Nếu phân theo năm học, sinh viên năm thứ ba là đối tượng chiếm tỷ lệ đã đi làm thêm cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên năm ba không đi làm thêm cũng khá cao, chiếm 38.89% trong tổng số 72 người không đi làm.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy vấn đề việc làm thêm được hầu hết các đối tượng sinh viên quan tâm, không có sự phân biệt nhiều về giới tính cũng như về trình độ. Sinh viên là đối tượng khá nhạy cảm, dễ tiếp thu những vấn đề mới mẻ, thiết thực. Chính vì vậy nếu được học kiến thức trên lớp và được ứng dụng ngay trong thực tế là điều mong mỏi rất lớn của đội ngũ sinh viên.
Khi lĩnh hội kiến thức quý báu từ thầy cô giáo ở trường cũng như trong quá trình trao đổi với thầy cô, chúng tôi cũng đã nhận được sự cổ vũ động viên rất lớn. Không ít thầy cô đã rất đồng tình khi biết chúng tôi có một việc làm thêm thích hợp.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 42290 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp bằng Phiếu điều tra.
Ngoài dữ liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu chọn cả việc thu thập dữ liệu sơ cấp vì:
+ Dữ liệu thứ cấp không đủ để phục vụ cho nghiên cứu cả về số lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa cũng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề mà nhóm nghiên cứu đang quan tâm.
+ Nhóm nghiên cứu muốn có được những ý kiến xác thực từ phía các bạn sinh viên về vấn đề việc làm thêm hiện nay, những đánh giá về tác động tích cực cũng như tiêu cực mà công việc làm thêm đem lại.
+ Nhóm nghiên cứu muốn biết chính xác, cụ thể những tâm tư nguyện vọng của những sinh viên khi đi làm thêm, những khó khăn, thuận lợi mà họ đã trải qua.... để có được sự đánh giá khách quan và khoa học cho đề tài. Và từ đó cũng sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao có những bạn không đi làm thêm.
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành với những sinh viên trong một trường Đại học tại Hà Nội. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành qua các bước sau:
s Thiết kế phiếu điều tra
s Thiết kế mẫu điều tra
s Điều tra thử và tiến hành điều tra
2.2.1.1 Thiết kế phiếu điều tra (thiết kế bảng hỏi)
Xuất phát từ thực tế và từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu làm 2 mảng chính: những người đã đi làm thêm và những người chưa đi làm thêm.
ỉ Đối với những người đã đi làm thêm, chúng tôi sẽ có những căn cứ lập các câu hỏi như: bạn làm thêm vì lý do gì?, bạn làm thêm từ khi nào?, bạn làm những công việc gì? thu nhập thế nào?….
ỉ Đối với những người chưa đi làm thêm, chúng tôi tập trung vào lý do không đi làm và dự báo trong tương lai về đối tượng này.
Để đảm bảo tính chặt chẽ của việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết kế 2 lần phiếu với mục đích: phiếu lần 1 bổ sung cho phiếu lần 2 (chính thức) và so sánh, kiểm nghiệm thông tin qua 2 giai đoạn khác nhau.
Lần 1: Thiết kế phiếu điều tra có nhiều câu hỏi mở nhằm gợi cho người được hỏi nêu lên những suy nghĩ của bản thân. Những thông tin này sẽ được cập nhật cho phiếu điều tra lần 2. Dung lượng phiếu lần 1 không dài (2 trang), bao gồm 13 câu, chia làm 3 phần: dành cho người đã đi làm thêm, chưa đi làm thêm và phần chung (xem phụ lục Mẫu phiếu điều tra lần 1).
Lần 2: Tận dụng những thông tin có ích, loại bỏ những thông tin thừa từ phiếu lần 1 để xây dựng phiếu chính thức. Phiếu lần 2 có dung lượng dài hơn (3 trang) và một số câu hỏi đi sâu hơn về mức độ tác động đối với người trả lời. Phiếu lần 2 gồm 13 câu chia làm 2 phần: cho người đã đi làm thêm và cho người chưa đi làm thêm (xem phụ lục Mẫu phiếu điều tra lần 2).
2.2.1.2 Thiết kế chọn mẫu
Để tiến hành chọn mẫu chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn ra 150 người để nghiên cứu (phiếu điều tra lần 1), và chọn ra 250 người để nghiên cứu (phiếu chính thức). Những người được chọn, mỗi người sẽ được phát 01 phiếu điều tra và tự trả lời.
Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi chọn cả từ những sinh viên năm thứ nhất đến những sinh viên năm cuối.
Với 150 phiếu điều tra phát ra và thu về 150 phiếu (lần 1), tương ứng có 150 người đã cộng tác trả lời.
Với phiếu điều tra chính thức, số lượng phát ra là 250 phiếu, thu về 241 phiếu, trong đó có 5 phiếu không hợp lệ. Tổng cộng có 236 phiếu hợp lệ.
2.2.1.3 Điều tra thử và tiến hành điều tra
Sau khi thiết kế xong phiếu điều tra lần 1 và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính chính xác, hoàn thiện của phiếu điều tra cũng như mong muốn có được những thông tin ban đầu phục vụ cho việc nghiên cứu. Thời gian điều tra phiếu lần 1 là từ 15/10 đến 26/10/2004.
Chúng tôi tiến hành điều tra chính thức từ 3/3 đến 15/3/2005.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Kết thúc từng giai đoạn điều tra, công việc tiếp theo là tiến hành tổng hợp các dữ liệu thu được.
Trước tiên phải hiệu chỉnh dữ liệu bằng việc kiểm tra xem người trả lời đã trả lời đúng theo yêu cầu chưa, gạn lọc ra những câu trả lời không logic, những câu trả lời không đúng do người trả lời điền nhầm chỗ...
Bằng phần mềm SPSS, chúng tôi đã tổng hợp số liệu của cả 2 phiếu điều tra (xem phụ lục Bảng tổng hợp số liệu Phiếu điều tra lần 1, 2).
phần 3
việc làm thêm đối với sinh viên qua
kết quả điều tra xã hội học và phân tích,
đánh giá của nhóm nghiên cứu
3.1 Một số thống kê mẫu
Qua điều tra và tổng hợp số liệu lần 2, tương quan giữa các thống kê về giới tính và về năm học được biểu thị qua bảng sau:
Bảng 3.1: Tương quan giữa sinh viên đã và chưa đi làm thêm
phân chia theo giới tính và theo năm học
Tiêu chí (phân theo giới tính)
Số lượng (người)
Giới tính
%
1. Đã làm
164
77
Nam
46.95
87
Nữ
53.05
2. Chưa bao giờ
72
32
Nam
44.44
40
Nữ
55.56
Tổng
236
109
Nam
46.19
127
Nữ
53.81
Tiêu chí (phân theo năm học)
Số lượng (người)
Năm thứ
%
1. Đã làm
164
45
>= 4
27.44
54
3
32.93
46
2
28.05
19
1
11.58
2. Chưa bao giờ
72
6
>= 4
8.33
28
3
38.89
30
2
41.67
8
1
11.11
Tổng
236
51
>= 4
21.61
82
3
34.75
76
2
32.20
27
1
11.44
Nguồn: Thu thập số liệu lần 2
Từ số liệu thu thập được ta thấy trong 236 người được hỏi có 109 là nam và 127 là nữ.
Cũng trong số 236 người đó thì số lượng sinh viên năm thứ nhất có 27 người, chiếm 11.44%; sinh viên năm thứ hai và thứ ba lần lượt là 76 và 82 người; Số lượng sinh viên lớn hơn hoặc bằng năm thứ tư là 51 người, chiếm 21.61%.
3.2 Phân tích kết quả điều tra xã hội học
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu cũng như làm rõ hơn vấn đề việc làm thêm của sinh viên có nhiều lợi ích, chúng tôi đã tự thiết kế phiếu, tiến hành điều tra nhằm có được những số liệu sát thực nhất. Chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề tuy không mới nhưng rất thiết thực này.
- ý kiến về vấn đề sinh viên đi làm thêm:
ở câu hỏi đầu tiên, chúng tôi muốn biết quan điểm chung của người được hỏi đối với vấn đề việc làm thêm của sinh viên nên đã đưa ra 5 tiêu chí cơ bản: rất cần thiết - cần thiết - không có ý kiến - không cần thiết – rất không cần thiết.
Kết quả chúng tôi thu được như sau: Đơn vị: người
Nguồn: Thu thập số liệu lần 1
Từ kết quả điều tra thấy rằng số lượng sinh viên có quan niệm đi làm thêm là cần thiết và rất cần thiết chiếm đến đại đa số, có đến 114 bạn, chiếm 76%. 13 bạn không có ý kiến bình luận. Bên cạnh đó cũng có 19 người cho rằng việc làm thêm là không cần thiết; có 4 người, chiếm 2.67% cho rằng rất không cần thiết đi làm thêm khi là sinh viên. Lý do mà các bạn đưa ra rằng học trên lớp là đủ, không nên đi làm thêm vì sẽ lấy mất nhiều thời gian công sức cho việc học.
Số liệu ở lần điều tra thứ 2 (chính thức) cũng cho kết quả khá tương đồng với lần 1(1) Tham khảo câu 1 Bảng tổng hợp số liệu phiếu điều tra lần 2
. Điều đó chứng tỏ việc đi làm thêm là khá cần thiết trong sinh viên hiện nay. Nó đã trở thành vấn đề phổ biến, mang tính chất xã hội hoá cao.
- Tương quan giữa sinh viên đã và chưa đi làm thêm:
Với câu hỏi tiếp theo, tại lần điều tra thứ nhất có 60% tương ứng 90 bạn đã đi làm, số người chưa đi làm là 60 bạn, chiếm 40%.
Nguồn: Thu thập số liệu lần 1
So sánh giữa 76% cho rằng việc đi làm thêm là cần thiết với 60% đã đi làm, chứng tỏ có nhiều bạn nhận thức việc làm thêm là rất có ích nhưng vì những lý do khác nhau nên họ vẫn chưa đi làm thêm. Qua tiếp xúc với những sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm nhưng lại cho rằng đi làm thêm là cần thiết, các bạn đã bày tỏ những trở ngại, khó khăn làm cho họ chưa thực sự bắt đầu đi làm thêm. Và có rất nhiều bạn vẫn đã và đang tiếp tục tìm cho mình những công việc thích hợp và bổ ích.
ở lần điều tra thứ 2, ngoài chia ra 2 đối tượng đã và chưa bao giờ làm thêm, chúng tôi còn phân tách theo các yếu tố về giới tính và năm học(1) để từ đó có cái nhìn tương đối toàn diện hơn về nhu cầu đi làm thêm trong sinh viên hiện nay.
Nếu phân chia theo giới tính ta thấy tỷ lệ nữ đi làm thêm trong lần điều tra thứ 2 nhiều hơn là tỷ lệ nam. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng không có sự chênh lệch nhiều.
Nếu phân theo năm học, sinh viên năm thứ ba là đối tượng chiếm tỷ lệ đã đi làm thêm cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên năm ba không đi làm thêm cũng khá cao, chiếm 38.89% trong tổng số 72 người không đi làm.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy vấn đề việc làm thêm được hầu hết các đối tượng sinh viên quan tâm, không có sự phân biệt nhiều về giới tính cũng như về trình độ. Sinh viên là đối tượng khá nhạy cảm, dễ tiếp thu những vấn đề mới mẻ, thiết thực. Chính vì vậy nếu được học kiến thức trên lớp và được ứng dụng ngay trong thực tế là điều mong mỏi rất lớn của đội ngũ sinh viên.
Khi lĩnh hội kiến thức quý báu từ thầy cô giáo ở trường cũng như trong quá trình trao đổi với thầy cô, chúng tôi cũng đã nhận được sự cổ vũ động viên rất lớn. Không ít thầy cô đã rất đồng tình khi biết chúng tôi có một việc làm thêm thích hợp.
Dĩ nhiên không phải không biết đến những tác động trở lại của việc đi làm thêm, song quan điểm của chúng tôi là: việc gì cũng có tính hai mặt của nó. Đi làm thêm là cần thiết nếu biết khắc phục những khó khăn và hạn chế gặp phải. Và có thể khi học ở trường đời (thực tế) sinh viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn?…
- Sự đánh giá các yếu tố theo mức độ quan trọng tác động đến quyết định đi làm thêm:
Từ việc chia 2 loại đối tượng đã và chưa đi làm thêm, những sinh viên đã đi làm thêm tiếp tục trả lời các câu hỏi ở phần A trong phiếu điều tra.
Với đối tượng này, câu đầu tiên chúng tôi đặt ra là muốn người được hỏi đánh giá một số yếu tố có mức độ quan trọng như thế nào trong quyết định đi làm thêm của họ. Kết quả thu thập được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Sự đánh giá theo mức độ quan trọng
trong quyết định đi làm thêm
(1: hoàn toàn không quan trọng; 2: không quan trọng… 5: rất quan trọng)
Đơn vị: %
Tiêu chí
Mức độ quan trọng
1
2
3
4
5
1. Có thêm thu nhập
1
11
2
37
49
2. Có thêm mối quan hệ mới
0
54
23
13
10
3. Có thêm kinh nghiệm
0
1
6
35
58
4. Muốn khẳng định bản thân
8
36
41
9
6
5. Được thực hành lý thuyết đã học
23
58
14
2
3
6. Hi vọng tìm được cơ hội mới
11
14
21
41
13
7. Cần tạo cho mình một quy tắc
6
56
32
5
1
8. Muốn sử dụng thời gian có ích
0
10
11
44
35
9. Học cách trình bày một vấn đề trước mọi người
21
39
25
10
5
10. Khác (xin ghi rõ)………….
1
Nguồn: Thu thập số liệu lần 2
Bảng số liệu trên thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố trong việc quyết định đi làm thêm, hay cũng có thể nói nó thể hiện mục đích mà sinh viên đi làm thêm là gì? Yếu tố nào có vai trò lớn nhất trong quyết định đó. Đây là một vấn đề rất quan trọng, có tính chất quyết định những vấn đề khác của sinh viên khi đi làm: ví dụ như từ mục đích sẽ ảnh hưởng đến việc chọn công việc gì? thời gian làm việc ra sao?… Vấn đề này chính là sự thể hiện tư duy nhận thức của từng cá nhân. ở đây không còn bó hẹp về vấn đề việc làm thêm mà rộng hơn, đó là thể hiện sự nắm bắt, nhận thức xu thế của thời đại ngày nay. Nắm được yếu tố này sẽ giúp cho chúng ta có sự đánh giá khách quan hơn, chính xác hơn về xu thế của sinh viên ngày nay.
Số liệu qua điều tra thể hiện một thực tế rằng tiêu chí có mức độ quan trọng trong quyết định đi làm thêm của sinh viên chủ yếu là thu nhập, 49% cho rằng rất quan trọng, 37% cho rằng quan trọng. Điều này là dễ hiểu vì theo kết quả thống kê năm 2003 trên cả nước có tới 2/3 số sinh viên đang theo học Đại học là con em của các vùng nông thôn (1) “Thực trạng sinh viên đại học”, trang 6, Báo Tuổi trẻ, số 14, 13/3/2004, N.M
. Trong khi đó mức chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ như hiện nay thì khoản tiền mà các gia đình cung cấp cho con em họ khoảng 4 - 5 trăm nghìn đồng/tháng là không đủ. Vì vậy nhu cầu đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải học tập, sinh hoạt của bộ phận sinh viên này là tất yếu. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ sinh viên, mặc dù gia đình có điều kiện trang trải đầy đủ cho việc ăn học nhưng họ vẫn muốn có được các khoản thu nhập thêm để tự túc cho những nhu cầu cá nhân khác. Vì vậy họ cũng quyết định đi làm thêm.
Ngoài vấn đề thu nhập thì yếu tố có thêm kinh nghiệm, 58% cho rằng rất quan trọng để đi đến quyết định có đi làm thêm. Đây là tiêu chí quan trọng, sát sườn nhất đối với sinh viên hiện nay. Số liệu mà chúng tôi thu thập được cũng đã phần nào chứng minh thực tế này.
Với đại bộ phận sinh viên, lượng kiến thức lý thuyết là rất lớn, để có thể biến những kiến thức đó thực sự thành của bản thân thì đòi hỏi người học phải có một quá trình rèn luyện, nghiên cứu sâu cũng như linh hoạt trong việc áp dụng vào thực tế. Làm được điều đó không phải một sớm một chiều, nhưng sẽ là tốt hơn khi chúng ta có thể áp dụng kiến thức được học khi tham gia các hoạt động phong trào, hay đi làm thêm ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường chứ không chỉ bó hẹp ở sự tự học của bản thân.
Bên cạnh yếu tố kinh nghiệm, cũng có nhiều bạn chọn muốn sử dụng thời gian có ích do nhận thức đi làm cũng là một cách tiết kiệm thời gian, sử dụng quỹ thời gian hợp lý hơn.
Trên đây là ba yếu tố có mức độ quan trọng lớn ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Những tiêu chí còn lại có mức độ ảnh hưởng ít hơn, thậm chí là không quan trọng trong quyết định đó. Tiêu chí muốn khẳng định bản thân có đến 60% cho rằng không quan trọng; được thực hành lý thuyết đã học, cần tạo cho mình một quy tắc lần lượt là 95% và 92% cho rằng không quan trọng. Một số tiêu chí khác cũng có sự ảnh hưởng phần nào nhưng không nhiều trong quyết định đi làm thêm.
Tóm lại, qua sự phân tích số liệu ở trên có thể rút ra hai yếu tố có tầm quan trọng nhất trong quyết định đi làm thêm của sinh viên chính là yếu tố thu nhập và kinh nghiệm. Điều này có thể nói là rất phù hợp với tình hình thực tế của sinh viên hiện nay.
- Lượng sinh viên bắt đầu đi làm thêm ở các năm:
ở câu hỏi thứ hai, chúng tôi hỏi "Bạn làm thêm từ khi nào?" nhằm muốn biết được khoảng thời gian mà người được hỏi bắt đầu đi làm thêm.
Đơn vị: người
Nguồn: Thu thập số liệu lần 1
Nhìn kết quả ở hình 3.3 nhận thấy một xu hướng thực tế là các bạn sinh viên bắt đầu đi làm thêm nhiều nhất trong năm thứ hai và giảm dần đến năm thứ tư (thời điểm học kỳ I của năm thứ tư) (1) Thời điểm học kỳ II của năm thứ tư, số lượng này đã tăng hơn do có nhiều thời gian rỗi hơn. Tham khảo số liệu tại phụ lục Bảng tổng hợp số liệu Phiếu điều tra lần 2.
). Đây là kết quả tương đối hợp lý trong tư duy nhận thức của sinh viên. Có thể lý giải như sau: sinh viên năm 1 - 2 học những môn đại cương nên việc học nhẹ nhàng hơn so với học các môn chuyên ngành; ngoài thời gian tự học, thời gian rỗi cũng tương đối nhiều. Đây là lượng thời gian lý tưởng để có một công việc làm thêm. Nhất là ở năm thứ hai, mọi việc ổn định hơn với sinh viên. Đồng thời chính trong thời điểm này có nhiều phát sinh mới như chi tiêu cho sinh hoạt tăng (do tăng mối quan hệ...) và cho học tập cũng tăng hơn….
- Tương quan giữa các kênh tìm việc làm thêm:
Khi đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bắt đầu đi làm thêm, chúng ta cũng không thể không quan tâm đến các cách tiếp cận công việc sắp tới của mình. Tiếp cận để làm sao tìm được cho mình công việc có sự phù hợp cả về thể lực, trí lực cũng như hoàn cảnh của mỗi người. ở đây chúng tôi đưa ra một số cách tiếp cận như qua báo chí, internet, TTDVVL, bạn bè…
Qua điều tra chúng tôi đã thu thập được số liệu như sau:
Nguồn: Thu thập số liệu lần 2
Dễ dàng nhận thấy rằng TTDVVL, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động môi giới việc làm lại không phải là địa chỉ đáng tin cậy nhất của sinh viên khi tìm việc, có tới 30.58% người đã tìm việc làm thêm qua bạn bè, người thân. Đây là một ưu thế sẵn có của các bạn. Một thực tế khá phổ biến là trong môi trường lớp học, khi có một bạn sinh viên đi làm thêm sẽ lôi kéo được bạn bè thân cùng giúp sức làm việc. Điều đó chứng tỏ sự đoàn kết và tính cộng đồng khá cao của sinh viên ngày nay.
Trái ngược với phần đông người tìm việc qua bạn bè, người thân, ta thấy lượng người tìm việc qua công cụ Internet còn thấp, chỉ có 9 người, chiếm 4.37%. Đây là một thực tế đáng phải lưu tâm. Tất nhiên khi tìm việc qua mạng thì độ chính xác của thông tin là yếu tố rất quan trọng (yếu tố này hiện nay chưa hẳn đã làm thoả mãn người sử dụng Internet (khách quan). Nhưng theo chúng tôi như đã nói ở trên, điều gì cũng có tính hai mặt. Và chúng tôi nghiêng về phía lỗi ở người sử dụng là sinh viên nhiều hơn (yếu tố chủ quan) do chưa biết khai thác và sử dụng có hiệu quả công cụ này). Chúng ta không nên vì lý do nào đó mà xem nhẹ công cụ này, ngoài mục đích sử dụng để tìm việc làm thì Internet thực sự là công cụ khá hoàn hảo để chúng ta học tập, tìm kiếm những thông tin hứu ích, lý thú, cập nhật những kiến thức mới nhất... Từ đó có thể bổ trợ cho việc học tập cũng như những mục đích khác của bản thân người sử dụng.
Trở lại TTDVVL, chúng tôi muốn lưu ý rằng có rất nhiều trường hợp các bạn mất tiền oan nhưng vẫn không có được việc làm. Do vậy khi cân nhắc tìm việc qua báo chí hay TTDVVL chúng ta cũng cần chú ý một điều: hãy cảnh giác với những thông tin về công việc chung chung, không cụ thể rõ ràng.
Dù có tìm việc qua phương tiện gì, chúng ta hãy tự tin vào bản thân. Đó là điều kiện tiên quyết để mỗi người có thể tìm được công việc phù hợp cho mình. Chúng ta hãy kiên nhẫn và học hỏi, xác định đi làm thêm cũng là để học và tích luỹ cho tương lai.
- Những công việc làm thêm của sinh viên:
Qua phân tích một số vấn đề ở trên chúng ta phần nào đã có cái nhìn thấu đáo hơn về việc làm thêm của sinh viên hiện nay. Nhưng sẽ là đầy đủ hơn khi chúng ta đi sâu vào các vấn đề cụ thể như: công việc mà những người đã đi làm lựa chọn chủ yếu là gì? thời gian làm việc của họ như thế nào, có ảnh hưởng gì đến việc học tập ở trường?.... Để biết được sinh viên đã và đang đi làm thêm những công việc gì, chúng tôi đã đưa ra một số công việc như: gia sư, tiếp thị, bán hàng, tư vấn viên, văn phòng....
Nguồn: Thu thập số liệu lần 2
Kết quả tổng kết cho thấy số sinh viên đi làm gia sư đông nhất, chiếm 29.15%. Có nhiều sự lựa chọn cho công việc này chính bởi do tính chất của nó có nhiều điểm phù hợp với sinh viên, vừa không tốn nhiều thời gian lại có thu nhập tương đối ổn định, công việc cũng không yêu cầu quá cao.... Hơn nữa hiện nay nhu cầu cho con cái học thêm tăng cao, các vị phụ huynh thuê sinh viên làm gia sư thì chi phí phải bỏ ra ít hơn so với chi phí cho các thầy cô giáo có kinh nghiệm kèm cặp con cái họ. Một điểm nữa, việc dạy gia sư tại nhà cũng giúp phụ huynh dễ kiểm tra và quản lý con cái họ sát sao hơn.... Bên cạnh những điểm lợi như thế, nhưng đánh giá một cách khách quan thì công việc gia sư cũng có những hạn chế như: hiếm khi có thể áp dụng những kiến thức được học vào công việc, thiếu sự sáng tạo trong công việc, không có nhiều các mối quan hệ như các công việc khác. Có thể nói gia sư chỉ nên là công việc trước mắt, phục vụ chủ yếu cho những sinh viên có mục đích kiếm thêm thu nhập chứ không thể là công việc cho những sinh viên muốn thể hiện tài năng.
Một trong những công việc làm thêm cũng đang được ưu chuộng hiện nay là làm tiếp thị, con số người chọn công việc này là 39, chiếm 17.49% trong tổng số sự lựa chọn các công việc. Công việc này khá phổ biến và phù hợp với sinh viên vì qua đó sinh viên có khả năng làm việc nhóm tốt hơn, có nhiều mối quan hệ cũng như rèn luyện được kỹ năng giao tiếp cho bản thân. So với làm gia sư thì công việc tiếp thị cũng có khá nhiều yếu tố thuận lợi hơn cho những người đi làm. Tuy nhiên công việc tiếp thị lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Một phần nào đó cũng sẽ có ảnh hưởng đến học tập trên lớp.
Cũng giống như tiếp thị, công việc tư vấn viên hiện nay cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên. Công việc này không gò bó về thời gian nhưng đòi hỏi sinh viên phải có quan hệ rộng, có kỹ năng giao tiếp tốt, phải chịu khó tìm tòi, tự hoàn thiện mình. Đây có thể là công việc lâu dài, nó không những giúp sinh viên trong quá trình học tập mà cả sau khi ra trường, với mối quan hệ tốt sinh viên cũng dề tìm việc hơn. Công việc này còn giúp chúng ta phát huy được những điểm mạnh, phát hiện ra những khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi người…
Những mặt tích cực của một số công việc làm thêm ở trên được đề cập đến là rất quan trọng cho sinh viên nói chung. Tuy nhiên những công việc đó có hạn chế là chưa áp dụng được nhiều những kiến thức đã học trên lớp. Trong khi đó những công việc mà có thể áp dụng được kiến thức đã học thì số người đã làm lại không cao. Điều này do cả yếu tố chủ quan và khách quan gây nên. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì theo chúng tôi, xét đến cùng, nhiệm vụ của người sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường thì học tập là quan trọng nhất. Chúng ta đi làm thêm để biết được những thực tế bên ngoài, có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề.... Và sẽ là tốt nhất nếu kiến thức được truyền giảng trên lớp chúng ta có thể sử dụng cho công việc hiện tại cũng như sau này. Sự kết hợp đó mới thực sự có nhiều tác động tích cực, vừa giúp chúng ta được thực hành kỹ năng, áp dụng kiến thức chuyên môn vào công việc; vừa giúp cho thầy cô, nhà trường có sự điều chỉnh những môn học sao cho hợp lý, sát với thực tế. Làm được điều đó thì xã hội sẽ tiết kiệm được rất nhiều cả về thời gian, công sức, tiền của....
- Thời gian làm thêm của sinh viên:
Ngoài tìm hiểu về công việc các bạn sinh viên đã và đang làm, chúng tôi còn đề cập đến vấn đề thời gian khi sinh viên đi làm thêm(1) Tham khảo câu 7 Bảng tổng hợp số liệu phiếu điều tra lần 2
. Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó thể hiện việc sử dụng quỹ thời gian của sinh viên khi đi làm thêm như thế nào? có làm ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp hay không? có ảnh hưởng đến những công việc cá nhân hay gia đình không?...
Qua điều tra thu thập số liệu chính thức, chúng tôi thấy có 24 người đã làm các công việc bán thời gian. Đây là một dạng công việc có thu nhập khá ổn định, không ảnh hưởng đến thời gian học tập trên lớp. Công việc này thường như tiếp thị, bán hàng ở các chợ hay siêu thị (demo), hay trực điện thoại....
Về công việc làm thêm theo đợt (10-15 ngày), có 33 sự lựa chọn. Làm theo đợt có ưu điểm là lương khá cao. Tuy nhiên cũng khá vất vả và mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công việc học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà của sinh viên.
Công việc kế tiếp là làm theo ngày nghỉ, có 16 người đã và đang làm công việc này. Làm việc trong những ngày nghỉ thì không bị ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp mà vẫn có thu nhập nhưng không nhiều. Đa phần những người lựa chọn công việc này không nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập mà muốn tận dụng thời gian rỗi, muốn thay đổi không khí sau một tuần học tập căng thẳng....
Thời gian làm việc có số người lựa chọn nhiều nhất là làm thêm 1 – 2 buổi/ tuần, có 47/171 người, chiếm 27.48%, cao nhất trong tất cả các sự lựa chọn. Những người làm việc với thời gian này thường là công việc gia sư. Cũng như phân tích ở trên, đây vẫn là công việc được đa số sinh viên lựa chọn do tính thích hợp về thời gian và thu nhập. Làm việc với thời gian 1 – 2 buổi/ tuần chắc chắn không có ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và sinh hoạt của phần đông sinh viên nói chung.
Với công việc có tính chất không cố định, có 32 người đã lựa chọn, chiếm 18.71%. Không ổn định ở đây theo nghĩa là khi nào có việc thì làm. Công việc này mang nhiều tính chất bị động về thời gian, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của cá nhân. Tuy nhiên những công việc này vẫn được nhiều người ưa thích vì thu nhập cao hơn hẳn so với những công việc khác…
Điểm qua một vài nét về vấn đề thời gian trên đây ta thấy công việc làm thêm chắc chắn sẽ mất một quỹ thời gian nhất định của sinh viên. Có những công việc không ảnh hưởng nhiều đến học tập và sinh hoạt nói chung mà còn giúp cho sinh viên có thêm những khoản thu nhập có ích phục vụ cho học tập. Nhưng cũng không thể phủ nhận nhiều công việc có sức hút cao khiến một bộ phận không nhỏ sinh viên bị cuốn theo xu hướng mải mê làm thêm. Từ đó dẫn tới xao nhãng việc học tập vốn rất quan trọng.
Có thể kết luận rằng, việc làm thêm sẽ chỉ có ích khi mỗi chúng ta biết tự ý thức, tự cân đối, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của nó để có sự áp dụng, điều chỉnh cho bản thân sao cho hợp lý nhất. Làm được điều này hoàn toàn không đơn giản, nhưng nếu thực hiện được chúng thì rõ ràng những mặt tích cực sẽ được phát huy tối đa không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai sau này của bản thân mỗi người.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình hình đi làm thêm của sinh viên. Những thông tin này đã ít nhiều cho ta sự nhìn nhận ra những tác động mà việc làm thêm đem lại. Tuy nhiên những tác động đó chưa thực sự làm sáng tỏ mục đích mà chúng tôi muốn hướng tới.
- Thu nhập từ làm thêm của sinh viên:
Với mong muốn đưa ra và chứng minh những tác động tích cực hiện hữu nhất của việc làm thêm, chúng tôi đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề thu nhập từ công việc này. Qua 2 lần điều tra, kết quả thu thập được khá tương đồng, được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Sự lựa chọn thứ tự ưu tiên của việc chi tiêu
Đơn vị: người
Tiêu chí
Thứ tự ưu tiên
1
2
3
4
1. Học tập
35
26
24
5
2. Sinh hoạt
35
37
17
1
3. Giải trí - mua sắm
18
25
40
7
4. Khác
2
2
9
77
Nguồn: Thu thập số liệu lần 1
Bảng 3.4: Sự lựa chọn thứ tự ưu tiên của v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xczxvf.doc