Giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp đang là một vấn đề lớn vô cùng bức xúc đặt ra đối với mọi xã hội. Vấn đề này nó đòi hỏi không phải một sớm một chiều là giải quyết được ngay, mà nó cần phải có thời gian, cách thức và phương thức để giải quyết. Nhà ở nó không những liên quan đến vấn đề tài chính, kinh tế của mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia mà nó là sự biểu hiện nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội. Về kinh tế, đó là cách thức lựa chọn các phương thức khác nhau về đầu tư, huy động vốn đầu tư, cách thức cung ứng nhà ở sao cho có hiệu quả. Đặc biệt là cách thức giải quyết nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Những người có thu nhập thấp thường là những người không có hoặc rất ít khả năng chi trả cho một ngôi nhà. Nhà ở là một khoản chi rất lớn của một gia đình và chính phủ cũng phải chi một khoản chi rất lớn về giá trị đó cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thì trách nhiệm tài chính đó trở thành khổng lồ. Mặc dù có sự miễn cưỡng của chính phủ mở rộng sự dính líu trực tiếp trong lính vực này. Tuy vậy sự đóng góp của chính phủ trong lĩnh vực này vẫn tăng lên sự đóng góp đó bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Cho các cá nhân và sản xuất vay tiền để xây dựng nhà ở; bao cấp một phần hoặc toàn bộ cho người có thu nhập thấp, các loại bảo đảm về sản xuất cho chủ đất, người mua; các chính sách ưu đãi về thuế tín dụng, tiền thuê nhà hoặc chế độ đền bù, trợ cấp di trú và kiến tạo cộng đồng mới trong quá trình giải toả mặt bằng.
KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT NHÀ Ở ĐÔ THỊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC:
Đa số các quốc gia lúc này hoặc lúc khác đều gặp phải vấn đề nhà ở. Thông thường nó thể hiện sự thiếu hụt số các căn hộ gia đình. ĐTH đã tạo ra sự căng thẳng nặng nề cho toàn bộ xã hội công nghiệp muốn cung cấp đủ nhà ở. Tính chất dai dẳng của nhà ở phạm vi vấn đề nhà ở bị trầm trọng thêm bởi chiến tranh và các thiên tai.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Âu gặp phải sự khan hiếm nhà ở trầm trọng. Khoảng 22% quỹ nhà ở các nước trước chiến tranh bị tàn phá hoặc không thể ở được. Nhưng mức độ tàn phá này không giống nhau ở các nước. Thuỵ Sỹ, nước không tham chiến chỉ có 4,5% nhà ở bị phá huỷ. Hy Lạp, nước tham gia nhiều trong chién tranh bị phá huỷ tới 50% nhà ở. Ở Liên Xô, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản…..Quỹ nhà ở bị tàn phá nặng nề.
Sau chiến tranh, ưu tiên cao nhất của các nước này là khôi phục lại nền kinh tế trong đó có hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là lĩnh vực nhà ở hết sức được chú trọng. Tình hình khan hiếm nhà ở diễn ra ở Châu Âu và tất cả các nước diễn ra ngày càng trầm trọng cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số và tốc độ ĐTH của các nước. Sau những năm 1950 các nước này đã hết sức nỗ lực trong việc xây dựng lại nhà ở. ở Châu Âu, Nhật Bản, chính phủ đã can thiệp để bảo đảm mức độ cao trong xây dựng nhà ở nhằm khắc phục sự khan hiếm nhà ở. Chính phủ đã sử dụng các phương pháp khác nhau như trực tiếp xây dựng lại các khu vực bị chiến tranh tàn phá ở Pháp hay dựa vào các khu vực tư nhân ở Đức- tất cả các nước đã thành công trong việc thu hẹp quy mô trong sự khan hiếm về nhà ở. ở Nhật Bản, nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1968, số nhà ở đã tương ứng với số hộ gia đình. Như vậy, về mặt số lượng thì nhà ở Nhật bản đã chấm dứt được nạn khan hiếm nhà ở.
