MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
I. Khái niệm kinh tế đối ngoại 2
1. Phân công lao động quốc tế 2
2. Lí thuyết về lợi thế tương đối của David Ricardo 2
3. Xu thế thị trường thế giới 3
3.1. Thương mại trong các ngành tăng lên rõ rệt: 3
3.2. Thương mại công nghệ phát triển nhanh chóng: 3
3.3. Thương mại phát triển theo hướng tập đoàn hoá kinh tế khu vực với các nhân tố sau chi phối: 4
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 6
I. vấn đề thực trạng kinh tế đối ngoại Việt Nam 6
1. Ngoại thương: 6
2. Đầu tư quốc tế: 7
3. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ 7
4. Chính sách tỷ giá hối đoái 8
5. phát triển các mối quan hệ với các trung tâm và các cường quốc kinh tế trên thế giới 9
5.1 Bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ 9
5.2 Ký kết hiệp định khung hợp tác kinh tế Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam 9
5.3 Thành công bước đầu trong liên kết kinh tế khu vực 10
6. Những thiếu sót trong kinh tế đối ngoại . 10
7. Những tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế 11
7.1 Độ mở của nến kinh tế nước ta tăng nhanh . 11
7.2 Tốc độ tăng trưởng GDP cao , thời kì 1996-2000 bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế khu vực và quốc tế nên tốc độ này giảm xuống nhưng vẫn được đánh giá là khả quan so với nhiều nước . 12
7.3 Thị trường nước ngoài không ngừng được mở rộng . 12
7.4 Thu hút một nguồn lớn FDI . 12
7.5 Thu hút ODA và xây dựng kết cấu hạ tầng 13
7.6. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đói nghèo giảm 14
8. Hạn chế của việc toàn cầu hoá tác động đối với hội nhập kinh tế của nền kinh tế thị trường nước ta. 15
9. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế 17
9.1. Năm thách thức cơ bản Việt Nam phải đối mặt: 17
9.2 Năm cơ đối với Việt Nam 18
10. Triển vọng mới trong việc phát triển kinh tế đối ngoại 19
II. Vấn đề giải pháp 21
1. Nhiệm vụ của kinh tế đối ngoại. 21
2. Đường lối kinh tế đối ngoại trong vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay 22
2.1. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế: 22
2.2. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực và chủ đông hội nhập kinh tế quốc tế nhằm và bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững. 23
3. Chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta trong việc mở rộngvà nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại . 24
3.1.Về nguyên tắc : 24
4. Về quan điểm 26
5. Về mục tiêu: 28
6. Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại: 29
6.1. Xuất nhập khẩu 29
6.2. Thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài " FDI" 30
6.3. Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 30
6.4. Vay thương mại 31
6.5. Phát triển các ngành dịch vụ thu ngoại tệ 31
7. Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế
đối ngoại.31
7.1. Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế, xã hội 31
7.2. Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại 31
7.3. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật 32
7.4. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế đối ngoại 32
7.5. Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại 33
LỜI KẾT 34
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề thực trạng và giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại của nước ta trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01, chiếm 45.7%. Theo nhận định của các chuyên gia thì đây là một tỷ lệ thấp không bình thường (ở Malaixia tỷ lệ này là 70%, Singapo là 80%), phản ánh tình trạng các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào môi trường kinh doanh trong nước và có thể còn do thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về nước cao (3%).
Về cơ cấu ngành: FDI vào Việt Nam thời gian đầu hướng nhiều vào ngành xây dựng và dịch vụ, thời gian sau gia tăng vào công nghiệp chế tạo (số dự án trong ngành này từ 26% thời kỳ 1988-1991 lên 66.5% thời kỳ 1996-2000 và 80.7% năm 2001 và về vốn đăng ký tương ứng là 22%, 31% và 76.4%) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào GDP tăng từ 6.3% (năm 1995) lên 13.3% (năm 2000)
Bảng 3: Lượng FDI đăng ký và thực hiện
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1988 - 1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Đăng ký
1582
1275
2027
2589
3746
6607
8640
4649
3897
1567
1987
2736
Thực hiện
-
478
542
1097
2213
2761
2837
3032
2189
1933
2100
2300
Tỷ lệ thực hiện/đăng ký (%)
-
37,5
26,7
42,5
59
41,8
32,9
66,3
56,1
123,3
105,6
94,4
7.5 Thu hút ODA và xây dựng kết cấu hạ tầng
Nhìn chung ODA tăng đều từ năm 1993 đến năm 1999, năm 2000 và năm 2001 có giảm nhưng vẫn tương đương mức năm 1997. Tỷ lệ giải ngân so với vốn cam kết có xu hướng tăng lên từ 22,2% (năm 1993) lên 72.6% (năm 2001). Tính đến tháng 12-2001 Việt Nam có quan hệ hợp tác với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi chính phủ (NGO) trong đó Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB) và Nhật Bản là những nhà tài trợ dành số ODA lớn cho Việt Nam. Năm 1999 trong tổng giá trị ODA theo các hiệp định dã được ký kết với nước ta Nhật Bản chiếm 38.77%, WB 20.8% và ADB 10.34%, các đối tác khác 30%. Phần lớn ODA đã Sử dụng vào phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, trong đó năng lượng điện chiếm 26%, giao thông vận tải 27,8%, tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế 10%, nông nghiệp 14,3%, cấp thoát nước 7%, lĩnh vực xã hội (y tế, dân số, giáo dục và đào tạo…) 6,8% các ngành khác 7,2%.
