MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 2
1.1. THÔNG TIN CHUNG: 2
1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 2
1.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÀ. 4
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 5
1.4.1. Cơ cấu sản xuất 5
1.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 9
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÀ. 15
1.5.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường . 15
1.5.1.1 Đặc điểm về thị trường của công ty. 15
1.5.1.2. Đăc điểm về sản phẩm và dịch vụ của công ty. 17
1.52. Đặc điểm về tổ chức sản xuất. 18
1.5.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty. 19
1.5.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị. 23
1.5.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 26
1.5.6 Tình hình tài chính của công ty. 29
Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 32
2.1.NGUỒN TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY 32
2.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 33
2.2.1. Nhân tố bên ngoài. 33
2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 34
Đặc điểm về lao động của công ty 35
2.2.3. Các yếu tố thuộc về công việc. 36
2.2.4. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động. 38
2.3. CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÀ. 38
2.3.1. Quy định trả lương tại công ty. 38
2.3.2. Phương pháp trả lương tại công ty TNHH Thái Hà. 42
2.3.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 42
2.3.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian 44
2.3.3. Công tác trả thưởng tại công ty TNHH Thái Hà. 46
2.3.3.1. Thưởng cá nhân tổ trưởng tổ phó sản xuất và công nhân thuộc các tổ may. 47
2.3.3.2. Thưởng tập thể. 48
2.3.3.3. Thưởng tháng. 50
2.3.4 Các tiền đề, điều kiện trả lương tại công ty TNHH Thái Hà 52
2.3.4.1. Công tác định mức lao động 52
2.3.4.2. Phân công bố chí lao động. 54
2.3.4.3. Công tác quản lý chất lượng và số lượng hoàn thành. 55
2.3.4.4 Tổ chức phục vụ các điều khiện vật chất cho người lao động 56
2.3.5 Đánh giá chung về công tác trả lương trả thưởng tại công ty TNHH Thái Hà 57
2.3.5.1. Ưu điểm 57
2.3.5.2. Nhược điểm và nguyên nhân 58
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 63
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 63
3.1.1 Định hướng chung 63
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÀ 65
3.2.1 Hoàn thiện công tác định mức lao động 65
3.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 67
3.2.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá người lao động 67
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống thang bảng lương 68
3.2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương cho nhân viên phục vụ 69
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp xây dựng đơn giá sản phẩm. 70
3.2.5 Hoàn thiện mức thưởng đối với hình thức thưởng vượt kế hoạch. 71
3.2.6. Nâng cao trình độ cho người làm công tác tiền lương tiền thưởng 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề tiền lương - tiền thưởng tại công ty TNHH Thái Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định của chính phủ
Các điều khoản về tiền lương, tiền công, phúc lợi của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động như: tiền lương tối thiểu, các chính sách đối với lao động nữ, điều kiện làm việc, thời gian làm việc…đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ và xác định khi đưa ra các mức tiền lương
Các phong tục tập quán
Bởi vì tiền lương trả cho người lao động phải phù hợp với chi phí sinh hoạt của vung đó. Công ty TNHH Thái Hà là công ty được dựng tại khu công nghiệp, là một trung tâm kinh tế do vậy chi phí sinh hoạt tai đây là tương đối cao vì vậy nó cũng ảnh hưởng tương đối lớn tới việc trả lương cho người lao động của công ty cũng như các công ty khác trong khu vực này.
2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đối với nhóm nhân tố này ta sem xét tới một số yếu tố như doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh nào, lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao lao động của công ty, quy mô của doanh nghiệp, triết lý của công ty trong trả lương …
Đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh
Với mỗi linh vực kinh doanh khác nhau thì nhà nước ta có quy định mức lương và phụ cấp riêng cho từng lĩnh vực kinh doanh đó. Tiền lương sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà nha nước đã quy định như: loại hình sản xuất kinh doanh của công ty, điều kiện làm việc, mức độ độc hại… Công ty TNHH Thái Hà là công ty hoạt động trong ngành may mặc, với đặc điểm lao động phần lớn là nữ, trình độ không cao phần lớn là trình độ phổ thông, công nghệ không quá phức tạp do đó mức lương trả cho người lao động thường ở mức trung bình. Vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong công tác trả lương trả thưởng.
