Đề tài Vận dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 3

1. THU THẬP BCKT TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3

1.1.Khái quát quá trình kiểm toán BCTC 3

1.2 Khái niệm và phân loại BCKT 4

1.2.1.Khái niệm BCKT 4

1.2.2.Phân loại BCKT 5

2 TÍNH THUYỂT PHỤC CỦA BCKT 8

2.1.Tính hiệu lực 8

2.2.Tính đầy đủ 10

2.3.Một số tính chất khác. 10

3.XÉT ĐOÁN VÀ SỬ DỤNG BCKT 11

3.1. Cở sở của việc xét đoán BCKT 11

3.2. Những điều cần lưu ý khi xét đoán BCKT 12

4. CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BCKT 13

4.1. Phương pháp kiểm tra vật chất 13

4.2.Phương pháp lấy xác nhận 13

4.3. Phương pháp xác minh tài liệu 16

4.4. Phương pháp quan sát 16

4.5 Phương pháp phỏng vấn 17

4.6. Phương pháp tính toán 18

4.7. Phương pháp phân tích 19

5. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ BCKT 24

5.1. Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng 24

5.2. Quyết định về quy mô cần chọn đối với một thể thức nhất định 24

5.3. Quyết định về khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể 24

5.4. Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức 24

6.THU THẬP BCKT TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC 25

6.1.Thu thập BCKT trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 25

6.2.Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 29

6.3. Thu thập bằng chứng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 31

PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN HỢP DANH VIỆT NAM – CPA VIỆT NAM 34

1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 34

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CPA Việt Nam 34

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 36

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 37

1.4. Kiểm soát trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty CPA VIETNAM 40

1.4.1. Tìm hiểu khách hàng: 40

1.4.2.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 41

1.4.3.Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 41

1.4.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: 42

2.VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BCKT TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY ABC DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN. 42

2.1.Thu thập bằng chứng trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược 42

2.2.Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 52

2.2.1.Thu thập bằng chứng đối với khoản mục hàng tồn kho 52

2.2.2.Thu thập bằng chứng đối với khoản mục tài sản cố định 58

2.2.3. Một số kiểu mẫu bằng chứng kiểm toán khác thu thập trong quá trình kiểm toán Công ty ABC 63

2.3. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 65

PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CPA VIETNAM 67

1. NHẬT XÉT CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN 67

2. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THU THẬP BCKT DO CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN 68

2.1.Ưu điểm 68

2.2.Nhược điểm 69

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU THẬP BCKT 69

2.1. Phương hướng hoàn thiện công tác thu thập bằng chứng kiểm toán 69

2.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán 70

2.2.1.Hoàn thiện thu thập kiểu mẫu bằng chứng kiểm tra vật chất 70

2.2.2.Hoàn thiện thu thập bằng chứng qua chọn mẫu kiểm toán 71

2.2.3.Hoàn thiện thủ tục phân tích trong thu thập bằng chứng 71

2.2.4.Hoàn thiện giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 72

2.2.5.Kiến nghị về phía khách hàng và cơ quan nhà nước 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu, liên tục hay không. Khi thiết kế các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán, kiểm toán viên cần quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu sau: Sự hiện hữu: Tài sản hoặc công nợ hiện có có được ghi vào các số liệu báo cáo hay không. Quyền lợi và nghĩa vụ: Tài sản là quyền lợi của doanh nghiệp và công nợ là nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được thể hiện trên báo cáo. Phát sinh: Các nghiệp vụ hoặc sự kiện đã xảy ra có liên quan đến các doanh nghiệp. Trọn vẹn: Mọi nghiệp vụ, tài sản công nợ đều được ghi chép. Đánh giá: Mọi tài sản, công nợ đều được ghi chép theo giá trị thích hợp, xác đáng. Thước đo tính toán: Các nghiệp vụ được ghi chép theo đúng số tiền, doanh thu hoặc chi phí được xác định đúng kỳ. Trình bày và khai báo: Các chỉ tiêu được thể hiện, phân loại và miêu tả phù hợp với yêu cầu của pháp lý. Bước 6: Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán: Sau khi thu thập các thông tin cơ sở, những hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh của khách hàng, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ về rủi ro, ước lượng và phân bổ mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán – là những hướng dẫn chi tiết về các thủ tục cần tiến hành trong một cuộc kiểm toán. 6.2.Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thu thập bằng chứng căn cứ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng. Để thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên triển khai theo các thủ tục sau: Thứ nhất là thủ tục kiểm soát: Nếu đánh giá ban đầu của kiểm toán viên cho thấy khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì khi đó kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thập BCKT về thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các BCKT cần chứng minh được thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể có thích hợp để ngăn ngừa những sai sót hay không đồng thời cũng cần chứng minh được hệ thống đó có được triển khai theo đúng yêu cầu thiết kế trong thực tế hay không. Thứ hai là thủ tục phân tích: Trong việc tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của kiểm toán viên. Thông thường, thực hiện thủ tục phân tích phải trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn phát triển mô hình Giai đoạn xem xét tính độc lập của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ Giai đoạn ước lượng giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ Giai đoạn phân tích nguyên nhân chênh lệch Giai đoạn xem xét những phát hiện qua kiểm toán Bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá không chỉ bao gồm những sai sót trong từng khoản mục mà cả việc quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề liên quan. Thứ ba là thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết số dư và nghiệp vụ là bước cuối cùng trong giai đoạn thực hiện kiếm toán. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tốn nhiều chi phí nhất trong cuộc kiểm toán. Do đó, thủ tục này được thực hiện với những tài khoản được đánh giá là điển hình nhất. Được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết. Trước hết, kiểm toán viên xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật, tiếp theo kiểm toán viên tiến hành lựa chọn các khoản mục trong tổng thể. Việc xác định tổng số khoản mục, nghiệp vụ cần hướng tới tính đầy đủ và tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Bước 2: Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết không phải với tất cả các khoản mục trong một tài khoản thì phải chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng kiểm toán thu được. Khi đó kiểm toán viên có thể lựa chọn một số khoản mục trên cơ sở chọn điển