Từ năm 1970 không chỉ có nạn khan hiếm nhà ở mà ở tại nhiều nước Châu Âu, một số lớn nhà ở lại bỏ trống không đã trở thành một vấn đề. Có thể thấy hiện tượng này diễn ra cả ở Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan mạch và ở Đức, nơi có số lớn các khu nhà chung cư cho thuê bị bỏ trống. Do khan hiếm nhà ở, người ta đã xây dựng quá nhiều nhà ở để khắc phục nó. Yếu tố khác nhau là do nhiều người có thói quen thích sống những ngôi nhà tốt hơn những ngôi nhà được xây dựng để khắc phục được nạn khan hiếm nhà ở khi mà thu nhập của hộ tăng lên. Lúc này người dân lại muốn có một ngôi nhà, một nơi ở tiện nghi hơn so với căn hộ được xây dựng để giải quyết nạn khan hiếm nhà ở. Như vậy nhu cầu về chất lượng nhà ở trong những năm này lại gia tăng và lại kéo theo tình trạng thiếu hụt về nhà ở ở các nước này.
Ở Mỹ cũng có tình trạng thiếu hụt nhà ở sau chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù không có chiến tranh thế giới trên đất Mỹ. Do sự suy thoái kinh tế thực sự nên không có việc xây dựng nhà ở, ở Mỹ trong những năm 1930. Nếu như ở những năm 1920 với độ xây nhà ở Mỹ là 1 triệu đơn vị một năm, thì trong những năm 1930 tốc độ này chỉ còn có một nửa. Trong những năm chiến tranh rất ít nhà ở được xây dựng. Vì vậy sau năm 1945 đã xảy ra sự khan hiếm nhà ở.
Trong thời kỳ sau chiến tranh các số lượng nhà ở rất lớn được xây dựng ở Mỹ nhằm khắc phục sự khan hiếm nhà ở. Thêm vào đó, đã có sự nâng cấp quỹ nhà ở qua việc cải tạo sữa chữa những ngôi nhà hiện có. Nên vào năm 1960 không còn hiện tượng khan hiếm nhà ở về số lượng.
Mặc dù về số lượng nhà ở đã được cung ứng đầy đủ ở các nước này nhưng vấn đề về chất lượng nhà ở đã nảy sinh nhu cầu mới về nhà ở buộc các nước phải bắt tay vào giải quyết. Bên cạnh đó nhu cầu về nhà ở của từng lớp có thu nhập thấp cũng ngày một tăng lên. Sự trợ giúp của chính phủ các nước phần nào làm giảm bớt gánh nặng khan hiếm nhà ở. Ở Châu Âu thì nhà ở được coi là quỳên cơ bản của con người, nó phải được phân phối cho tất cả . Chức năng của chính phủ không chỉ phải là cung cấp nhà ở cho người có mức thu nhập thấp và những người nghèo khó mà cần phải trợ giúp cho đa số mọi người. Vì vậy, số người nhận được một số dạng trợ giúp nhà ở ở Châu Âu là cao hơn đáng kể so với ở nước Mỹ. Ở nước Mỹ , nhà ở xã hội được coi là nhà ở cho những người rất nghèo, chứ không phải cho tầng lớp trung lưu. Người Mỹ sẽ coi nhiều người trong số những người được cấp nhà ở ở Châu Âu là quá khứ giả và không đáng được nhận được sự trợ giúp của chính phủ. Trong một số nước vấn đề phân biệt chủng tộc như ở Mỹ và Anh, đều có những đạo luật chống lạI sự phân biệt chủng tộc trong những lĩnh vực nhà ở. Những luật lệ này tạo ra những mục đích nhằm cung ứng sâu rộng về nhà ở cho mọi người không phân biệt chủng tộc tôn giáo hoặc nguồn gốc dân tộc. Ngoài yếu tố chủng tộc ở một số quốc gia Châu Âu thường có một số lớn công dân quốc tịch khác nhau đã tạo ra những vấn đề tương ứng đã tạo ra sự phân biệt giữa người bản địa và người nước ngoài và điều kiện sống cũng như nhà ở của họ đã có sự khác biệt.
