Đề tài Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may

MỤC LỤC

 

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI iv

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 3

I. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 3

1. Từ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 3

1.1. Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 3

1.2. Sự cần thiết phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5

2. Những điểm mạnh và những hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 6

2.1. Những điểm mạnh 6

2.2. Những hạn chế 10

II. Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may 12

1. Các tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong phạm vi của WTO 12

1.1. Đặc điểm về hàng dệt may và thương mại hàng dệt may 12

1.2. WTO và thương mại hàng dệt may 13

1.3. Đặc điểm của các tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ WTO 14

2. Các quy định trong Hiệp định ATC về giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may 15

2.1. Hiệp định ATC 15

2.2. Giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định ATC 16

3. Vì sao phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may? 17

3.1. Vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO 17

3.2. Vì tranh chấp về hàng dệt may đã nằm trong phạm vi điều chỉnh của WTO 17

3.3. Vì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO góp phần tích cực trong việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế dựa trên tự do hoá thương mại và sự bình đẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo 17

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VÀ RÚT RA BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 19

I. Kinh nghiệm của Trung Quốc 19

1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc 19

2. Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia của Trung Quốc 20

2.1. Tóm tắt vụ kiện 20

2.2. Tiến trình vụ kiện 20

3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22

II. Kinh nghiệm của Pakistan 23

1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Pakistan 24

2. Vụ kiện: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Pakistan 25

2.1. Tóm tắt vụ kiện 25

2.2. Diễn biến 25

2.3. Giai đoạn xem xét tại Cơ quan giám sát dệt may 25

2.4. Giai đoạn đưa vụ kiện lên giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 26

3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28

III. Kinh nghiệm của Ấn Độ 30

1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Ấn Độ 31

2. Vụ kiện: “Cộng đồng Châu Âu - Thuế chống bán phá giá với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ” và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Ấn Độ 32

2.1. Tóm tắt vụ kiện 32

2.2. Diễn biến 32

2.3. Tiến trình vụ kiện khi đưa lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 33

2.4. Hậu phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm. 34

3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG THÀNH CÔNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 37

I. Dự báo khả năng phát sinh tranh chấp về thương mại hàng dệt may liên quan đến Việt Nam sau khi gia nhập WTO 37

1. Cơ sở để dự báo 37

1.1. Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam 37

1.2. Vị trí thương mại hàng dệt may Việt Nam trên thế giới 37

1.3. Thách thức đối với dệt may Việt Nam hậu WTO 38

2. Khả năng phát sinh tranh chấp về hàng dệt may 40

II. Một số kiến nghị cụ thể 40

1. Đối với Nhà nước 40

1.1. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và pháp luật của WTO nói riêng 40

1.2. Thành lập bộ phận chuyên trách để đặc biệt theo dõi tiến trình về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng 42

2. Đối với Hiệp hội ngành Dệt may 43

2.1. Hiệp hội dệt may cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ 43

2.2. Hiệp hội dệt may cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may 45

2.3. Hiệp hội dệt may cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương 46

3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 46

3.1. Nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng 46

3.2. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đối phó với các tranh chấp có thể xảy ra 47

4. Các giải pháp khác 48

4.1. Tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba 48

4.2. Thúc đẩy công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) 49

KẾT LUẬN 50

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỆT MAY VÀ RÚT RA BÀI HỌC CHO VIỆT NAM I. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trong số các nước cần tham khảo kinh nghiệm, nhóm nghiên cứu lựa chọn Trung Quốc. Lý do lựa chọn Trung Quốc là bởi: - Trung Quốc vừa là nước láng giềng của Việt Nam, vừa là nước có chế độ chính trị, kinh tế gần tương đồng với Việt Nam. - Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có truyền thống gắn bó lâu đời, có nhiều quan hệ kinh tế, văn hoá, tôn giáo không mấy cách biệt. - Trung Quốc là nước có ngành dệt may phát triển mạnh và họ cũng đi lên từ một nước nông nghiệp như Việt Nam. 1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc Ngày nay, trong thương mại hàng dệt may thế giới, nói đến Trung Quốc là nói đến vị trí nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với Con Đường Tơ Lụa, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Đông và Châu Âu từ rất sớm. Sau đó, cuộc cách mạng trong dệt may lan đến Trung Quốc cùng với việc nền kinh tế bắt đầu mở cửa vào đầu thập kỷ 80, dệt may Trung Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng và đến giữa thập kỷ 90, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có một lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Bên cạnh đó, nước này còn có lợi thế là người lao động rất có kỷ luật và lành nghề, và Trung Quốc còn có thể tự đảm bảo được nhu cầu về sợi tổng hợp và tự nhiên. Các nhà máy sản xuất dệt may của Trung Quốc còn được hưởng thêm một lợi ích nữa, đó là sự tiếp cận với hệ thống giao thông khá hữu hiệu. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc thường là người giao hàng đầu tiên và là hàng tốt nhất, những yếu tố quan trọng đối với mặt hàng dệt may. Trở thành thành viên thứ 144 của WTO từ ngày 11/12/2001 là một bước ngoặt lớn đối với dệt may Trung Quốc với lợi ích là không bị cơ chế bởi hạn ngạch. Thương mại xuất khẩu dệt may Trung Quốc phát triển dường như không có gì cản nổi. Tại Nhật, một nước phi hạn ngạch, Trung Quốc chiếm 78,1% thị trường quần áo và 47,5% thị trường vải sợi năm 2002. Cũng trong năm này, nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc vào Mỹ tăng bình quân 125%, vào Liên hiệp châu Âu tăng 53% về trị giá và 164% về số lượng. Năm 2003, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chiếm 17% thị phần toàn cầu, tiếp tục dẫn đầu thế giới Nguồn: Thời đại mới – Tạp chí Nghiên cứu và Thảo Luận, số 2- tháng 07/2004 . Hiện tại, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc. Sản lượng hàng dệt may của nước này hiện chiếm 1/3 tổng khối lượng hàng dệt may toàn cầu. Năm 2006, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đạt 144 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2005. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc trị giá 95,2 tỷ USD tăng 28,9%, và các sản phẩm hàng dệt trị giá là 48,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước đó. Ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu... thành phố Thiệu Hưng đã trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán hàng dệt may lớn nhất của Trung Quốc và thế giới vào năm 2006, khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của thành phố đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm khoảng 7% khối lượng hàng dệt may của Trung Quốc Nguồn: Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 06/06/2007 . Dệt may Trung Quốc được dự báo sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ và trở thành một mối đe doạ lớn đối với ngành dệt may của nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, từ khi gia nhập WTO đến nay, Trung Quốc đã tham gia vào hai vụ tranh chấp về thương mại hàng dệt may và đều với tư cách là bên thứ ba . Tuy chỉ tham gia với tư cách bên thứ ba, nhưng Trung Quốc vẫn giành được những lợi ích cho riêng mình và đây là một kinh nghiệm quý mà Việt Nam nên học tập. Điều này có thể thấy rõ khi phân tích vụ tranh chấp dưới đây. 2. Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia của Trung Quốc 2.1. Tóm tắt vụ kiện Nguyên đơn: Ấn Độ. Bị đơn: Mỹ. Bên thứ ba: Trung Quốc; Bangladesh; Các cộng đồng Châu Âu (EC); Pakistan; Philippines. Nội dung tranh chấp: Quy tắc xuất xứ hàng dệt may. Cụ thể tranh chấp về: Điều 2 của Hiệp định về quy tắc xuất xứ (RO Xem phụ lục số 3 ), mục 334 của Đạo luật về các Hiệp định Uruguay và mục 405 của Luật Thương mại và Phát triển năm 2000 của Mỹ. Ngày chấp nhận yêu cầu tham vấn: 01/01/2002. Ngày báo cáo của Ban Hội thẩm được lưu hành: 20/06/2002. Ngày thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm: 21/07/2002. 2.2. Tiến trình vụ kiện Ngày 11 tháng 01 năm 2002, Ấn độ yêu cầu tham vấn đối với Mỹ về vấn đề liên quan đến những quy định của Mỹ về hàng dệt may. Đó là những quy định trong “Quy tắc xuất xứ được áp dụng cho hàng dệt và các sản phẩm thêu nhập khẩu vào Mỹ theo mục 334 của Đạo luật về các Hiệp định Uruguay và mục 405 của Luật Thương mại và Phát triển năm 2000 của Mỹ”. Ấn độ cho rằng, theo mục 334 kể trên, quy tắc xuất xứ được áp dụng cho hàng dệt và các sản phẩm thêu nhập khẩu vào Mỹ đã bị thay đổi một cách nghiêm trọng. Theo đó, hàng dệt và thêu nhập khẩu vào Mỹ sẽ được tính là có nguồn gốc xuất xứ từ nước cung cấp vải thô chưa qua chế biến và được tính vào hạn ngạch nhập khẩu của nước này, chứ không được tính là có nguồn gốc từ nước gia công. Trong khi đó, loại hàng xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là mặt hàng vải thô chưa qua chế biến, do đó hạn ngạch nhập khẩu vào Mỹ của Ấn Độ bị giảm đi rất nhiều. Điều này đã hạn chế cơ hội xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ vào Mỹ. Ấn Độ cho rằng sự thay đổi này đã vi phạm khoản b, c của Điều 2 Hiệp định RO của WTO (xem phụ lục số 3). Ngoài ra, Ấn Độ cũng cho rằng mục 405 của Luật Thương mại và Phát triển năm 2000 của Mỹ đã đưa ra những quy định có tính thiên vị tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu EC. Điều này vi phạm Điều 2d Hiệp định RO, theo đó quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu không được có sự phân biệt đối xử giữa các nước thành viên của WTO. Ấn Độ cũng cho rằng Mỹ đã vi phạm Điều 2b Hiệp định RO khi sử dụng mục 405 này cho mục đích phục vụ chính sách thương mại của mình. Điều này gây ra những tác động làm hạn chế, bóp méo và rối loạn thương mại quốc tế, vi phạm Điều 2c của Hiệp định RO. Cuối cùng, quan điểm của Ấn Độ là hai mục 334 và 405 này đã tạo nên sự bất bình đẳng có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của những sản phẩm dệt từ nước này. Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, ngày 7 tháng 5 năm 2002, Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Trong buổi họp vào ngày 22 tháng 5 năm 2002, DSB hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Lần thứ 2 Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, DSB đã chấp nhận vào kỳ họp ngày 24 tháng 6 năm 2002. EC, Pakistan và Phillipines tham gia với tư cách là bên thứ ba vì là những nước ít nhiều có liên quan. Ngày 03/07/2002, Bangladesh tham gia với tư cách bên thứ ba. Ngày 04/07/2002, Trung Quốc tham gia với tư cách bên thứ ba. Ngày 10/10/2002, Ban Hội thẩm được nhóm họp. Ngày 09/04/2003, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo cho DSB rằng dựa theo sự phức tạp của vấn đề, Ban Hội thẩm không thể hoàn thành công việc của mình trong vòng 6 tháng; Ban Hội thẩm cố gắng sẽ có bản báo cáo cuối cùng vào đầu tháng 05/2003. Tuy nhiên cho đến ngày 20/05/2003, báo cáo của Ban Hội thẩm mới được hoàn thành và gửi tới các thành viên. Trong báo cáo, Ban hội thẩm chỉ ra rằng : + Ấn Độ đã sai trong việc cho rằng mục 334 của Đạo luật về các Hiệp định Uruguay của Mỹ là mâu thuẫn với điều 2b, 2c của Hiệp định RO. + Ấn Độ đã sai trong việc cho rằng điều 405 của Luật Thương mại và Phát triển của Mỹ là mâu thuẫn với Điều 2b, 2c, 2d của Hiệp định RO. * Sự tham gia của Trung Quốc Ngày 04/07/2002, Trung Quốc đã tham gia vào vụ tranh chấp này với tư cách bên thứ ba, cùng với các nước xuất khẩu hàng dệt khác như Pakistan, Bangladesh, Philippines. Kết quả cuối cùng của vụ kiện là bên nguyên đơn Ấn Độ thua kiện, tuy vậy Trung Quốc vẫn cho thấy khả năng nắm bắt của mình đối với những quy tắc phức tạp của WTO. Trong văn bản đệ trình lên Ban Hội thẩm để trình bày ý kiến của mình về vụ tranh chấp, Trung Quốc chỉ ra rằng Mỹ áp dụng những quy tắc mới để xác định nguồn gốc các mặt hàng dệt và thêu dường như chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo hộ thương mại của Mỹ. Còn phía Mỹ lập luận rằng việc sử dụng tiêu chuẩn mới này không gây ảnh hưởng xấu đến những nước sử dụng nguồn lao động rẻ, vì Mỹ đã chứng minh sự đóng góp của các nước này vào giá trị cuối cùng của sản phẩm là không đáng kể. Sau khi xem xét những lý lẽ từ cả hai phía Trung Quốc và Mỹ, Ban hội thẩm đồng ý với lập luận của Mỹ và kết luận những nguyên tắc này không vì mục đích bảo hộ thương mại. Tuy còn có những lời cáo buộc từ Ấn Độ nhưng nước này vẫn không đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng quy tắc mới thực sự được sử dụng để bảo hộ nền công nghiệp dệt của Mỹ. Mặc dù chỉ tham gia vụ tranh chấp với tư cách bên thứ ba, nhưng Trung Quốc cũng đã đưa ra quan điểm của mình về những tranh cãi mang tính kỹ thuật và pháp lý phức tạp. Những lập luận của Trung Quốc trong vụ kiện này tuy không thành công bởi nguyên đơn là Ấn Độ đã thất bại trong việc chứng minh cho Ban Hội thẩm tin rằng Mỹ đã sử dụng quy tắc xuất xứ mới vì mục đích bảo hộ thương mại. Nhưng những lợi ích mà vụ việc phức tạp này đem lại cho Trung Quốc không phải được xem xét trên cơ sở Ấn Độ có thắng kiện hay không mà là những lợi ích Trung Quốc thu được về mặt tăng cường sự nắm bắt luật pháp của WTO cũng như tăng khả năng phân tích, lập luận và nói lên tiếng nói của mình. 3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Dệt may là một lĩnh vực nhạy cảm và có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc nên những tranh chấp liên quan đến dệt may luôn được nước này quan tâm theo dõi sát sao. Vậy, tại sao Trung Quốc lại chọn hướng đi và chiến lược tham gia vào các vụ tranh chấp của WTO với tư cách bên thứ ba? Việt Nam có nên lựa chọn hướng đi như vậy hay không? Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ Trung Quốc là gì? Phần phân tích dưới đây sẽ làm rõ những điều này. Thứ nhất, khi tham gia vào các vụ tranh chấp với tư cách bên thứ ba, Trung Quốc sẽ có lợi từ một phán quyết thành công cho nguyên đơn theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Trung Quốc cũng sẽ không phải mất quá nhiều chi phí cũng như công sức để theo kiện như bên nguyên đơn, nhưng Trung Quốc vẫn có quyền được trình bày ý kiến của mình về vụ tranh chấp bằng văn bản đệ trình lên Ban Hội thẩm. Những văn bản đệ trình này cũng phải được gửi cho các bên tranh chấp và phải được phản ánh trong bản báo cáo của Ban Hội thẩm (Điều 10 của DSU). Bằng việc được trình bày ý kiến và quan sát các quốc gia khác tham gia vào vụ kiện, các chuyên gia của Trung Quốc sẽ có sự hiểu biết đầy đủ hơn về những quy định pháp lý phức tạp của WTO và có cơ hội tự học hỏi để nâng cao nâng cao trình độ và năng lực của mình. Thực chất đây là một trong những cách đào tạo đội ngũ rất hiệu quả để tham gia vào WTO. Thứ hai, một trong những mục đích của Trung Quốc khi gia nhập WTO là để có thể bảo hộ tốt hơn những lợi ích đáng kể của mình bằng cách tham gia một cách tích cực vào hệ thống giải quyết tranh chấp, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc chuẩn bị hồ sơ theo đuổi vụ kiện, cố gắng không rơi vào thất bại như Ấn Độ. Thứ ba, Trung Quốc cũng muốn xây dựng hình ảnh và khẳng định vị trí Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong vụ kiện nói trên, Trung Quốc đã trình bày ý kiến của mình về những quy định pháp lý phức tạp xoay quanh vấn đề áp dụng các quy định về quy tắc xuất xứ của WTO. Trên cơ sở đó, Trung Quốc muốn chứng minh rằng Trung Quốc là một nước có những chuyên gia có trình độ hiểu biết sâu về pháp luật thương mại quốc tế. Ba điểm trên phần nào lý giải vì sao Trung Quốc đã rất tích cực tham gia vào những tranh chấp của WTO dưới tư cách bên thứ ba. Từ vụ kiện này, có thể thấy mỗi nước sẽ tự đề ra những chính sách, chiến lược riêng mà họ cho là phù hợp nhất khi vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Vụ kiện này được WTO giải quyết vào năm 2002. Mặc dù chỉ với vai trò của “bên thứ ba” như phân tích ở trên, những gì Trung Quốc làm được là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Việt Nam vừa gia nhập WTO, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp của WTO còn yếu và thiếu. Vì vậy, theo chúng tôi Việt Nam nên học kinh nghiệm này của Trung Quốc khi vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong thời gian tới, đặc biệt là cho những năm trước mắt. - Bài học kinh nghiệm thứ nhất là phải chủ động nắm bắt các quy định trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để chủ động phân tích, nhận định và lập luận nhằm nói lên tiếng nói của mình, từ đó nâng cao vị thế của mình trong WTO. - Bài học thứ hai là cần chuẩn bị kỹ hồ sơ, luận chứng để khi đi kiện thì không bị thua kiện như Ấn Độ. Chỉ vì Ấn Độ hiểu sai nội dung của quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RO của WTO, cũng như Ấn Độ hiểu và vận dụng chưa tốt pháp luật của Mỹ nên đã không bảo vệ được quan điểm của mình. II. Kinh nghiệm của Pakistan Sự lựa chọn nước thứ hai để phân tích là Pakistan. Pakistan cũng là một nước đang phát triển ở Châu Á như Việt Nam. Bên cạnh đó, Pakistan có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng dệt may và nước này đã theo đuổi một vụ tranh chấp về hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO. Vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn Pakistan là nước thứ hai để phân tích. 1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Pakistan Pakistan là đất nước nằm ở khu vực Nam Á, phía Đông giáp Ấn Độ, Phía Tây giáp Iran và Afghanistan, phía Nam giáp biển Ảrập và phía Đông Bắc giáp Trung Quốc. Thủ đô là Islamabad. Với diện tích 880,254 km2, Pakistan có dân số khoảng 163,98 triệu người, trong đó 95% dân số theo đạo Hồi. Dự kiến trong năm 2007, chính phủ Pakistan ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên tới con số 475,6 tỷ USD đứng thứ 25 thế giới trong khi GDP đầu người ước đạt 3,004 USD . Ngành dệt may của Pakistan đã có truyền thống phát triển lâu đời. Vào cuối thập niên 1950, Pakistan là một trong bốn nước xuất khẩu hàng dệt lớn nhất thế giới với những sản phẩm chủ yếu là chỉ và sợi bông. Cho tới hiện nay, dù có sự cạnh tranh đông đảo từ các nước khác nhưng Pakistan vẫn duy trì vị trí thứ ba thế giới về khả năng cạnh tranh trong thương mại hàng dệt may, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đối với Pakistan, xuất khẩu hàng dệt may đóng vai trò quan trọng góp phần đáng kể vào việc tăng thu ngoại tệ. Năm 2004, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Pakistan đã đạt tới 6,125 tỷ USD và chiếm tỷ lệ 45,8 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế Nguồn: Thời đại mới – Tạp chí Nghiên cứu và thảo luận, 2005 . Đến năm 2005 khi chế độ hạn ngạch MFA bị dỡ bỏ hoàn toàn, dệt may Pakistan đã có những bước tăng trưởng vượt bậc khi lượng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng ở tất cả các thị trường. Vào thời điểm đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Pakistan với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD trong cùng năm 2005. Từ tháng 06/2006 đến tháng 03/2007, xuất khẩu hàng dệt may của Pakistan đã đạt con số 8 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ tài khoá năm 2005/2006. Riêng tháng 03/2007, xuất khẩu các sản phẩm dệt may nước này đạt 987,484 triệu USD, tăng 95,27 triệu USD so với 892,214 triệu USD cùng tháng năm ngoái Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương mại, tháng 03 năm 2007. . Pakistan chính thức là thành viên của WTO từ ngày 01/01/1995. Cho đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của WTO, Pakistan đã tham gia tất cả 13 vụ tranh chấp, trong đó có 2 vụ Pakistan là nguyên đơn, 3 vụ là bị đơn và 8 vụ tham gia với tư cách bên thứ ba . Trong số 3 vụ Pakistan khởi kiện có 1 vụ là về thương mại hàng dệt may: Pakistan khởi kiện Mỹ về chế độ hạn ngạch nước này áp dụng với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ. Do đó, việc phân tích quá trình giải quyết tranh chấp trong thương mại hàng dệt may của Pakistan, mà cụ thể là vụ kịên dưới đây sẽ đem lại nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho dệt may Việt Nam khi vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 2. Vụ kiện: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Pakistan 2.1. Tóm tắt vụ kiện Bên khiếu nại : Pakistan Bên bị khiếu nại : Hoa Kỳ Bên thứ 3 : Cộng đồng chung Châu Âu, Ấn Độ Nội dung tranh chấp: Chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ. Cụ thể là tranh chấp liên quan đến: Điều 6, Điều 2.4, Điều 8.10 Hiệp định ATC Xem phụ lục số 4 . Ngày chấp nhận yêu cầu tham vấn : 03/04/2000 Ngày thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm : 31/05/2000. Ngày thông qua Báo cáo của Ban Phúc Thẩm : 08/10/2001. 2.2. Diễn biến Từ năm 1995, thương mại dệt may trên thế giới có những bước tăng trưởng mạnh, chủ yếu là do Hiệp định hàng Đa sợi đã được thay thế bởi Hiệp định hàng Dệt may theo cơ chế của WTO. Theo cách thức mới này, các chế độ hạn ngạch cao áp dụng đối với hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển sẽ dần dần được xoá bỏ để đưa ngành sản xuất này vào khuôn khổ điều chỉnh của WTO. Ngành dệt may của Pakistan đã có những phản ứng tích cực, bằng chứng là khối lượng sản xuất cũng như sản lượng xuất khẩu dệt may đã tăng lên đáng kể. Kết quả là trong thời gian đó, Pakistan trở thành nước xuất khẩu sợi cotton chải kỹ lớn thứ hai vào Mỹ, và đây chính là khởi nguồn cho mọi tranh chấp phát sinh giữa Pakistan và Mỹ đối với mặt hàng này. Ngày 24/12/1998, chính phủ Pakistan nhận được một Thông báo triệu tập từ chính phủ Mỹ để tham vấn các vấn đề liên quan đến việc thiết lập hạn ngạch nhập khẩu đối với sợi cotton chải kỹ xuất khẩu từ Pakistan vào Mỹ. Vấn đề cơ bản là Mỹ cáo buộc rằng xuất khẩu của Pakistan là nguyên nhân gây ra những thiệt hại có thể chứng minh được của ngành dệt may Mỹ. Cơ sở pháp lý mà Mỹ viện dẫn đến là những biện pháp tự vệ chuyển tiếp quy định theo Điều 6 của Hiệp định hàng Dệt may của WTO. Sau khi tham vấn song phương thất bại ở giai đoạn đầu, Pakistan phải đưa vụ tranh chấp ra Cơ quan giám sát dệt may và cuối cùng là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thương mại của Pakistan có một vụ kiện trải qua tất cả các giai đoạn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 2.3. Giai đoạn xem xét tại Cơ quan giám sát dệt may Sau khi đàm phán song phương giữa Pakistan và Mỹ thất bại thì vào ngày 05/03/1999, Mỹ đã thông báo lên TMB rằng nước này quyết định áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với sợi cotton chải kỹ của Pakistan trong vòng 3 năm chiểu theo Điều 6 của Hiệp định ATC. Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 17/03/1999. Vụ việc trên được đưa ra vào cuộc họp lần thứ 54 của TMB tổ chức vào tháng 04/1999. Hai bên đã tranh cãi kịch liệt trong vụ tranh chấp, tuy nhiên bên đại diện cho Pakistan đã bác bỏ được gần hết những luận điệu do bên Mỹ đưa ra. Vụ tranh chấp này chủ yếu tập trung vào thuật ngữ “không chính xác” mà Mỹ dùng để mô tả ngành công nghiệp nội địa của mình và nghi vấn về khả năng tồn tại của những bằng chứng dùng để cáo buộc về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu từ Pakistan và những thiệt hại của ngành sản xuất dệt may của Mỹ. Mỹ đã định nghĩa ngành công nghiệp nội địa nước này chỉ bao gồm những nhà sản xuất sợi để bán cho thương nhân và loại bỏ số lượng của những nhà sản xuất sợi như là sản phẩm trực tiếp. Pakistan khiếu nại rằng khái niệm này của Mỹ đã vi phạm Điều 6.2 của ATC. Sau sáu ngày dài tranh cãi và phản biện một cách thận trọng, cuối cùng những nỗ lực của Pakistan đã đạt kết quả. TMB đã chấp nhận những luận điệu của phía Pakistan và đưa ra quyết định có lợi cho nước này cùng với yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu ngay lập tức. Mặc dù những khuyến nghị của TMB không có tính ràng buộc đối với các nước tham gia và thực tế là Mỹ đã không bãi bỏ chế độ hạn ngạch mà còn kháng cáo lại quyết định này, nhưng có thể nói những nỗ lực hợp tác của chính phủ, các cơ quan có liên quan và cả khối doanh nghiệp Pakistan đã thành công rực rỡ. Sau đó, kháng cáo của Mỹ cũng không được chấp nhận và Ban Hội thẩm của TMB lại yêu cầu phía Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu. 2.4. Giai đoạn đưa vụ kiện lên giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 2.4.1. Việc trì hoãn đưa vụ kiện lên DSB Do phía Mỹ đã từ chối tuân theo khuyến nghị của TMB ngay cả khi kháng cáo của nước này bị bác bỏ vào tháng 06/1999, Pakistan chỉ có lựa chọn duy nhất là đưa vụ tranh chấp lên DSB. Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là quan trọng nhất của vụ tranh chấp và không giống như TMB, quyết định mà DSB thông qua có tính ràng buộc thực thi đối với các nước tham gia. Tuy nhiên, Pakistan cũng phải mất tới gần 1 năm mới hoàn thành xong khâu yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm ở DSB. Một lý do nữa cho sự chậm trễ này là những cuộc tham vấn song phương giữa Mỹ và Pakistan được tổ chức vào tháng 11/1999 và sau đó là vào năm 2000. Chính hy vọng hạn ngạch nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ sau đàm phán song phương đã khiến chính phủ Pakistan chờ đợi cho đến khi những cuộc đàm phán này có kết quả. Sau khi đàm phán song phương tiếp tục thất bại, Pakistan mới nhận thức được một cách muộn màng rằng phía Mỹ chỉ đơn giản sử dụng chiến thuật kéo dài thời gian. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ được áp dụng trong vòng 3 năm và Mỹ đã có chiến lược lấp đầy khoảng thời gian này càng nhiều càng tốt. Sau cùng vào tháng 04/2000, chính phủ Pakistan đã chính thức đưa vụ kiện lên DSB. 2.4.2. Tiến trình vụ kiện Vào ngày 03/04/2000, Pakistan đã đưa ra yêu cầu tham vấn đối với những biện pháp tự vệ chuyển tiếp của Hoa Kỳ được áp dụng vào ngày 17/03/1999 về mặt hàng sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan. Pakistan cho rằng: - Những biện pháp tự vệ chuyển tiếp của Mỹ là mâu thuẫn với nghĩa vụ phải tuân theo điều 2.4 của ATC và không phù hợp với điều 6 của ATC. - Việc áp dụng hạn ngạch của Mỹ không đáp ứng được yêu cầu để được áp dụng các biện pháp tự vệ được nêu trong đoạn 2,3,4 và 7 của điều 6 ATC. - Ngay sau đó, Pakistan đã yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại buổi họp của mình vào ngày 18/05/2000, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đã hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Sau đó vào buổi họp ngày 19/06/2000, yêu cầu lần thứ hai của Pakistan đã được chấp thuận, DSB đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Ấn Độ và EC là bên thứ 3 có liên quan. Vào ngày 30/08/2000, Ban Hội thẩm đã được thành lập, gồm có 1 chủ tịch và 2 hội thẩm viên, 1 người đến từ Cộng đồng chung Châu Âu EC và 2 người còn lại đến từ Ấn độ. Theo đại diện của Pakistan thì tiến trình tại DSB tương đối khác với khi được xem xét ở TMB. Trong khi ở TMB các bên thảo luận và tranh cãi rất nhiều thì DSB chú trọng vào các công việc giấy tờ, theo đó các câu hỏi trong các phiên tranh tụng đều tập trung vào những văn bản đề xuất của các bên Mỹ và Pakistan. Ban Hội thẩm đã đưa ra bản báo cáo vào ngày 31/05/2001. Ban Hội thẩm kết luận rằng biện pháp tự vệ chuyển tiếp (hạn chế về số lượng) của Mỹ áp đặt lên sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào ngày 17/03/1999 và kéo dài đến ngày 17/03/2000 là không phù hợp với Điều 6 của Hiệp định ATC. Đặc biệt hơn, Ban Hội thẩm cho rằng: - Hoa Kỳ đã loại bỏ số lượng sợi cotton chải kỹ của những nhà sản xuất trong nước sản xuất chỉ để phục vụ nhu cầu của riêng mình ra khỏi phạm vi của “ngành công nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm cạnh tranh tương tự và/hay trực tiếp” khi so sánh với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu. Điều này đã vi phạm trách nhiệm pháp lý căn cứ vào mục 6.2 của ATC. - Việc Hoa Kỳ không xem xét đến ảnh hưởng của việc nhập khẩu từ Mexico (và có thể từ một số Thành viên khác) là không phù hợp với Điều 6.4 của ATC. - Việc Hoa Kỳ không chứng minh được rằng mặt hàng nhập khẩu tạo ra một mối nguy hiểm thật sự có thể gây tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa là vi phạm Điều 6.2 và 6.4 của ATC . Ban Hội thẩm đề nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ đưa các biện pháp tự vệ phù hợp với các điều khoản đã quy định trong ATC, và khuyến nghị rằng việc xoá bỏ hạn chế nhập khẩu là cách tốt nhất để đạt được điều này. Vào ngày 09/06/2001, Hoa Kỳ quyết định nộp đơn kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm về một số vấn đề pháp lý nhất định trong bản Báo cáo của Ban Hội thẩm và một số giải thích về mặt pháp lý của Ban Hội thẩm. Vào ngày 05/09/2001, Cơ quan Phúc thẩm thông báo cho DSB rằng họ không thể đưa ra bản báo cáo của mình kịp hạn cuối vào ngày 07/09/2001. Thông báo này được chuyển gửi đến các Thành viên vào ngày 08/10/2001. Cơ quan Phúc thẩm đã giữ nguyên phán quyết của Ban Hội thẩm về kết luận rằng các biện pháp tự vệ chuyển tiếp của Hoa Kỳ đối với mặt hàng sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan là không phù hợp với ATC và cho rằng Hoa Kỳ đã: - Không định nghĩa chính xác và thích đáng đối với định nghĩa sợi sản xuất bởi “ngành công nghiệp nội địa” - Không đánh giá được những tổn hại mà các nhà xuất khẩu lớn khác có thể gây ra đối với ngành dệt may Mỹ. DSB đã tiếp nhận báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm vào ngày 05/11/2001. Tại cuộc họp của DSB ngày 21/11/2001, Hoa Kỳ cho biết rằng Ủy ban thi hành Hiệp định dệt may đã chỉ dẫn cho Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ phải xoá bỏ mọi hạn ngạch đối với nhập khẩu sợi cotton chải kỹ từ Pakistan. Nói cách khác, Hoa Kỳ đã thi hành các yêu cầu của DSB. Toàn bộ quá trình, với các mốc thời gian như đã trình bày ở trên cho thấy bắt đầu từ ngày Mỹ áp đặt hạn ngạch cho đến ngày chế độ này được dỡ bỏ đã kéo dài tới gần 2 năm 9 tháng, gần bằng khoảng thời gian 3 năm mà Mỹ đưa ra để áp dụng biện ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_hoan_chinh_gui_bo_du_thi_2833.doc
Tài liệu liên quan