Đề tài Vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương

Giáo dục: Toàn thành phố có 40 trường phổ thông các cấp thu hút 31045 học sinh, sinh viên. Năm học vừa qua mô phát triển các ngành học, bậc học giữ vững và phát triển. Chất lượng các mặt giáo dục được nâng cao nhất là giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn đứng đầu tỉnh. Ngành mầm non có 17/20 trường tổ chức cho các cháu ăn tại trường, 94% số cháu được theo dõi trên biểu đồ phát triển, 94% số cháu trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến

lớp. Giáo dục phổ thông hoàn thành chỉ tiêu giáo dục ở 13 phường xã, hiệu quả đào tạo đạt 99,3%, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp đạt 100%, học sinh tốt nghiệp trung học: 99,8%, trung học cơ sở: 99,7%, trung học bổ túc: 100%, trung học phổ thông: 98%.

Y tế: Hệ thống y tế đã được xây dựng và duy trì hoạt động từ thành phố đến các xã phường. Cơ sở vật chất ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện tốt cho công tác khám và chữa bệnh cho người dân. Ngành y tế duy trì thương xuyên nhiệm vụ khám chữa bệnh và công tác dự phòng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh điều trị nội trú vượt chỉ tiêu kế hoạch. Thành phố có 8/13 trạm y tế khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở, 100% nhân viên có kiến thức về sinh sản, 7/13 trạm có phòng đẻ đạt tiêu chuẩn. 100% trạm có máy điện thoại, trong năm đã cải tạo nâng cấp trạm y tế phường Hải Tân.

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giai đoạn 1998 - 2002 phân theo nhóm ngành kinh tế. Chỉ tiêu ĐV 1998 1999 2000 2001 2002 2000/1998 1.Tổng số lao động đang làm việc(1) Trong đó: a.Nông, lâm, thuỷ sản % so với (1) b. Công nghiệp, xây dựng % so với (1) c. Thương mại, dịch vụ % so với (1) 2.Tổng số lao động được tạo việc làm (2) a.Nông, lâm, thuỷ sản % so với (2) b. Công nghiệp, xây dựng % so với (2) c. Thương mại, dịch vụ % so với (2) Người Người % người % người % người người % người % người % 60204 9732 16,16 29689 49,31 20783 34,52 2340 282 12,03 1174 50,18 884 37,79 62715 10030 15,99 31029 49,47 21656 34,53 2511 298 11,76 1340 53,36 873 34,47 65181 10332 15,85 32281 49,52 22568 34,62 2466 302 12,24 1252 50,77 912 36,98 67937 10645 15,67 33718 49,63 23569 34,69 2756 313 11,35 1437 52,14 1001 36,63 71012 10945 15,41 35320 49,73 24747 34,84 3075 300 9,75 1602 52,09 1178 38,3 1,18 1,12 1,19 1,13 Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002. Số liệu cho thấy, số lao động tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động đang làm việc. Cụ thể, năm 1998 có 29689 lao động tham gia, chiếm 49,31% tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 1999, số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp là 31029 người, tăng lên 1340 người so với năm 1998 và chiếm 49,47% trong tổng số lao động đang làm việc. Như vậy năm 1999 so với năm 1998 đã tạo ra được 1340 chỗ làm việc mới, chiếm 53,36% so với tổng số việc làm mới được tạo ra. Nguyên nhân là do năm 1999, nhu cầu lao động cho sản xuất công nghiệp tăng cao, đồng thời do mới tái lập tỉnh, thị xã Hải Dương được nâng lên là thành phố Hải Dương nên đã và đang có sự đầu tư mạnh, tập trung cho lĩnh vực này. Đã có một số công ty, xí nghiệp được xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Dương như các xí nghiệp may Vĩnh Thịnh, công ty chế biến nông sản thực phẩm đặt tại phường Hải Tân, công ty da giày xuất khẩu...Các công ty này đã thu hút số lượng đáng kể lao động tham gia. Đến năm 2000, số lao động tham gia trong lĩnh vực này là 32281 người, tăng lên 1252 người so với năm 1999, chiếm 49,52% tổng số lao động đang làm việc. Năm 2000 so với năm 1999 đã tạo ra 1252 số việc làm mới, chiếm 50,77% trong tổng số việc làm mới được tạo ra. Tuy có giảm xuống nhưng nhìn chung ngành công nghiệp vẫn là ngành thu hút lao động tham