Đặc điểm về lao động của công ty
Như đã phân tích ở trên thì công ty TNHH Thái Hà có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề với 1824 CBCNV trong đó: nữ công nhân viên chiếm khoảng 86%, nam nhân viên chiếm khoảng 14% và phần lớn là công nhân trẻ tuổi với tuổi đời trung bình là 28 tuổi , trong đó công nhân trẻ nhất là 18 tuổi. Để có được đội ngũ lao động lành nghề như vậy thì trong những năm qua đội ngũ cán bộ quản lý của nhà máy thường xuyên phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động như: tăng lương, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng tổ xuất sắc, sinh nhật, tết, đi nghỉ mát … để khuyến khích người lao động yên tâm làm việc cho công ty.
Do đặc điểm của công ty có tỷ lệ lao động nữ cao trên 86 % do đó đòi hỏi công ty phải xây dựng hệ thống thù lao lao động cho phù hợp bởi vì người phụ nữ được hưởng nhiều chế độ như: mang thai, có con nhỏ, con ốm… ngoài ra thì công ty còn phải đảm bảo các điều kiện cho lao động nữ theo đúng quy định của pháp luật.
Mặt khác do công ty là công ty gia công cho các công ty nước ngoài do đó khách hàng đòi hỏi phải có nguồn gốc xuất sứ của hàng hoá, không sử dụng lao động trẻ em, không sử dụng lao động cưỡng bức và phải bảo đảm các điều kiện về thu nhập cho người lao động.
Đăc điểm về tổ chức quản lý
Nếu công tác tổ chức trong công ty không hợp lý như: Bố chí lao động dư thừa, phân công lao động không hợp lý dẫn tới người làm ít người làm nhiều… Với sự tổ chức và quán lý không hợp lý đó nó sẽ làm cho quỹ lương không phản ánh hết giá trị đích thực của nó, người lao động không có hứng thú trong công việc.
2.2.3. Các yếu tố thuộc về công việc.
Kỹ năng: kỹ năng nó là một yếu tố rất quan trọng đối với người lao động, nó ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của người lao động. Nó bao gồm một số yếu tố sau:
Mức độ lao động phức tạp của công việc: yêu cầu kỹ năng lao động trí óc và lao động chân tay.
Yêu cấu về kiến thức giáo dục, đào tạo cần thiết cho công việc.
Sự khéo léo chân tay, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt … mà công việc đòi hỏi.
Ở công ty TNHH Thái Hà những kỹ năng mà công việc yêu cầu cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Đối với công việc đòi hỏi cần có kỹ năng cao hơn thì đơn giá cho một chi tiết cũng cao hơn: chăng hạn như đơn giá cho người may túi áo hay tay áo sẽ thấp hơn đơn giá của ngưòi may lách áo…
Trách nhiệm: mỗi công việc đều đòi hỏi trách nhiệm nhất định của người lao đông đối với công việc. Nó bao gồm môt số yếu tố sau:
Tiền, tài sản, sự cam kết trung thành …
Giám sát công việc của người khác hoặc người dưới quyền.
Quan hệ với cộng đồng, với khách hàng hay các đối tượng khác.
Vật tư trang thiết bị, máy móc, tài sản.
Mức độ phụ thuộc và độ chính sác, chất lượng công việc.
Ra quyết định.
Ở công ty TNHH Thái Hà thì những công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao cũng được ban lãnh đạo công ty rất quan tâm và cho hưởng mức lương cao hơn những công việc bình thường. Như những người tổ trưởng tổ phó có trách nhiệm đôn đốc công nhân nâng cao năng suất lao động, kiểm tra sản phẩm tại chuyền hay những người làm KCS đòi hỏi phải có trách nhiệm cao nên cũng hưởng một hệ số lương cao hơn
Sự cố ngắng:
Yêu cầu về thể lực và trí lực
Sực căng thẳng của công việc
Quan tâm đến những điều kiện cụ thể chi tiết
Những mối quan tâm khác khi yêu cầu thực hiện công viêc
Những công việc cần có sự cố gắng cao hay những thời điểm cần có sự cố gắng cao thì đều được công ty trả với mứclương cao hơn bình thường chẳng hạn như vào những thời điểm cần giao hàng gấp hay những đơn hàng có thời gian ngắn thì công ty sẽ tăng đơn giá sản phẩm từ 200 đến 500 động/1sản phẩm.