Bảng 4: Lượng ODA cam kết và giải ngân
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Cam kết
1810
1940
2260
2430
2400
2700
2800
2400
2356
Giải ngân
413
725
737
900
1000
1242
1350
1650
1711
Tỷ lệ giải ngân/cam kết (%)
22,2
37,3
32,6
37
41,6
46
48,2
68,7
72,6
7.6. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đói nghèo giảm
Bảng 5: GDP thực tế bình quân đầu người và tính theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP năm 1999) và chỉ số HDI của Việt Nam
Năm
1995
1997
1999
2001
GDP/ người theo PPP năm 1999 (USD)
1010
1208
1630
1860
Chỉ số K
0,38
0,42
0,47
0,49
Xếp hạng
151/156
147/160
133/174
120/162
Chỉ số HDI
0,539
0,557
0,644
0,682
Xếp hạng
120/160
121/160
110/174
101/162
Việc chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế không những tác động vào tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, giảm đói nghèo
Theo bảng 5 trên đây, tuy GDP bình quân đầu người của nước ta còn rất thấp, vẫn thuộc loại nước nghèo nhất thế giới nhưng thứ hạng HDI lại cao hơn thứ hạng GDP nhiều. Điều đó chứng tỏ đời sống của nhân dân đựơc cải thiện nhanh hơn mức tăng trưởng GDP và đói nghèo giảm.
Bảng 6: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP )%)
Năm
Tổng số
Nông, lâm, thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1995
100
27,18
28,76
44,16
1996
100
27,76
29,73
42,51
1997
100
25,77
32,08
42,15
1998
100
24,78
32,49
41,73
1999
100
25,43
34,49
40,08
2000
100
24,53
36,73
38,74
2001 (sơ bộ)
100
23,62
37,83
38,5
8. Hạn chế của việc toàn cầu hoá tác động đối với hội nhập kinh tế của nền kinh tế thị trường nước ta.
Một là, tác động nói trên chủ yếu hướng vào những ngành và lĩnh vực định hướng xuất khẩu, đối với phần còn lại của nền kinh tế quốc dân chưa rõ nét, thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất chậm.
Qua bảng 6 trên có thể thấy tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp trong GDP của nước ta giảm rất chậm( từ 27,18% năm 1995 xuống 23,62% năm 2001, tức là chỉ giảm 3,5% sau 6 năm); chỉ tiêu này trong dịch vụ không những không tăng mà lại giảm từ 44,16% năm 1995 xuống 38,55% năm 2001, còn trong công nghiệp và xây dựng chỉ tăng trên 9% trong cùng kỳ.
Xét cơ cấu lao động xã hội trong các ngành kinh tế càng kém sáng sủa hơn.Lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản từ 71,2% năm 1995 giảm xuống còn 68,2% năm 2000, lao động trong nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước và xây dựng tương ứng tăng từ 11,4% lên 12,1% và lao động trong các ngành dịch vụ từ 17,4% lên 19,7% (tính theo Niên giám Thống kê 2001, tr41). Như vậy là chuyển biến quá chậm.