gia nhiều hơn các khu vực khác. Tỷ lệ % của số việc làm mới được tạo ra vẫn là cao nhất. Năm 2001, 2002 con số lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp lần lượt là: 33718 người; 35320 người. Số việc làm mới tạo ra hai năm 2001, 2002 lần lượt là1437 người; 1602 người và chiếm tỷ lệ so với số việc làm mới tạo ra trong ngành là 52,14%; 52,09% so với việc làm mới tạo ta. So với năm 1998 thì năm 2002 có số lao động tham gia làm việc cao gấp 1,19 lần. Số việc làm mới tạo ra trong năm 2002 cũng gấp 1,31 lần so năm 1998; ngành công nghiệp của năm 2002 gấp 1,36 lần so năm 1998. Như vậy nhìn chung quy mô lao động trong lĩnh vực công nghiệp không ngừng tăng qua các năm trong cả giai đoạn tuy số tăng ở mỗi năm là khác nhau. Còn số lao động được tạo việc làm mới thì có sự thay đổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ngành công nghiệp của thành phố Hải Dương ngày một thu hút nhiều đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho việc xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty của họ, cho việc mở rộng quy mô sản xuất các cơ sở kinh doanh của thành phố. Hàng năm ngành này thu hút hơn 1000 lao động tham gia, góp phần đáng kể cho vấn đề tạo việc làm cho lao động của thành phố. Hiện nay thành phố còn có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, cho họ vay vốn, ưu tiên miễn giảm thuế đất trong 10 năm đầu. Vì vậy ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào ngành công nghiệp của thành phố Hải Dương. lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của thành phố tăng lên cũng chứng tỏ thành phố đang phát triển ngành công nghiệp tương đối mạnh. Đồng thời có sự thay đổi trong số việc làm mới tạo ra trong các ngành nông nghiệp và dịch vụ. Ngành đứng thứ hai trong vấn đề thu hút lao động tham gia là ngành dịch vụ, thương mại. Xét về quy mô, số lao động làm việc trong lĩnh vực này không ngừng tăng trong cả giai đoạn. Cụ thể năm 1998 có 29783 người, chiếm 34,53% tổng số lao động đang làm việc. Năm 1999 là 21656 người, chiếm 34,54% trong tổng số lao động đang làm việc. Số viwcj làm mới tạo ra của ngành là 873 người, chiếm 34,41% trong tổng số việc làm mới được tạo ra. Năm 2000, 2001, 2002 số lao động đang làm việc của ngành này lần lượt là 22568 người, 23569 người, 24747 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,63%; 34,70%; 34,86% trong tổng số lao động đang làm việc ở thành phố Hải Dương. Số việc làm mới được tạo ra trong ba năm lần lượt là 912 ngươiò, 1001 người, 1178 người chiếm tỷ lệ 5 so với số việc làm mới tạo ra trong năm là 36,98%; 36,63%; 38,3%. Như vậy năm 2002 là năm có số lao động được tạo việc làm mới của ngành cao nhất trong cả giai đoạn. Nguyên nhân của sự tăng lao động trong ngành này là do thành phố có nhiều thuận lợi cho việc phát triển thương mại dịch vụ, thu hút nhiều lao động tham gia. Hàng năm ngành thu hút hàng nghìn lao động tham gia, là con số tương đối cao so với các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đòi hỏi các trung tâm, dịch vụ về kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ của thành phố. Ngành dịch vụ cũng là ngành có thể tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động toàn thành phố. Tuy nhiên những lao động làm việc trong lĩnh vực thành phần kinh tế này đôi khi không ổn định được công việc như trong lĩnh vực công nghiệp nhưng thu nhập của họ có khi cao hơn các khu vực khác. Vì vậy trong những năm tới đồng thời với sự phát triển ngành công nghiệp thì ngành này cũng cần được phát triển mạnh hơn nữa. Đối với ngành nông nghiệp là ngành thu hút ít lao động tham gia nhất trong các ngành kinh tế. Tuy hàng năm số lao động làm việc trong lĩnh vực này về quy mô đều tăng lên nhưng ít hơn rất nhiều so với các khu vực kinh tế khác. Về tỷ lệ của số lao động làm việc trong lĩnh vực này so với tổng số cũng giảm đi. Cụ thể năm 1998, ngành thu hút 9732 lao động tham gia, chiếm 16,16% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành. Năm 1999 có 10030 lao động tham gia chiếm 15,99% trong tổng số lao động đang làm việc. Các năm 2000, 2001, 2002 con số này lần lượt là 10332 người, 10645 người, 10945 người chiếm tỷ lệ lần lượt là: 15,85%; 15,675; 15,41% trong tổng số lao động đang làm việc. Số lao động được tạo việc làm mới trong các năm chiếm tỷ lệ ngày càng ít đi so với tổng số lao động được tạo việc làm mới. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp của thành phố không nhiều và có xu hướng ngày càng ít đi, thực tế thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp không nhiều so với hai lĩnh vực kia và công việc lại rất mệt nhọc. Mặc dù hiện nay đã có sự đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này, nhất là có sự phát triển kinh tế trang trại một cách rộng rãi hơn, tập trung chủ yếu ở các phường Hải Tân, phường Cẩm Thượng, phường Thanh Bình và hai xã Việt Hoà, Tứ Minh. Diện tích cho trồng hoa cũng ngày được mở rộng, phần lớn lao động được thu hút trong lĩnh vực này, tuy nhiên vấn đề kỹ thuật là rất quan trọng và còn phải phụ thuộc vào thời tiết có thuận tiện hay không, vấn đề về vốn cho người lao động....Đồng thời cũng do ngành nông nghiệp ngày càng được đầu tư mạnh về khoa học kỹ thuật nên số lao động cần để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng giảm đi. Qua đây ta thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển và tạo việc làm cho người lao động thành phố Hải Dương, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Trong giai đoạn tới thành phố cần tìm các biện pháp để có kết quả cao hơn nữa, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn. 4. Thực trạng lao động và việc làm phân theo thành phần kinh tế của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998- 2002. Thành phố Hải Dương là một thành phố không lớn lắm, lao động chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, vài năm gần đây có sự tăng lên của các công ty liên doanh trên địa bàn thành phố nên số lao động thong thnàh phần kinh tế này có sự tăng lên đáng kể. Biểu 7 dưới đây thể hiện rõ hơn thực trạng việc làm của lao động thành phố Hải Dương phân theo thành phần kinh Biểu 7: Thực trạng lao động và việc làm cho lao động thành phố Hải Dương giai đoạn 1998- 2002 Chỉ tiêu ĐV 1998 1999 2000 2001 2002 2002/1998 1.Tổng số lao động có việc làm(1) Người 60204 62715 65181 67932 71012 1,18 Trong đó: a. Nhà nước Người 15106 15143 15165 15184 15200 1,006 % so với (1) % 25,1 24,14 23,26 22,35 21,4 b. Tư nhân Người 39392 40635 41586 42478 43711 1,11 % so với (1) % 65,43 64,79 63,7 62,53 61,55 c. Có vốn đầu tư nước ngoài Người 1680 2315 2738 3725 4285 2,55 % so với (1) % 2,79 3,69 4,2 5,48 6,03 d. Hỗn hợp Người 4026 4622 5692 6445 7816 1,94 % so với (1) % 6,68 7,73 8,73 9,92 11,0 2. Số lao động được tạo việc làm(2) Người 2340 2511 2466 2751 3080 1.31 a. Nhà nước Người 36 37 22 19 16 0.44 % so với (2) % 1,53 1,47 0,89 0,69 0,52 b. Tư nhân Người 1058 1243 951 892 1233 1.16 % so với (2) % 45,22 49,5 38,56 32,42 40,43 c. Có vốn đầu tư nước ngoài Người 426 635 423 987 560 1.31 % so với (2) % 18,24 25,28 17,15 35,87 18,18 d. Hỗn hợp Người 912 596 1070 753 1371 1.5 % so với (2) % 35,02 23,73 43,39 27,37 44,51 Nguồn: Báo cáo chương trình giải quyết việc làm của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998-2002 Số liệu cho thấy, về quy mô hầu hết số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng qua các năm nhưng xét về tỷ lệ lao động so với tổng số lao động có việc làm thì có sự tăng giảm khác nhau. Cụ thể, số lao động làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước năm 1998 là 15106 người, chiếm 25,1% trong tổng số lao động có việc làm. Đến năm 1999 con số này là 15143 người, chiếm 24,14% trong tổng