MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 6 MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC 8
1. Gạo 8
1.1 Thành tựu sau ba năm gia nhập WTO 8
1.2 Khó khăn, hạn chế 10
1.3 Giải pháp: 13
2. Cao su 17
2.1 Thành tựu 17
2.2 Khó khăn 21
2.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam 22
3. Hạt tiêu 23
3.1. Thành tựu 23
3.2 Khó khăn 26
3.3 Giải pháp 26
4. Hạt điều 27
4.1 Thành tựu sau gia nhập WTO 27
4.2 Khó khăn, hạn chế xuất khẩu hạt điều 33
4.3 Giải pháp 34
4.3.1 Về sản xuất 34
4.3.2 Tiêu thụ, xuất khẩu 35
4.3.3 Ngoài hai phương pháp trên ngành điều,và các cơ quan chức năng Việt Nam còn phải làm tốt nhiệm vụ sau: 36
5. Cà phê và chè 36
5.1 Thực trạng sản xuất chè và cà phê của Việt Nam 36
5.1.1 Diện tích 36
5.1.2 Năng suất 36
5.1.3 Thực trạng thu mua và chế biến xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam 37
5.1.4 Kim ngạch xuất khẩu chè và cà phê 37
5.1.5 Giá chè và cà phê xuất khẩu 39
5.1.6 Thị trường xuất khẩu của chè và cà phê 40
5.2 Đánh giá thực trạng xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam 40
5.2.1 Khó khăn 40
5.2.2 Thuận lợi 41
5.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam trong những năm tới 42
5.3.1 Đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xuất khẩu chè và cà phê 42
5.3.2 Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội chè cà phê-ca cao Việt Nam 42
5.3.3 Nâng cao vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 43
C. KẾT LUẬN 44
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gạo của Thái Lan vài chục USD/tấn, nguyên do là gạo Việt Nam chưa có thương hiệu và chất lượng chưa ổn định.
Trong khi đó, trên thị trường nội địa, gạo đóng gói có nhãn hiệu bày bán ở các siêu thị cũng có giá cao hơn gạo cùng loại ở các sạp khoảng 20%. Do đó, điều cần làm là xây dựng thương hiệu lúa gạo trên cơ sở chuẩn hóa chất lượng lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Điều kiện là doanh nghiệp có chiến lược xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao tham gia “Liên kết bốn nhà”, cụ thể là tham gia chuỗi giá trị, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, để bảo đảm chất lượng nguồn nguyên liệu chế biến.Theo ông Richard Moore, chuyên gia Thương hiệu thế giới: "Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo và phương cách giao hàng. Nâng cao giá trị hạt gạo cần sự đầu tư lớn về tiếp thị, bao bì và bán hàng. Xây dựng thương hiệu hạt gạo từ sản phẩm thông thường khi gắn lên bao bì một thương hiệu là gắn với tạo dựng uy tín và liên hệ với khách hàng trên thị trường. Thái Lan làm thương hiệu rất tốt nên họ vẫn là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới và giá trị luôn cao hơn Việt Nam".
Còn Chủ tịch Hiệp hội Makerting thế giới, ông Hermawan Kartajaya, khi nói về vấn đề này đã cho rằng do chúng ta chưa khám phá ra tính đặc trưng của hạt gạo Việt Nam, làm cho nó trở nên nổi trội lên và giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt đâu là gạo Việt Nam, đâu là gạo Thái Lan hay Trung Quốc... Có như thế, chúng ta mới đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng. Một khi đã được nhận biết và ưa chuộng một thương hiệu, vấn đề giá cả sẽ trở thành thứ yếu và người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để mua vì sự hài lòng, thay vì phải phân vân hay mặc cả về giá cả.
Vì vậy, vấn đề tạo mối liên hệ chặt chẽ với nông dân, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Phải xem đây là những vấn đề cốt tử, mang tính vĩ mô của nền kinh tế khi vẫn còn dựa vào thế mạnh nông nghiệp.
Bộ Công Thương cho biết, theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, kể từ năm 2011, các công ty nước ngoài được quyền tham gia xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nắm bắt lộ trình này, hiện nay các công ty kinh doanh gạo nước ngoài cũng đã thiết lập đại diện tại Việt Nam, mặc dù không tham gia trực tiếp xuất khẩu gạo, nhưng họ đã cung cấp dịch vụ, làm đại lý cho công ty lương thực tỉnh, hoặc ký hợp đồng với các công ty xuất khẩu. Đây cũng là điều đáng lo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước nếu không có sự chuẩn bị kịp thời.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2010 xuất gạo sẽ có nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh, vì thương mại có tác dụng hướng dẫn sản xuất và xác định kết quả sản xuất bằng cách tiêu thụ hợp lý sản phẩm làm ra. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và xác lập thị phần..., các doanh nghiệp cần liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng và xây dựng thương hiệu riêng.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác điều hành xuất khẩu gạo. Trên cơ sở phương hướng và nhiệm vụ đề ra, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò đại diện cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo Việt Nam, tham vấn cho Chính phủ chỉ đạo điều hành công tác xuất khẩu gạo đạt được hiệu quả cao nhất. Trước mắt cần tập trung các nhiệm vụ chính sau đây:
Liên kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh thương mại có tác dụng hướng dẫn sản xuất và xác định kết quả sản xuất bằng cách tiêu thụ hợp lý sản phẩm làm ra. Do đó cần có biện pháp tăng cường thông tin thị trường trực tiếp đến nông dân.
Nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và xác lập thị phần. Doanh nghiệp cần xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng và xây dựng thương hiệu riêng. Có thể nghiên cứu mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trên cơ sở thành lập tổ hợp tác hoặc công ty cổ phần sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, trong đó nông dân có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất và lao động, doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và hội nông dân các cấp triển khai các biện pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất, thu hoạch và đầu tư cải thiện công nghệ sau thu hoạch, để hạn chế thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tổ chức lại hệ thống thương lái và xay sát gắn kết với các doanh nghiệp xuất khẩu. Thương lái, cơ sở xay xát và cung ứng gạo xuất khẩu phải đăng ký và mua lúa gạo theo giá thị trường, nhưng không dưới mức giá tối thiểu được Chính phủ hướng dẫn, để bảo đảm mức lãi hợp lý cho nông dân, có sự giám sát và quản lý của chính quyền địa phương.
Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, trên cơ sở đa dạng sản phẩm, tăng cường quan hệ với các khách hàng truyền thống và thiết lập quan hệ khách hàng mới.
Nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh trên cơ sở bảo đảm giá bán phù hợp với giá thị trường, không để bị ép giá và đặc biệt là cạnh tranh phá giá.
Phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng đối với ngành hàng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam theo cam kết với WTO vào năm 2011, trên cơ sở kiện toàn cơ sở vật chất, tăng cường năng lực mua vào dự trữ, chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng, nâng cao tay nghề và khả năng tiếp thị, ổng định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Những thách thức đặt ra đối với xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn và khó khăn, nhưng cần vượt qua để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đưa ngành lương thực Việt Nam lên tầm cao mới. Để thực hiện có kết quả các mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp trước hết cần thống nhất, đoàn kết với sự điều phối của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, theo sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ vì lợi ích chung, tạo sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường thế giới trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng. Kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, gian lận, bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất và lợi ích quốc gia./.
2. Cao su
Trong số các mặt hàng nông sản chủ lực thì cao su là mặt hàng tương đối quan trọng tham gia vào xuất khẩu thu lại ngoại tệ cho đất nước. Việt Nam là một nước có điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu cao su, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều khó khăn trong các giai đoạn để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Sau đây là điển hình cho những thành tựu và khó khăn mà ngành cao su gặp phải:
2.1 Thành tựu
Những thành tựu đạt được của ngành cao su Việt Nam sau khi gia nhập WTO:
Sau khi gia nhập WTO thị trường của Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều. Sau 2 năm tham gia tổ chức thương mại thế giới cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 45 thị trường, có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, 2009 sản xuất và xuất khẩu cao su có dấu hiệu ngừng trệ tuy nhiên hiện tại ngành cao su đã có dấu hiệu phục hồi và đạt được thành tựu đáng kể:
Cùng thời điểm này năm 2009, do suy thoái kinh tế, các ngành sản xuất nguyên liệu cao su đình đốn, giá mủ cao su xuất khẩu chỉ ở mức 1.200 USD/tấn. Sang đầu năm 2010, giá tăng lên 3.000 USD/tấn và hiện nay tăng lên mức 3.300 USD/tấn, tăng gần 300% so với năm 2009.
Do giá tăng nên hai tháng đầu năm 2010, tuy xuất khẩu cao su của Việt Nam mới đạt hơn 76.300 tấn, giảm 0,1% về lượng nhưng lại tăng 87% (xấp xỉ 192,7 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ.
Sau đây là bảng tổng kết và dự tính hoạt động và khai thác cao su Việt Nam
**2010
*2009
Diện tích (hécta)
715.000
674.200
Sản lượng mủ khô (tấn)
770.000
723.700
Nhập khẩu (tấn)
130.000
144.200
Mục tiêu xuất khẩu (tấn)
750.000
726.000
Tiêu thụ nội địa (tấn)
140.000
120.000
2 tháng đầu năm 2010
2 tháng đầu năm 2009
Khối lượng xuất khẩu (tấn)
67.800
76.400
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
169.5
103
( nguồn Tổng cục thống kê, các bộ ngành, các thương nhân)
Hiện Việt Nam có trên 500 nhà xuất khẩu cao su, xuất khẩu trên 80% sản lượng. Nước ta cũng nhập cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonesia. Geruco là công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước.
70% lượng cao su xuất khẩu của nước ta là sang Trung Quốc, các thị trường xuất khẩu quan trọng khác bao gồm Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Đài Loan, Mỹ, Nhật và EU.
Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Ngoài những thành tựu đạt được như trên là nhờ một phần lớn bởi khả năng của chúng ta nhưng không thể phủ nhận những điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu cao su sau khi gia nhập WTO. Ví dụ như chúng ta được hưởng lợi từ đãi ngộ của Tối huệ quốc( MFN- qui chế đối xử bình đẳng với các nước khác), thị trường tiêu thị mở rộng do quan hệ ngoại giao,…
Đặc biệt sau khi gia nhập WTO thì ngành cao su Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, từ giải quyết việc làm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân,…Ví dụ điển hình là trong năm 2009 hàng vạn công nhân của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã vượt khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn giữ được những thành quả đáng tự hào. Phong trào thi đua của Công nhân đã giúp đẩy nhanh sản xuất và nâng cao trình độ người lao động. Nếu như năm 2003 có 42 sáng kiến làm lợi khoảng 7 tỷ đồng thì năm 2008 đã có gần 100 sáng kiến với giá trị làm lợi lên tới 55 tỷ đồng. Tiền lương của công nhân được cải thiện rõ rệt năm 2008 mức lương công nghân đã lên tới 5 triệu đồng/tháng/người.
Ngoài các phong trào thi đua lao động giỏi, phát huy sáng kiến, luyện tay nghề, thì nhiều phong trào thi đua khác cũng được nhân rộng từ mọi cấp, đơn vị trên cả nước. Đơn cử với việc thành lập Câu lạc bộ 2 tấn, ngành CSVN đã thúc đẩy hàng loạt đơn vị một cuộc “chạy đua” về năng suất sản phẩm. Ban đầu, chỉ có 11 nông trường tham gia đạt 2 tấn/ha; nhưng về sau, có tới 10 Cty đạt 2 tấn/ha ở miền Đông Nam Bộ.
Tiếp theo, một số Cty ở duyên hải miền Trung đạt 1,8 tấn/ha, có 52 nông trường ở Tây Nguyên đạt trên 2 tấn/ha. Đặc biệt, có 11 nông trường liên tục duy trì năng suất 2 tấn/ha từ những ngày chưa thành lập Câu lạc bộ 2 tấn; thậm chí, có nông trường đạt tới con số kỷ lục 2,4 - 2,8 tấn/ha...
Theo công đoàn Cao su Việt Nam, điều quan trọng nhất trong hàng loạt giải pháp “vượt khó” kể trên, là tập đoàn cố gắng giữ mức tiền lương, thu nhập của trên 86.000 CN không bị giảm. Thậm chí, một số Cty có mức lương cao trên 6 triệu đồng/người/tháng như: Tân Biên (6,4 triệu đồng), Dầu Tiếng (6,04 triệu đồng). Một số Cty đạt trên 5 triệu đồng/tháng/người như: Tây Ninh (5,7 triệu đồng), Chư Sê (5,18 triệu đồng), Đồng Phú (5,14 triệu đồng)...
Theo thống kê mới nhất thực trạng xuất nhập khẩu sản phẩm của cao su Việt Nam 4 tháng đầu năm có sự chuyển biến rõ rệt.
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
ngàn USD
So 2009 (%)
ngàn USD
So 2009 (%)
1
19.040
155,2
24.380
103,0
2
12.654
28,2
17.999
22,7
3
23.457
117,4
22.466
18,1
4
22.880
103,7
22.479
0,9
Tổng cộng
78.031
98,3
87.325
28,5
4T 2009
39.353
62.973
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp
Vỏ xe là mặt hàng chủ lực trong các sản phẩm cao su xuất cũng như nhập. Kim ngạch xuất khẩu vỏ xe trong 4 tháng đầu năm đạt 64,6 triệu USD, chiếm khoảng 82,9 % tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su. Xuất khẩu vỏ xe có mức tăng trưởng khá, tăng 43,1 % về trị giá, tăng 19,9% về số lượng và tăng 19,3% về giá so với cùng kỳ năm trước. Chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị xuất khẩu là vỏ xe tải (62,5%), kế đến là vỏ xe máy 2 bánh (20,2%), vỏ xe đạp (8,1%), vỏ xe công nghiệp (6,3%). Đặc biệt vỏ xe ô-tô tuy giá trị xuất khẩu còn ít nhưng đáng khích lệ vì cùng kỳ năm 2009 không xuất khẩu được.
Trong 4 tháng đầu năm 2010, vỏ xe Việt Nam được xuất trên 102 thị trường. Hoa Kỳ có thị phần dẫn đầu, chiếm 25,7% với những sản phẩm chính là vỏ xe tải,vỏ xe công nghiệp, vỏ xe đặc ruột, kế đến là Malaysia (7 %), Ai Cập (6,6%), Brazil (4,8%) và Cambodia (4,4%).
Những công ty dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu lốp xe là Cty TNHH Lốp xe Kumho Việt Nam (45,1%), Casumina (11,9%), Cty Cao su Kenda Việt Nam (11,8%), Cty TNHH Công nghiệp Cao su Chính Tân (4,9%), Cty CP Cao su Đà Nẵng (4,7%), Cty TNHH Săm lốp Liên Phúc (4,6%).
Thị trường của vỏ xe Việt Nam xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2010
Thị trường
Ngàn USD
Thị phần %
Các sản phẩm chính được xuất khẩu
Hoa Kỳ
16.640
25,7
Vỏ xe tải, xe công nghiệp, vỏ xe đặc ruột
Malaysia
4.523
7,0
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe con, xe công nghiệp, OTR
Ai Cập
4.261
6,6
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, ruột vỏ xe
Brazil
3.130
4,8
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe đạp
Cambodia
2.859
4,4
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe đạp, xe nông nghiệp, OTR
Đài Loan
2.049
3,2
Vỏ xe máy 2 bánh, xe công nghiệp, OTR, xe đạp
Singapore
1.990
3,1
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh
Vương quốc Á Rập
1.851
2,9
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe công nghiệp, ruột vỏ xe
Úc
1.418
2,2
Vỏ xe tải, công nghiệp, xe máy 2 bánh, xe nông nghiệp
Việt Nam
1.352
2,1
Vỏ xe máy 2 bánh, xe tải, ruột vỏ xe, xe công nghiệp, OTR
Nhật Bản
1.260
1,9
Vỏ xe công nghiệp, ruột vỏ xe, xe con, xe nông nghiệp
Nguồn: Tổng cục hải quan, Hiệp hội cao su Việt Nam tổng hợp.
2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành Cao su Việt Nam gặp không ít khó khăn thách thức khi tham gia hội nhập.
Đầu tiên là vấn đề về vốn cung cấp để sản xuất cao su Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 5 thế giới vì thế việc đầu tư vốn để sản xuất cao su rất cần thiết. Trong những năm vừa qua nhà nước đã đâu tư cho nông nghiệp nói chung và ngành cao su nói riêng rất nhiều ưu đãi lớn tuy nhiên sự đầu tư đó vẫn chưa cân xứng với những gì mà ngành cao su đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Việc đẩy nhanh hoạt động thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là việc làm cần thiết. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới các nước đã tăng dần tỉ lệ đầu tư vốn vào Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, ngành cao su Việt Nam đang rất cần sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.
“Nhiều công ty cao su của Việt Nam đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào ngành cao su Việt Nam thông qua việc tham gia cổ phần tại các doanh nghiệp, như Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC), Công ty Cao su Đồng Phú (DRC), Công ty Cao su Hòa Bình (HRC)...” Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng, việc Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với sản phẩm lốp ô tô của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cao su của Việt Nam, bởi hiện nay, sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là khó khăn thách thức đối với ngành cao su Việt Nam hiện nay.
Ngoài những khó khăn về vốn ngành cao su Việt Nam thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm cao su cũng gặp nhiều khó khăn. Sau khi gia nhập WTO thì việc nhập khẩu vào các thị trường phải tuân thủ những điều kiện hay gọi là rào cản qui định của tổ chức. Việt Nam là nước đang phát triển nên việc tiếng nói trên trường quốc tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn.Các nước cạnh tranh xuất khẩu 1 mặt hàng chung vào 1 thị trường nào đó thì Việt Nam luôn gặp những rào cản về kỹ thuật hoặc những rào cản về giá cả. Việc giảm sút tỷ lệ xuất khẩu các loại nông sản trong một số giai đoạn qua là do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp và Việt Nam chưa tìm được giải pháp để chiếm lĩnh thị trường lâu dài và bền vững.
Một khó khăn nữa đối với ngành cao su Việt nam là vấn đề lao động, ngành này sử dụng quá nhiều lao động chân tay và công việc rất vất vả. Đây là khó khăn thách thức với ngành cao su nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Lao động trong ngành cao su chủ yếu là trình độ thấp ko được đào tạo bài bản mà chủ yếu qua kinh nghiệm.
Ngành cao su và chế biến các sản phẩm từ cao su có thể áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại Tuy nhiên Việt Nam luôn đi chậm hơn so với các nước phát triển đến tận mấy chục năm. Vì vậy thực trạng về khoa học công nghệ với ngành cao su là một khó khăn lớn của ngành này.
Tiếp theo khó khăn trên thì một rào cản hữu hình cũng là khó khăn để phát triển ngành cao su Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều qui định của nhà nước để phát triển ngành cao su tuy nhiên những chính sách đó thực hiện không đạt được hiệu quả rõ rệt. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu cao su thì cần có những biện pháp phát triển sản xuất cao su trong nước và những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu.
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cao su Việt Nam: Giá cả các mặt hàng thiết yếu với nền kinh tế ( như dầu thô) biến động không ngừng và rất khó lường đã đẩy giá các mặt hàng liên quan biến động theo dẫn đến lạm phát, phá sản, khủng hoảng kinh tế Dẫn tới ảnh hưởng tới ngành cao su. Đồng đô la mất giá do nền kinh tế Mỹ suy thoái và chính sách của Mỹ để giải quyết vấn đề thâm hụt thwowgn mại dẫn đến giá trị thanh toán nhập khẩu dựa vào đồng đô la chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt khi thị trường mở thì khả năng cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu trong vùng ( Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia) sẽ càng khốc liệt hơn.
Trên đây không phải là toàn bộ những khó khăn ảnh hưởng tới xuất khẩu cao su Việt Nam nhưng đó là điển hình để từ đó chúng ta tìm biện pháp thích hợp để phát triển ngành cao su đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
2.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam
Để phát triển cao su Việt Nam trong tương lai cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đầu tư vốn sản xuất thúc đẩy phát triển trồng và khai thác cây cao su hiệu quả.
Giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng cao su đăc biệt là công tác giống.
Giải pháp về thị trường xuất khẩu cao su trên thế giới. Cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa: Tình hình cung cầu cao su thế giới. Làm tốt công tác dự báo sự biến động cung cầu để có thể có cơ hội tốt để phát triển.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu xây dựng các nhà máy chế biển thành phẩm từ cao su vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su ở dạng thô. Cần hoàn thiện hệ thống chế biến mủ cao su phát triển các xưởng sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp nâng cao giá trị xuất khẩu.
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đẻ phát triển ngành cao su. Đặc biệt đầu tư để tiếp cận với công nghệ hiện đại, công tác quản lý tiên tiến để sản phẩm tạo ra có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su nhiều nhất của Việt Nam tuy nhiên thị trường xuất khẩu này chủ yếu là thị trường tiểu ngạch vì thế định hướng chuyển sang buôn bán cao su chính ngạch để giảm bớt rủi ro trong thanh toán. Để thực hiện mục tiêu này thì cần mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su, tận dụng khả năng thích ứng nhanh cạnh tranh năng động của các doanh nghiệp. Cần đa dạng hóa sản phẩm cần được triển khai.
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng trong xuất khẩu. Chú trọng áp dụng các dạng trợ cấp cho phép của WTO và AFTA ( dạng trợ cấp “màu xanh lá cây”) ( Nguyễn Hữu Khải, 2004)
Cần có sự qui hoạch cụ thể của các địa phương để khống chế sự phát triển tự phát và tăng nhanh diện tích trồng cao su.
3. Hạt tiêu
3.1. Thành tựu
Hạt tiêu đen là mặt hàng mới có mặt trong các nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sau đây là một số thành tựu đạt được của mặt hàng này sau khi gia nhập WTO.
**2010
*2009
Diện tích (hécta)
50.500
50.500
Sản lượng (tấn)
100.000
105.600
Mục têu xuất khẩu
100.000
136.500
2 tháng đầu năm 2010
2 tháng đầu năm 2009
Khối lượng xuất khẩu (tấn)
13.500
15.400
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
42
39
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu và sản xuất hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, với doanh số bán năm 2009 chiếm một nửa tổng mậu dịch tiêu toàn cầu. Nước ta còn mua hạt tiêu từ Campuchia sau đó tái xuất khẩu.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện chiếm 97,8% tổng sản lượng tiêu cả nước.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của nước ta đứng đầu là châu Á, chiếm 42% tổng xuất khẩu, tiếp đến là EU với 37,5%, châu Phi 10,5% và Mỹ 10%.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thị trường hồ tiêu đang có nhiều thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh và giá hạt tiêu xuất khẩu cũng tăng ở mức cao.Riêng trong tháng 2/2010, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 9.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch 28 triệu USD, nâng sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm lên 17.000 tấn. Do giá xuất cao nên dù sản lượng hạt tiêu xuất khẩu chỉ tăng khoảng 10% nhưng giá trị kim ngạch tăng ở mức cao 33% so với cùng kỳ năm 2009.Niên vụ 2009-2010, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam dự kiến giảm mạnh do ảnh hưởng thiên tai (cơn bão số 9 và số 11 năm 2009 gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng trồng hồ tiêu với dự kiến sản lượng sẽ sụt giảm khoảng 15%). Tuy nhiên, nhờ đầu tư chăm sóc, phục hồi, thời vụ thu hoạch hồ tiêu đã bắt đầu và dự kiến sản lượng chỉ sụt giảm khoảng 5-7%. Dự kiến, nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt hơn 100.000 tấn, tương đương năm 2009.Giá tiêu xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng vì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, do thời tiết và sâu bệnh, sản lượng hạt tiêu của các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia được dự báo sẽ giảm mạnh. Hiện tại Mỹ và Đức là những thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu của Việt Nam.Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu đẩy mạnh việc gia tăng xuất khẩu hạt tiêu trắng nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu (hạt tiêu trắng có giá xuất cao hơn khoảng 30% so với hạt tiêu đen). Trong những năm qua, sản lượng hạt tiêu trắng mới chiếm chưa đến 20% tổng sản lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước./.
Giá hạt tiêu thế giới
Loại hạt tiêu đen
31/08/2009
Chênh lệch so với cuối tháng 7
Ấn Độ, USD/tấn (c&f)
3150
+ 300 USD/tấn
MG1Asta, USD/tấn
3.200-3250
+ 450 USD/tấn
Asta của Lampong , USD/tấn ( C&F New Oóc)
3150
+ 450 USD/tấn
Asta của Việt Nam , USD/tấn (FOB)
3100
+ 375 USD/tấn
550 GL của Việt Nam , USD/tấn (FOB)
2700
+175 USD/tấn
500 GL của Vietnam , USD/tấn (FOB)
2850
+457USD/tấn
Asta của Brazil , USD/tấn, (FOB)
2850-2900
+350 USD/tấn
Muntok trắng, USD/tấn (C&F New Oóc)
4200-4250
+100 USD/tấn
Vietnam trắng, USD/tấn (C&F New Oóc)
4200-4250
+500 USD/tấn
Sản lượng hạt tiêu thế giới năm 2009 và dự báo 2010. Đơn vị: Tấn
Nước
Năm 2009
Năm 2010
(dự báo)
Thế giới
281.974
290.742
Việt Nam
95.000
90.000 - 95.000
Ấn Độ
50.000
Braxin
35.000
35.000
Indonesia
25.000
Malaysia
22.000
Sri Lanka
15.600
(Nguồn: Reuters, Business Lines)
Theo số liệu thống kê, tháng 3 năm 2010 cả nước đã xuất khẩu 14.244 tấn hạt tiêu, trị giá 41,93 triệu USD, tăng 126,38% về lượng và 114,77% về kim ngạch so với tháng 2/2010; (tăng 24,35% về lượng và tăng 60,44% về kim ngạch so với tháng 3/2009). Tính chung quí I/2010 xuất khẩu 28.057 tấn hạt tiêu, trị giá 84,9 triệu USD, tăng 5,09% về lượng và tăng 30,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2009.
Quí I/2010 chỉ có 2 thị trường xuất khẩu hạt tiêu đạt trên 10 triệu USD, đó là: Hoa Kỳ 14,3 triệu USD và Đức 12,73 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu quí I/2010 sang hầu hết các thị trường đều đạt kim ngạch tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2009, dẫn đầu về mức tăngtrưởng là thị trường Australia (+277,8%); tiếp đến thị trường Ấn Độ (+259,1%); Đức (+133,4%); Canada (+121,7%)… Ngược lại cũng còn một số thị trường bị sụt giả kim ngạch là: Singapore (-67,99%); Tây Ban Nha (-53,82%); Ai Cập (-44,45%); Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (-40,56%); Nhật Bản (-31,51%); Italia (-10,5%); Philippines (-10,38%); Nam Phi (-4,54%).
Đáng chú ý nhất trong tháng 3/2010 là kim ngạch xuất sang Singapore, mặc dù chỉ đạt 0,6 triệu USD, nhưng tăng mạnh tới 1.720,6% so với tháng 2/2010. Ngoài ra, còn rất nhiều thị trường có mức tăng mạnh kim ngạch so với tháng 2/2010 là: Thổ Nhĩ Kỳ (+497,94%); Pakistan (+414,27%); Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (+317,47%); Ai Cập (+295,07%); Malaysia (+258,16%); Australia (+255,84%); Ba Lan (+254,36%); Hà Lan (+189,51%); Ấn Độ (+178,86%); Hoa Kỳ (+147,61%); Italia (+115,49%).
Với những thành tựu trên có thể khẳng định hạt tiêu là một nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế khá phát triển họ sẽ chế biến và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng, chính vì thế hồ tiêu Việt Nam chưa có thương hiệu cụ thể dẫn tới giá trị sản phẩm không cao. Theo Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội HTVN (VPA) cũng công nhận sản phẩm HTVN vào thị trường EU hầu hết phải qua kênh trung gian. Thị trường phân phối trung gian là kênh phân phối giữ vị trí quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 2.doc