Hai là, thị trường nước nước ngoài chủ yếu là Châu á mà cơ hội hỗ trợ cho nhau giữa Việt Nam với các nước Châu á là tương đối thấp. Theo số liệu thống kê, giá trị xuất khẩu của nước ta với 46 nước và giá trị nhập khẩu với 41 nước năm 2000 ( chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch ) thì châu á chiếm 60% xuất khẩu và 83.3% nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Nhật Bản chiếm 18.7% xuất khẩu và 15.3% nhập khẩu; tiếp đến là Châu âu chiếm gần 24% xuất khẩu, 11.3% nhập khẩu, riêng EU là 20.7% và 8.7%; tương ứng châu Đại Dương trên 9% xuất khẩu và 3% nhập khẩu, trong đó Mỹ chiếm 5.3% xuất khẩu và 2.4% nhập khẩu. Còn châu Phi hầu như không đáng kể. Theo nhậu định của một số chuyên gia của WB thì cơ hội hỗ trợ cho nhau giữa Việt Nam và các nước châu á tương đối thấp nên triển vọng tăng kim ngạch xuất khẩu với các nước này không lớn. Nhưng Việt Nam lại có mức độ tương thích cao trong buôn bán với Mỹ và EU, đặc biệt là xuất khẩu quy mô vừa và nhỏ.
Việc phân phối vốn đầu tư nước ngoài theo các vùng trong nước cũng mất cân đối, các dự án tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ ( chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu) và đồng bằng Sông Hồng (xung quanh Hà Nội). Trong tổng số dự án đăng ký từ 1998-2001 thì 62.65 ở Đông Nam Bộ, 19.8% ở đồng bằng sông Hồng. Con số tương ứng về vốn đăng ký ở hai vùng trên là 53.1% và 25.9%. Việc các nhà đầu tư chưa chuyển đến các vùng sâu, xa một mặt do kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải,kém phát triển , mặt khác do thiếu những chính sách khuyến khích thoả đáng.
Ba là, hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của hàng hoá của nước ta còn thấp .Qua bảng ba và bảng bốn ở trên có thể tháy FDI thực hiệ giảm không nhiều, còn lượng ODA giải ngân tăng đều, nhưng tốc độ tăng GDP lại giảm khi hệ số ICOR tăng nhanh, điều đó chứng tở hiệu quả đầu tư thấp.
Theo dự tính của trung tâm kinh tế quốc tế (CIE) và WB thì tăng trưởng năng suất tổng hợp của Việt Nam đáng lẽ phải tăng lên hơn trước để bù lại sự giảm sút FDI thì lại chậm lại vaò nửa cuối những năm 90. Giai đoạn 1990-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân của năng suất tổng hợp là 2% , nhưng xét cả giai đoạn từ 1990 –2000 thì chỉ tiêu này là 1.1% .Mặt khác hệ số ICOR tăng đòi hỏi phải tăng vốn đầu tư mà FDI lại giảm . Sở dĩ hệ số ICOR thấp trong những năm đầu đổi mới là do cơ chế mới đã giãi phóng được những tiềm năng bị kìm hãm bởi cơ chế cũ , đồng thời một số công trình được xây dựng từ thời bao cấp ( như thuỷ điện Hoà Bình , nhiệt điện Phả Lại …) được đưa vào sử dụng . hơn nữa hồi đó chủ yếu phát triển những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ có hàm lượng lao động cao .
Việc sử dụng ODA cũng chưa cao, chưa định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ, nên đang gặp khó khăn trong thu hồi vốn để trả nợ; công tác quản lý sau dự án bị buông lỏng ; trình độ cán bộ quản lý các dự án ODA chưa đáp ứng yêu cầu; việc phân bổ ODA còn dàn trải; một số công trình chất lượng kém (dự án xây dựng nhà máy nước Cao Đỉnh (Hà Nội), đập ngăn mặn Hiền Lương (Quảng Ngãi)).
Cũng do hiệu qủa đầu tư thấp nên năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường trong và ngoài nước rất hạn chế. Theo Montague Lord thì năm 2001, diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 60 trong 75 nước, mặc dù Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu vào loại cao nhất thế giới trong những năm 90, chủ yếu là do xuất khẩu những mặt hàng thô, đòi hỏi lao động ít kỹ năng.
Để tận dụng ngoại lực, hát huy cao độ nội lực, tranh thủ tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế nhằm phát triển nhanh, bền vững, trong thời gian tới cần phải ban hành những chính sách khuyến khích hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực mà chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 5 năm và 10 năm ưu tiên; điều chỉnh phương hướng thị trường và khắc phục những nhược điểm để nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường trong và ngoài nước.
9. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế
9.1. Năm thách thức cơ bản Việt Nam phải đối mặt:
Thứ nhất, tiềm lực vật chất của Việt Nam còn yếu, nguồn nhân lực nói chung có trình độ thấp và có kỹ năng không cao, điều này khiến cho việc tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế nhiều bất cập.Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiép nhận công nghệ yếu, khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp nhận các nguồn lực có sẵn từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành “bãi rác” của công nghệ lạc hậu.