số lao động có việc làm. Số việc làm tạo ra trong năm 1999 là 37, chiếm 1,47 % trong tổng số lao động đwocj tạ việc làm. Số lao động làm việc trong lĩnh vực này các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 15165 người; 15184 người; 15200 người và chiếm tỷ lệ lần lượt là: 23,26%; 22,35%; 21,4% trong tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực này. Số việc làm mới tạo ra trong các năm lần lượt chiếm tỷ lệ 0,89%; 0,69%; 0,52% trong tổng số lao động được tạo việc làm. Như vậy, hàng năm số lao động làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước đều tăng lên nhưng do số tăng lên không cao nên % so với tổng số hàng năm giảm đi. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước rất ít khi tuyển thêm lao động mà đôi khi có cơ quan còn thực hiện giảm biên chế nên số lao động sẽ cũng tăng nhưng tốc độ rất chậm, không thể nhanh bằng các thành phần kinh tế khác. Do đó cơ hội việc làm cho lao động ở khu vực nhà nước là không thể nhiều, đặc biệt là khi nước ta có quy định mới cho độ tuổi về hưu của người lao động. Đối với thành phần kinh tế tư nhân thì hàng năm lượng lao động tham gia trong lĩnh vực này không ngừng tăng về quy mô nhưng xét về % so với tổng số thì cũng có sự thay đổi khác nhau. Cụ thể năm 1998 có 25392 lao động tham gia, chiếm 42,17% trong tổng số. Đến năm 1999 là 26635 lao động tăng lên so với năm 1998 và chiếm 42,45% trong tổng số lao động có việc làm. Như vậy số lao động được tạo việc làm năm 1999 là 1243 người, chiếm 49,5% trong tổng số lao động được tạo việc làm. Số lao động làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân đều tiếp tục tăng về quy mô trong các năm sau đó và năm 2000, 2001, 2002 lần lượt chiếm tỷ lệ là 30,21%; 30,09%; 30,70% trong tổng số lao động đang làm việc. Số lao động được tạo việc làm cũng không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,56%; 32,42%; 40,03%. So với năm 1998 thì năm 2002 tăng lên 4505 lao động, trung bình hàng năm có hơn 1000 lao động tham gia lao động trong lĩnh vực này. Số lao động được tạo việc làm năm 2002 so với năm 1998 gấp 1,16 lần. Nguyên nhân do thành phố Hải Dương hầu hết các công ty, xí nghiệp đều hoạt động dưới dạng tư nhân nên chủ yếu lao động được thu hút vào trong lĩnh vực này. Đó là các công ty may, công ty giầy da, công ty sản xuất bánh đậu xanh phát triển rất nhiều. Ngoài ra do các doanh nghiệp tư nhân thường dễ xin việc hơn các doanh nghiệp khác. Nhìn chung các năm đều có số lao động được việc làm là tương đối cao so với các thành phần kinh tế khác. Cơ hội việc làm cho người lao động trong thành phần kinh tế này rất nhiều. Tuy vẫn còn vấn đề tồn tại, đó là vấn đề đóng bảo hiểm cho người lao động trong các doanh nghiệp này thường không đầy đủ, đôi khi có doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho ngưới lao động nên họ thường chịu thiệt thòi. Vì vậy, thành phố Hải Dương ngoài việc tạo được việc làm cho người lao động cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vấn đề về quyền lợi cho người lao động. Trong giai đoạn hiện nay, số lao động đang làm việc trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh về quy mô và cả tỷ lệ % so với tổng số lao động có làm việc. Cụ thể, năm 1998 số lao động làm việc trong lĩnh vực này là 1680 người, chiếm 2,79% tổng số lao động có việc làm. Đến năm 1999 có 2315 lao động, chiếm 3,68% trong tổng số, tăng lên so với năm 1998. Số lao động được tạo việc làm năm 1999 trong lĩnh vực này là 635 người, chiếm 25,28% trong tổng số lao động được tạo việc làm. Nguyên nhân là do sau khi tái lập tỉnh, thành phố Hải Dương đã thu hút khá nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào thành phố, nhu cầu lao động để làm việc trong các doanh nghiệp ngày một tăng cao hơn. Các năm sau đó số lao động được tạo việc làm trong lĩnh vực này cũng đều chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động được tạo việc làm. Cụ thể tỷ lệ % của 3 năm lần lượt là 17,15%; 35,87%; 18,18% trong tổng số lao động được tạo việc làm. Thực tế cho thấy lĩnh vực này thường dễ thu hút lao động bởi thu nhập của người lao động cao hơn, tuy nhiên còn phải chú trọng đến vấn đề giờ giấc rất được coi trọng trong khi làm việc. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường đảm bảo 100% lao động được đóng bảo hiểm nên quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp này tương đối tốt. Tuy vậy nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong công tác tuyển lao động bởi họ thường thực sự cần tìm người có năng lực, có kiến thức, trình độ cho nên số lao động đáp ứng đầy đủ nhu cầu này không nhiều. Trong những năm tới thành phố Hải Dương cũng đã có những biện pháp khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào việc phát triển quy mô các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài băng cách ra các luật đầu tư, miễn giảm thuế 10 năm đầu cho các doanh nghiệp. Do vậy trong thời gian tới số lao động làm việc trong thành phần kinh tế này có thể tăng cao hơn nữa, cơ hội việc làm cho người lao động sẽ nhiều hơn. Thành phần kinh tế hỗn hợp thì số lao động làm việc trong lĩnh vực này không ngừng tăng lên. Về quy mô, giai đoạn 1998- 2002 số lao động tăng với tốc độ khá nhanh, tuy tỷ lệ % so với tổng số có sự thay đổi khác nhau. Cụ thể, năm 1998 có 18026lao động tham gia chiếm29,94% trong tổng số. Năm 1999 tăng lên so với năm 1998, có 18622 lao động tham gia chiếm 29,69% tổng số. Đến năm 2000, 2001 con số này đã là 20445 người và 21816 người. Trong đó năm 2002 là năm có số lao động làm việc trong lĩnh vực này là cao nhất. Tỷ lệ % của số lao động được tạo việc làm trong thành phần kinh tế cũng óc sự thay đổi. Nguyên nhân có sự tăng giảm này là do có sự thay đổi về số lao động làm việc trong thành phần kinh tế khác. Có thể số lao động làm việc trong lĩnh vực này nhưng họ lại chuyển sang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế khác. Đây cũng là khu vực thu hút tương đối lao động vào trong khu vực này làm việc. Như vậy nhìn chung trong các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế tư nhân thường thu hút nhiều lao động hơn cả về quy mô, còn thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại có tỷ lệ lao động tham gia hàng năm là cao nhất so với tổng số lao động có việc làm. Các thành phần kinh tế khác số lao động tham gia cũng tăng lên hàng năm. Điều đó cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương. Thành phố cần phát huy tốt trong những năm tới để làm sao cho tỷ lệ thất nghiệp của thành phố giảm thấp hơn nữa. 5. Thực trạng lao động và việc làm phân theo khu vực của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998- 2002 Biểu 8: Thực trạng lao động và việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương giai đoạn 1998-2002, phân theo khu vực. Chỉ tiêu ĐV 1998 1999 2000 2001 2002 2002/1998 1. Tổng số lao động đang làm việc(1) Người 60204 62715 65181 67932 71012 1,18 a. Khu vực thành thị Người 49803 51502 53315 55526 58130 1,18 % so với (1) % 82,72 82,12 81,79 81,73 81,86 b. Khu vực nông thôn Người 10401 11213 11866 12406 12882 1,23 % so với (1) % 17,18 17,18 18,21 18,27 18,14 2. Số lao động được tạo việc làm mới(2) Người 2340 2511 2466 2751 3080 1,31 a. Khu vực thành thị Người 1557 1699 1813 2211 2604 1,67 % so với (1) % 66,53 67,66 73,51 80,37 84,54 b. Khu vực nông thôn Người 783 812 653 540 476 0,6 % so với (1) % 33,47 32,34 26,47 19,63 15,46 Nguồn: Báo cáo chương trình giải quyết việc làm cho người lao động thành phố Hải Dương giai đoạn 1998- 2002 Số liệu trên cho ta thấy được thực trạng sự phân bổ quy mô lao động theo khu vực của lao động trong giai đoạn này. Về quy mô, cả hai khu vực đều có sự tăng lên về lao động, tuy nhiên tỷ lệ % có sự khác nhau trong các năm so với tổng số lao động đang làm việc. Cụ thể, năm 1998 số lao động đang làm việc ở khu vực thành thị là 49803 người, chiếm 82,72% trong tổng số lao động. Năm 1999, con số này là 51502 lao động, chiếm 82,12% trong tổng số. Như vậy so với năm 1998 số lao động làm việc trong khu vực thành thị năm 1999 tăng lên về quy mô so với tổng lao động đang có việc làm. Số lao động được tạo việc làm ở khu vực thành thị năm 1999 là 1699 người, chiếm 67,66% so với tổng số lao động được tạo việc làm trong năm. Nguyên nhân là do nhu cầu lao động ở thành phố tăng lên, đặc biệt là khu vực thành thị. Số lao động muốn làm việc ở thành phố cao hơn rất nhiều ở nông thôn, bởi vì thường thu nhập ở đó cao hơn và công việc lại nhàn hơn, điều kiện cho làm việc lại tốt hơn, dễ thu hút nhiều lao động. Sau khi tái lập tỉnh, nhu cầu lao động ở thành phố lại tăng lên, một số lao động chuyển đến nơi làm việc tại tỉnh khác nên nguồn lao động chuyển về thành phố Hải Dương ngày càng nhiều. Các năm sau đó 2000, 2001, 2002 số lao động đang làm việc trong khu vực thành thị không ngừng tăng lên. Về tỷ lệ lao động so với tổng số lao động đang làm việc có sự thay đổi nhưng không nhiều. Năm 2002 số lao động đang làm việc trong khu vực này là 58130 lao động, chiếm 81,86% trong tổng số. Số lao động được tạo việc làm ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số lao động được tạo việc làm. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do có sự thay đổi về tỷ lệ lao động trong tổng số đang làm việc ở khu vực nông thôn và cơ hội việc làm ở khu vực này nhiều hơn ở khu vực nông thôn. khu vực thành thị được đầu tư nhiều hơn khu vực nông thôn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như về các mặt văn hoá tinh thần bởi vì đây là trung tâm kinh tế xã hội của cả tỉnh. Cụ thể năm 1998 số lao động trong khu vực nông thôn chiếm 17,2% trong tổng số. Năm 1999, tỷ lệ này giảm xuống còn 17,18% nhưng đến năm 2000, 2001 lại tiếp tục tăng lên, chiếm 18,21%; 18,27% trong tổng số, đến năm 2002 tiếp tục có sự giảm xuống về tỷ lệ % so với tổng số lao động đang làm việc. Số lao động được tạo việc làm ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm đi. Cụ thể năm 1999 có 812 lao động được tạo việc làm nhưng đến năm 2001, 2002 con só này là 540 lao động và 476 lao động chiếm 19,63%; 15,46% trong tổng số lao động được tạo việc làm. Như vậy khu vực thành thị thu hút nhiều lao động hơn khu vực nông thôn. Trong đó chủ yếu lao động tập trung làm việc ở các phường Cẩm Thượng, phường Thanh Bình, phường Quang Trung, phường Hải Tân, phườog Ngọc Châu, xã Việt Hoà bởi ở đây có nhiều doanh nghiệp nằm trên các địa bàn này, thu hút nhiều lao động tham gia. Họ chủ yếu làm trong các ngành may mặc, giầy da, các ngành chế biến lương thực thực phẩm, các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ của thành phố và một số ngành công nghiệp nặng như đá mài , sản xuất sứ, nhà máy bơm... Do đó, trong giai đoạn tới thành phố cần có các biện pháp để có sự chuyển dịch lao động từ thành thị xuống nông thôn, giảm áp lực cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố. Để cho số lao động có việc làm ở nông thôn tăng lên cao hơn nữa bằng cách tạo điều kiện cho lao động nông thôn vay vốn, phát triển kinh tế trang trại, hướng dẫn người lao động trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Qua báo cáo hàng năm của thành phố về số lao động có việc làm và số người thất nghiệp, từ đó ta có thể tính được tỷ lệ thất nghiệp của thành phố. Biểu9 dưới đây thể hiện rõ tình trạng thất nghiệp của thành phố giai đoạn 1998 - 2002. Số liệu cho thấy số lao động có việc làm không ngừng tăng lên về quy mô, đồng thời số người thất nghiệp cũng không ngừng tăng lên qua các năm, nguyên nhân là do tổng số lực lượng lao động của thành phố Hải Dương tăng lên rất nhanh. Cụ thể số người thất nghiệp năm 1998 là 3911 người chiếm tỷ lệ 6,1% trong tổng số. Con số này so với toàn tỉnh là khá cao. Năm 1999 số người thất nghiệp là 4017 người chiếm 6,03% trong tổng số giảm xuống so với năm 1998 về tỷ lệ nhưng tăng về quy mô. Nguyên nhân là do lực lượng lao động năm 1999 tăng cao so với năm 1998, trong khi số lao động có việc làm tăng ít hơn, về tỷ lệ% thì chiếm tỷ lệ cao hơn so với năm 1998. Điều đó chứng tỏ công tác tạo việc làm của thành phố Hải Dương đã có những biến chuyển tốt đẹp. Năm 2000 số lao động được tạo việc làm mới tăng lên cao so với năm 1999 và bằng 65181 người, do đó số người thất nghiệp chỉ còn chiếm 5,95% tương đương với 4124 lao động. Các năm 2001, 2002, số lao động có việc làm không ngừng tăng lên và số thất nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một giảm. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2001 là 5,8%, năm 2002 là 5,73% so với tổng số lực lượng lao động. Như vậy tỷ lệ thất nghiệp của thành phố trong giai đoạn vừa qua có xu hướng giảm xuống từ 6,1% năm 1998 xuống còn 5,73% năm 2002. Số lao động có việc làm không ngừng tăng lên. Có được kết quả trên là do thành phố đã có chính sách đổi mới trong các ngành kinh tế phù hợp vơí nguyện vọng của nhân dân, được sự chỉ đạo chặt chẽ của ban chỉ đạo chương trình quốc gia về tạo việc làm, sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, UBND, sự hoạt động tích cực có hiệu quả từ chính sách cho vay vốn hỗ trợ từ quỹ 120, chương trình Việt - Tiệp, Việt Đức, HCR... Đặc biệt là phong trào giúp nhau giống vốn của các tổ chức quần chúng đoàn thể như: Công đoàn, hội phụ nữ, hội nông dân, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, công tác dạy nghề, truyền nghề, tập huấn trên địa bàn thành phố đã có đóng góp tích cực. Ban chỉ đạo của các cấp các ngành đã bám sát được mục tiêu, chương trình việc làm đề ra, tổ chức triển khai vận động đến từng xã phường, tổ chức tập huấn tuyên truyền cho mọi người thấy rõ được ý nghĩa của công tác tạo việc làm cho người lao động, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ; huy động nguồn vốn trong dân, mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, mở thêm nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ mới. Biểu 10: Kết quả tạo việc làm cho lao động của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số lao động có việc làm Người 6415 66732 69305 72130 75328 Số lao động có việc làm Người 60204 62715 65181 67932 71012 Số người thất nghiệp Người 3911 4017 4124 4198 4316 Tỷ lệ thất nghiệp % 6,1 6,03 5,95 5,8 5,73 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 20,1 22,3 23,25 23,75 24,1 Nguồn: Báo cáo chương trình giải quyết việc làm của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998-2002. Như vậy sau khi tái thành lập, thành phố đã có những cố gắng thực hiện tốt công tác tạo việc làm cho người lao đông của thành phố. Bằng các hình thức tạo việc làm khác nhau, 5 năm qua thành phố đã tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động. Năm 1999 có 2511 lao động được tạ việc làm, đến năm 2000, 2001, 2002 con số này lần lượt là 2466 người, 2751 người, 3080 người. Trong số này nhiều nhất là số người được tuyển dụng do xin việc đạt yêu cầu, chứng tỏ trình độ lao động của thành phố ngày càng tăng cao. Năm 1999 số lao động do xin việc được tuyển dụng , hỗ trợ từ các nguồn vốn là 1543 người, đến năm 2002 con số này lên tới 2125 người gấp 1,57 lần so với năm 1998. Thứ đến là các dự án, việc làm được tạo do quỹ quốc gia giải quyết việc làm thực hiện. Cụ thể năm 1998 là 775 người và các năm sau đó mặc dù có giảm đi nhưng không đáng kể. Các trung tâm xúc tiến việc làm cũng đang ngày càng có hiệu quả trong công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, bằng chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37077.doc
Tài liệu liên quan