Đề tài Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Trong tình trạng nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm hại cả ở thị trường trong nước và nước ngoài như hiện nay, một số doanh nghiệp đã kiên quyết theo kiện để bảo vệ thương hiệu của mình. Ở trong nước thì có các doanh nghiệp như Đồng Khánh, Vifon Ace-Cook, Việt Tiến, Quân Tám. Ngay cả việc theo kiện ở nước ngoài nhiều khó khăn và tốn kém nhưng một số doanh nghiệp vẫn không chùn bước. Vifon đã phải mất hơn một năm và chi phí gần 10.000 USD để lấy lại thương hiệu ở Mỹ. Vinamilk cũng đã mất khoảng 20.000 USD mới đòi lại được nhãn hiệu của mình. Công ty Cầu Tre cũng bắt đầu nộp đơn kiện để lấy lại thương hiệu của mình tại Singapore, Malaysia. Chỉ mới bước một của việc kiện đã tốn 7.000 USD mà chưa biết được hay không. Nhưng công ty quyết tâm lấy laị thương hiệu trên hai thị trường này nhằm phát triển không chỉ đối với trà và hàng nông sản mà còn các mặt hàng thuỷ sản nữa.

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị xâm phạm thương hiệu ở nước ngoài, các cơ quan chức năng cũng đã có những việc làm rất thiết thực. Trước hết là việc khẳng định nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường (Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện tụng ở nước ngoài. Hầu hết các nước chưa công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường nên áp dụng các luật rất bất lơị cho chúng ta). Ví dụ trong vụ cá tra, cá basa bị kiện không được mang tên Catfish và bán phá giá ở Mỹ, Bộ Thuỷ sản Việt Nam chính thức đề nghị Bộ Thương mại Mỹ tổ chức cuộc điều trần công khai về nền kinh tế của Việt Nam vào cuối tháng 10/2002. Ngày 24/5, Bộ Thuỷ sản đã tổ chức “Hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, cá basa” để nhận định diễn biến tình hình, đề ra các giải pháp để chiến thắng trong các vụ kiện. Rõ ràng các cơ quan chức năng đã sát cánh cùng các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Trong tương lai không xa rất có thể Nhà nước còn hỗ trợ cả kinh phí cho các doanh nghiệp để theo kiện và để quảng bá thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài. Không dừng ở đó các cơ quan chức năng còn tích cực phổ biến pháp luật về thương hiệu, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về thương hiệu để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, khuyến khích, đốc thúc các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh đã có văn bản gửi tới các sở thương mại tỉnh thành, hiệp hội ngành hàng lưu ý việc tăng cường phổ biến tới các doanh nghiệp văn bản pháp luật liên quan đến bảo hộ hàng hoá nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài. Từ năm ngoái đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục tổ chức các buổi huấn luyện nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, các địa phương về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thậm chí gần đây đã gửi công văn xuống từng doanh nghiệp yêu cầu thực hiện, trong đó ghi rõ nếu có khúc mắc gì xin liên lạc trực tiếp với Vụ. Bộ cũng đã đưa ra mục tiêu các doanh nghiệp mạnh của Bộ sẽ phải đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Và dù đang tất bật theo dõi từng giờ của tình hình bão lụt (20/8), Bộ vẫn triệu tập khẩn cấp các doanh nghiệp sản xuất nông lâm sản từ Nam ra Bắc về Hà Nội để bàn chuyện “Đặt tên cho hàng nông sản”. Bộ đã nhận định thấu đáo rằng: ”Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém việc đối phó với thiên tai, lụt lội. Nếu để đến khi hàng xuất khẩu nông sản của chúng ta bị mất thế đứng hoàn toàn trên thị trường quốc tế do không có nhãn hiệu mới lo thì chẳng khác nào để nước lũ tràn ướt hết chân rồi mới nhảy”. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích của việc đăng ký thương hiệu sản phẩm không những ở trong nước mà còn tại thị trường nước ngoài, vừa qua VCCI đã phối hợp với Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh doanh với thị trường EU : Phát triển sản phẩm và thương hiệu cho hàng nông sản và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam”. Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và báo Sài Gòn tiếp thị xây dựng chương trình: “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu”. Chương trình này nhằm khảo sát thực trạng và chuyển giao năng lực xây dựng, quản lý thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất đáng chú ý là chương trình: “1000 nhãn hiệu hàng hoá cho các doanh nghiệp từ nay đến 2005”. Bộ Khoa học công nghệ môi trường sẽ tập huấn cho một nhóm cộng tác viên về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để giúp các doanh nghiệp triển khai thủ tục. Chương trình cũng tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài. Hội thảo : “Sở hữu trí tuệ và cạnh tranh quốc tế” cũng được tổ chức nhằm cung cấp thông tin về vai trò SHCN và quyền tác giả trong chương trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ, sở hữu trí tuệ và hội nhập, xây dựng giá trị thương hiệu trong kinh doanh. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng tổ chức các hội chợ , hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội trợ quốc tê để quảng bá, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam... Bộ Tài chính vừa có thông tư xác lập quỹ dành cho công tác xúc tiến thương mại hàng năm được ấn định bằng 0,25% kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu thô) của cả nước. Theo tính toán của một chuyên gia, tỷ lệ này hiện nay tương đương với khoảng 30 triệu USD. Thông tư của Bộ Tài chính cũng đề ra các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm được hỗ trợ, bao gồm: thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn xuất khẩu,...quảng bá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng. Các cơ quan ngôn luận, báo chí cũng đã tích cực góp phần trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Một số báo có ý thức bảo vệ thương hiệu Việt Nam như Sài Gòn tiếp thị, báo Đại đoàn kết đã liên tục tổ chức và triển lãm rất công phu hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhiều tờ báo có những bài khen chê xác đáng về các loại hàng hoá trên thị trường. Báo chí cũng đã mạnh mẽ lên án vạch trần nạn ăn cắp thương hiệu, cảnh báo doanh nghiệp về các nguy cơ và đăng tải các bài hướng dẫn đăng ký SHTT trong nước và quốc tế để bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Luật báo chí được bổ sung điều khoản mới:”Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức cá nhân tung thông tin gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự”. Đây là điều khoản rất cần thiết để bảo vệ các thương hiệu còn non trẻ của Việt Nam, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ngăn chặn việc lợi dụng báo chí để cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra không ít trong thời gian qua. II Những vấn đề tồn tại 1.Trong nước: Về phía các doanh nghiệp. 1.1.1 Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, đầu tư tương xứng cho việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu. Tuy rằng trong những năm gần đây, hàng hoá Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực cả về chất và lượng nhưng ngay trên thị trường trong nước, chúng ta chưa có những thương hiệu đủ mạnh để có thể cạnh tranh ngang ngửa với các tên tuổi nước ngoài trên thị trường. Và kết quả tất yếu là thương hiệu Việt Nam rất ít được người tiêu dùng biết tới. Cuộc điều tra người tiêu dùng trong sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có tới 94% người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu khi mua hàng, nhưng chỉ có 26% kể được 3 thương hiệu Việt Nam, còn lại đa số họ nhớ thương hiệu nước ngoài (Báo Sài Gòn tiếp thị số 48 ngày 6-13.12.2220). Chính vì vậy, cùng một sản phẩm không hơn kém nhau về chất lượng và có khi những sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện trước từ rất lâu, nhưng do nhận biết của người tiêu dùng với tên tuổi của sản phẩm, của doanh nghiệp Việt Nam ít hơn nên thị phần của các sản phẩm Việt Nam nhỏ hơn. Từ đó nhiều sản phẩm cứ phải loanh quanh ở một thị trường nhất định, phải chấp nhận bán giá rẻ hơn đối thủ...