Đề tài Vấn đề thi hành án phạt tù

Giám thị trại giam cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trại giam phải giao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho người chấp hành hình phạt tù để đưa về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ sẽ về cư trú.

Theo quy chế trại giam, hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam thông báo trước (bằng văn bản hoặc cử cán bộ làm việc trực tiếp) về kết quả thi hành án, những hình phạt bổ sung phải được chấp hành (nếu có) và những thông tin cần thiết khác về phạm nhân cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị nơi phạm nhân trở về sinh sống để có điều kiện sắp xếp tạo lập cuộc sống bình thường của họ.

Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc cơ quan, đơn vị cũ không tiếp nhận và bản thân họ cũng không có chỗ ở khác thì Giám thị liên hệ với Chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc trại có thể tiếp nhận họ sống và lao động theo nguyện vọng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề thi hành án phạt tù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trại giam, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án tổ chức giám định sức khoẻ của người bị kết án. + Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến con đủ 36 tháng tuổi. Không phải tất cả các trường hợp người bị kết án là phụ nữ có thai đều được hoãn chấp hành hình phạt tù mà thông thường là phụ nữ có thai từ 7 tháng trở lên hoặc tuy mới có thai nhưng sức khoẻ kém. Đối với trường hợp này, phải căn cứ vào giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt tù để nuôi con đến 36 tháng tuổi. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan chức năng căn cứ theo quy định quy định pháp luật thực hiện. + Là người lao động duy nhất trong gia đình nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 1 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng. Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình, trong khi đó họ phải nuôi những người thân thích ruột thịt khác như: nuôi vợ, nuôi chồng đang ốm nặng, nuôi con cái chưa thành niên, nuôi vợ chồng là thương binh nặng… cho nên nếu buộc họ chấp hành hình phạt tù sẽ làm gia đình họ đặc biệt khó khăn, bởi vậy cần cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên đối với phần tử nguy hiểm hoặc bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng thì dù họ có là người lao động duy nhất trong gia đình cũng không cho hoãn thi hành án phạt tù. + Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ thì được hoãn đến một năm. 4.3.1.2. Thủ tục hoãn thi hành án phạt tù: Đối tượng được hoãn thi hành án phạt tù áp dụng đối với người bị kết án tù đang tại ngoại. Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, Cơ quan Công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp nêu trên (Khoản 1Điều 261 Bộ luật TTHS). Chánh án Toà án nói trên có thể là Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án hoặc Toà án được uỷ thác ra quyết định thi hành án. Nếu vụ án được xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm thì tuỳ trường hợp Chánh toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án toà án quân sự cấp cao xét và quyết định cho hoãn thi hành án phạt tù. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải trả quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù. Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù (Khoản 2 Điều 261Bộ luật TTHS). 4.3.2. Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù là việc người đang chấp hành án phạt tù được Toà án có thẩm quyền cho tạm ngừng chấp hành án trong một thời gian nhất định khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định: “Việc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù phải theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự và Điều 262 Bộ luật TTHS…” 4.3.2.1. Các trường hợp tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Người bị kết án đang chấp hành hình phạt nhưng có một lý do quy định ở trường hợp hoãn thi hành án phạt tù (Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự đã nêu ở mục 5.1.1 trên). Những trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã được người có quyền kháng nghị quyết định đình chỉ thi hành án đối với người bị kết án. 4.3.2.2. Thủ tục tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù không được tính vào thời gian chấp hành án. Người có quyền đề nghị đình chỉ thi hành án phạt tù có thể là Viện kiểm sát hoặc Ban giám thị trại giam, trại tạm giam, người có quyền quyết định là Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án. Việc tạm đình chỉ thi hành án để xét xử theo thủ tục giám độc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định. Trường hợp phạm nhân nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu thì Ban giám thị trại giam, trại tạm giam lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù rồi chuyển cho Toà án cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù xem xét, quyết định, không phải xin ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án phạt tù. 4.3.2.3. Quản lý người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: Điều 263 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phương, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phương, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Nếu trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. 