Trong một số nước để tránh phân biệt về giai cấp và việc làm thu nhập thường chính sách nhà ở của chính phủ được biểu hiện ngầm trong khu vực công cộng. Chẳng hạn Ở Phần Lan người ta kỳ vọng nhà ở cần phải cho cả ngưòi có thu nhập thấp và người nghèo không có sự phân biệt xã hội đi kèm. Ở Thuỵ Điển quan tâm đến sự bình đẳng nhiều các loại hình nhà ở. Đây là nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi chính phủ phải đảm bảo bằng nhiều các loại hình nhà ở khác nhau về mặt quy mô và hình thức sở hữu được cung cấp tại một hoặc khu vực. Các biện pháp như thế cần kết hợp với các biện pháp nhằm khắc phục sự khác biệt về khả năng của các hộ gia đình muốn trả tiền nhà ở trọ.
Trong các nước XHCN, kế hoạch hoá tập trung, chi tiêu cho nhà ở, đặc biệt tiền thuê nhà là rất thấp và được xem là quyền lợi. Giá thuê nhà ở từ 4-6% thu nhập của gia đình và khoản này được gọi là tỷ lệ thích hợp dùng cho nhà ở. Nó cực thấp so với tỷ lệ này cũng có sự khác biệt tương ứng là 15-25%. Tuy nhiên, trong các nước Tây Âu tỷ lệ này cũng có sự khác nhau. ở Thuỵ ĐIển là 10% tỷ lệ thấp thu nhập gành cho chi tiêu nhà ở một mặt nó đã khuyến khích giảI quyết được nạn khan hiếm nhà ở ở các nước này mặt khác nó hạn chế quỹ giành cho xây dựng phát triển nhà ở nên khi cầu nhà ở về chất lượng tăng lên các nước này thường gặp phảI vưóng mắc.
Ở một số quốc gia để giải quyết vấn đề nhà ở là họ đi vào xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu và cần hiệu quả. Nhu cầu về nhà ở thường được quy về một vài phép đo là nó phải thế nào, theo nghĩa là giá nhà, tiền thuê, hoặc mức độ sản xuất. Mặt khác, cầu hiệu quả là nhu cầu tức thời có khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường để giải quyết vấn đề nhà ở không những chỉ có chính phủ tham gia mà cần có sự phối hợp của các chính quyền địa phương, các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh nhà ở để ổn định sản xuất nhà ở. Ở Anh để giải quyết nạn khan hiếm nhà ở chính phủ đã thực hiện cùng với sự kết hợp của các địa phương. Ở Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ cũng vậy, các làng xã có quyền lực rất lớn về phát triển xây dựng nhà ở công cộng. Ở Mỹ việc cung cấp nhà ở công cộng được xem là một nỗ lực giữa các bang và chính quyền trung ương. Ở các nước Tây Âu, thậm chí cả các nước xã hội chủ nghĩa ở Tây Âu thhì chính phủ là người cung cấp tài chính và các đơn vị địa phương thực hiện các chương trình đặc biệt. Ở Liên Xô cũ chẳng hạn mặc dù các quyết định được đưa ra từ chính quyền trung ương nhưng việc thực hiện thực tế về nhà ở lại do các chính quyền địa phương thực thi và theo hướng phi tập trung hoá. Ở một số nước như Tiệp Khắc, Ba Lan, Rumani, Nam Tư chính phủ cho phép cá nhân tham gia trực tiếp vào thị trường nhà ở. Nhà ở mà họ xây dựng cho bản thân họ có chất lượng cao hơn và tiện nghi hơn nhà ở mà chính phủ cung cấp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ VÀ NHÀ Ở CHO NGƯƠÌ CÓ THU NHẬP THẤP
Nhà ở là tai sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống của con người. Nhà ở là phương tiện quan trọng để bảo vệ con người trước các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão, giá rét…. Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải đảm bảo các điều kiện như ăn, mặc,ở,và những tư liệu sinh hoạt khác. PH. Angghen đã nhấn mạnh: “ Con người trước hết phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm các hoạt động khác như hoạt động khoa học, sản xuất nghệ thuật….” Như vậy nhu cầu về nhà ở là một nhu cầu thiết yếu sau nhu cầu ăn và uống. Sự hình thành và phát triển của cộng đồng làng, xã, thôn ,xóm, sự hình thành và phát triển của các khu dân cư gắn liền với phát triển nhà ở. Nhà ở không những là tài sản có phần quan trọng đặc biệt đối với mỗi gia đình, mà còn là một trong những tiêu chuẩn thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mức sống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Thực tế cho thất, nhìn vào mỗi ngôi nhà có thể nhận biết được phong tục, tập quán, đời sống vật chất và tinh thần của những người đang sống trong ngôi nhà đó và cộng đồng đó. Bởi vì khi xây dựng nhà ở cho con người đồng thời thực hiện những nhu cầu đa dạng của mình, toạ nơi trú ngụ nơi nghỉ ngơi yên tĩnh đồng thời nó lại chi phối bởi môi trường xung quanh, phong tục tập quán, lối sống của cộng đồng. Với tầm quan trọng của nhà ở như vậy thì nhà ở là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta nhằm thực hiện mục tiêu “ dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” nhà nước rất quan tâm lo lắng, chú ý và khuyến khích mọi người dân phát huy nội lực để xây dựng nhà ở riêng cho mình, đồng thời nhà nước bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở và quyền sử dụng về đất ở cho mọi người. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định việc bảo đảm quyền có nhà của công nhân, bảo vệ quyền sở hữu về nhà ở động viên và khuyến khích các tổ chức, cá nhân duy trì và phát triển quỹ nhà ở, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý nhà ở.
Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3.1991 đã khẳng định quyền có nhà ở của cong dân và nhận quyền sở hữu nhà ở. Pháp lệnh quy định: Công dân thực hiện quyền có nhà bằng việc tao lập hơp pháp nhà ở cho mình hoậc thuê nhà hoặc nhà ở của chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu về nhà ở cho các cá nhân và các chủ sở hữu khác. Thực hiện chính sách xoá bỏ chế độ nhà nước bao cấp, đưa tiền nhà vàolương và chuyển hoạt động cho thuê nhà sang phương thức kinh doanh, là bước đi quan trọng để huy động khả năng của công dân vào chăm lo nhà ở, khắc phục lại tình trạng ỷ lại; trông chờ vào sự phân phối nhà ở- vốn đã kéo dài nhiều tại các đô thị. Cũng từ phương châm đúng đắn này nhằm huy động mọi tiềm lực về vốn, vật tư, vật liệu xây dựng, trang thiết bị và lực lượng lao động vào phát triển nhà ở. Chính sách khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án để thực hiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách trợ giúp cho những người có thu nhập thấp để họ có đIều kiện mua sắm, sửa chữa nhà ở ngày càng được quan tâm đúng đắn. Với tình hình trên từ năm 1994 chính phủ đã chỉ đạo Bộ xây dựng tập trung vào lĩnh vực nhà đất, đặt trọng tâm vào việc soạn thoả văn bản, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Quyết định 33/TTG ngày 5/2/ 93 về chuyển quyền quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhànước sang phương thức kinh doanh. Nghị định 60/CP ngày 5/7/94 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở các đô thị. Nghị định 61/CP nagỳ 5/7/94 về mua bán và kinh doanh nhà ở; Quyết định 118/TTG ngày 27/2/96 về chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở; Nghị định 58/UBTVQH ngày 20/8/98 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập từ trước ngày 1/7/91; Nghị định 25/CP ngày 19/4/99 về phương thức trả góp nhà ở và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục sở hữu nhà được quy định tại nghị định 58/UBTVQH; Các văn bản quản lý do Bộ ban hành và quản lý nhà ở chung cư, chi phí quản lý, các khoản thu chi tài chính….
Như vậy với việc ban hành hàng loạt các chính sách về nhà ở của nhà nước, nhà nước dần dần đưa nhà ở vào tiếp cận với thị trường nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước được bán cho người đang thuê để họ có điều kiện cho họ chăm lo, cải tạo quản lý nhà ở, khu ở của mình được tốt hơn, thông qua đó tạo nguồn tài chính để tiếp tục phát triển nhà ở nhằm nâng cao quỹ nhà ở. Đồng thời nhà nước cũng khuyến khích mọi người tự bỏ vốn xây dựng nhà ở, phát triển nhà ở theo dự án. Toàn bộ nhà ở, đất ở đang được triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho nhân dân tại các đô thị làm cơ sở để giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà ở đưa công tác quản lý nhà ở, đất ở đi vào nề nếp. Quản lý và hướng dẫn người nước ngoài thuê nhà; Xác lập các cơ sở pháp lý để giải quyết tồn đọng về nhà ở cho các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, đất ở cho các đối tượng người có công với cách mạng, cán bộ công chức, lực lượng vữ trang và những người có mức thu nhập thấp.
II. TÌNH HÌNH NHÀ Ở ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM
1. Qúa trình đô thị hóa và đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta
Là một trong những nước được xếp vào hạng nghèo nhất ( tính theo thu nhập quốc dân trên đầu người) trong số các nước đang phát triển. Việt Nam không thể thoát khỏi những đặc trưng có tính quy luật của quá trình ĐTH quá tải. Hơn nữa, còn có những “đặc thù Việt Nam”. Có thể điểm qua dù rất sơ lược những đặc đIểm của qúa trình ĐTH ở Việt Nam trong vòng mấy thế kỷ gần đây.
1.1. Thời kỳ phong kiến trở về trước ( 1858 trở về trước).
Các thành thị Việt Nam thời kỳ này chủ yếu là các trung tâm hành chính và thương mạI được hình thành trên cơ sở những thành luỹ lâu dài của vua chúa phong kiến trên những khu vực có điều kiện tự nhiên kinh tế thuận lợi, giao thông , giao lưu buôn bán. Trng khuôn khổ nền kinh tế tự nhiên, tự cung , tự cấp và đóng kín với nền kinh tế tiểu nông. Các thành thị không có được vai trò và địa vị kinh tế quan trọng đối với các vùng nông thôn, các cá nhân tố cần thiết của sự phát triển công nhiệp, buôn bán và sản xuất hàng hoá nói chung rất yếu ớt. Những điều này có ảnh hưởng đến quyết định sự phát triển của các đô thị.
1.2. Thời kỳ thuộc địa ( 1858-1954).
Sau khi thiết lập được chính quyền đô hộ khá vững vàng thực dân Pháp đầu tư từng vùng khai thác các tiềm năng ở Việt Nam. Hệ thống đường giao thông quan trọng được xây dựng, các thành phố cũ được mở rộng. Các thành phố mới mọc lên. Các thương cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng được mở rộng. Dân số ở các đô thị gia tăng: Sài gòn- Chợ Lớn năm 1943 có khoảng 198 nghìn người thì đến năm 1953 có tới 1.614.200 người. Hà Nội năm 1943 có khoảng 119.700 người đến năm 1953 có khoảng 297.900 người. Tuy vậy tốc độ tăng dân số các đô thị Việt Nam còn thấp. Năm 1931 tỷ lệ dân số đô thị là 7,5% đến năm 1955 đạt 11%. Về thực chất các thành phố ở Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu giữ vai trò là các trung tâm hành chính, nơi đồn trú của chính quyền thực dân trung tâm thương mại và là trạm cuối cùng thu vét tài nguyên của Việt Nam đưa về chính quốc. Sự phát triển yếu ớt của công nghiệp trong thời gian này không thể thay đổi được tính chất thuần nông của Việt Nam. Địa vị kinh tế của các đô thị còn quá yếu để có thể thu hút lao dộng từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên đó là nhân tố mở đầu cho quá trình ĐTH.