Đây là sự thua thiệt, yếu kém không chỉ ở thị trường trong nước mà đặc biệt ở thị trường nước ngoài. Nguyên nhân của thực tế trên là do đặc điểm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là chỉ biết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách thụ động, chưa quan tâm đến việc tìm hiểu thị hiếu, điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng một chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu một cách bài bản nhằm tìm một chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường. Hay nói tóm lại là chưa có những đầu tư tương xứng cho việc xây dựng thương hiệu, điều đáng nói là đa số các doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu, chưa có nhiều những kiến thức về xây dựng thương hiệu. Quả vậy, có quá nhiều lỗ hổng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (loại hình doanh nghiệp chủ yếu ở nước ta). Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xây dựng được thương hiệu vững chắc, sản phẩm của họ bị đánh đồng với các sản phẩm cùng loại. Đó là các thiệt thòi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu, nhất là khi họ ở những nơi thiếu điều kiện thông tin. Trước đây họ nghĩ cứ bán hàng cho tốt rồi minh chứng sau nhưng khi tham gia những cuộc toạ đàm về xây dựng và quảng bá thương hiệu, họ tỏ ra bất ngờ khi được các chuyên gia phân tích rõ mối quan hệ giữa thương hiệu và nhãn hiệu, những giá trị mang lại của thương hiệu ngoài kinh doanh, sản xuất. Không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng có nhiều bỡ ngỡ, thiếu tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về xây dựng và quảng bá thương hiệu (điều mà các công ty nước ngoài coi là không thể thiếu) vì vậy mà công việc quan trọng này còn được thực hiện một cách chắp vá, tạm bợ. Các doanh nghiệp cũng không nắm được các quy định của pháp luật về vấn đề thương hiệu, chưa có luật sư riêng. Dù doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tốt hơn cho thương hiệu nhưng trong thực tế con số trên vẫn còn rất nhỏ. Kết quả một vài khảo sát sơ bộ cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đầu tư ở mức dưới 3% (trên tổng doanh số) cho công tác phát triển thương hiệu so với 7-10% của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Trong một số trường hợp, các công ty đa quốc gia có thể đầu tư lên tới 25% hoặc 30% doanh số trong giai đoạn đầu giới thiệu sản phẩm và thương hiệu mới để chiếm lĩnh một độ nhận biết cao. Một cách khái quát, chi phí cho một chiến dịch quảng cáo ngắn trên các trọng điểm trên toàn quốc gồm quảng cáo truyền hình, báo chí và các khuyến mãi cho các thương hiệu Việt Nam quên thuộc hiện nay chỉ khoảng 1 đến 2 tỉ đồng trong vòng 3 tháng. Với các công ty đa quốc gia, con số trên thường gấp đôi hoặc hơn nữa. Những bất cập này dẫn đến rất thiệt thòi và nguy cơ cho doanh nghiệp như thực tế đã minh chứng trong thời gian vừa qua. Việc thờ ơ với vấn đề thương hiệu thể hiện ngay ở việc đặt tên một cách tuỳ tiện cho doanh nghiệp, cho sản phẩm. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi mới thành lập đã không hiểu được rằng, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại và có vai trò rất quan trọng trong việc khuyếch trương sản phẩm và phải bao hàm đầy đủ ý nghĩa, chức năng nhận biết, phân loại lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Vì thế, không ít chủ doanh nghiệp đăng ký tên chỉ theo cảm hứng, sở thích cá nhân hoặc nhái tên các hãng nổi tiếng trên thế giới, thậm chí chạy theo mốt đặt tên doanh nghiệp bắt đầu bằng những chữ cái không có trong tiếng Việt như J, F, W... Điều này có thể ảnh hưởng không ít đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. Ngay cả những công