Điều kiện làm việc:
Các điều kiện làm việc như ánh sáng, tiếng ồn, độ dung chuyển, nồng độ bụi…
Độ độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động…
Ở công ty những công nhân làm trong môi trường độc hại như các nhân viên làm trong xưởng giặt phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại nên những công nhân này sẽ được hưởng hệ số lương cao hơn những công nhân có cùng trình độ làm các công việc khác.
2.2.4. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.
Sự hoàn thành công việc: Những người lao động giỏi, có thành tích cao, hoàn thành suất sắc công việc thì họ sẽ được hưởng mức lương cao hơn bởi họ tạo ra nhiều sản phẩm hơn bên cạnh đó thì đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để người lao động được thưởng tháng và thưởng vượt kế hoạch.
Kinh nghiệm: Kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng mà công ty TNHH Thái Hà sét đến khi trả lương cho người lao động. Đối với những người lao động đã có kinh nhiệm thì đều được công ty sắp sếp làm những công việc hợp lý và có mức lương cao hơn những người cùng làm công việc đó. Những người đã có kinh nghiệm có thể không phải hưởng lương thử việc khi bắt đầu vào công ty
Tiềm năng. Công ty luôn quan tâm tới những người lao động có tiềm năng và nuôi dưỡng những tiềm năng đó. Những lao động được đào tạo bài bản qua trường lớp đều được công ty quan tâm. Đối với những người qua đào tạo trung cấp may được công ty trả lương khởi điểm là bậc 4, còn những công nhân có trình độ cao đẳng hay đại học được công ty trả lương khởi điểm bậc 5 trong thang lương của công nhân cắt, may công nghiệp của công ty. Bên cạnh đó những người này luôn được công ty quan tâm sem sét để chuyển vào làm trong phòng kỹ thuật hay làm các chức vụ cao hơn trong chuyền.
2.3. CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÀ.
2.3.1. Quy định trả lương tại công ty.
Căn cứ tính lương cho người lao động
Theo Bộ luật lao động do Nhà nước ban hành 23/6/1994 và được sửa đổi ngày 04/02/2002.
Mức lương tối thiểu của công ty áp dụng là 450.000 đ và có thể thay đổi tuỳ theo quy định của nhà nước.
Hệ số điều chỉnh đối với các trưởng phòng, tổ trưởng là 1,4. Hệ số điều chỉnh đối với các phó phòng, tổ phó là 1,3.
Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Căn cứ vào kết quả sản xuất của cuối cùng của từng người từng bộ phận
Căn cứ vào hệ số tiền lương mà công ty quy định
Thang bảng lương của công ty.
Bảng 10: Bảng lương của thành viên chuyên trách HĐQT và BGĐ công ty.
STT
CHỨC DANH
HỆ SỐ, BẬC LƯƠNG
1
2
1
Chủ tịch HĐQT
Hệ số
Mức lương
6.31
2,839,500
6.64
2,988,000
2
Các thành viên HĐQT
Hệ số
Mức lương
5.32
2,394,000
5.65
2,542,500
3
Tổng giám đốc, giám đốc
Hệ số
Mức lương
5.98
2,691,000
6.31
2,839,000
4
Phó tổng giám đốc,phó giám đốc
Hệ số
Mức lương
5.32
2,394,000
5.65
2,542,500
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Bảng 11: Thang, bảng lương công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ
TT
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
MÃ SỐ
HỆ SỐ, BẬC LƯƠNG
1
2
3
4
5
6
7
1
Công nhân cơ điện
Hệ số
Mức lương
Thang lương A1
Ngành 6
Nhóm II
1.67
751,500
1.96
882,000
2.31
1,039,500
2.71
1,219,000
3.19
1,435,000
3.74
1,683,000
4.40
1,980,000
2
CN cắt, may
Hệ số
Mức lương
Thang lương A2
Ngành 2
Nhóm II
1.67
751,500
2.01
904,500
2.42
1,089,000
2.90
1,305,000
3.49
1,570,000
4.2
1,890,000
3
Thủ kho, nhân viên kho
Hệ số
Mức lương
Thang lương B11
Ngành 1
Nhóm III
1.75
787,500
2.21
994,500
2.78
1,251,000
3.30
1,485,000
3.85
1,732,000
4
Nhân viên bảo vệ
Hệ số
Mức lương
Thang lương B11
Ngành 1 Nhóm IV
1.75
787,500
2.15
967,500
2.70
1,215,000
3.20
1,440,000
3.75
1,687,000
5
CN lái xe từ 20 đến 40 ghế
Hệ số
Mức lương
Thang lương B12
Nhóm II
2.35
1,057,000
2.76
1,242,000
3.25
1,462,000
3.82
1,719,000
CN lái xe từ 40 đến 60 ghế
Hệ số
Mức lương
Thang lương B12
Nhóm III
2.51
1,129,000
2.94
1,323,000
3.44
1,358,000
4.05
1,822,000
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính )
Bảng 12: Thang bảng lương CBQL, nhân viên văn phòng, thừa hành, phục vụ Đơn vị tính: 1000 VNĐ
số
TT
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
HỆ SỐ, BẬC LƯƠNG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Chuyên viên,ktế chính
( cho cán bộ quản lý)
Hệ số:
Mức lương:
4.00
1,800
4.33
1,948,
4.66
2,097
4.99
2,245.5
5.32
2,394
5.65
2,542,5
2
Kinh tế viên,kỹ sư
(đại học,cao đẳng)
Hệ số:
Mức lương:
2.43
1,053
2.65
1,192.5
2.96
1,332
3.27
1,471
3.58
1,611
3.89
1,750.5
4.20
1,890
4.51
2,029.5
Cán sự, k thuật viên
(Trung, sơ cấp)
Hệ số:
Mức lương:
1.80
810
1.99
8,95.5
2.18
981
2.37
1,066
2.56
1,152
2.75
1,237.5
2.94
1,323
3.13
1,408,5
3.32
1,494
3.51
1,579.5
3.70
1,665
3.89
1,750.5
NV thừa hành,phục vụ
(Ko bằng cấp)
Hệ số:
Mức lương:
1.00
450
1.18
531
1.36
612
1.54
774
1.72
774
1.9
855
2.08
936
2.26
1,017
2.44
1,098
2.62
1,179
2.80
1,260
2.98
1,341
(Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Hệ số trong thang bản lương của công ty chỉ được áp dụng cho nhân viên gián tiếp. Còn đối với công nhân trực tiếp thì nó chỉ được dùng để nộp bảo hiểm cho người lao động và hưởng lương trong các ngày nghỉ không đi làm theo quy định của công ty
2.3.2. Phương pháp trả lương tại công ty TNHH Thái Hà.
2.3.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Đối tượng áp dụng
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp sản xuất như: công nhân may, cắt, là, đống gói. Hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra và đơn giá trả cho một sản phẩm.
Công thức : TL = ĐGi x Qi X HScv
Trong đó:
TL : tiền lương
ĐGi : đơn giá một đơn vị sản phẩm i
Qi : số lượng sản phẩm i thực tế
HScv: hệ số chức vụ là 1.4 đối với tổ trưởng, 1.3 đối với tổ phó
Cách xác định đơn giá tiền lương
Các bước tiến hành xác định đơn giá tiền lương:
Bước 1: Tính định mức lao động
Bước 2: Xác định mức lương cấp bậc công việc.
Trước tiên ta đi tính hệ số lương bình quân :
HSLBQ = (HSL1 + HSL2 + … + HSLn)/n
HSLi hệ số lương của lao động thứ i (được lấy từ thang bảng lương của công ty )
n là số lao đông trong công ty
Bước 3: tính đơn giá
ĐGi = MLCB / ĐMLĐ
Trong đó:
MLCB: là mức lương cấp bậc
ĐMLĐ: là định mức lao động
Ở công ty thì công tác định mức và xác định đơn giá còn được tính đến cho từng loại chi tiết sản phẩm mà mỗi nơi làm việc thực hịên.
Ví dụ:
Họ tên
Chức vụ
HSCB
HSL
Vũ Duy Thọ
Bảo vệ
4/7
3.20
Trần Hồng Phong
Lái xe
3.7
3.25
Nguyễn Thị Tuyết
CN
2/7
2.01
Tô Thị La
CN
4/7
2.71
HSLBQ = (3,20 + 3,25 + 2,01 + 2,71 )/ 4 = 2,795
MLCB = 450.000*2,795/26*8 = 6.046 (đ/h)
ĐG = 6046 /6,667 = 0,907(đ/sp)
Tiền lương của công nhân làm thêm giời được tính như sau: làm thêm vào ngày bình thường tính 1.5 tiền lương làm trong giời hành chính( hay số lượng sản phẩm làm thêm giờ tính = 1.5* số lượng sản phẩm làm ra thực tế), còn làm thêm vào ngày chủ nhật sản lượng sẽ được nhân với 2 lần, làm vào các ngày lễ sản lượng được nhân với 3.