hình các khoản mục chính hoặc chọn mẫu đại diện hay kết hợp cả 2 phương pháp. Bước 3: Lựa chọn các khoản mục chính: Kiểm toán viên thu thập BCKT bằng cách điều tra kỹ các khoản mục chính. Dựa trên sự đánh giá, kinh nghiệm và những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên phát hiện ra một số khoản mục không phát sinh bình thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm. Bước 4: Thực hiện kiểm tra chi tiết trên khoản mục đã chọn. Bước 5: Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên cần đánh giá những bằng chứng kiểm toán đã thu được từ quá trình kiểm tra chi tiết và tiến hành điều tra nguyên nhân đối với những chênh lệch kiểm toán. Bước 6: Xử lý chênh lệch kiểm toán: Kết thúc giai đoạn kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thực hiện xử lý các chênh lệch kiểm toán. Tuỳ theo loại chênh lệch và thủ tục tiến hành khi phát hiện trong quá trình kiểm toán cho thấy có sai sót, kiểm toán viên sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại chênh lệch. Các bằng chứng thu được trong giai đoạn này là cơ sở để kiểm toán viên hình thành ý kiến về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của khách hàng trong giai đoạn kế tiếp. 6.3. Thu thập bằng chứng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Trước khi công bố báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét thu thập thêm những bằng chứng về những vấn đề sau: Xem xét khoản nợ ngoài ý muốn: Là nợ tiềm tàng mà phải được khai báo trong phần ghi chú. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng để đảm bảo sự khai báo này là đúng đắn. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ: Theo VSA số 560 về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc “Là các sự kiện thuận lợi hoặc bất lợi xảy ra giữa thời điểm công bố báo cáo tài chính”. Kiểm toán viên cần xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán để xác định liệu có điều gì ảnh hưởng đến cách đánh giá, khả năng hoạt động liên tục hoặc sự công khai của các báo cáo tài chính đang được kiểm toán hay không. Thông thường, để có được bằng chứng về các sự kiện phát sinh sau niên độ, kiểm toán viên hay sử dụng các kỹ thuật sau: Phỏng vấn: Ban Giám đốc về sự hiện diện của các khoản nợ ngoài ý muốn hay các cam kết, các thay đổi đáng kể về tài sản kết cấu vốn của công ty cũng như khả năng tiếp tục đầu tư của các bên góp vốn... Kiểm tra tài liệu: Kiểm toán viên tập trung vào các biến động trong kinh doanh liên quan tới kết quả của cùng kỳ trong năm được kiểm toán, nhất là các biến động lớn trong kinh doanh hay môi trường doanh nghiệp đang hoạt động. Xác nhận: Các thư xác nhận được gửi cho các luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Đánh giá lại kết quả: Vào giai đoạn hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán và cân nhắc các cơ sở đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thường áp dụng thủ tục phân tích soát xét để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của thông tin tài chính thu thập được. Mọi diễn biến bất thường của các thông tin này so với số liệu của đơn vị, số liệu năm trước, số liệu bình quân ngành, các thông tin tài chính khác và các thông tin không có tính chất tài chính đều phải được giải thích thấu đáo. Thủ tục này giúp kiểm toán viên xác định những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng để làm vững chắc thêm ý kiến của kiểm toán viên, đồng thời hạn chế tính phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng riêng lẻ cho từng bộ phận. Với tất cả các bằng chứng thu thập được trong suốt quá trình thực hiện, kiểm toán viên đánh giá lại kết quả trên các khía cạnh sau: Một là tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng Hai là sự công khai trên báo cáo tài chính Ba là soát xét lại tài liệu Bốn là sự soát xét độc lập Công bố báo cáo kiểm toán: Cuối cùng kiểm toán viên sẽ công bố báo cáo kiểm toán. Những quy đinh cơ bản về công bố báo cáo kiểm toán được rút ra từ 4 Chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận “Bằng chứng kiểm toán hoặc trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính nói chung hoặc lời xác nhận cho biết không thể trình bày quan điểm, khi đó phải nêu rõ lý do. Trong tất cả các trường hợp mà tên của kiểm toán viên gắn liền với các báo cáo tài chính, bằng chứng kiểm toán sẽ phải nêu rõ đặc điểm của công việc của kiểm toán viên, nếu có, và mức độ trách nhiệm mà anh ta phải chịu”. Cùng với việc phát hành báo cáo kiểm toán, công ty kiểm toán gửi thư quản lý tới công ty khách hàng đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và những nhận xét, gợi ý về việc hoàn thiện công tác kế toán và quản lý góp phần nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. PHẦN II THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN HỢP DANH VIỆT NAM – CPA VIỆT NAM 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CPA Việt Nam Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM (Vietnam Auditing Partnership Company) là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo nghị định 105/NĐ-CP ngay 30/3/2004 của chính phủ kiểm toán độc lập. CPA VIETNAM là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán. Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam được thành lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105000002 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/06/2004, Chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi số… do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28/11/2006. Công ty hoạt động theo Điều lệ Công ty được Hội đồng thành viên hợp danh phê duyệt ngày 1/6/2004, sửa đổi ngày 28/11/2006 và theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Trụ sở chính: Lô 17 khu C2 Đô thị Trung Yên, Trung Hoà – Nhân Chính, Hà nội, Việt nam. Đại diện phía Nam: Số 552C/45 Nguyễn Tri Phương, Phường 12, Quận 10. TP. Hồ Chí Minh, Việt nam. Tel: (04) 2511 157, 2511 158 – Fax: (04) 2511 159 Nhân sự: Trong năm đầu mới thành lập chỉ có bốn Kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề do Bộ tài chính cấp và quy mô chỉ dừng lại ở số lượng mười người. Công ty lên trên 80 nhân viên. Công ty xác định nguồn lực con người là yếu tố quan trọng đặc thù quyết định thành công của doanh nghiệp do đó Công ty liên tục có những chiến lược để phát triển nguồn nhân lực cà về số lượng. Tính đến thời điểm hiện nay có tám người có Chứng chỉ hành nghề, số lượng của kiểm toán viên trong Công ty cũng tăng lên rất nhiều: Tại TP Hà nội có trên 70 nhân viên, tại TP HCM có trên mười nhân viên. Nâng tổng số nhân viên trong Công ty lên trên 80 nhân viên. Vốn hoạt động: Do đặc điểm của ngành nên vốn thành lập không cần nhiều mà quan trọng nhất là vốn con người: trình độ và kỹ năng của nhân viên mới được xác định là yếu tố quan trọng. Năm đầu Công ty thành lập với số vốn ban đầu là 2 tỷ và đến nay tổng số vốn của Công ty tăng lên đến 8 tỷ. Trình độ của nhân viên: toàn bộ nhân viên trong Công ty có trình độ Đại học trở lên. Trong đó có: 05 Thạc sĩ, 08 Kiểm toán viên có Chứng chỉ CPA Việt nam. Hiện nay, Công ty tiếp tục phát nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các kế hoạch tổ chức thi Chứng chỉ kiểm toán viên Với uy tín vốn có, chúng tối và các khách hàng của mình luôn định hình được những thay đổi trong quy định về tài chính, kế toán thuế để đưa ra các kế hoạch tài chính giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất. Công ty đã áp dụng các công nghệ, phương pháp tiếp cận và phương pháp luận mới nhất của Việt Nam và thế giới khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng các dịch vụ đó đạt chất lượng cao nhất. Với sự thông hiểu về môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam, kết hợp với việc không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ngang tầm quốc tế, CPA VIETNAM tự hào là công ty hợp danh kiểm toán của Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao và mang lại hiệu quả cho khách hàng qua dịch vụ đã cung cấp. CPA VIETNAM trở thành một hãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ có chất lượng quốc tế và hiệu quả cho khách hàng. Mục tiêu hoạt động của Công ty là “Đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp”. Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm vật chất và giữ bí mật cho khách hàng. Công ty coi trọng chất lượng dịch vụ, hiệu quả tài chính và uy tín nghề nghiệp. Đặc biệt quan tâm tới đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phương châm hoạt động của Công ty là phấn đấu trở thành một trong những Công ty hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực, với chất lượng cao và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sơ đồ 2: Biểu đồ doanh thu Đơn vị: triệu đồng Qua bảng biểu đồ doanh thu trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu khá nhanh chỉ trong vòng 3 năm hoạt động. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 5,5tỷ đó là một tốc độ tăng có thể nói là “chóng mặt”. Và năm 2006 tăng so với năm 2005 cũng rất nhanh 2- 3 tỷ. Thu nhập bình quân theo đầu người: Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2004 đạt 2 triệu đồng/người, năm 2005 đạt 2,5-3 triệu đồng/người, năm 2006 dự kiến doanh thu đạt 3,5 triệu đồng/người. Doanh thu của nhân viên trong Công ty liên tục tăng qua các năm, cho thấy lợi ích của nhân viên được quan tâm. Ngoài các khoản lương chính Công ty còn có chế độ công tác phí cho nhân viên, các khoản bồi dưỡng cho nhân viên khi đi công tác ngoại thành. Công ty có chế độ đãi ngộ khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, phòng ban khi hoàn thành tốt công việc 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Tổ chức bộ máy của Công ty theo nguyên tắc “tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Bộ máy được tổ chức chặt chẽ, thống nhất và được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trợ giúp Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Hội đồng thành viên Giám đốc Ban Kiểm soát Hội đồng khoa học Phòng nghiệp vụ IV Phòng nghiệp vụ V Phòng nghiệp vụ VI Phòng HCTH Phòng nghiệp vụ III Phòng nghiệp vụ II Phòng nghiệp vụ I Phòng XDCB Chi nhánh TPHCM Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Hội đồng thành viên hợp danh: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh từ việc đề ra chiến lược, phương hướng phát triển của công ty đến việc quyết định loại hình hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp. Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm một Giám đốc và bốn Phó giám đốc. Trong đó đó ba giám đốc phụ trách ba mảng riêng biệt: Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản, nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ kiểm toán và kiêm luôn hành chính; một Phó giám đốc còn lại phụ trách chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành tất cả mọi hoạt động của công ty theo đường lối chiến lược do Hội đồng thành viên đề ra. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên hợp danh thành lập để kiểm soát tất cả các hoạt động của Ban giám đốc, các phòng ban, kể cả của Hội đồng thành viên. Việc kiểm soát này nhằm mục đích đảm bảo cho mọi hoạt động được thực hiện theo đúng quy chế của công ty, quy định của Nhà nước, phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Phòng Hành chính - Tổng hợp: Gồm bộ phận kế toán, bộ phận hành chính, lái xe, lễ tân, bảo vệ. Chức năng của Phòng hành chính tổng hợp là thực hiện việc quản lý nhân sự và hồ sơ cá nhân của các nhân viên đồng thời giải quyết các công việc h Trong phòng hành chính tổng hợp còn có bộ phận kế toán. Do CPA VIETNAM là công ty chuyên về lĩnh vực kiểm toán cho nên cơ cấu chức năng bộ máy về kế toán của công ty rất đơn giản hành chính , đối ngoại trong công ty . Hội đồng khoa học : Bao gồm các nhà chuyên môn, thạc sỹ giàu kinh nghiệm và có uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ còn tranh luận trong công ty và cố vấn cho công ty. Các phòng nghiệp vụ: Có chức năng và nhiệm vụ là thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm có việc thực hiện kiểm toán các khoản mục trên báo cáo tài chính như : Khoản mục tiền , khoản phải thu , phải trả, hàng tồn kho, tiền lương, kiểm toán các khoản mục chi phí,….Các kiểm toán viên trong phòng có trình độ và hiểu biết sâu trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Bộ phận kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản: Thực hiện kiểm toán quyết toán các công trình Đầu tư – Xây dựng cơ bản hoàn thành và tư vấn cho Ban Quản lý dự án phát hiện những thiếu sót trong quản lý và ngăn chặn những thất thoát trong quá trình đầu tư. Chi nhánh Kiểm toán tại TP Hồ Chí Minh: Có chức năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ kiểm toán mà Công ty đã đăng ký với cơ quan chức năng và nó chịu sự giám sát của Ban lãnh đạo nơi có trụ sở chính. 1.4. Kiểm soát trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty CPA VIETNAM Là Công ty kiểm toán mới thành lập được hơn 3 năm do đó việc nâng cao chất lượng kiểm toán, thu hút khách hàng đến với các dịch vụ của công ty là vấn để được quan tâm hàng đầu. Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cũng như các hoạt động khác được Ban giám đốc CPA VIETNAM trực tiếp thiết kế thành những thủ tục , chính sách áp dụng đối với toàn bộ cuộc kiểm toán. Đồng thời CPA VIETNAM cũng trực tiếp hoạt động kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. 1.4.1. Tìm hiểu khách hàng: Việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán được bắt đầu ngay từ khâu đầu tiên là tiếp xúc tìm hiểu khách hàng. Các thành viên trong Ban giám đốc thông qua báo cáo về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kết quả hoạt động các năm trước của khách hàng để đánh giá rủi ro, đánh giá mức phí bù đắp chi phí kiểm toán. Công việc này đòi hỏi phải được đánh giá trước khi ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đối với khách hàng mà bị đánh giá là có rủi ro kiểm toán cao thì phải đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro đó để đi đến hợp đồng kiểm toán có thể ký kết được. 1.4.2.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Kiểm tra kế hoạch kiểm toán là kiểm tra, đánh giá về nội dung, thời gian, phạm vi… để đạt mục tiêu kiểm toán đề ra. Các nhân viên, bộ phận cấp trên đánh giá các công việc mà Kiểm toán viên thu thập được trong giai đoạn lập kế hoạch: đánh giá chất lượng của kế hoạch kiểm toán thông qua những thông tin về tài chính, những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của đơn vị được kiểm toán. Kiểm tra các kế hoạch kiểm toán chi tiết: Việc kiểm tra này để xem xét mức độ phù hợp của Kiểm toán viên với những nghiệp vụ kiểm toán được giao. Đồng thời kiểm tra việc xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết của Kiểm toán viên có tuân thủ quy trình kiểm toán và phù hợp với thực tiễn đơn vị không. Kiểm tra về việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB. 1.4.3.Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Công việc được bắt đầu bằng việc kiểm soát rủi ro và chất lượng kiểm toán từ khâu thực hiện hợp đồng đến việc hoàn thiện các File kiểm toán. Việc soát xét này được thực hiện ngay từ các Kiểm toán viên, rồi đến các Trưởng nhóm kiểm toán, các Trưởng/ Phó phòng, các thành viên trong Ban giám đốc. Các trình tự soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán này đối với mỗi công ty có những nét khác nhau. Nhưng chủ yếu nó đều được xây dựng dựa trên những nét cơ bản của quy trình chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam và trên thế giới. CPA Việt nam, việc thực hiện soát xét chất lượng kiểm toán được xây dựng thành mẫu và áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán của Công ty. Mẫu chương trình kiểm soát chất lượng kiểm toán thống nhất này đảm bảo từng thành viên kiểm toán thực hiện đúng chu trình công ty quy định đó là điều kiện kiểm soát rủi ro cuộc kiểm toán. Việc soát xét các File làm việc là rất quan trọng. Trưởng nhóm có trách nhiệm kiểm soát các phần hành của các nhân viên cấp dưới bằng việc thể hiện các chữ ký của các nhân viên đó trong các giấy tờ làm việc. Các Trưởng phòng, thành viên Ban giám đốc phải xem xét lại các giấy tờ làm việc, soát xét lại các File kiểm toán. Việc tổng hợp, ghi chép đầy đủ kết quả cụ thể của từng công việc vào hồ sơ kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh giá, nhận xét đồng thời giám sát, điều hành quá trình kiểm toán. Sau từng giai đoạn kiểm toán, trưởng nhóm kiểm tra phải tổng hợp kết quả, báo cáo tiến độ thực hiện với chủ nhiệm kiểm toán để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với kế hoạch, đảm bảo chất lượng. 1.4.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải kiểm tra lại hồ sơ kiểm toán và có trách nhiệm báo cáo với Chủ nhiệm kiểm toán ,Ban giám đốc về quá trình kiểm toán để có sự chỉ đạo kịp thời nếu có những phát sinh không dịnh trước.Ban giám đốc sẽ tiến hành kiểm tra, soát xét lại quá trình và các công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện thông qua bảng soát xét. Phát hành Báo cáo kiểm toán: Có sự thoả thuận với khách hàng, các thành viên trong Ban giám đốc phải xem xét và ký đầy đủ để đảm bảo rằng không có rủi ro trong các phần hành đă tiến hành kiểm toán. Kiểm soát chất lượng bởi cơ quan cấp cao hơn: Hàng năm Bộ Tài chính có lựa chọn một số File kiểm toán của một số công ty kiểm toán để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán. Qua đó có thể đánh giá được chất lượng kiểm soát chất lượng đối với mỗi công ty kiểm toán. 2.VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BCKT TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY ABC DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN. 2.1.Thu thập bằng chứng trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược Một trong những bước quan trọng nhất của mỗi công việc kiểm toán là đảm bảo xây dựng một chiến lược thích hợp. Trước ngày bắt đầu chính thức kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ đến Công ty khách hàng và thảo luận với Ban Giám đốc khách hàng để đánh giá các yếu tố kinh doanh và rủi ro chính. Dựa trên những đánh giá này, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra chiến lược và kế hoạch kiểm toán phù hợp. Để thu thập được bằng chứng kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật là phỏng vấn, quan sát, phân tích. Phương pháp phỏng vấn Trong buổi phỏng vấn, kiểm toán viên sẽ đưa ra những câu hỏi đóng và câu hỏi mở để xác nhận và tìm hiểu thông tin. Kiểm toán viên sẽ ghi những thông tin thu thập được trên giấy tờ làm việc để tổng hợp và phân tích, đối chiếu sau này. Trong buổi phỏng vấn, kiểm toán viên sẽ đề nghị Ban Giám đốc Công ty cung cấp thông tin cần thiết. Đối với Công ty ABC, kiểm toán viên đã thu thập được những thông tin chủ yếu sau: Thông tin thu thập được từ Công ty ABC Công ty ABC là DNNN được cổ phần hoá theo hình thức chuyển nhượng toàn bộ giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Công ty ABC và số cổ phần Nhà nước hiện có của Công ty ABC trong Công ty LM cho Công ty ABC theo Quyết định số .../QĐ/UB ngày 28 tháng 10 năm2003 của UBND Thành phố Hải Phòng. Công ty ABC hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 155591 ngày 03 tháng 11 năm2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp. Chức năng hoạt động: Sản xuất Giấy đế dập nhũ xuất khẩu, giấy tiêu dùng nội địa, đũa tre, đũa gỗ, ván ép, đồ trang trí nội thất, bao bì nhựa, giấy carton, vải da, hòm hộp, các loại khung cửa nhôm, kính trắng, kính màu ,.. Sản phẩm chính của Công ty là giấy đế xuất khẩu 100%, sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số đối tượng là thương nhân của Đài Loan. Công ty có thị trường hoạt động trong nước và xuất khẩu. Trong giai đoạn này, Công ty ABC đang thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động thêm nguồn vốn đầu tư để xây dựng thêm nhà máy. Các chỉ tiêu chủ yếu Công ty đã đạt được trong những năm gần đây (Bảng số 3): Bảng số 3. Tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được đơn vị: 1000đ Năm Doanh thu thuần(đ) Lợi nhuận thuần(đ) Tỷ suất LN thuần/DT thuần (%) 2005 86.424.715 8.713.046 10,08 2006 97.928.805 9.387.508 8,9 Các thông tin về tổ chức hoạt động: Hội đồng quản trị và ban điều hành, quản lý Hội đồng quản trị gồm: 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, 3 Uỷ viên. Ban Giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán và duyệt các chứng từ kế toán sau khi có kiểm soát của kế toán trưởng. 01 Kế toán trưởng. Cơ cấu tổ chức Các phòng ban chức năng: Ban kiểm soát, phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng kinh doanh thị trường chứng khoán, các phân xưởng. Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 1274 người. Các đơn vị thành viên: Văn phòng đại diện tại Thành phố KHOHSIUNG- Đài Loan; Chi nhánh Công ty tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái. Trụ sở chính: 40 Đường K- Hải Phòng Ngân hàng giao dịch Bảng số 4 Bảng kê các ngân hàng giao dịch Tên ngân hàng Số hiệu tài khoản Ngoại tệ (USD) Đồng Việt Nam (VND) Ngân hàng Công Thương Hải Phòng 850A.00288 710A.00028 Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng 43211.137.00308 43211.100.00308 Ngoài ra, kiểm toán viên còn yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp Báo cáo của Ban Giám đốc cam kết trách nhiệm trong việc chuẩn bị các bảng khai tài chính được trình bày trung thực, hợp lý. Công ty ABC Ngày...tháng...năm 2006 BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Công ty chúng tôi được thành lập theo quyết định số .../QĐ/UB ngày 28/10/2003 của UBND TP Hải Phòng. Ban Giám đốc chúng tôi có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0737.doc
Tài liệu liên quan