ty đã hoạt động lâu năm, sản phẩm có danh tiếng cũng không ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký tên thương mại nên khi xuất hiện một đối thủ khác có cái tên giống hệt họ cũng chẳng biết làm gì. Nói đơn giản như ở Hà Nội có một con phố nhỏ có tới 7-8 tiệm ốc Ông Già. Tiệm ốc xuất hiện đầu tiên cực chẳng đã đành phải thêm vào biển hiệu của mình cái tên Ông Gìa chính hiệu. Còn ở Đà Nẵng, khi nhà hàng Cây Bàng đã nổi tiếng lập tức có một nhà hàng với cái tên hệt như vậy xuất hiện để cạnh tranh. Theo ông Phạm Đình Chướng-cục trưởng Cục SHCN, hiện nay chưa có thống kê chính xác về các doanh nghiệp trùng tên trên địa bàn cả nước, nhưng chắc chắn là không nhỏ. Vì vậy, để tránh tổn hại cho doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp nên ý thức việc đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp. Vấn đề đặt tên doanh nghiệp đã vậy, việc đặt tên cho sản phẩm còn phức tạp, công phu hơn. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, việc chọn một cái tên cho một sản phẩm mới là cả một công trình khoa học thu nhỏ. Nó cũng phải trải qua các bước nghiên cứu thẩm định... “Định vị sản phẩm” đã trở thành một chuyên ngành học ở một số quốc gia. “Chọn một cái tên cho sản phẩm mới khó hơn tìm tên cho đứa con mới chào đời”. Thế nhưng ở Việt Nam, việc đặt tên cho một sản phẩm có vẻ dễ dàng, đôi khi còn tuỳ tiện. Rất nhiều doanh nghiệp đã chọn cách ghép tên vợ con, hay chọn đại một cái tên nào đó cho sản phẩm của mình. Và đến khi doanh nghiệp phát triển, cái tên thủa ban đầu hoàn toàn không đáp ứng được vai trò của một thương hiệu dễ nhớ, tạo ấn tượng ngay từ lần đầu.”- ông Phạm Vũ Khánh Toàn - Giám đốc công ty Phạm và liên doanh, một công ty hàng đầu chuyên tư vấn về quyền SHTT đã phát biểu như vậy. Cách đây nhiều năm, tên của một loại tivi đã gây sửng sốt cho những người nước ngoài. Không sửng sốt sao được khi cái tên tivi ấy theo tiếng của họ có nghĩa là chất thaỉ của con người. Sau phát hiện ấn tượng ấy tất yếu loại tivi trên đã phải rút lui khỏi thị trường! Việc đặt tên sản phẩm dễ phát âm cũng là vấn đễ quan trọng, điều đó sẽ tạo sự thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc nhớ và nhắc tới sản phẩm và cả trong việc trao đổi, mua bán. Như trường hợp cà phê Trung Nguyên, “do chữ Nguyên rất khó phát âm đối người nước ngoài nên dù có ngon họ muốn khen hay giới thiêụ Trung Nguyên cho bạn bè cũng khó” ông Vũ Ngọc Long - một chuyên gia về quảng cáo góp ý. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách đặt tên thương hiệu như một công cụ tự bảo vệ mình chống lại việc người khác bắt chước. Nếu bạn sử dụng những từ thông dụng, khả năng phân biệt và nhận biết yếu để làm thương hiệu thì khả năng bị sao chép, bắt chước bao giờ cũng lớn hơn khi sử dụng một dấu hiệu đặc trưng hay một dấu hiệu đặc biệt. Như trường hợp của La Vie (nghĩa là cuộc sống) đã đành phải bất lực nhìn các đối thủ đăng ký thương hiệu La Ville (nghĩa là thành phố) hay La Vierge (nghĩa là trinh nữ) một cách đàng hoàng dù về mặt nào đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhầm lẫn khi nhận biết các thương hiệu trên. Khi có tên cho doanh nghiệp và sản phẩm rồi thì việc tiếp theo của việc bảo vệ thương hiệu có vẻ rất dễ hiểu và đơn giản, đó là đến cục SHCH đăng ký bảo hộ và chờ được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên việc này đến bây giờ cũng vẫn chưa phải đã được thực hiện ở tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Dù qua một số vụ thương hiệu Việt Nam bị xâm phạm ở cả trong nước và trên thế giới vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề thương hiệu nên do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ chưa cho đấy là công việc cần làm của mình mà thương hiệu chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp lớn. Tính đến 31/12/2001, Cục SHCN đã tiếp nhận 56.366 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (trong đó đơn của người Việt Nam là 45%, của người nước ngoài chiếm 55%). Từ đầu năm đến nay, cả nước có 5.335 đơn, trong đó có 3.889 đơn của các doanh nghiệp trong nước (Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp số 77-2002). Con số trên dẫu đáng nói nhưng cũng chỉ là muối bỏ bể so với hàng chục ngan doanh nghiệp đang hoạt động tại nước ta. Trong số ít ỏi các doanh nghiệp nước nhà tự nguyện đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá của mình, số doanh nghiệp quốc doanh lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Dường như họ kinh doanh cho Nhà nước chứ đâu phải cho họ nên cũng chẳng cần qúa quan tâm đến sự thành bại của doanh nghiệp, cần gì phải quan tâm đến thương hiệu. Vấn đề còn quan trọng, khó khăn, tốn kém hơn nhiều là việc củng cố, khuyếch trương, quảng bá thương hiệu. Trong khâu này doanh nghiệp Việt Nam vẫn bộc lộ sự non kém, thiếu kinh nghiệm của mình. Nhìn chung các chương trình khuyếch trương thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu tính nhạy bén so với chương trình của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Chẳng hạn ngay sau khi có thông tin công bố trên báo chí về việc Honda công bố không chính xác về linh kiện xe máy sản xuất nội địa, VMEP, đối thủ của Honda đã tung ra chương trình khuyếch trương cho thương hiệu SYM với các phụ tùng chính hiệu như dây sên, bố thắng, bugi, bạc đạn siêu bền ma sát nhỏ, dầu nhớt, vỏ xe và piston...đều là các linh kiện quan trọng của xe gắn máy. Còn Raid, một nhãn hiệu của Johnson thì tung ra gần 1 tỷ đồng để chi cho chương trình khuyến mãi chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ 8/7 đến 30/9/2002. Chính vì thế, bên cạnh các chương trình khuếch trương thương hiệu thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phải nâng cao trình độ của các đợt khuyến mãi, giảm giá, quảng bá sao cho có hiệu quả cao nhất chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất nhưng không có nghĩa là giảm thấp nhất. 1.1.2 Vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, tên doanh nghiệp và hành động của các doanh nghiệp trước vấn đề này. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng hoá vi phạm quyền SHCN có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là đối tượng là nhãn hiệu hàng hoá. Bất cứ mặt hàng gì, từ “thượng vàng” đến “hạ cám”, hàng gỉa đều có thể len vào được khiến các ban ngành chức năng không thể kiểm soát nổi. Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường chỉ tính riêng trong 3 năm, từ 1999 đến 2001, lực lượng quản lý thi trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 9.307 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, trong đó có trên 50% số vụ liên quan đến SHTT, chủ yếu về nhãn hiệu hàng hoá. Nhái nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng là loại hành vi phổ biến trên thị trường nước ta, được biểu hiện dưới nhiều hình thức như nhái tên, nhái bao bì, nhái mẫu mã. Công ty Phát triển Việt Hiền- một công ty xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã làm đơn và được Cục SHCN cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho nhãn hiệu “May” và “Furniture Gallery”. Tuy nhiên chỉ cách đây hai tháng, thông qua một khách hàng quen, công ty mới biết rằng, một công ty có văn phòng nằm gần với phòng giới thiệu sản phẩm của công ty mình, công ty Việt Hưng đã copy y chang hình ảnh, mẫu mã sản phẩm ghi rõ ràng cả những nhãn hiệu của Việt Hiền đưa lên website www.viethung hdc.com. Chưa hết, công ty này đã gửi thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm và trang web này tới một khách hàng quen thuộc của Việt Hiền tại Mỹ. Ngay trong email, Việt Hưng đã cố tình nhập nhèm: lấy tên phó giám đốc công ty là Nguyễn Hồng Việt trong khi phó giám đốc của Việt Hiền là Nguyễn Hồng Vân . Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp một trong số rất nhiều sản phẩm đã đăng ký bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm. Công ty Bia Hà Nội đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá “bia Hà Nội”. Công ty bia T. đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá “Summer”. Tuy nhiên khi trình bày lên vỏ chai, công ty T thể hiện nhãn hiệu “ Bia Summer Hà Nội” hoặc “Bia Summer sản xuất tại Hà Nội với dòng chữ “sản xuất tại” nhỏ hơn, chữ “Hà Nội” trình bày nổi bật. Việc làm này gây nhầm lẫn giữa hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau và đó là hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. Thương hiệu bánh trung thu Đồng Khánh cũng chịu số phận tương tự. Mùa trung thu nào người tiêu dùng cũng bị chìm ngập trong biển nhãn hiệu Đồng Khánh và lực lượng quản lý thị trường cùng cảnh sát kinh tế phải triệt hạ bao la bánh giả, nhái hiệu Đồng Khánh. Biết bao bảng hiệu lập lờ ghi tên phụ mờ, nhỏ để tô đậm danh xưng chính. Nào là Đông Đồng Khánh, Tân Đồng Khánh... Danh sách các thương hiệu bị xâm phạm trên thị trường nước ta còn rất dài, khó có thể liệt kê hết. Hình thức xâm phạm thương hiệu phổ biến hiện nay chính là việc cố ý đặt tên doanh nghiệp na ná với các doanh nghiệp nổi tiếng, thậm chí ngang nhiên lấy nguyên tên của doanh nghiệp khác. Chắc chắn con số các doanh nghiệp có tên na ná nhau hay trùng nhau trên địa bàn cả nước là không nhỏ. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm và thiết bị y tế Lạng Sơn (vốn được tách ra từ công ty dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn) với công ty cũ này là một ví dụ. Nhờ cái tên na ná với công ty đã thành lập cách đây nhiều năm, công ty mới này đã thu hút được nhiều khách hàng của công ty mẹ trước đây, và nhanh chóng trở thành đối thủ của công ty Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn. Nhưng khi bị kiện, bên bị đơn là công ty TNHH Dược phẩm và thiết bị Y tế cũng có lý lẽ riêng :”Giống đâu mà giống, nếu đặt tên hai công ty cạnh nhau thì rõ ràng vẫn khác nhau”. Tình trạng trên một địa bàn có hàng loạt cửa hàng tên giống hệt nhau cũng rất phổ biến, đặc biệt đối với các sản phẩm truyền thống của địa phương. Ví dụ: bánh đậu xanh Rồng Vàng, bánh gai Bà Thi, bánh cáy Làng Nguyễn... Tình trạng vi phạm thương hiệu tràn lan như vậy nhưng các doanh nghiệp không kiên quyết đấu tranh để bảo vệ thương hiệu của mình mà phần lớn đều bất lực, buông xuôi. Dù biết sản phẩm của mình bị làm giả nhưng phần lớn các doanh nghiệp ngại thông tin, tuyên truyền vì sợ ảnh hưởng đến doanh thu do khách hàng e sợ khi mua hàng. Thế nhưng doanh nghiệp đâu lường hết được hậu quả của sự im lặng đó vì chất lượng của hàng gỉa thường yếu kém gây hậu quả xấu cho người tiêu dùng, đến lúc đó lòng tin của người tiêu dùng hoàn toàn sụp đổ, vậy sản phẩm của doanh nghiệp có thể có chỗ đứng trên thị trường nữa không?! Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những hành động tích cực trong việc hợp tác để đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của mình và người tiêu dùng. Khi đã đăng ký bảo hộ thì phần đông các doanh nghiệp và các cá nhân đều chủ quan cho rằng đương nhiên được Nhà nước bảo vệ và thực hiện mọi biện pháp phát hiện ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá của họ. Điều này đã khiến các doanh nghiệp không tự thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền sở hưũ nhãn hiệu hàng hoá. Trong khi đó, các công ty nước ngoài đều rất quan tâm đến việc tập hợp một đội ngũ các chuyên viên trong lĩnh vực này. Họ bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ để thực hiện việc phát hiện vi phạm, sau đó, mới nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công quyền có trách nhiệm với những bằng chứng không thể chối cãi. Chỉ như vậy việc bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá mới thực sự có hiệu quả. Điều đầu tiên các chuyên gia SHTT khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam là tự mình phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ chính nhãn hiệu hàng hoá của mình, phải coi đó như một trong những điều kiện tiên quyết để đạt đến thành công trong sản xuất và kinh doanh. Và một điều cũng cần phải nói đến là việc các doanh nghiệp chưa tích cực thu thập bằng chứng để theo kiện khi bị xâm phạm thương hiệu. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có các chế tài quy định về đền bù chi phí tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm SHCN, nên các doanh nghiệp bị vi phạm chưa yên tâm đầu tư thu thập căn cứ, vì chi phí cho khoản đấy cũng tốn kém đáng kể. Các doanh nghiệp cũng cần thận trọng trong việc mua bán chuyển nhượng nhãn hiệu tránh bị lừa đảo. Cũng như thị trường chứng khoán hoặc bất cứ thị trường nào khác, thị trường thương hiệu mặc dù chưa hình thành nhưng trên thực tế đã hoạt động từ lâu. Nhưng thị trường thương hiệu ở Việt Nam đang thiếu sự quản lý chặt chẽ, mua bán chuyển nhượng rất ít nhưng cũng xảy ra những vụ lợi dụng lừa đảo chiếm dụng vốn của nhau. Trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu giữa công ty Tân An Bách và công ty Huy Nguyên là một ví dụ. Năm 2000, công ty Tân An Bách ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Huy Nguyên, theo đó công ty Tân An Bách góp máy móc thiết bị và chuyển giao 51% bản quyên nhãn hiệu giấy fax Sakura. Nhưng chỉ sau một tháng họ đơn phương chấm dứt hợp đồng, sau đó họ chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho doanh nghiệp tư nhân Bảo Ngọc. Vậy là nhãn hiệu Sakura đã được chuyển một cách hợp lệ từ An Bách sang Tân An Bách rồi Bảo Ngọc. “Chỉ có bước chuyển sở hữu nhãn hiệu hàng hoá này sang cho công ty chúng tôi thì trục trặc. Bởi thực chất An Bách, Tân An Bách, Bảo Ngọc chỉ là 1! Đứng đằng sau họ là một doanh nhân Hongkong tên Wang. Nợ nần, trốn thuế nên họ bỏ doanh nghiệp cũ , lập doanh nghiệp mới. Họ rắp tâm lừa đảo, chiếm dụng tiền bạc của chúng tôi” ông Ngô Quốc Khải-chủ tịch hội đồng quản trị công ty Huy Nguyên cho biết. Vấn đề đặt ra là các cơ quan Nhà nước đã làm hết trách nhiệm chưa? Những khó khăn trong tương lai. Từ năm 2003 trở đi, trong tiến trình hội nhập AFTA, mức thuế nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm xuống, tạo cơ hội tham gia của nhiều thương hiệu mới trước đây không hề có mặt tại thị trường Việt Nam, với những chiến lược tung sản phẩm mạnh mẽ và bài bản. Khi đó thương hiệu Việt Nam nào chưa lớn mạnh thì nguy cơ bị lấn át sẽ trở nên rất cao. Ngay trong chi phí đầu tư quảng bá trên các kênh truyền thông trong nước sẽ không còn sự phân biệt về giá giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Ví dụ trong năm 2001, giá của 30 giây quảng cáo trên Đài truyền hình (VTV) vào giữa phim của giờ phát buổi tối, thuộc loại “giờ vàng” trong ngày, thì giá dành cho công ty liên doanh nước ngoài là 26,7 triệu đồng còn công ty Việt Nam chỉ phải trả 5,7 triệu đồng cho cùng thời lượng. Đến năm 2002, công ty Việt Nam đang phải trả 13,75 triệu đồng cho cùng mẫu quảng cáo, và dự kiến bước sang năm 2003 thì cả hai phía sẽ trả cùng một giá cho cùng, một thời lượng quảng cáo. Sự việc trên dẫn đến thực trạng ngân sách dành cho quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trong nước sẽ giảm hiệu quả khi trực diện với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Như vậy có thể thấy, thời gian mà doanh nghiệp trong nước còn ưu thế cạnh tranh trong chi phí đầu tư cho quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông là không còn nhiều. Vấn đề là mỗi doanh nghiệp phải sử dụng vốn thời gian đó thế nào cho hiệu quả? Một thách thức khác là sự phát triển của công nghệ thông tin với các kênh truyền thông mới như Internet, thư điện tử, điện thoại di động sẽ tạo lúng túng cho các doanh nghiệp quen với đối thoại truyền thống. Công ty bán sách non trẻ Amazon.com của Mỹ, nhờ sử dụng hệ thống bán hàng qua Internet mà chỉ cần 4 năm đã vượt xa đối thủ Barnes $ No

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan