Đề tài Vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Ngoài hoạt động công nghiệp thì ô nhiễm không khí ở các TP còn do các hoạt động giao thông vận tải. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa phương tiện cơ giới ở nước ta đã tăng lên rất nhanh. Ở các TP lớn 80% dân đô thị đi lại bằng các phương tiện chạy bằng xăng. Nguồn thải từ GTVT đã trở thành nguồn gây ô nhiễm chính với môi trường không khí các đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường ô nhiễm không khí ở đô thị do GTVT chiếm tỷ lệ gần 70%, theo thống kê của phòng CSGT Hà Nội năm 2000 thì có 130.746.000 xe ô tô tham gia giao thông. Gấp 4 lần so với năm 1990 (34.222 xe ô tô tham gia).

 

ppt13 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NiỆM ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở ViỆT NAM Môi trường nước ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nó không những đe dọa đến cuộc sống, đến sức khỏe người dân mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan thiên nhiên và đến sự phát triển kinh tế nhất là ở các thành phố lớn. Ô nhiễm không khí hiện nay đang là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu. Đó là sự có mặt của một số chất lạ trong thành phần không khí,do bụi, hay do khí thải của các nhà máy… Hiện nay ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của toàn cầu, chứ không riêng một quốc gia nào?. Môi trường không khí đáng có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng rất xấu đến con người và sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt... Đồng thời cũng thải ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta, các ngành công nghiệp cũ được xây dựng trước 1975 đều là công nghiệp vừa và nhỏ. Công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị sử lý khí thải độc hại chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Do qua trình đô thị hóa phạm vi các thành phố ngày càng được mở rộng các nhà máy xí nghiệp mọc lên rất nhiều như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Lượng khí thải từ các hoạt động công nghiệp rất nhiều và có lượng độc hại rất cao, các quá trình đốt nhiên liệu,đốt dầu khí, khai thác than, khói, bụi…Qua trình thất thoát rò rỉ trên dây truyền công nghệ, vận chuyển các loại hóa chất không được đảm bảo bị bay hơi…làm cho không khí ở các TP thêm ngột ngạt và ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài hoạt động công nghiệp thì ô nhiễm không khí ở các TP còn do các hoạt động giao thông vận tải. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa phương tiện cơ giới ở nước ta đã tăng lên rất nhanh. Ở các TP lớn 80% dân đô thị đi lại bằng các phương tiện chạy bằng xăng. Nguồn thải từ GTVT đã trở thành nguồn gây ô nhiễm chính với môi trường không khí các đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường ô nhiễm không khí ở đô thị do GTVT chiếm tỷ lệ gần 70%, theo thống kê của phòng CSGT Hà Nội năm 2000 thì có 130.746.000 xe ô tô tham gia giao thông. Gấp 4 lần so với năm 1990 (34.222 xe ô tô tham gia). Trên thực tế hiện nay khi tham gia giao thông ở các Tp lớn, rất ít người không đeo khẩu trang, lượng khí độc ở khí thải của các phượng tiện giao thông thải ra quá nhiều, đe dọa đến sức khỏe của người lao động. bên cạnh hai hoạt động chính trên thì còn có một nguyên nhân mà các Tp lớn phải lâm vào tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề. Đó là rác thải sinh hoạt trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp ở các con kênh nhỏ như ở Hà Nội, Sài Gòn có những “bãi rác mini” nằm san sát nhau hoặc thấy những bao bì nằm lăn lóc trên các vỉa hè. Ở các Tp lớn lượng rác thải ra hàng ngày rất nhiều, nhiều người vô ý thức đã xả rác lên các cống rãnh, kênh rạch thậm chí là trên đường phố. Nếu bạn đến cầu Sài Gòn thì sẽ thấy lượng rác thải ra nhiều như thế nào?. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các Tp trong cả nước. II> VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở TP.HỒ CHÍ MINH Một trong những điểm nóng về vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam đó là TPHCM nơi có khoảng 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư, cộng đồng người dân TP mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn tấn rác thải các loại, lượng rác quá nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp, rất phức tạp và mất vệ sinh. Trong khi đó điều đáng báo động cho tình trạng làm cho môi trường TP bị ô nhiễm nặng là tình trạng người dân sống thiếu ý thức trong việc giữa gìn vệ sinh công cộng. Rác sinh hoạt, chuột chết, thức ăn thừa đều bị vứt ra đường rất “vô tư”. Xe cộ nhiều gây nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối, tình trạng đào bới đường xá, có nơi nhà cửa tùm lum đã biến cả Tp cứ như một công trường đang thi công. Chính tình trạng đào bới đường xá, xây cất vô tổ chức đã gây nên tình trạng chôn lấp các kênh rạch, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước sinh hoạt của Tp, dẫn đến úng ngập mỗi khi trời đổ mưa, mỗi khi nước dâng cao biến đường phố thành sông suối, hàng trăm thứ rác và nước bẩn trôilbồng bềnh vào cả nhà dân. Rác bẩn không chỉ làm mất vệ sinh ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây dịch bệnh cho con người. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm không khí tại Tp trong những năm qua gia tăng không ngừng. Năm 1999, nồng độ bụi trong không khí tại Tp đo được khoảng 0,53mg/m3 , đến năm 2006 tăng lên 0,63mg/m3. Bụi chì, benzen (chất gây ung thư) tăng vọt so với năm 2000 từ 3 đến 8 lần. Nhiệt độ tai Tp luôn ở mức cao nhất trong khu vực, chênh lệch từ 1 đến 30c. Tình trạng ủn tắc giao thông kéo dài liên tục tại nhiều điểm, khu vực càng làm cho không khí TP thêm ngột ngạt. Hơn mười năm nay hàng trăm hộ dân tại các phường: Phước Long, Long bình, Tân Phú, Long Thành Mỹ (Q.9) phải sống chung với khói bụi, mùi hôi thối, độc hại thải ra từ 120 lò gạch thủ công, xưởng thực nghiệm của C.Ty hóa chất Miền Nam, cơ sở luyện thép Tiến Đạt, xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long… Trong năm 2008 bụi luôn là chỉ tiêu đáng lo ngại nhất khí có tới 89% giá trị quan trắc không đạt tiêu chẩn cho phép. Qua quan trắc từ động cho thấy nồng độ bụi tổng năm 2008 trung bình dao động khoảng 0,37mg/m3 - 0,78mg/m3 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,24 – 2,59 lần. Đặc biệt là các điểm nút giao thông như: Ngã Tư An Sương, Ngã Sáu Gò Vấp, Ngã Tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ là nhưng nơi nồng độ ô nhiễm đo được cao nhất. Nguyên nhân là do lưu lượng xe lưu thông quá lớn, tình trạng ủn tắc, kẹt xe xảy ra thường xuyên. Tại khu vực Ngã Tư An Sương 100% giá trị đo quan trắc ở đây không đạt tiêu chuẩn cho phép (có lúc đạt 1,44 mg/m3 gấp 4,8 lần tiêu chuẩn cho phép). Theo ông Trịnh Ngọc Giao, cục trưởng cục đăng kiểm VN thì 70% - 90% ô nhiễm không khí đô thị là từ các hoạt động giao thông vận tải, chỉ 10% đến 30% là do công nghiệp và sinh hoạt gây ra. Trong khi đó khí xe cơ giới là nguồn chính gây ô nhiễm. Tại Tp số ôtô, xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải chiếm đến 59%, đây là tỷ lệ rất cao so với các Tp lớn trong khu vực. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp cũng góp phần gia tăng lượng khói bụi đáng kể. Có tới 81/170 nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi trường nhưng chưa trang bị hệ thông sử lý khí thải, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh. Điển hình như hàng loạt các nhà máy công nghiệp sản xuất mì ăn liền, dầu thực vật, hóa chất, dệt, nhuộm nằm dọc bờ kênh (Quận Tân Bình) thường xuyên thải ra khí độc và không khí mỗi ngày đến nay vẫn chưa di dời. Trong khi chất lượng không khí mỗi ngày một xuống cấp thì phương tiện tham gia giao thông cá nhân thì chưa có mục tiêu nào đạt được, thậm chí là diễn biến ngược lại. Hiện nay toàn Tp có khoảng bốn triệu xe gắn máy trên ba trăm ngàn xe ôtô các loại. Đáng lo ngại là có đến gần 60% lượng xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải. Ngoài ra một tác nhân khác cũng góp phần làm giảm chất lượng không khí là hơn 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp xả khí thải hầu như không qua xử lý ra môi trường. Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ thì chỉ có 20% lượng khí thải của 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp là được xử lý. III> NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao chưa giảm được lượng khí thải gây ô nhiễm không khí?. Từ năm 2005 TPHCM đã có chương trình đánh giá chất lượng môi trường giai đoạn 2005 – 2010, đã đề ra nhiều mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí như: giảm nồng độ ô nhiễm co2, giảm lượng xe máy cá nhân… Trong các mục tiêu đề ra như kiểm soát khí thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, cắt giảm lượng phương tiện giao thông cá nhân thì chưa có mục tiêu nào đạt được, thậm chí là diễn biến ngược lại. Ở khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên luôn trong tình trạng sương mù, bất chấp trời nắng hay mưa. Chuyện nhà máy này gây ô nhiễm không khí thì ai cũng biết và kéo dài nhiều năm, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng xử lý. Nguyên nhân làm bầu không khí bị ô nhiễm đã được chỉ ra, cái thiếu hiện nay là nhưng hành động quyết liệt và cụ thể. Ô nhiêm không khí và bệnh hô hấp Sống chung với bầu không khí ô nhiễm nên không có gì ngạc nhiên khi mà số lượng các em nhỏ bị bệnh về đường hô hấp đang ngày một tăng. Theo điều tra cho biết đa số trẻ em nhập viện hiện nay là do bị nhiễm trùng về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng và thể nặng là viêm tiểu phế quản, viêm phổi…Bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I cho biết: “Hiện tại có khi một ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 4000 trẻ nhỏ nhập viện trong đó phần lớn các cháu bị các bệnh về đường hô hấp. Việc số lượng bệnh nhân nhập viện trong thời gian này có chiều hướng tăng mạnh”. VI.BiỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT Ta cần phải đặt ra những biện pháp nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm không khí: Để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải nhất là tình trạng ô nhiễm chì trong thời gian tới, Chi cục bảo vệ môi trường Tp đang tăng cường thêm công tác quan trắc không khí ở nhiều địa điểm khác trong TP để kịp thời phát hiện không khí chất lượng không khí mỗi ngày. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các hành vi cố tình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường về khí thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, nhất là sử phạt nghiêm nhưng cơ sở cố tình kéo dài, không trang bị hệ thống xử lý khí thải trong quá trình sản xuất, kiên quyết đình chỉ hoạt động sản xuất của những cơ sở vi phạm, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí. Thay thế các loại máy móc gây ô nhiễm. Ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi muội than và so2. Cần sử dụng rộng rãi điện năng cho các hoạt động của máy móc, thiết bị. Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong TP (nếu xây mới) và phải chuyển nó ra khỏi TP (nếu đã có từ trước). Để giảm mức độ ô nhiêm cần tăng cường trồng cây xanh. Nâng cao ý thức tự giác của người dân bằng các biện pháp như: Tuyên truyền, vận động… Bên cạnh đó cũng cần phải có những giải pháp khoa học và quản lí hành chính một cách quyết liệt, cần bố trí những trạm quan trắc theo dõi, đo đạc chỉ số các chất thường gây ô nhiễm không khí ở nhiều khu vực, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giảm tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng trên địa bàn. khái niệm NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói chung Vấn đề ô nhiễm không khí ở TP.Hồ Chí Minh Nguyên nhân ô nhiễm không Biện pháp, phương hướng giải quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptVấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam.ppt
Tài liệu liên quan