Ví dụ: ta tính lương của chị Nguyễn Thị Lợi với đơn giá 137đ/sp trong tháng chị Lợi làm 8,436 sp ngày thường và 314 sp thêm giờ ngày chủ nhật như vậy tiền lương của chị Lợi = 137*8,436 + 137*2*314 =1,241,000 đ
Bảng 13: Bảng lương theo sản phẩm
TT
Họ Tên
Đơn giá(đ)
Số sản phẩm
Thêm giờ(h)
Thành tiền(đ)
1
Nguyễn Thị Luyến
203.2
6,471
0
1,315,000
2
Trần Quang Khải
300.5
5,141
0
1,545,000
3
Lê Thị Mười
245
5,836
0
1,430,000
4
Ngô thị khánh Chi
198.5
5,828
0
1,157,000
5
Nguyễn Đức Tố
215.4
5,794
0
1,248,000
6
Hoàng Thị Luyện
223.5
6,058
0
1,354,000
7
Bùi Huy Tùng
267
5,460
0
1,458,000
8
Lưu Thị Mười
203.2
6.664
0
1,354,000
( Số liệu từ tổ may II phân xưởng may III)
2.3.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian
Đối với lao động gián tiếp do sản phẩm tạo thành không mang tính chất định lượng nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Với hình thức trả lương này công ty sẽ rất thuận lợi trong cách tính lương bởi tính theo cách này rất dễ hiểu ,dễ quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho cả người quản lý và công nhân khi tính tiền lương.
Trong hình thức này thì tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động với điều kiện người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng .
Cách tính lương:
TLi = MLTT * NCi * HSLi /26* HScv
Trong đó :
TLi: tiền lương người lao động i nhận được trong tháng
MLTT: mức lương tối thiểu ( hiện là 450.000đ )
NCi : ngày công làm việc thực tế của lao động i
HSLi : hệ số cấp bậc của lao động i
HScv : hệ số chức vụ của nhân viên ( trưởng phòng, tổ trưởng là 1.4. Đối với phó phòng, tổ phó là 1.3)
Hiện nay công nhân viên trong công ty làm việc 7 ngày 1 tuần được nghỉ chủ nhật. Nếu nhân viên làm thêm giờ ngày bình thường được tính 1.5 lần tiền công, làm thêm giời vào ngày chủ nhật được tính 2 lần công, nếu làm thêm vào ngày lễ được tính 3 lần tiền công
Với công thức tính lương này được áp dụng cho những nhân viên gián tiếp như:Chuyên viên kinh tế kỹ sư, cán sự kỹ thuật viên, Nhân viên phục vụ, nhân viên nhà ăn, nhân viên vệ sinh, công nhân đẩy hàng, công nhân cắt chỉ, công nhân tẩy hàng, Nhân viên văn thư.
Ví dụ: tính lương tháng 03/2006 của chị Nguyễn Thị Thơm là kế toán viên phòng tài vụ, chị đi làm 27 ngày trong đó có một ngày chủ nhật Hệ số lương của chị là 2.65 không có hệ số chức vụ.
TL = 450,000*26*2.65/26 + 450,000*1*2*2.65/26 = 1,284,200 (đ)
Bảng 14:Bảng lương tháng 11/2006 của một số nhân viên phòng TCHC
TT
Họ Tên
HSL
Ngày Công thường
Thêm giờ
Thành Tiền
1
Hoàng Thị Hiền
4.66
24
0
1,935,700
2
Đồng Thị Ngọc Ánh
4.33
26
0
1,948,500
3
Nguyễn Thị Lan
2.96
25
0
1,280,700
4
Lưu Thị Thu Trang
2.65
26
0
1,92,500
5
Trần Minh Hiếu
2.96
26
0
1,332,00
6
Đỗ Thành Vinh
2.65
25
0
1,146,600
7
Nguyên Minh Chi
3.27
25
0
1,414,900
8
Trần Quảng Đông
2.37
26
0
1,066,500
9
Đào Thị Lệ
2.56
26
0
1,152,000
10
Bùi Lệ Lan
2.34
25
0
1,012,500
( số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Còn đối với nhân viên quản lý, các chuyên viên kinh tế thì tiền lương được tính theo công thức:
TLi = HSLi * NCi * 0,15 * DTt
Trong đó :
DTt : là doanh thu sản xuất tháng( tính theo USD )
Nhìn vao công thức trên ta thấy cách tính lương là dễ dàng, đơn giản chỉ cần xác định được chính xác số ngày công của người lao động là có thể tính được do đó giảm bớt sự thắc mắc của người lao động về tiền lương.
