Đề tài Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam

Thơ Đường ở Việt Nam, ít nhiều đều tạo nên những ý hướng khác nhau trong việc diễn giải các điển tích, điển cố và ý thơ trong bài. Việc chú thích này, chúng tôi đã đề cập đến khi nói về Tỳ bà hành trong sách giáo khoa phổ thông và trong các tuyển tập thơ Đường. Ở đây, chúng tôi tiếp tục đề cập đến công việc này của những người nghiên cứu trên các tài liệu khoa học. Có những bài thơ rất ngắn nhưng cuộc tranh luận về câu chữ của nó thì hoàn toàn ngược lại, chẳng hạn như bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thất ngôn, thế nhưng nó “chẳng những gây dư luận xôn xao dư luận ở nước Việt Nam ta mà cũng từng gây xôn xao dư luận cả ngàn đời ngay chính tại nơi nó sinh ra” . Riêng câu thơ thứ hai “Giang phong ngư hỏa đối sầu miên” tạo ra nhiều cách diễn giải khác nhau. Có người cho rằng: các đối tượng trong câu này <giang phong, ngư hỏa, sầu miên.> là những địa danh, có người lại cho rằng “giang phong” là cây phong bên bờ sông, “ngư hỏa” là ánh lửa chài , “sầu miên” là giấc ngủ dài hay mối sầu dằng dặc. Như vậy, có thể thấy rằng việc diễn giải các điển tích, điển cố và ý thơ trong thơ Đường nhiều khi rất phức tạp, là cả một vấn đề với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vớì Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, tuy là một tác phẩm lớn nhưng sự tranh luận về nghĩa của câu chữ thì không phải là nhiều.

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành ” Bài “Tự” này chúng tôi chép theo quyển Bài hát Tỳ-bà của Thê Húc, NXB Việt Nam, 151 Đại lộ la-Somme Saigon 1952. . Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị trên sách báo, tạp chí khoa học đã được tiếp nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày theo từng khía cạnh một để làm rõ những vấn đề tiếp nhận trong mối quan hệ so sánh. Thơ Đường ở Việt Nam, ít nhiều đều tạo nên những ý hướng khác nhau trong việc diễn giải các điển tích, điển cố và ý thơ trong bài. Việc chú thích này, chúng tôi đã đề cập đến khi nói về Tỳ bà hành trong sách giáo khoa phổ thông và trong các tuyển tập thơ Đường. Ở đây, chúng tôi tiếp tục đề cập đến công việc này của những người nghiên cứu trên các tài liệu khoa học. Có những bài thơ rất ngắn nhưng cuộc tranh luận về câu chữ của nó thì hoàn toàn ngược lại, chẳng hạn như bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thất ngôn, thế nhưng nó “chẳng những gây dư luận xôn xao dư luận ở nước Việt Nam ta mà cũng từng gây xôn xao dư luận cả ngàn đời ngay chính tại nơi nó sinh ra” Kiều Thu Hoạch. Lại bàn về bài thơ gây xôn xao dư luận ngàn đời. Tạp chí Hán Nôm, số 4/2005. tr.56. . Riêng câu thơ thứ hai “Giang phong ngư hỏa đối sầu miên” tạo ra nhiều cách diễn giải khác nhau. Có người cho rằng: các đối tượng trong câu này là những địa danh, có người lại cho rằng “giang phong” là cây phong bên bờ sông, “ngư hỏa” là ánh lửa chài , “sầu miên” là giấc ngủ dài hay mối sầu dằng dặc... Dẫn theo Nguyễn Thu Hương . Tiếp nhận và diễn dịch Phong kiều dạ bạc tại Việt Nam (sđd). Như vậy, có thể thấy rằng việc diễn giải các điển tích, điển cố và ý thơ trong thơ Đường nhiều khi rất phức tạp, là cả một vấn đề với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vớì Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, tuy là một tác phẩm lớn nhưng sự tranh luận về nghĩa của câu chữ thì không phải là nhiều. Có sách chú thích theo bản dịch, có sách chú thích theo