1.3 Thời kỳ 1955- 1975.
Đây là giai đoạn đặc biệt trong quá trình ĐTH ở Việt Nam. Đất nước bị chia làm hai miền với hai chế độ xã hội, chính trị khác nhau, hai quá trình đó tác động trái ngược đến quá trình phát triển của các đô thị .
Miền Bắc 1954-1964 là thời kỳ của các ĐTH được tăng cường mạng lưới các thành phố dần dần được hình thành, phát triển và đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của các vùng nông thôn và Xã hội nói chung. Những năm 65-75 là thời kỳ chiến tranh ở cả hai miền đất nước. Cuộc chiến tranh đã làm thay đổi các quy luật của quá trình ĐTH.
Ở Miền Bắc để hạn chế tối thiểu thiệt hại do chiến tranh, các công trình công nhiệp quan trọng và một phần dân cư ở thành phố được chuyển về nông thôn tạo ra một quá trình “ giải ĐTH ” tạm thời.
Ở Miền Nam do hoạt động chiến tranh, chính sách khủng bố và đàn áp và đặc biệt là chiến dịch bình định nông thôn dẫn đến hàng triệu nông dân phải bỏ lên thành phố. Do kết quả ĐTH cưỡng bức này dân số đô thị miền nam từ 15% năm 1960 tăng lên 60% vào đầu những năm 1970. Sau chiến tranh ( 2/1975) mới có dòng người di cư ngược lại. Song hậu quả của quá trình ĐTH cưỡng bức có tác động rất lớn đến nền kinh tế của các thành phố ở phía nam.
1.4. Thời kỳ 1975 đến nay
Quá trình ĐTH dần dần lấy lại nhịp độ bình thường trong đIều kiện hoà bình, sau một số năm khôi phục những gì bị chiến tranh tàn phá. Nhiều thành phố mới ra đời,, nhiều đim dân cư trước đây, các thị trấn đã trở thành đô thị. Mạng lưới đô thị của cả nước được hình thành bô gồm 500 thành phố, thị xã, thị trấn đủ các cỡ trong đó có 2 thành phố lớn đó là Hà Nội và thành phó Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý là trong năm 1975-1981 luồng di dân ngược từ đô thị về nông thôn dân số đô thị từ 21,5% (1975) –18,6% (1981). Từ năm 1982 tỷ lệ này lại có chiều hướng gia tăng song vẫn còn khá chậm: 1982 có 19,2%; 1985 có 19,3% năm 1987 có 10,7$ nhìn chung đó là một tỷ lệ tăng khá chậm. Đặc biệt là tình hình phát triển của các đô thị ở những năm gần đây. Vấn đề là không những có sự gia tăng về lượng theo bề rộng mà chủ yếu là những biến đổi về chất trong xã hội đô thị và quá trình ĐTH.Sự thay đổi về lối sống, định hướng giá trị và hành vi ứng xử của con người. Xung động của cuộc sống mới, chính sách kinh tế mở cửa, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã có tác động trực tiếp trước hết đến mọi mặt của đời sống xã hội đô thị nó đang diễn ra những biêns đổi quan trọng trong cơ cấu xã hội, cơ cáu lao động nghề nghiệp cũng như những hành mẫu của lối sống đô thị trong điều kiện mới. Những tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của bộ mặt kiến trúc, quy hoạch, giao thông, nhịp sống đô thị cũng đang được bộc lộ. Sự phát triển độc cực của các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh đã làm cho sự chênh lệch về dân số, các đô thị này là trung tâm thu hút làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị làm cho nhu cầu về nhà ở ở các đô thị này tăng lên nhanh chóng và trở thành nnhững vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được giải quýêt đúng đắn kịp thời.
2. Tình hình và tình trạng về nhà ở của những người có thu nhập thấp tại các đô thị ở Việt Nam
Nhà ở của những người có thu nhập thấp diện tích chật hẹp, chất lượng công trình kém, chủ yếu là nhà bán kiên cố, nhà tạm, nhà ở ổ chuột. ĐIều kiẹn vệ sinh môi trường yếu kém, đường xá chật hẹp mùa mưa thường bị ngập lụt, các điều kiện sinh hoạt thiêu thốn. Một bộ phận dân cư sống kênh rạch bị ô nhiễm. Đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh số hộ sống ven kênh rạch lên tới trên 25.00 hộ.
Một số kết quả điều tra cho thấy như sau:
Kết quả đIều tra dân số và nhà ở Hà Nội năm 1999. Hộ có diên tích dưới 36m2 chiếm 34,6% trong đó có diện tích dưới 15m2 chiếm khoảng 3,4%. ở khu vực trung tâm có 33,1% gia đình sống trong đIều kiện nhà ở chật hẹp, dưới 4m2 / người. Số các gia đình chỉ có một phòng là 49,7% phần lớn các gia đình phải dùng chung nhà xí, nhà tắm, nguồn nước. Và 77,2% dùng chung nhà tắm , 83,4% gia đình dùng chung nhà xí, 82,8% gia đình dùng chung nguồn nước.
Kết quả điều tra xã hội ở hai phường Tân Mai và Bạch Đăng ở TP Hồ Chí Minh tháng 4 và 5/ 2001 diện tích sử dụng dưới 35m2 chiếm khoảng 45,5% diện tích sử dụng 35-49m2 chiếm khoảng 30,5%.
Kết quả đIều tra khảo sát tại kênh Tân Hoa- Lò Gốm năm 2000. Diện tích sử dụng dưới 35m2 chiếm khoảng59,3%.
Kết quả điều tra năm 1991 ở TP Hồ Chí Minh ( Hiệp Thành ) cho thấy số khu hộ sống trong nhà ổ chuột tăng từ 3025 ( 1977) lên 2046 (7/1991).
Mức độ thu nhập và chi tiêu: Kết quả điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999 của tổng cục thống kê thì mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người hàng tháng đều tăng trong các năm. Tỷ lệ chi tiêu đời sống và thu nhập trong đó có nhà ở ngày càng gia tăng. Người thu nhập thấp muốn cải thiện điều kiện nhà ở tuy nhiên đIều kiện tích luỹ đầu tư cho nhà ở của họ ba thu nhập còn thấp.
Bảng đIều tra thu nhập và tích luỹ cho nhà ở
Nhóm thu nhập
Thu nhập mỗi hộ
Tài sản nhà ở và tàI sản cố định
Trong đó: nhà ở
Số lượng
% Thu nhập
1
5.820,00
620,02
523,76
9,0
2
10.884,00
975,41
796,70
7,0
3
14.630,40
1.475,22
1.209,88
8,0
4
19.137,84
2.704,78
2.052,68
11,0
5
45.582,24
6.059,12
4.650,86
10,2
Kết quả điều tra tại một số đô thị như sau:
Điều tra 8 đô thị miền trung 4-5/2001. Đối với các hộ vay tiền làm nhà mới, bình quân số tiền vay là 38.133.500 đồng. bình quân khả năng trả góp hàng tháng là 516.000 đồng/ hộ. Đối với các hộ muốn sữa chữa nâng cấp nhà cũ là 29.992.000 đ/ hộ bình quân khả năng trả góp hàng tháng là 362.280 đ/hộ. Số hộ trên đều muốn vay ở các ngân hàng.
Điều tra xã hội tại kênh Tân Hoà- Lò Gốm TP Hồ Chí Minh: 31,3% số hộ có khả năng chi trả bằng mức tiền đền bù , 57,9% số hộ có khả năng chi trả cao hơn mức được đền bù, 9,6% số hộ có khả năng chi trả lớn hơn không phụ thuộc vào mức được đền bù.
Điều tra xã hội học tại hai phường Bạch Đằng và Tân Mai TP Hồ Chí Minh tháng 4-5/2001: Bình quân số tiền vay của mối hộ để xây nhà mới là 39,5-52,8 Triệu đồng; bình quân tiền trả góp mỗi hộ từ 285-1180 nghìn đồng/ hộ. Điều tra của sở địa chính TP Hồ Chí Minh năm 1998 số hộ thu nhập t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7845n 2737873 nh 7903 cho ng4327901i c thu nh7853p th7845p.doc