Thứ hai, sức cạnh tranh đặc biệt là của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam quá thấp, do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiêù nước đang phát triển cùng chọn chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở cửa thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài nếu các doanh nghiệp trong nước không bám giữ được.
Thứ ba, do tri thức và trình độ kinh doanh của dân ta còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm; từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong khu vực cho thấy nguy cơ lệ thuộc vào các tổ chức tài chính nước ngoài và quốc tế là một thực tế.
Thứ tư, hệ thống thông tin- viễn thông toàn cầu hoá với tư cách là một thứ quyền lực siêu hạngđang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hoá và xã hội, theo hướng làm rối loạn , làm lợi cho các thế lực bên ngoài. Vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy hại có thể gây ra.
Thứ năm, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh, có thể chứa đựng những những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức épbuộc Việt Nam phải thay đổi những vấn đề có tính nguyên tắc như định hướng, mục tiêu, mục đích phát triển. Ví dụ, mục đích chính của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận, còn đối với Việt Nam thì vấn đề có lợi nhuận vẫn chưa đủ, mà mục đích chính phải là vì “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Trong rất nhiều trường hợp, quan hệ kinh tế đã giúp tạo ra lợi nhuận, nhưng không công bằng, một số tầng lớp dân cư được hưởng lợi nhưng lại làm cho nước nhà nghèo đi.
9.2 Năm cơ đối với Việt Nam
Thứ nhất, với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng, Việt Nam chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập. Đường lối ở tầm vĩ mô về xu thế không thể tránh khỏi đối với sự phát triển của quá trình tham gia toàn cầu hoá thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Từ nhận thức này, trong những năm qua Việt Nam đã cóbước chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Các chính sách này đều theo hướng tự do hoá, tất nhiên ở các tầng lớp khác nhau phụ thuộc vào thực lực cụ thể của mỗi lĩnh vực.
Thứ hai, tham gia toàn cầu hoá chính là nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế để khai thác các tiềm năng nước nhà, phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thien nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Với nguồn tài nguyên phong phú không chỉ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến mà còn là sức thu hút đối với các công ty nước ngoài.Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, Việt Nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Thứ ba, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học- công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội nhưng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao động. Hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nguồn lực của nước ta khai thông, giao lưu với thế giới ben ngoài. Việt Nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới rất cần thiết. Như vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và quá trình hội nhập đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hoà bình, chính trị- xã hội ổn định. Đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại. Chính trị- xã hội ổn định là bộ lọc quan trọng trong quá trình giao lưu hội nhập, hơn nữa nó đảm bảo vai trò định hướng trong hội nhập quốc tế .
Thứ năm, mặc dù kinh tế của Việt Nam chưa phát triển nhưng nước ta hội nhập không phải với hai bàn tay trắng, ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự ổn định chính trị- xã hội, Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm nhất định sau hơn 17 năm đổi mới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với mở cửa thu hút vốn nước ngoài , gia tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã mạnh dạn tham gia đầu tư ra nước ngoài, kể cả những nước phát triển như Nhật Bản. Tính đến năm 2001, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 64 dự án đầu tư ra nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thương mại dịch vụ và xây dựng…. Đồng thời trong những năm 90 Việt Nam đã ký các hợp đồng đưa 7 vạn lao động ra nước ngoài làm việc. Theo những con số của vụ quản lý dự án Bộ kế hoạch và đầu tư, riêng trong khu vực có FDI đã thu hút 285.7 nghìn lao động tính đến tháng 8/1999.
Đối với WB, hiện tại Việt Nam là thành viên chính thức của một số tổ chức thuộc WB, đó là Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD), hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) và công ty bảo hiểm đầu tư đa biên (MIGA). Cùng với WB, Việt Nam cũng có quan hệ hợp tác với IMF.Năm 1976 Việt Nam tiếp tục được hưởng quy chế thành viên với cổ phần lúc đó là 0.12% tổng số vốn của IMF với 314 triệu USD. Trong quan hệ với IMF cũng như với WB, Việt Nam đã luôn giữ quan hệ hợp tác và đấu tranh. Bởi lẽ trên thực tế WB và IMF chịu sự chi phối của Mỹ, vì vậy trong những thoả thuận luôn ẩn chứa ý đồ của nước ngoài. Đây là lĩnh vực hợp tác đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt của Việt Nam để vừa đạt được hiệu quả kinh tế mà lại đảm bảo được chủ quyền an ninh quốc gia.
10. Triển vọng mới trong việc phát triển kinh tế đối ngoại
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích luỹ được một số kinh nghiệm cũng như những thành tựu hữu ích cho công cuộc phát triển kinh tế ở những giai đoạn tiếp theo. Có thể nói, bước vào kế hoạch 5 năm 1996- 2000, Việt Nam thực sự có thể đẩy nhanh sự nghiệp phát triển đất nước.Với chính sách ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” hoạt động đối ngoại của nước ta ngày càng đa dạng và đang đi vào chiều sâu ( quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước ở mọi châu lục, ký gần 600 hiệp nghị các loại). Vững tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhận thức được quá trình liên kết khu vực và quốc tế hoá là một tất yếu của thời đại, Việt Nam đang tiếp tục cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế tạo mọi thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Với việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, mặc dù chưa có quy chế tối huệ quốc và hiệp định thương mại chính thức, năm 1996 Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ trị giá 300 triệu USD. Những năm tới số lượng sẽ còn lớn hơn nhiều vì Mỹ là thị trường có sức mua khổng lồ, nhu cầu đa dạng. Ngược lại, chính Việt Nam cũng trở thành một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Mỹ ( theo sự xếp loại của Phòng Thương mại Mỹ). Một hiệp định thương mại toàn diện Việt- Mỹ bao gồm cả quy chế tối huệ quốc đang được hoàn tất để ký kết mở ra một bước nhảy vọt mới trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Với hiệp định khung đã ký với EU, chắc chắn các công ty châu Âu sẽ đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, viện trợ ODA của châu Âu cho Việt Nam sẽ tăng và giải ngân nhanh hơn. Châu Âu cũng sẽ dành thêm những ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam để thông qua Việt Nam có được vị trí của họ tại ASEAN và châu á. Việt Nam cũng được các nước ASEAN nhất trí giao cho làm nước điều phối quan hệ ASEAN- Liên bang Nga, Niu Dilân, Papua, Niu Ghinê. Điều dó tạo cho Việt Nam những thuận lợi để điều chỉnh quan hệ với Liên bang Nga( nước chủ nợ chính của Việt Nam ) trong các quan hệ kinh tế cũng như sự ủng hộ của các nươcs khác. Tham gia ASEAN, điều đó sẽ tạo thêm sức thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam , học tập những kinh nghiệm phát triển tương đối thành công của các nước ASEAN trong máy thập niên vừa qua . sự phát triển của kinh tế Việt Nam tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà tài trợ quốc tế . Nhiều nước đã chính thức tăng số lượng ODA cho Việt Nam . Ngân hàng thế giới , ngân hàng phát triển châu á cam kết cung cấp vốn ưu đãi cho Việt Nam với quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD/năm trong giai đoạn tới năm 2000 . Với mục tiêu vào năm 2020 đưa nước ta đạt mức có trình độ phát triển trung bình của thế giới , nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại hết sức nặng nề như :
-Tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 28% / năm , tăng tỉ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến , giảm tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế.
-Nhập khẩu chủ yếu tập trung vào nguyên , vật liệu , cacccs loại thiết bị công nghệ . từng bước thay thế nhập khẩu những hàng trong nước sản xuất có hiệu quả . Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 24% .
-thu hút và sử dụng có hiệu quả khoảng 7 tỉ USD từ nguồn tài trợ phát triển chíh thức và 13 –15 tỉ USD từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài .
-Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế .
II. Vấn đề giải pháp
1. Nhiệm vụ của kinh tế đối ngoại.
Thực hiện nghị quyết đại hội VIII. Mở rộng và năng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 1996 – 2000 và chuẩn bị cho sự phát triển vào đầu thế kỷ XXI theo các nguyên tắc độc lập tự chủ, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; kết hợp chặt chẽ kinh tế đối ngoại, quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Phát triển kinh tế đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất vad xây dựng quan hệ sản xuất mới; tranh thủ ngày càng nhiều vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài và từng bước đầu tư ra nướcc ngoài góp phần tích cực làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế.
Đa phương hoá, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại nhưng có trọng tâm, trọng điểm, khái thác li thế so sánh của ta và tận dụng xu thế phát triển của thế giớo và khu vực, tạo được nhiều thị trường ổn định, chú trọng những thị trơừng lớn.
Khai thác các tiền năng, phát huy các nguồn lực bên trong của cả nước cũng như mỗi đại phương, nghành, đơn vị để phát triển kinh tế đối ngoại một cách đồng bộ , hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời coi trọng đúng mức thị trường trong nước, đáp ứng tốt yêu cầu của nhân dân đối với ngững mặt hàng thiết yếu.
Tạo được sự tín nhiệm của các nước trong giao lưu kinh tế đối với nước ta. Tích cực và chủ động hợp tác quốc tế, tham gia các diễn đàn quốc tếa và các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, vừa theo thông lệ và luật pháp quốc tế vừa bảo vệ lợi ích của nước ta.
Kimh tế đối ngoại hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý và điều hành thống nhất của nhà nước, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước là chủ lực.
Xây dựng, giáo dục, đào yạo và đào tạo lại một đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức phẩm chất tốt, có trình độ cao về cuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới.
2. Đường lối kinh tế đối ngoại trong vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay
2.1. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:
Quan điểm này xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn và : thời đại ngày nay đang diễn ra cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá kinh tế. Những nguồn lực bên ngoài bao gồm nhiều mặt:
Một là các nguốn vốn. Cũng như nhiều nước đang phát triển và kém phát triển khác, ở nước ta do năng suất lao động thấp, giá trị thặng dư và sản phẩm thặng dư làm ra ít, trong khi yêu cầu bảo đảm từng bước việc cải thiện dời sống của ccác tầng lớp nhân dân đặt ra cấp bách, nên mặc dù có hết sức tiết kiệm thì khẳ năng tích luỹ vốn để đầu tư phát triển cũng rất hạn hẹp. Bởi vậy nhu cầu vốn dầu tư cho phát triển là rất lớn, tự các nước đang phát triển, kém phát triển không thể đáp ứng được khi theo đuổi mục tiêu đạt tốc đọ tăng trưởng kinh tế cao. Song những thiếu hụt về vốn đầu tư ở các nước này có thể bù đắp được bằng việc thu hút, tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài. Việc tranh thủ cá nguồn vốn bên ngoài có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); vốn đàu tư gián tiếp ( bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các công ty, của chính phủ bán cho người nước ngoài ), qua khai thác nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tín dụng ưu đãi của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB).
Hai là nguồn lực về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Là nước kinh tế kém phát triển, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam lạc hậu hơn trình độ trung bình của thế giới từ 10-20 năm. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Chỉ có tranh thủ các thành tựu khoa học công nghệ mới, tiên tiến từ bên ngoài và kinh nghiệm quản lý đi kèm với nó, kết hợp vừa phát triển tuần tự, vừa nhảy vọt, đi tắt, đón đầu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở một số khâu, một số lĩnh vực có khả năng và điều kiện thì chúnh ta mới có thể phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước kinh tế phát triển. Việc tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản ký của nước ngoài có thể thực hiện thông qua nhiều con đường như: thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu máy móc thiết bị, sử dụng các công nghệ sản xuất và các phương pháp quản lý tiên tiến để sản xuất kinh doanh ở nước ta); thông qua việc cho phép các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu, thực hiện các dự án hoặc làm tư vấn cho các dự án xây dựng trong nước; thông qua việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, các dây truyền công nghệ bằng các nguồn vốn vay và viên trợ của nước ngoài bằng các hợp đồng mua công nghệ, truyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh…
Ba là mở rộng thị trường xuất khẩu. Để phát triển các nước kém phát triển phải phá vỡ được “ cái vòng luẩn quẩn”: do kinh tế kém phát triển nên thu nhập và tiêu dùng của người dân thấp, làm chothị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp, điều này là yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế. Việc thâm nhập được vào thị trường nước ngoài sẽ là điểm đột phá để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và các quan hệ kinh tế quốc tế khác hiện nay tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện được định hướng phát triển này và đòi hỏi chúng ta phải biết tận dụng, tranh thủ.
Bốn là chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực. Những năm vừa qua, Việt Nam không chỉ mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế qua cácc hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, các quan hệ tài chính mà còn trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu như IMF, WB, ASEAN, APEC, đang đàm phán gia nhập WTO… tức là đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, mặc dừ mới chỉ là những bước đi đầu tiên
2.2. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực và chủ đông hội nhập kinh tế quốc tế nhằm và bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững.
Một nền kinh tế được coi là phát triển nhanh trước hết phải có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Việc đạt được tốc tộ phát triển kinh tế cao, hơn nữa còn phải duy trì được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong một thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50848.doc