nguyên văn nhưng lượng từ được chú thích không nhiều. Theo như chúng tôi tìm hiểu được thì trong nguồn tài liệu về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị hiện còn lưu giữ, bài hát Tỳ- bà của Thê Húc (sđd) là quyển chú thích trọn vẹn nhất cho tác phẩm cả nguyên tác và bản dịch. Nhìn chung các từ ngữ, ý thơ đều được hiểu tương tự nhau, chỉ số ít từ ngữ là không được thống nhất trong cách diễn giải. Trong phạm vi của Niên luận này, chúng tôi xin trích ra một số ví dụ: Trong hai câu: “Khúc bãi tằng giáo thiện tài phục Trang thành mỗi bị thu nương đố.” Ở đây, có những cách giải thích khác nhau về các từ “thiện tài” và “thu nương”. Một số người (Thê Húc, Nguyễn Danh Đạt...) đều cho rằng đó là những danh từ chung mang tính chất tượng trưng: “thiện tài” chỉ những người dạy nhạc, “thu nương” chỉ những người con gái đẹp. Trái lại, Trương Chính và một số người khác lại cho rằng: “thiện tài” là những người làm ra khúc nhạc, “thu nương” là tên một nàng ca nữ nổi tiếng ở Trường An lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, có những người lại hiểu: Thu Nương ở đây là chỉ một nữ sĩ nỗi tiếng đời Đường. Như vậy, quanh những từ này đã có nhiều cách cắt nghĩa khác nhau, tựu trung lại có thể chia làm hai nhóm: một bên là cách diễn giải nó như những danh từ trừu tượng chung chung, bên kia lại hiểu nó như những danh từ cụ thể chỉ vào một con người cụ thể. Hoặc trong câu thơ tiếp theo: “Ngũ lăng niên thiếu tranh triền đầu”. Về hai chữ “triền đầu” (纏頭) cũng đã tồn tại những cách giải thích không giống nhau: Người coi nó là một động từ, người lại coi nó như một danh từ. Thê Húc từng đặt dấu hỏi với cách thích nghĩa của Trần Trọng Kim cho “triền đầu” là “khăn đỏ”. Và theo cách hiệu đính của Thê Húc thì “triền đầu” có nghĩa là “(lấy gấm) quấn lên đầu”. Cũng coi nó như một động từ. Nguyễn Danh Đạt lại chú thích “triền đầu” là tặng tiền tài, vật phẩm cho các cô ca sĩ Nguyễn Danh Đạt. Bình và chú giải 100 bài thơ Đường hay nhất. NXB Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1999, tr. 329. . Qua những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng: việc chú thích cho các từ ngữ trong Tỳ bà hành dù không gây ra những cuộc tranh cãi lớn nhưng cũng là một công việc khá phức tạp. Công việc này không chỉ cần thiết với những người soạn sách, mà hiểu và giải thích được các từ ngữ trong tác phẩm còn là yêu cầu quan trọng đối với người tiếp nhận, là điều kiện cần cho công tác dịch văn học nước ngoài nói chung, dịch thơ Đường nói riêng. Cuộc tranh luận về Tỳ bà hành chủ yếu tập trung vào mục đích tư tưởng của tác phẩm. Lời “Tự” của Bạch Cư Dị đã nói đến hoàn cảnh và nguyên nhân ra đời của tác phẩm, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách cắt nghĩa về mục đích và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Về hình ảnh người kỹ nữ trong bài, cũng có người cho đó là chuyện có thực, cũng có người cho đó chỉ là cái cớ tác giả tạo ra để tiện giãi bày tâm trạng. Trong Việt Nam văn học sử trích yếu, Nghiêm Toản viết : “Tỳ bà hành là bài thơ tả cảnh huống một người kỹ nữ, nổi danh tài sắc; riêng ngón đàn Tỳ thực là tuyệt diệu nhưng sau một thời gian lừng lẫy trong làng son phấn, nàng lấy và đi theo một người lái buôn. Khách mải kinh doanh để nàng trơ trọi một mình, trong đêm khuya nương bóng bên ngọn đèn xanh, nàng gửi lòng mình vào tiếng đàn Tỳ, vừa hay Bạch Lạc Thiên tiễn bạn đi qua, nghe tiếng đàn ghé lại hỏi chuyện nàng. “Nhân