4.3.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một chế định được quy định tại các Điều 58, 59 và Điều 76 Bộ luật hình sự, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta nhằm khuyến khích phạm nhân cải tạo tiến bộ để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình và tái hoà nhập cộng đồng. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân là hoạt động xét quyết định rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù so với mức án đã được Toà án ghi trong bản án, được áp dụng với phạm nhân đã chấp hành hình phạt tù ở trại giam được một thời hạn nhất định 4.3.3.1. Điều kiện xét giảm thời gian chấp hành hình phạt tù: Đã chấp hành án được 1/3 thời hạn tù đối với tù có thời hạn. Nếu bị phạt tù chung thân thì phải chấp hành án được 10 năm (phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01.7.2000), 12 năm (phạm tội sau 0 giờ 00 ngày 01.7.2000) và đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo, thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, nội quy trại giam. 4.3.3.2. Mức giảm: Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02.10.2007 của Hội đồng thậm phán Toà án nhân dân tối cao quy định, người bị phạt tù từ 30 năm trở xuống thì mỗi lần có thể giảm được từ 3 tháng đến 3 năm. Mỗi người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt tù là 1/2 hình phạt đã tuyên. Người bị chung thân lần đầu giảm xuống 20 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm (nếu phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01.7.2000) Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là 20 năm (nếu phạm tội sau 0 giờ 00 ngày 01.7.2000). Trường hợp đặc biệt: Đối với người bị kết án mà có lý do đáng được khoan hồng như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức giảm đã nêu trên (Đã quy định ở Điều 58, 59 Bộ luật hình sự). 4.3.3.2. Thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù: Ban giám thị trại giam lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho những người đang chấp hành bản án và báo cáo với Cục quản lý trại giam - Bộ Công an. Trong hồ sơ đề nghị phải có đơn xin xét giảm chấp hành hình phạt tù, phần sao quyết định hoặc bản án, nhận xét đề nghị của cơ quan thi hành án. Hồ sơ xét giảm được Ban giám thị trại chuyển cho Viện kiểm sát cấp tỉnh (hoặc Viện kiểm sát Quân sự cấp quân khu) để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ, đề xuất ý kiến của mình rồi chuyển cho Toà án nhân dân cấp tỉnh (hoặc Toà án Quân sự cấp quân khu) quyết định. Khi Toà án xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, một thành viên của Toà án trình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiên, Toà ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Đối với người đã được giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng thì Toà án chỉ xét giảm lần sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 thời hạn hình phạt tổng hợp đã tuyên hoặc 15 năm nếu là tù chung thân. 4.4. Thủ tục đối với phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù: 4.4.1. Trả tự do đối với phạm nhân: Khi người bị kết án tù đã chấp hành xong hình phạt thì đúng ngày đó Giám thị trại giam phải trả tự do cho họ. Thời gian chấp hành hình phạt tù là thời hạn đã được ghi trong bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Thời hạn chấp hành xong hình phạt tù là thời hạn cuối cùng của bản án hoặc quyết định của Toà án và cũng có thể là thời hạn được ghi trong lệnh ân xá, ân giảm của cơ quan có thẩm quyền. 4.4.2. Quy định của pháp luật khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù: Giám thị trại giam cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trại giam phải giao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho người chấp hành hình phạt tù để đưa về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ sẽ về cư trú. Theo quy chế trại giam, hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam thông báo trước (bằng văn bản hoặc cử cán bộ làm việc trực tiếp) về kết quả thi hành án, những hình phạt bổ sung phải được chấp hành (nếu có) và những thông tin cần thiết khác về phạm nhân cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị nơi phạm nhân trở về sinh sống để có điều kiện sắp xếp tạo lập cuộc sống bình thường của họ. Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc cơ quan, đơn vị cũ không tiếp nhận và bản thân họ cũng không có chỗ ở khác thì Giám thị liên hệ với Chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội… hoặc trại có thể tiếp nhận họ sống và lao động theo nguyện vọng. Người chấp hành xong hình phạt tù được cấp tiền tàu xe, tiền đi đường và một bộ quần áo thường (nếu người chấp hành xong hình phạt không có) để họ trở về nơi cư trú. Đồng thời họ nhận lại đầy đủ những đồ vật, tiền đã gửi lưu ký tại trại và tiền thưởng lao động trong thời gan chấp hành án (nếu có) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý trại giam (Cục V26) và thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc làm việc trong trường hợp người đó phải chấp hành hình phạt tiền, nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Toà án về hình sự. Trường hợp người nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù được lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh. 5. Một số chính sách chế độ của Nhà nước ta đối với người bị kết án tù: 5.1. Chính sách về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, khám chữa bệnh. 5.1.1. Quy định về ăn: (Điều 20 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 16 Nội quy, Quy chế trại giam) Tiêu chuẩn ăn tối thiểu của phạm nhân trong một tháng qui định như sau: 15 kg gạo, thịt 300 gam, cá 500 gam, đường 300 gam, nuối 800 gam, rau xanh 15 kg, nước chấm 1/2 lít, chất đốt 15 kg. Các ngày lễ tết phạm nhân được ăn thêm như: Tết nguyên đán được ăn thêm với số tiền không quá 5 lần tiêu chuẩn ngày thường; Tết dương lịch, quốc khánh 2/9, quốc tế 1/5 được ăn thêm với số tiền gấp 3 ngày thường; Phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại được ăn thêm 1,2 >2 lần so với định lượng chung. Phạm nhân ăn thêm từ tiền gửi đến và tiền thưởng do vượt chi tiêu, kế hoạch, tăng năng xuất lao động không được quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Con của nữ phạm nhân dưới 2 tuổi (nếu có) dược cấp tiêu chuẩn hàng tháng tương đương tiêu chuẩn ăn của người mẹ. Ngoài ra vào các ngày lễ, tết được ăn thêm bằng1/2 tiêu chuẩn của người mẹ, tết trung thu, ngày 1/6 được chi gấp 2 lần ngày thường. 5.1.2. Quy định về ở: (Điều 20 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 15 Quy chế trại giam). Trừ phạm nhân bị phạt giam ở buồng kỷ luật, các phạm nhân khác đều ở buồng tập thể, chỗ ở phải đảm bảo thoáng mát hợp vệ sinh và môi trường. Phạm nhân nằm giường tập thể bằng gỗ hoặc lát gạch, cách mặt đất ít nhất 40 cm và trong mọi trường hợp chỗ năm của phạm đảm bảo không dưới 2m2. Phạm nhân nữ có con dưới 2 năm tuổi ở chung được bố trí năm bằng ván sàn hay giường và rộng hơn 2m2. Mỗi buồng giam đều phải có khu vệ sinh riêng biệt, phải đảm bảo kín, hợp vệ sinh, trong trại giam nơi ở công cộng phải có khu vệ sinh luôn luôn đảm bảo sạch sẽ. Mỗi trại phải xây dựng một số buồng kỷ luật, buồng kỷ luật phải đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng và hợp vệ sinh. 5.1.3. Quy định về mặc của phạm nhân: (Điều 21 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 17 Quy chế trại giam). Mỗi năm phạm nhân được cấp 2 bộ quần áo bằng vải thường, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 1 đôi dép, 1 chiếu, 4 năm 1 màn, chăn. Đối với mùa rét phạm nhân được cấp áo ấm dùng trong 5 năm. Phạm nhân nữ có con nhỏ dưới 2 tuổi theo mẹ vào trại tiêu chuẩn mặc của trẻ: 1 năm được cấp 2 bộ quần áo, 2 khăn mặt trẻ em, 1 kg xà phòng giặt, 5 mét vải thường làm tả lót. Hàng tháng mỗi phạm nhân được cấp 0,2 kg xà phòng bột. Nữ phạm nhân được cấp mỗi năm 1 số tiền tương đương 12 kg gạo để mua sắm những thứ cần thiết cho về sinh phụ nữ. 5.1.4. Quy định về sinh hoạt của phạm nhân: Ngoài giờ lao động, học tập phạm nhân được vui chơi, giải trí, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nghe đài, đọc sách báo, xem truyền hình theo quy định của trại giạm. Mọi hoạt động của phạm nhân trong trại giam được tổ chức và tiến hành có giờ giấc. Phạm nhân phải nghiêm chỉnh cháp hành, trang phục, tác phong, lời nói cử chỉ phải đúng đắn theo qui định chung. Phạm nhân phải tự mình tham gia các hoạt động cá nhân và các hoạt động chung của trại giam. Nghiêm cấm phạm nhân buộc người khác phục vụ hoặc làm thay công việc của mình. Mỗi trại giam hoặc phân trại giam được thành lập 1 thư viện, câu lạc bộ, khu vực chơi giải trí, sân thể thao. Cứ 30 phạm nhân được cấp 1 tờ báo nhân dân, 1 tờ báo pháp luật. 5.1.5. Quy định về phòng chữa bệnh cho phạm nhân: (Điều 27 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 19, 20 Quy chế trại giam). Khi vào trại phạm nhân được khám sức khoẻ, phân loại sức khoẻ, lập sổ y bạ hoặc phiếu sức khoẻ để theo dõi. Trong thời gian ở trại giam phạm nhân được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm một lần. Phạm nhân ốm đau được khám và chữa bệnh ở bệnh xá của trại giam. Trường hợp mắc bệnh nặng phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh khác của Nhà nước thì Giám thị trại giam thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăn sóc, điều trị. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng người đang chấp hành hình phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì đề nghị của Giám thị trại giam, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù phải trưng cầu giám định pháp y. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt. Trường hợp phạm nhân bị thương tật do tai nạn lao động thì được thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định của Chính phủ. Đối với những phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS phải được tư vấn và phòng ngừa lan truyền bệnh. Mỗi trại giam được thành lập 1 bệnh xá để khám và điều trị cho phạm nhân. Phối hợp với Trung tâm y tế của địa phương nơi trại đóng xây dựng 1 số phòng khám, chữa bệnh dành riêng cho phạm nhân. Phạm nhân chết được mai táng phí 1 quan tài bằng gỗ thường, 1 bộ quần áo mới và 4 mét vải, hương hoa, nến, rượu, cần để làm vệ sinh khi khâm liệm. Bộ y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ tài chính tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho người đang chấp hành hình phạt tù; tổ chức các cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù mắ bệnh tâm thầm. Kinh phí để phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho người đang chấp hành hình phạt tù do ngân sách Nhà nước cấp. 5.2. Chính sách về lao động, học tập đối với phạm nhân: (Điều 22 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 21, 22, 23 Quy chế trại giam và Thông tư 07/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 07.6.2007). 5.2.1. Quy định về lao động: Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, phạm nhân phải lao động để cải tạo. Căn cứ vào sức khoẻ, lứa tuổi, giới tính, mức án, tính chất tội phạm, Giám thị trại giam bố trí công việc lao động từng người một cách thích hợp. Phạm nhân lao động 8 giờ trên ngày và được nghỉ các ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật theo quy định của pháp luật. Ngoài giờ lao động hàng ngày theo quy định, trại có thể tổ chức cho phạm nhân tự lao động cải thiện thêm cho bữa ăn theo nguyện vọng của cá nhân, nhưng phải tuân theo mọi nội quy, quy chế của trại giam. Trong trường hợp có công việc đột xuất. Giám thị có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ, nhưng không được quá 2 giờ trong một ngày ngày hoặc lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật nhưng không quá 8 giờ trong ngày. Thời gian phạm nhân làm thêm giờ hoặc lao động trong các ngày thứ 7, chủ nhật sẽ được nghỉ bù. Những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được miễn lao động nặng nhọc, độc hại theo danh mục quy định của pháp luật: Phạm nhân là nam từ 55 tuổi trở lên, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là nữ, phạm nhân có bệnh kinh niên, mãn tính được y tế của trại giam xác định. Những phạm nhân thuộc các trường hợp sau đây được nghỉ lao động: Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi đẻ theo quy định chung của Nhà nước; Phạm nhân ốm đau được y tế của trại giam xác định, phạm nhân đang nằm điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện; Phạm nhân có con nhỏ dưới 2 tuổi đang ở cùng trong trại giam bị ốm đau được y tế của trại xác định. Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, dạy nghề của người chấp hành hình phạt tù phải được thể hiện qua hệ thống tài vụ - kế toán của trại giam theo chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước. Kết quả lao động của người chấp hành hình phạt tù sau khi trừ chi phí hợp lý được sử dụng như sau: Đầu tư trở lại cho trại giam, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân 50%; Bổ sung vào quỹ phúc lợi của trại giam 15%; Bồi dưỡng thêm cho phạm nhân làm các công việc lao động nặng nhọc, thưởng cho phạm nhân có kết quả lao động vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng năng suất lao động 26%; Thưởng cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có thành tích trong việc tổ chức, quản lý có hiệu quả lao động, dạy nghề phạm nhân 7% và trích 2% nộp Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Phòng điều tra hình sự Quân khu (đối với các trại giam do Quân khu quản lý) để thưởng chung cho các trai giam và hổ trợ hoạt động quản lý lao động, dạy nghề hàng năm. 5.2.2. Quy định về học tập: (Điều 23 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 24 Quy chế trại giam). Phạm nhân được học tập văn hoá để xoá mù chữa, phạm nhân là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học. Việc học văn hoá của phạm nhân mỗi tuần học 3 buổi, mỗi buổi 4 giờ trong thời gian làm viêc. Phạm nhân được học tập về pháp luật, giáo dục công dân (mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi học 2 giờ). Phạm nhân được tham gia học tập chính trị, nghe phổ biến chính sách, thời sự Phạm nhân được học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của trại giam. Việc dạy nghề đối với người chưa thành niên là bắt buộc. Kinh phí đảm bảo cho việc học tập, học nghề của phạm nhân do Nhà nước cấp. 5.3. Chính sách về thăm gặp, nhận thư, quà: (Điều 25 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 26, 27 Quy chế trại giam). Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, người bị kết án được gửi, nhận thư, bưu kiện, bưu phẩm, gặp thân nhân, liên lạc bằng điện thoại với thân nhân và nhận quà theo quy định của chính phủ. Phạm nhân được thăm gặp thân nhân 1 tháng 1 lần tại nhà tiếp đón của trại giam. Mỗi lần gặp thân nhân không quá 1 giờ, trừ những lần Giám thị đồng ý thì lâu hơn, nhưng không quá 3 giờ và nhận quà không quá 7 kg. Ngoài ra, nếu phạm nhân có thành tích đặc biệt, có nhiều cố gắng trong lao động, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế trại giam thì được Giám thị trại giam xét cho phép gặp thân nhân (vợ, chồng) từ 24 – 48 giờ tại buồng riêng trong phạm vi nhà tiếp đón của trại. 5.4. Chính sách về khiếu tố, khiếu nại của phạm nhân: Phạm nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về quyết định và hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan thi hành pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi cố ý khiếu nại, tố cáo sai sự thật của mình. 5.5. Chính sách về khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân: 5.5.1. Quy định về khen thưởng: (Điều 30 Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Điều 31 Quy chế trại giam) Trong thời gian chấp hành hình phạt tù nếu phạm nhân thực sự ăn năn hối cải, chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, lao động vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch, lập công…Giám thị trại giam xét và quyết định khen thưởng theo các hình thức: Biểu dương; Thưởng tiền hoặc hiện vật; Tăng số lần và thời gian gặp gỡ thân nhân, tăng số lần và số lượng quà được nhận; Đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. 5.5.2. Quy định về kỷ luật: (Điều 31 Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Điều 32 Quy chế trại giam) Trong thời gian ở trại nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười, Giám thị trại giam xét và quyết định kỷ luật dưới hình thức sau: Cảnh cáo; Hạn chế số lần và lượng quà, thư được nhận, hạn chế số lần và thời gian gặp thân nhân; Bị giam tại buồng kỷ luật 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 15 ngày, phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật phải lao động trong khu vực rào vây do Giám thị quy định. Trong thời gian này nếu phạm nhân có tiến bộ sẽ được Giám thị quyết định giảm thời gian phạt giam tại buồng kỷ luật; Nếu họ vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì đề nghị truy tố. Phạm nhân phải bồi thường nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của phạm nhân khác. Các quyết định kỷ luật phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân. 5.6. Chính sách đặc xá tha tù trước thời giạn cho phạm nhân. Chính sách đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân là một chính sách nhân đạo lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý giam giữ, giáo dục người phạm tội. Chính vì vậy, Luật Đặc xá được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2008. Để luật đặc xá được thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn, hối cải, tích cực học tập, lao động, cải tạo để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, ngày 24 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/2008/CT-TTg hướng dẫn thi hành về vấn đề này. Đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân được tiến hành nhân dịp ngày lễ, tết hoặc khi có sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước. Từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã tiến hành đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân trên 30 lần đều vào các dịp kỷ niệm quốc khánh hoặc tết cổ truyền… phù hợp với tình hình chính trị xã hội. Chính sách đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân là chính sách nhân đạo lớn của Đảng và Nhà nước ta nhưng không phải được diễn ra một cách thường xuyên, đồng thời phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội trong từng giai đoạn. Nên việc qui định những điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng hưởng chính sách đặc xá tha tù trước thời hạn phụ thuộc vào tình hình chính trị xã hội trong từng giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong trại giam được hưởng chính sách đặc xá phải có các điều kiện: Về thời gian chấp hành bản án và trong thời gian chấp hành bản án đã chứng tỏ quyết tâm học tập, cải tạo tiến bộ. 6. Các quy định khác có liên quan đến chế độ giam giữ, giáo dục, lao động của phạm nhân tại trại giam. 6.1. Các quy định đối với Giám thị trại giam. Giám thị trại giam có trách nhiệm định kỳ thông báo tình hình chấp hành hình phạt của người đang chấp hành hình phạt tù cho thân nhân của người đó. Yêu cầu thân nhân của họ tham gia giáo dục người đang chấp hành hình phạt tù. Hai tháng trước khi người bị kết án tù hết thời hạn chấp hành hình phạt tại trại giam, Giám thị trại giam phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú để chính quyền địa phương phối hợp cùng các tổ chức kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe tai van de thi hanh an phat tu.doc