Ví dụ tính lương tháng 10/2006 của một cán bộ quản lý là bà Lương Thị Hữu chủ tịch HĐQT . với doanh thu nhập kho tháng 10/2006 của công ty là 450,000USD, Bà đi làm 26 ngày trong tháng với hệ số lương 6.64
TL = 6.64* 26* 0.15* 450,000 = 11,653,000 (đ)
Bảng 15: Bảng lương của cán bộ quản lý ( doanh thu trong tháng là 450.000 USD)
TT
Họ Tên
Hệ Số
Ngày Công
Thành Tiền(đ)
1
Lương Thị Hữu
6.64
26
11,653,000
2
Đỗ Đình Định
5.65
25
9,534,000
3
Đặng Thị Dung
6.31
26
11,074,000
4
Phí Quang Đức
5.32
26
9,336,600
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
2.3.3. Công tác trả thưởng tại công ty TNHH Thái Hà.
Tiền thưởng là một trong những khuyến khích tài chính được chi chả một lần để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động nhằm tác động tới hành vi của người lao động. Ngày nay nó càng trở nên quan trọng khi các công ty ngày càng phát triển, sở hữu những công nghệ hiện đại do đó để cạnh tranh thì công ty phải có một chính sách tiền thưởng hợp lý để có thể cạnh tranh ngay cả khi công nghệ thấp hơn.
Là một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu do đó vấn đề chất lượng và thời gian là hai vấn đề hết sức quan trọng với công ty do đó hàng tháng công ty đều trích ra một lượng tiền nhất định để thưởng cho lao động và tập thể toàn công ty.
2.3.3.1. Thưởng cá nhân tổ trưởng tổ phó sản xuất và công nhân thuộc các tổ may.
Khi hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao từ 1% trở lên ( tính theo USD quy đổi ) thì các cá nhân trong tổ được xét thưởng vượt mức kế hoạch nếu đạt được hai chỉ tiêu sau:
Tiêu chuẩn về tiền lương bình quân/ngày
Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế hàng tháng công ty giao kế hoạch cho các phân xưởng tự cân đối giao kế hoạch về các tổ sản xuất.Cuối hàng tháng căn cứ vào mức giao cho từng tổ sản xuất, mức tiền lương bình quân/ ngày được tính dựa theo các tiêu chuẩn cụ thể sau:
Bảng 16: Bảng tiêu chuẩn về tiền lương bình quân ngày
Kế hoạch của công ty
Giao theo từng tháng(USD)
Mức tiền lương bình quân
tối thiếu cá nhân phải đạt(đ/ngày)
10.000
25.000
10.500
26.300
11.000
27.500
11.500
28.700
12.000
30.000
12.500
31.300
13.000
32.500
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Tiêu chuẩn về ngày công
Ngày công làm việc thực tế của từng cá nhân trong tháng làm việc bằng ngày công huy động của công ty( theo từng tháng) được hưởng nguyên 100% mức thưởng
Đối với các trường hợp trong tháng có công nghỉ theo quy định dưới đây mà các ngày làm việc vẫn đạt mức tiền lương bình quân của công ty thì được hưởng 80% mức tiền thưởng vượt kế hoạch .
Trường hợp độc thân: nghỉ 2 công ( tính cả phép và ốm )
Trường hợp có 1 con dưới 6 tuổi: nghỉ 3 công (tính cả phép và ốm )
T/H có 2 con dưới 6 tuổi: nghỉ 4 công (tính cả phép và ốm)
Các trường hợp còn lại sẽ không được xét thưởng
Quy định: Nếu tổ sản xuất vượt 1% kế hoạch phân xưởng giao mà cá nhân nào của tổ đạt cả 2 chỉ tiêu trên theo quy định của công ty thì được xét thưởng = 0.5% tiền lương sản phẩm .
Mức thưởng cá nhân theo quy định không vượt quá 12,5% tiền lường sản phẩm của cá nhân đó.
2.3.3.2. Thưởng tập thể.
Bên cạnh việc thưởng cho từng ca nhân người lao động thì công ty cũng thưởng cho cá tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để khích lệ người lao động cùng nhau làm việc tăng năng xuất lao động.
Đối với tổ sản xuất hoàn thánh 100% kế hoạch: Thưởng 1.000.000đ Nếu vượt 1% kế hoạch trở lên được thưởng 50.000đ/1% nhưng không quá 3.000.000đ.
Đối với các xưởng sản xuất hoàn thành kế hoạch 100% thưởng 2.000.000đ. Nếu vượt 1% thưởng 100.000đ/1% nhưng không quá 4.000.000đ
Đối với các đơn vị phòng ban: Thưởng theo mức quy định của ban giám đốc và hội đồng thi đua của công ty.
Bảng 17: Danh sách thưởng vượt kế hoạch tháng 10/2006
TT
TỔ SẢN XUẤT
KH GIAO
THỰC HIỆN
% VƯỢT KH
MỨC THƯỞNG
1
ĐC NGUYỆT
15,200
16,819
111
1,550,000
2
ĐC THUÝ
17,500
19,007
109
1,450,000
3
ĐC LAN
12,600
12,616
100
1,000,000
4
ĐC HẠNH
14,700
16,185
110
1,500,000
5
ĐC KHẤM
11,500
12,343
107
1,350,000
6
ĐC HUYỀN
14,500
15,771
109
1,450,000
7
ĐC THANH
17,000
18,628
110
1,500,000
8
ĐC SIM
17,000
19,545
115
1,750,000
9
ĐC ÁNH
16,500
18,628
112
1,600,000
10
ĐC HÀ
15,100
16,445
109
1,450,000
11
ĐC THU
15,000
16,528
110
1,500,000
12
ĐC HIỀN
15,000
17,301
115
1,750,000
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Ngoài ra công ty còn thưởng cho các tố hoàn thành xuất sắc vượt mức kế hoạch:
Thưởng cho 3 tổ sản xuất đạt mức doanh thu USD cao nhất tong tháng
Tổ xếp thứ 1: 1.500.000đ
Tổ xếp thứ 2: 1.200.000đ
Tổ xếp thứ 3: 900.000đ
Thưởng cho 3 tổ đạt mức tiền lương bình quân cao nhất trong tháng:
Tổ xếp thứ 1: 1.500.000đ
Tổ xếp thứ 2: 1.200.000đ
Tổ xếp thứ 3: 900.000đ
Bảng 18: Danh sách thưởng tổ xuất sắc thang 11/2006
DANH SÁCH THƯỞNG
TỔ XUẤT SẮC THỰC THKH THÁNG 11 NĂM 2006
Tổ sản xuất có mức tiền việt bình quân cao nhất
TT
TỔ SẢN XUẤT
MỨC THƯỞNG
MỨC PHẠT
THỰC LĨNH
KÝ TÊN
1
ĐC DUNG
1,500,000
1,500,000
2
ĐC HẠNH
1,200,000
1,200,000
3
ĐC HIỀN
900,000
900,000
03 tôt sản xuất có mức doanh thu USD cao nhất
TT
TỔ SẢN XUẤT
MỨC THƯỞNG
MỨC PHẠT
THỰC LĨNH
KÝ TÊN
1
ĐC SIM
1,500,000
1,500,000
2
ĐC THANH
1,200,000
1,200,000
3
ĐC HÀ
900,000
900,000
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
2.3.3.3. Thưởng tháng.
Hàng tháng công ty thưởng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty ( trừ những trường hợp là lao động công nhật).
Công ty chia làm 3 bậc thưởng là A, B, C
Loại A: Thưởng 250.000đ
Loại B: Thưởng 170.000đ
Loại C: Thưởng 50.000đ
Tiêu chuẩn để xét thưởng dựa trên 4 tiêu chí sau:
Năng xuất
Chất lượng
Ngày công
Ý thức
Chỉ tiêu về chất lượng:
Căn cứ vào việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng tháng các đơn vị xét chỉ tiêu chất lượng theo hai tiêu chí: đạt và không đạt
Chỉ tiêu về ý thức:
Căn cứ vào việc chấp hành đường lối chính sách của Nhà nước, việc thực hiện các nội quy, quy chế hàng tháng của CBCNV trong đơn vị để đánh giá, Theo hai tiêu chí: Đạt và không đạt
Chỉ tiêu về ngày công
Áp dụng theo bảng tính công nghỉ trong tháng như sau:
Bảng 19: Bảng chỉ tiêu về ngày công
Đối tượng
Loại A
Loại B
Loại C
K xếp thưởng
Nam,nữ chưa có gia đình
0 công
1 công
2 công
>2 công
Nữ có con trên 3 tuổi
0,5 công
1,5 công
2,5 công
>2,5 công
Nữ có con dưới 3 tuổi
1 công
2 công
3 công
>3 công
(Số liệu từ phòng tổ chức)
Quy định công:
Những công được tính xét thưởng: chỉ tính công đi làm và công nghỉ phép
Những công nghỉ được coi là công có lý do: Công nghỉ bù, nghỉ phép, công đi học, hội họp do công ty cử đi, công hiếu, hỷ, công nghỉ chờ việc, nghỉ đẻ đúng kế hoạch, xấy thai, nạo thai, đi điều dưỡng sức khoẻ, công tai nạn lao động theo quy định.
Chỉ tiêu về năng xuất
Năng xuất được chia làm 3 loại:
Loại A: Đạt 100% mức khoán do tổ trưởng giao tính theo công bình quân hàng tháng
Loại B: Đạt 85% mức khoán do tổ trưởng giao tính theo công bình quân hàng tháng
Loại C: Đạt 70% Mức khoán do tổ trưởng giao tính theo công bình quân hàng tháng
Cách xếp loại như sau:
Loại A: = 4 chỉ tiêu loại A
= 3 chỉ tiêu loại A + 1 chỉ tiêu đạt loại B hoặc loại C
Loại B: = 3 chỉ tiêu loại A + 1 chỉ tiêu không đạt loại
= 2 chiêu tiêu loại A + 2 chỉ tiêu đạt loại B hoặc C
= 2 chỉ tiêu loại A + 1 chỉ tiêu loại B hoặc C
Loại C: = 2 chỉ tiêu loại A + 2 chỉ tiêu không đạt loại
= 1 chỉ tiêu loại A + 2 chỉ tiêu loại B hoặc
Bảng 20: Bảng thưởng tháng cá nhân (đ )
TT
Họ Tên
Sếp loại
Tiền Thưởng
1
Nguyễn Đình Lợi
A
250.000
2
Ngô Thị Thanh Thuỷ
A
250.000
3
Lê Thế Vinh
B
170.000
4
Nguyễn Thị Sim
C
50.000
5
Lê Thị Duẩn
A
250.000
6
Cao Thị Lụa
B
170.000
( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
2.3.4 Các tiền đề, điều kiện trả lương tại công ty TNHH Thái Hà
2.3.4.1. Công tác định mức lao động
Định mức lao động là lượng hao phí lớn nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế, xã hội nhất định. Việc xác định đơn giá chính xác hay không nó phụ thuộc lớn vào sự chính sác khoa học của công tác định mức.
Có nhiều phương pháp định mức lao động tuy nhiên thì hiện nay công ty mới chỉ áp dụng phương pháp thống kê và dựa vào kinh nghiệm phương pháp này tuy có ưu điểm là chi phí thấp, đơn giản, dễ tính, song nó không khoa học, độ chính xác thấp, lạc hậu và mang tính chủ quan. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác định mức như: trình độ của nhân viên thực hiện công tác định mức, phương pháp định mức, công tác định mức có được tiến hành thường xuyên hay không…
Các bước tiền hành công tác định mức lao động
Bước 1: Bằng phương pháp thống kê để tính tổng số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian cụ thể .
Bước 2: xác định tổng thời gian mà người lao động làm ra số sản phẩm đó.
Bước 3: Tính định mức lao động
ĐMLĐ = Lsp/Tsp
Trong đó:
Lsp là tổng số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian cụ thể
Tsp là tổng thời gian mà người lao động trong chu kỳ thời gian đó để tạo ra số lượng sản phẩm đó
Ở công ty TNHH Thái Hà công việc định mức lao động do phòng kỹ thuật làm. Khi có đơn hàng mới phòng kỹ thuật tổ chức may mẫu với 5 công nhân có tay nghề trung bình và bấm thời gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26052.doc