một lứa bên trời lận đận”, nhà thi sĩ không khỏi ngậm ngùi mới làm ra bài thơ này truyền thế” Nghiêm Toản: Việt Nam văn học sử trích yếu (quyển II). Nhà sách Vĩnh Bảo - Sài Gòn, 1949, tr.16. . Theo cách hiểu này thì cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và kỹ nữ trên bến Tầm Dương là có thật, bài thơ được viết ra bởi tấm lòng xót xa đồng cảm với người kỹ nữ. Như vậy, Nghiêm Toản đã tiếp nhận Tỳ bà hành là một tác phẩm nghiêng về yếu tố tự sự. Cách tiếp nhận này về sau đã được một số tác giả sách giáo trình đồng tình, trong đó có Lê Đức niệm (chúng tôi đã nói ở mục trên). Đối lập với ý kiến trên, có người lại cho rằng Tỳ bà hành là bài thơ nghiêng về chất trữ tình thể hiện tâm trạng riêng của Bạch Cư Dị. Phạm Văn Diêu trong Việt Nam văn học giảng bình (1953) chỉ ra rằng: “cảm thông cho thân phận của người kỹ nữ, lại nghĩ rằng đời bạc mệnh của nàng có giống thân thế mình, thi sĩ ngậm ngùi phiên tác Tỳ bà hành đưa tặng người ca kỹ nhưng thực ra là cốt chỉ để bộc lộ nỗi niềm tâm sự riêng tây ” Dẫn theo Vũ Tiến Quỳnh: Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam. NXB Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1999, tr.79. . Nói vậy, người ca kỹ và cuộc gặp gỡ trên bến Tầm Dương có thể đã có thật nhưng mục đích của Bạch Cư Dị khi viết tác phẩm này là để ký thác tâm sự của mình, còn việc tặng thơ cho người ca kỹ chỉ là cái cớ. Theo cách hiểu này thì tất cả tâm sự của người kỹ nữ trong bài chính là tâm sự của nhà thơ. Trong sách này, Phạm Văn Diêu đã phân tích Tỳ bà hành khá chi tiết. Ông diễn giải tác phẩm này theo các luận điểm chính, đó là: 1- cảm giác cô đơn lạnh lẽo (cô đơn trong khung cảnh; cô đơn của người đánh đàn; cô đơn của người nghe đàn); 2- cảm giác buồn nhớ mênh mông (buồn vì cảnh vật; buồn vì tiếng đàn; buồn vì câu chuyện của người kỹ nữ; buồn vì cảnh ngộ của tác giả); 3- tâm sự của tác giả hòa hợp với tâm sự của người đánh đàn; 4- Văn chương (kết cấu và lời thơ). Cùng cách hiểu với Phạm Văn Diêu, sau này Nguyễn Thạch Giang xếp Tỳ bà hành vào Những khúc ngâm chọn lọc cùng với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc... Ở đây Tỳ bà Hành được xem là “một bài thơ nổi tiếng lấy chuyện người đánh đàn Tỳ-bà để tự ví mình” và ở đó, nhà thơ Bạch Cư Dị “khóc cho người mà cũng khóc cho chính mình” Nguyễn Thạch Giang (biên khảo và chú giải): Những khúc ngâm chọn lọc. Tập II. NXB Giáo Dục, 1994, tr.48. . Nhưng cùng thời với Phạm Văn Diêu, có người đã tiếp nhận Tỳ bà hành theo hướng phủ định tất cả nội dung tư tưởng của nó. Điều đáng nói là ý tưởng này lại nằm trong cuốn sách hướng dẫn ôn thi Trung học - Luận đề về Phan Huy Vịnh (bản dịch Tỳ bà hành) và Từ Diễn Đồng (Những bài thơ Nôm). Trong sách này, Sao Mai cho rằng: “Áng thơ chỉ là một hoạt động nghệ thuật thuần nhất, không cần chú trọng đến nhân sinh. Trong một phút xúc động mạnh mẽ, tác giả viết nó ra để tình cảm của mình bớt đau khổ. Bạch Cư Dị làm bài Tỳ bà hành chỉ vì chất nghệ sĩ, vì niềm tâm sự của riêng mình” Sao Mai: Luận đề thơ Phan Huy Vịnh và Từ Diễn Đồng . NXB Thăng Long, 1993. . Như vậy, nói theo quan điểm đương thời ở Việt Nam thì Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị chỉ thuần tuý là một tác phẩm “nghệ thuật vị nghệ thuật” chứ hoàn toàn không có “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tuy nhiên, cách hiểu này dường như bị cô lập, đến nay không còn thấy xuất hiện trên các tạp chí, sách báo khoa học nữa. Nhiều nhà nghiên cứu – phê bình tiếp cận Tỳ bà hành theo hướng khác: coi tác phẩm này như một chỉnh thể vừa là tự sự vừa là trữ tình - vừa nói về kỹ nữ vừa nói về nhà thơ. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương đồng giữa hoàn cảnh của Bạch Cư Dị và người kỹ nữ đã viết: “...cái bài tràng thiên những sáu trăm hai mươi hai chữ Sáu trăm hai mươi hai chữ là kể cả 3 chữ tên bài thơ và 3 chữ tên tác giả. của ông Lạc Thiên này vừa nói chính ông lại vừa nói cả kỹ nữ, ngụ biết bao nhiêu ý tứ não nùng, diễn ra bao câu văn thú vị” Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc: Toàn tập, tập II, NXB Văn Học, 2004, tr.899. . Còn Nguyễn Quốc Siêu khi giải đề cho Tỳ bà hành đã đồng thời nhấn mạnh cả chất tự sự và chất trữ tình. Ông không phản đối ý kiến cho là bài thơ có tâm trạng của Bạch Cư Dị, song cũng chú ý đến tính chất “điển hình” của người ca nữ. Theo ông, “bài thơ miêu tả tài nghệ điêu luyện của ngón đàn nọ cùng lời than vãn về cuộc đời đã khái quát được số phận rất hay bị chà đạp của người kỹ nữ trong xã hội cũ..... Nhà thơ đã cất tiếng bày tỏ nổi bất bình cho người ca nữ và cho cả mình” Nguyễn Quốc Siêu: Bình giảng (sđd), tr.55. . Câu chuyện về ca nữ trên bến Tầm Dương là thực hay không hiện đang còn được tranh luận. Nhưng không ít người cho rằng điều đó có thể là thực cũng có thể là do chủ ý của nhà thơ tạo ra. Bên cạnh những cách hiểu trên, Phương Lựu phân tích, đánh giá giá trị của Tỳ bà hành qua hai phương diện cụ thể Phương Lựu. Lý luận phê bình văn học. NXB Đà Nẵng, 2004, tr.685-689. . Phương diện thứ nhất, đó là “tiếng kêu than của một người phụ nữ bị gày vò trong xã hội cũ”. Ông diễn giải: từ những tập thơ đầu của Trung Quốc đã có tiếng than của người phụ nữ. Nhưng đến những cung nữ của Bạch Cư Dị thì lại là cả một cuộc đời bi thảm, suốt đời phải cấm cung như trong Thượng Dương bạch phát nhân, phải sự tử như sự sinh như trong Lăng Viên thiếp và bao nhiêu nỗi khổ đau ấy, Bạch Cư Dị đem tập trung lại xây dựng nên một nhân vật tiêu biểu làm cho nó sống mãi với thời gian và vượt ra ngoài biên giới, đó là hình tượng kỹ nữ trên bến Tầm Dương trong Tỳ bà hành. Phương diện thứ hai thể hiện giá trị của tác phẩm này được Phương Lựu xác định là “lời tố cáo của một kẻ tài hoa bị chà đạp”. Như vậy theo cách cắt nghĩa, giải thích của Phương Lựu thì giá trị nội dung – tư tưỏng của Tỳ bà hành chủ yếu là tập trung vào lời tố cáo. Đồng thời với cuộc tranh luận về mục đích và nội dung tư tưởng của Tỳ bà hành, giới nghiên cứu – phê bình qua sách báo tạp chí chuyên ngành cũng quan tâm đến nghệ thuật của tác phẩm đó. Phạm Văn Diêu phân tích nghệ thuật trong Tỳ bà hành qua kết cấu - nghệ thuật tả tiêng đàn, kể chuyện của tác phẩm và qua lời thơ của nó. Theo ông, “Tỳ bà hành là một khối sầu hận không cùng trên mấy đường tơ”. Bạch Cư Dị tả người kỹ nữ đánh đàn ba lần nhưng lần đầu được tả nhiều hơn và “tuyệt diệu hơn vì đó là tất cả cuộc đời kỹ nữ trên mấy ngón đàn”. Phạm Văn Diêu chỉ ra những sự biến đổi của tiếng đàn theo thời gian: “đi từ hình tượng âm thanh, sang hình ảnh sự vật tượng trưng, đến những cảm giác trừu tượng một cách uyển chuyển rõ ràng”. Tiếng đàn được đón nhận với tất cả sự biến hóa linh hoạt đa dạng của nó. Lời bình về nghệ thuật về miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị được Phạm Văn Diêu khái quát lại: “rất mực già dặn, tuyệt vời, cả bài thơ kết thành một khối nhất trí ngân nga, các câu theo nhau trôi chảy, không chữ nào ép, không vần nào cưỡng , gợi cho người đọc cái ấn tượng một nỗi buồn lặng, rung động còn mãi” Dẫn theo Hồ Sĩ Hiệp (biên soạn): Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành. NXB Đồng Nai, 2003, tr.197-199. . Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến văn từ của tác phẩm: “Tỳ bà hành được sáng tác theo thể thất ngôn trường thiên cổ phong. Người phê bình ở đây đã nhận thấy ở văn từ của nó bao hàm một sắc thái đặc biệt”, đó là “tính cách cổ kính và hàm súc”, “cổ kính đường hoàng và rất quí phái trong nhạc thơ (...) và trong cả lối dùng lại các cái đầu đề xưa cũ nữa. Lại thêm tính hàm súc của lối phô diễn ý thơ, lối chuyển mạch kín đáo (Phạm Văn Diêu). Cũng theo lời bình này thì chính cái sắc thái đặc biệt của văn từ ấy đã tạo nên cho Tỳ bà hành giá trị hấp dẫn về nội dung, truyền tải được tâm ý của tác giả và gây được “một âm hưởng nhẹ nhàng, mênh mông trong cảm quan của người thưởng thức”. Trên cơ sở phân tích nội dung, nghệ thuật Tỳ bà hành, và liên hệ với thực tế, Phạm Văn Diêu đã xác định sức sống tiềm tàng của tác phẩm này trong nền văn học Việt Nam: “Cuộc gặp gỡ bến Tầm Dương trăng nước này, từ lâu đã thu hút tâm hồn bao nhiêu kẻ tài tử thi nhân. Nguyễn Công Trứ “vịnh tỳ bà” chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt, Chu Mạnh Trinh nói chuyện Thúy Kiều mà: giọt lệ Tầm Dương chan chứa, Xuân Diệu tả buồn: Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.., tất cả đều sống trong cái ám ảnh thanh cao tế nhị và kỳ diệu của áng thơ Tỳ bà hành vậy”. Cũng nói về nghệ thuật tả tiếng đàn, Nguyễn Quốc Siêu chú ý thêm vào tài nghệ của Bạch Cư Dị khi sử dụng “một loạt những ví dụ so sánh có thanh có sắc”. Theo ông thì việc vận dụng kết nối tâm hồn người đọc với thế giới bên trong tác phẩm. Rộng hơn, nghệ thuật của Tỳ bà hành được đánh giá là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: “Bài thơ tình tiết rành rẽ, tầng thứ phân minh, vận luật hài hòa, giọng thơ buồn thảm sâu lắng như than, sức cảm hóa nghệ thuật vô cùng lớn” Nguyễn Quốc Siêu: Thơ Đường bình giảng (sđd), tr.55. . Như vậy, cái hay của bài thơ không chỉ là ở tiếng đàn mà còn nằm trong cách sử dụng thần tình vần, luật của câu thơ, trong cách lựa chọn và sắp xếp các tình tiết, lựa chọn giọng điệu... Nguyễn Quốc Siêu cũng bình thêm: “Cái hay cái đẹp của bài thơ còn ở chỗ nhà thơ đã khéo léo miêu tả âm thanh, lấy thính giác để chuyển hóa thị giác, xúc giác”. Giáo sư Phương Lựu coi diễn biến mạch thơ Tỳ bà hành chính là kết cấu của bản nhạc. Ông liên hệ đến đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường và chỉ ra rằng: cũng như Trường hận ca, Tỳ bà hành đã thể hiện được những đặc điểm chủ yếu của thơ ca cổ Trung Quốc. Phương Lựu nhận xét: “Đặc sắc nhất trong nghệ thuật Tỳ bà hành là tiếng đàn” Nguyễn Quốc Siêu: Thơ Đường bình giảng (sđd), tr.55. . Tiếng đàn được cảm nhận trong âm điệu “trầm bổng, khoan nhặt, biến đổi không ngừng như trong một bản nhạc hoàn chỉnh Phương Lựu: Lý luận văn học cổ điển phương Đông. Tập I, NXB Giáo Dục, 2005, tr.82. . Ông coi “nó là linh hồn của bản trường ca, cũng là kết tinh cao nhất của tài hoa Bạch Cư Dị, đến các bậc thi thánh, thi tiên cũng không hề có được, nó trở thành một cái gì đặc biệt phương Đông về mặt nghệ thuật ...”. Lê Đức Niệm - người đã coi Tỳ bà hành là “một thiên tự sự” cũng đánh giá: “Tỳ bà hành đạt tới mức nghệ thuật tuyệt vời... Nhà thơ đã xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, mô tả sự phát triển của nó theo một quy luật phát triển tự thân gắn với tính giai cấp” Lê Đức Trung (chủ biên), Trần Lê Bảo, Lê Huy Bắc: Chân dung các nhà văn thế giới. NXB Giáo Dục- H, 2002, tr.150. . Tựu trung lại, ta có thể thấy, khi nói về nghệ thuật của Tỳ bà hành, yếu tố được các nhà nghiên cứu phê bình tập trung nhiều nhất là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn, miêu tả tâm trạng. Đây chính là một điểm tương đồng trong cách tiếp nhận bài thơ của Tư Mã Giang Châu. Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, các sách báo, tạp chí khoa học cũng không quên việc giới thiệu và bình phẩm các bản dịch ở Việt Nam. Năm 1975, Tạp chí Văn học đăng bài viết của Trần Thị Băng Thanh giới thiệu một bản dịch Tỳ bà hành mới được phát hiện Trần Thị Băng Thanh: Một bản dịch Tỳ bà hành mới tìm được. Tạp chí Văn học số 4/ 1975, tr.105-108. . Tác giả viết: “Bản dịch Tỳ bà hành tương truyền của Phan Huy Vịnh lâu nay vẫn được dư luận coi là một tác phẩm hoàn mỹ và gần như độc nhất, đến nỗi không ai muốn nghĩ đến một bản dịch nào khác, mặc dù cũng có thể trước Phan Huy Vịnh đã có một vài người dịch. Gần đây, nhân đọc sách, tình cờ chúng tôi thấy một bản Tỳ bà hành “quốc âm diễn” khác, chép trong thi tập của Phạm Nguyễn Du. Bản dịch này thiếu bốn câu và mất vài chữ”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích một số cứ liệu và chỉ ra rằng: bản dịch này dù được chép trong thi tập của Phạm Nguyễn Du nhưng có thể nó không phải là của ông. Bản dịch được đánh giá là “thua kém” bản dịch hiện hành nhưng “cũng là bản dịch khá sát nguyên tác”. Đặc biệt, Trần Thị Băng Thanh cho rằng, có thể nó đã ra đời trước bản dịch của Phan Huy Thực và có thể khi dịch Tỳ bà hành, Phan Huy Thực “đã biết hoặc tham khảo bản dịch này chút ít”. Bản dịch “quốc âm diễn” “mới được phát hiện”, do đó mà được xem là bản dịch đã “tỏ rõ phần nào ưu điểm”, nhất là sự gợi ý của nó cho bản dịch của Phan Huy Thực. Cũng trên Tạp chí Văn học, số 1/1983, Đỗ Văn Hỷ đã giới thiệu hai bản dịch của Phan Văn Ái Đỗ văn Hỷ: Phan Văn Ái với hai bản dịch Tỳ bà hành . Tạp chí Văn học số 1/1983. . Bản thứ nhất (Tỳ bà hành diễn âm) giữ nguyên thể thơ của nguyên tác, được đánh giá là “câu nệ về hình thức”, “cứng nhắc nên không hay ”. Bản thứ hai (Hựu diễn khúc ca) dịch theo thể song thất lục bát, được đánh giá là “hay hơn” và “có những chỗ trội hơn hẳn” bản dịch của Phan Huy Thực. Tới nay, Tỳ bà hành đã có nhiều bản dịch Phan Huy Thực. Có những người theo quan niệm “dịch là diệt”, dù thừa nhận bản dịch của Phan Huy Thực là hay nhưng vẫn cho rằng: so với nguyên tác, nó đã “làm cái việc phủ lên bức tranh đẹp một tấm màn mỏng, làm mờ đi những đường nét tinh tế” Nguyễn Quốc Siêu: Thơ Đường bình giảng, (sđd) , tr.65. . Hoặc như Nguyễn Thạch Giang khi biên soạn quyển Những khúc ngâm chọn lọc có viết: “Đã là bản dịch thì không thể nào hay hơn nguyên tác. Nghĩa là bản dịch của Phan Huy Vịnh không thể nào hay hơn nguyên tác của Bạch Cư Dị, cảm giác hay hơn đó là do ta vốn có duyên thầm với quốc âm ”... Song ngược lại, không ít ý kiến cho rằng: bản dịch của Phan Huy Thực là hay hơn nguyên tác. Trong Bài hát Tỳ-bà, Thê Húc đã nhận định: “về lời thơ, ý vị ở chỗ so sánh bản dịch với nguyên tác, chứng tỏ tinh thần và năng lực đặc biệt Việt ngữ ”. Nghiêm Toản cũng từng khen: “Bài thơ chữ Hán đã hay thế mà bản dịch không những lột hết được tinh thần của nguyên văn, thường có khi lại đặt được câu trội hơn cả câu thơ Đường, toàn thể lời văn bóng bẩy du dương và giữ được nguyên vẹn tình cảm của người làm” Nghiêm Toản: Việt Nam văn học sử trích yếu (sđd) , tr. 26. .... Hầu hết ý kiến của những người viết sách khi nói đến thành công trong bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực đều tập trung vào các yếu tố sau đây: 1- Bản dịch sử dụng thể thơ song thất lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc có khả năng biểu cảm mạnh mẽ. 2- Bản dịch giữ nguyên được số câu và số chữ trong nguyên tác (88 câu với 616 chữ). 3- Bản dịch đã khéo sử dụng những tiếng đôi, những từ lấp láy trong tiếng Việt để vừa “dịch thoát được những ngôn ngữ rườm rà trong nguyên tác ” vừa “có sức khêu gợi hơn”, ví dụ như: lau lách , đìu hiu, mênh mông.... 4- Bản dịch thể hiện được tinh thần của nguyên tác, “đặt câu dùng chữ thật hết sức chọn lọc, không phụ tình ý của nguyên tác chút nào, và cũng không non kém chút nào” Hà Như Chi: Việt Nam thi văn giảng luận (từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XIX). NXB Văn Hóa Thông Tin, H, 2000, tr.662 ... Về bản dịch của Phan Huy Thực, Tạp chí Văn học Nước ngoài đã có hẳn những bài viết mang tính chất trao đổi, tranh luận. Trên số 3/1997, Phạm Hồ với bài viết: Một số ý kiến về một bản dịch, đã cho rằng: bản dịch của Phan Huy Thực “bên cạnh nhiều câu, nhiều đoạn rất hay cũng còn những câu dịch chưa sát, chưa đúng nguyên văn, nguyên ý”. Ông đưa ra một số ví dụ ở câu 4, câu 5, câu 6, câu 11, câu 38... để chứng minh. Nhưng ý kiến này của ông Phạm Hồ ngay sau đó đã bị ông Nguyễn Hùng Vĩ phản đối trên bài Đôi ý về Tỳ bà Hành (góp ý với ông Phạm Hồ), tạp chí Văn học Nước ngoài, số 5/1997. Ông Nguyễn Hùng Vĩ nêu ra quan điểm của mình: “Phạm Hồ đưa ra 11 chỗ sai mà ông cho rằng Phan Huy Vịnh (Phan Huy Thực?) dịch chưa sát hoặc chưa đúng nguyên văn, nguyên ý, theo tôi, đa số trong đó, Phan Huy Vịnh dịch đúng và hay hơn, còn ông Phạm Hồ đọc mất ý nghĩa của người xưa. Ông Nguyễn Hùng Vĩ chứng minh lập luận này bằng cách cắt nghĩa những chữ, những câu mà Phạm Hồ đã cho là “chưa đúng, chưa sát ” Tạp chí văn học nước ngoài, số 5/1997, tr.233. . Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng bản dịch của Phan Huy Thực vẫn được thừa nhận là bản dịch hay nhất và được lưu truyền rộng nhất. Bên cạnh các tạp chí sách báo khoa học đã xuất bản, hiện nay một số trang Web cũng quan tâm đến việc giới thiệu và diễn dịch tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Trên trang Web của Viện Nghiên cứu Hán Nôm www.hannom.vn , Hải Đà – Vương Ngọc Long đã sưu tầm và biên soạn bài viết: Tiếng đàn trên sông (Tỳ bà hành - Bạch Cư Dị). Trong bài viết này, tác giả đánh giá: “Đó là một bài thơ mang khía cạnh nhân sinh, xã hội hiện thực đã được truyền tụng trong nhân gian gắn với tên tuổi của nhà thơ...” Theo hướng phân tích ở đây, tác phẩm của Tư Mã Giang Châu không chỉ nói về người kỹ nữ, cũng không nói riêng về tâm trạng nhà thơ mà trong đó còn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa, một thông điệp thầm kín: “câu chuyện trong bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã thầm nói lên một triết lý nhân sinh, cái chua xót ngậm ngùi của cảnh đời dâu bể ba chìm bảy nổi, cảnh đoạn trường hưng phế của tạo hóa mà con người chỉ là một sinh vật nhỏ nhoi, bất lực trước cuộc đời hư ảo như bóng câu bên cửa sổ, như thoáng mây bay cuối trời”. Trong lịch sử tiếp nhận, đã có người cho rằng trong hai bài trường thiên của Bạch Cư Dị thì “Bài Trường hận ca hay hơn Tỳ bà hành” Nguyễn Hiến Lê: Đại cương văn học sử Trung Quốc. NXB Trẻ, 1997. . Nhưng cho đến nay, đa số các nhà nghiên cứu phê bình đều thừa nhận ở Việt Nam, Tỳ bà hành có ảnh hưởng sâu sắc hơn so với Trường hận ca. Nguyễn Khắc Phi viết: “ So với Trường hận ca, ý nghĩa hiện thực, tinh thần phê phán nhân đạo cũng như giá trị nghệ thuật của Tỳ bà hành đều cao hơn” Nguyễn Khắc Phi: Văn học Trung Quốc, tập I . NXB Giáo Dục H, 1987, tr.235. . Nhu cầu của thơ Đường là “dĩ tâm truyền tâm”, là truyền “tâm ấn” (in dấu trái tim mình vào trái tim độc giả tri âm) Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường. NXB Giáo Dục, H, 2003, tr.18. . Nhưng thơ Đường uyên thâm trí tuệ không phải ai cũng đọc được và không phải ai đọc được cũng đều hiểu giống nhau. Cũng như nhiều tác phẩm khác, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được nhìn nhận, đánh giá theo những cách khác nhau. Đó cũng là một điều tất yếu bởi lẽ tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm bất biến và đơn nghĩa, người đọc lại là “ kẻ đồng sáng tác ra tác phẩm không chỉ với tư cách làm sống dậy tác phẩm trong cảm thụ (...) mà còn phát hiện ý nghĩa mới và mối quan hệ chỉnh thể tương ứng với nó”. Vì thế, mọi cách đọc đều là những cách mở ra các cánh cửa chìm của tác phẩm” Trần Đình Sử. Văn học và thời gian. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002, tr.107. . IV. VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TỲ BÀ HÀNH TRONG CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TẠI VIỆT NAM Như chúng tôi đã đề cập ở trên, văn học Việt Nam đã có những ảnh hưởng rất lớn từ tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Sự tiếp nhận này được thể hiện sâu sắc nhất và rõ nhất là trong thể hát nói (ca trù) và trong Thơ mới. 1. Sự tiếp nhận trong thể hát nói: Một số bài hát nói còn lưu lại được tự bản thân nó đã chứng minh có sự tiếp thu ảnh hưởng từ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị. Phan Huy Ích đã mượn ý “thiên nhai luân lạc”, “nguyệt dạ”, “khúc Tỳ-bà” khi viết “Độ Tầm Dương vang giọng Tỳ bà hành”. (sđd). Còn Nguyễn Công Trứ nổi tiếng với bài Vịnh Tỳ bà hay Nghe tiếng Tỳ bà: Cũng người giác hải thiên nha Cùng nhau gặp gỡ lọ là quen nhau Tầm Dương giang đầu dạ tống khách Bóng trăng thu thấp thoáng trên thuyền Tiếng Tỳ bà ai khéo gẩy cho nên Xui lòng khách thiên nha luống những Ai oán nhẽ bốn dây văng vẳng Nỗi bất bình như khấp như tố như oán như than Nực cười thay cái phận hồng nhan Nào những khách Ngũ Lăng đâu vắng tá ? “Yên thủy mang mang thiên ngũ dạ Tỳ bà khúc khúc nguyệt tam canh Bến Tầm Dương cảnh ấy xiết bao tình Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt Người viễn thú biết chăng chẳng biết Khúc đàn này biết gãy cùng ai Giang đầu hạnh hữu khách lai. Bài ca vẻn vẹn 17 câu nhưng theo như nhận xét của Nguyễn Văn Duyệt thì: “Bài này đã tổng quát cả bài Tỳ bà hành Bạch Cư Dị đời Đường” Phan văn Duyệt. Hát ả đào. Hà nội 1923 . Nguyễn Công Trứ đã mượn ý của Tỳ bà hành mà diễn ra, mượn những hình ảnh, điển tích trong bài thơ ấy mà biểu đạt. Có những câu sáng tạo trên cơ sở tiếp nhận, chẳng Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt - Hốt văn thủy thượng Tỳ bà thanh mà thành Yên thủy mang mang giang tẩm nguyệt - Tỳ bà khúc khúc nguyệt tam canh. Đặc biệt có câu dẫn nguyên lời c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan