Đề tài Vận dụng có hiệu quả các hình thức tiền lương tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả

 

Lời mở đầu 1

Phần I. 2

Sự cần thiết của việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 2

I. Khái niệm , bản chất, vai trò của tiền công. 2

II. Các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp nhà nước. 3

1. Hình thức trả lương theo thời gian. 3

2. Hình thức trả công theo sản phẩm. 4

III. Sự cần thiết của việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 6

Phần II 9

Phân tích thực trạng tình hình trả công lao động tại 9

Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả 9

I.Những đặc điểm của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động. 9

1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động. 9

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 9

1.2. Chế độ công tác và loại hình sản xuất. 11

1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả từ 2001-2003. 14

2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động. 15

3. Đặc điểm về lao động của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động. 18

II.Phân tích thực trạng trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 20

1. Phân tích hình thức trả công theo sản phẩm. 20

1.1. Phân tích các điều kiện trả công theo sản phẩm. 20

1.1.1. Phương pháp xây dựng định mức lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 20

1.1.2. Tình hình thực hiện mức lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 25

1.1.3. Phân tích tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến kết quả trả công lao động theo sản phẩm . 28

1.2. Phân tích các chế độ trả công theo sản phẩm tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 30

1.2.1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 30

1.2.2. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể. 32

1.2.3. Phân tích thực trạng chế độ trả công theo sản phẩm tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 33

2. Phân tích hình thức trả công theo thời gian. 35

2.1. Đối tượng áp dụng : 35

2.2. Phương thức trả công cho người lao động. 36

2.3.Phân tích thực trạng chế độ trả công theo thời gian đơn giản. 37

III. Phân tích tốc độ tăng năng suất bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 39

1. Những yếu tố làm tăng năng suất lao động bình quân tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 39

2. Những yếu tố tăng tiền lương bình quân tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 40

3. Phân tích tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 40

Phần III 42

Các giải pháp nhằm cải tiến quản lý và vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 42

1. Những khó khăn trong thời gian tới của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả để có thể vận dụng một cách hiệu quả các hình thức trả công lao động. 42

2. Kế hoạch lao động và tiền lương năm 2004. 43

2.1. Về định mức lao động và tiền lương. 44

2.2. Kế hoạch lao động và tiền lương. 46

3. Các biện pháp nhằm cải tiến quản lý và vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 48

3.1. Về định mức lao động. 48

3.2. Về việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 49

3.3. Một số giải pháp khác. 50

Kết luận 52

Danh mục tài liệu tham khảo 56

 

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng có hiệu quả các hình thức tiền lương tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm. Tpvsp = Trong đó : Tpvsp : Mức lao động phục vụ tính theo đơn vị sản phẩm. ∑Lpv : Định biên lao động phục vụ, phụ trợ. ∑Lsxc : Định biên lao động sản xuất chính (lao động định mức). Tsxc : Mức lao động sản xuất chính. Tql : Được tính theo tỷ lệ quy định giữa tổng số định biên lao động quản lý với tổng số công nhân sản xuất chính theo định mức và được phân bổ theo đơn vị sản phẩm. Tqlsp = Trong đó : Tqlsp : Mức lao động quản lý tính theo đơn vị sản phẩm. ∑Lql : Định biên lao động quản lý. ∑Lsxc : Định biên lao động sản xuất chính (lao động định mức). Tsxc : Mức lao động sản xuất chính. Đơn vị tính mức lao động tổng hợp là giờ công trên đơn vị sản phẩm hiện vật hoặc sản phẩm hiện vật quy đổi. Bảng 5:Định mức lao động tổng hợp một số sản phẩm chủ yếu của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả Số TT Tên sản phẩm ĐV Định mức lao động tổng hợp Tsp Trong đó Tcn Tpv Tql I. SẢN PHẨM SỬA CHỮA. 1 Trung tu máy gạt. Công/xe 1069.2 810.00 202.5 56.7 2 Trung tu máy xúc. Công/máy 2143.7 1624.0 406.0 113.7 II. SẢN PHẨM CHẾ TẠO. 1. CHẾ TẠO THIẾT BỊ. Chế tạo máy khoan Công/máy 1718.6 1302.0 325.5 91.14 Xe goòng 3 tấn Công/cái 79.86 60.50 15.13 4.24 Xe goòng 1 tấn Công/cái 50.69 38.4 9.60 2.69 Hộp giảm tốc máng cào “ 102.17 77.4 19.35 5.42 Sàng 200 tấn/ca “ 275.62 208.80 52.2 14.62 Sàng SQ 42 “ 467.76 354.36 88.59 24.81 Máy rèn choòng Công/máy 1116.7 846.00 211.5 59.22 2. CHẾ TẠO PHỤ TÙNG NGÀNH THAN a Nhóm bánh răng phụ tùng bến cảng Bánh răng m8 Z17 Công/cái 3.09 2.34 0.59 0.16 Bánh răng chân cầu m8 Z112 “ 20.38 15.44 3.86 1.08 Bánh răng côn m7 Z43 “ 14.64 11.09 2.77 0.78 Bánh răng m5 Z102 “ 9.84 7.46 1.86 0.52 Bánh răng m8 Z30 “ 3.58 2.71 0.68 0.19 Bánh răng m6 Z24 “ 2.66 2.02 0.50 0.14 Bánh răng côn hãm m8 Z35 “ 5.22 3.95 0.99 0.28 Bánh lăn “ 61.55 46.63 11.66 3.26 Lục lăng gầu 450 “ 13.88 10.52 2.63 0.74 Lục lăng phải gầu 450 “ 13.88 10.52 2063 0.74 Lục lăng phải gầu 350 “ 7.11 5.39 1.35 0.38 Lục lăng gầu nghiêng “ 13.88 10.52 2.63 0.74 b Nhóm phụ tùng sàng tuyển đường sắt. Cụm trục bánh xe. Công/cụm 7.59 5.75 1.44 0.40 Trục bánh xe. Công/cái 4.33 3.28 0.82 0.23 Vành bánh. “ 1.32 1.00 0.25 0.07 Lòng bánh. “ 6.83 5.17 1.29 0.36 c Chế tạo phụ tùng máy xúc, gạt ãGầu xúc EKT 4,6 Thành gầu trước Công/cái 215 162.88 40.72 11.4 Thành gầu sau “ 213.51 161.75 40.44 11.32 Đáy gầu “ 98.18 74.38 18.59 5.21 Then gầu “ 8.75 6.63 1.66 0.46 Răng gầu Công/bộ 65.14 49.35 12.34 3.45 Lắp ráp gầu Công/gầu 23.43 17.75 4.44 1.24 Bản lề Công/bộ 58.74 44.50 11.13 3.12 ãChế tạo phụ tùng máy xúc 8I Răng gầu Công/cái 19.02 14.41 3.60 1.01 Bản lề mở đáy gầu “ 31.68 24.00 6.00 1.68 Bánh răng m12- Z70 “ 94.05 71.25 17.81 4.99 d Hàng kết cấu bến - đường sắt Lam nguyên khai ĐI Công/bộ 2.31 1.75 0.44 0.12 Lam nguyên khai ĐII Công/bộ 1.29 0.97 0.24 0.07 _ Gá tổng hợp “ 0.68 0.51 0.13 0.04 _ Lắp tổng hợp “ 0.33 0.25 0.06 0.02 Lam kíp lê đoạn I “ 1.82 1.38 0.34 0.10 _ Gá tổng hợp “ 0.66 0.50 0.13 0.04 _ Lắp tổng hợp “ 0.33 0.25 0.66 0.02 Vỏ con lăn nhật “ 0.50 0.38 0.09 0.03 Thùng xe va gông Công/cái 32.67 24.75 6.19 1.73 (Nguồn 5) Nhìn chung việc xây dựng định mức lao động của Công ty hiện tại đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc, quy định chung. Cơ sở của định mức lao động Tcn đã bám sát quy trình công nghệ chế tạo, sửa chữa phụ tùng, thiết bị và các đều kiện về trang thiết bị, tổ chức sản xuất của Công ty. Các định mức lao động theo bộ phận phục vụ (Tpv) và quản lý (Tql) được xác định theo tỷ lệ % so với định mức lao động của công nhân trực tiếp sản xuất (Tcn) trên cơ sở cơ cấu ngành nghề của Công ty hiện tại. Tuy nhiên qua xem xét tỷ lệ định mức lao động của các khâu phục vụ, quản lý của Công ty còn ở mức cao, chiếm 32% Tcn và chiếm tới 25% Tsp. Do đó Công ty cần có biện pháp giảm định biên ở các bộ phận này. 1.1.2. Tình hình thực hiện mức lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác định mức lao động. Mức lao động đã dần hoàn thiện và ổn định hàng năm làm cơ sở cho công tác chỉ đạo quản lý tiền lương và phân phối thu nhập. Công ty đã tiến hành rà soát lại toàn bộ định mức lao động, xây dựng lại một cách có hệ thống định mức lao động theo dạng, nhóm sản phẩm. Mặc dù với đặc thù sản xuất và cơ cấu phức tạp, sự đa dạng trong ngành nghề nhưng Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả đã thực hiện tốt công tác định mức lao động từ việc lập quy chế đến việc xác lập cụ thể đến từng sản phẩm, bước công việc một cách chính xác và hợp lý. Định mức lao động và đơn giá tiền lương cho các công việc đã đáp ứng kịp thời hơn cho sản xuất. Trước đây khi hoàn thành xong công việc các đơn vị mới xác định được tổng định mức lao động và tiền lương của công việc, công trình mà mình đảm nhận thì nay các đơn vị xác định được trước quỹ tiền lương của mình khi nhận được đơn hàng, tuỳ theo phạm vi công việc đảm nhận. Việc xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm trước khi triển khai thực hiện đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc điều hành, tổ chức sản xuất, mặt khác giúp cấp quản lý của Công ty chủ động trong việc điều hành, cân đối chi phí tiền lương. Bảng 6: Tình hình thực hiện mức lao động một số sản phẩm chủ yếu của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả năm 2003 Số TT Tên sản phẩm ĐV Tsp Tsp xây dựng Tsp thực hiện Tỉ lệ thực hiện (%) I. SẢN PHẨM SỬA CHỮA. 1 Trung tu máy gạt. Công/xe 1069.2 1015.6 5 2 Trung tu máy xúc. Công/máy 2143.7 1929 10 II. SẢN PHẨM CHẾ TẠO. 1. CHẾ TẠO THIẾT BỊ. Chế tạo máy khoan Công/máy 1718.6 161505 6 Xe goòng 3 tấn Công/cái 79.86 73.5 7 Xe goòng 1 tấn “ 50.69 48.2 10 Hộp giảm tốc máng cào “ 102.17 97.1 5 Sàng 200 tấn/ca “ 275.62 253.5 8 Sàng SQ 42 “ 467.76 421 10 Máy rèn choòng Công/máy 1116.7 1027.4 8 2. CHẾ TẠO PHỤ TÙNG NGÀNH THAN a Nhóm bánh răng phụ tùng bến cảng Bánh răng m8 Z17 Công/cái 3.09 2.8 9 Bánh răng chân cầu m8 Z112 “ 20.38 18.95 5 Bánh răng côn m7 Z43 “ 14.64 15 10 Bánh răng m5 Z102 “ 9.84 9.1 8 Bánh răng m8 Z30 “ 3.58 3.26 9 Bánh răng m6 Z24 “ 2.66 2.53 5 Bánh răng côn hãm m8 Z35 “ 5.22 4.85 7 Bánh lăn “ 61.55 57.86 6 Lục lăng gầu 450 “ 13.88 12.5 10 Lục lăng phải gầu 450 “ 13.88 13.5 5 Lục lăng phải gầu 350 “ 7.11 6.7 6 Lục lăng gầu nghiêng “ 13.88 12.5 10 b Nhóm phụ tùng sàng tuyển đường sắt. Cụm trục bánh xe. Công/cụm 7.59 7.2 5 Trục bánh xe. Công/cái 4.33 4.07 6 Vành bánh. “ 1.32 1.23 7 Lòng bánh. “ 6.83 6.2 5 c Chế tạo phụ tùng máy xúc, gạt ãGầu xúc EKT 4,6 Thành gầu trước Công/cái 215.00 193 10 Thành gầu sau “ 213.51 196.5 8 Đáy gầu “ 98.18 92.3 6 Then gầu “ 8.75 8.3 5 Răng gầu Công/bộ 65.14 61 7 Lắp ráp gầu Công/gầu 23.43 21 10 Bản lề Công/bộ 58.74 55.8 5 ãChế tạo phụ tùng máy xúc 8I Răng gầu Công/cái 19.02 17.5 8 Bản lề mở đáy gầu “ 31.68 29 9 Bánh răng m12- Z70 “ 94.05 89 5 d Hàng kết cấu bến - đường sắt Lam nguyên khai ĐI Công/bộ 2.31 2.1 9 Lam nguyên khai ĐII Công/bộ 1.29 1.23 5 _ Gá tổng hợp “ 0.68 0.612 10 _ Lắp tổng hợp “ 0.33 0.31 5 Lam kíp lê đoạn I “ 1.82 1.71 6 _ Gá tổng hợp “ 0.66 0.6 9 _ Lắp tổng hợp “ 0.33 0.3 8 Vỏ con lăn nhật “ 0.50 0.475 5 Thùng xe va gông Công/cái 32.67 29.4 10 (Nguồn 8 ) Theo thống kê về tình hình thực hiện định mức lao động năm 2003 của Công ty ở bảng trên ( bảng 6 ) ta có thể thấy hầu hết các sản phẩm của Công ty thực hiện đều cao hơn định mức đề ra từ 5% - 10%. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã tăng đáng kể việc làm cho người lao động so với những năm trước đây và vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất hợp lý hơn và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Bên cạnh những mặt thuận lợi mà Công ty đã có, Công ty cũng còn những khó khăn trong việc thực hiện mức lao động đó là tình trạng hiện nay ở Công ty thiết bị máy móc đã cũ, cùng một loại thiết bị song độ chính xác khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện mức của công nhân. Nếu như họ phải thực hiện công việc ở thiết bị có độ chính xác thấp dẫn đến năng suất lao động thấp và tiền công thấp so với công nhân khác. 1.1.3. Phân tích tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến kết quả trả công lao động theo sản phẩm . Do đặc thù sản xuất của mình nên nơi làm việc của Công ty rất đa dạng : Phân xưởng đúc, phân xưởng rèn rập, phân xưởng gia công cơ khí, phân xương rnhiệt luyện, phân xưởng sửa chữa, các đội sửa chữa lưu động tại hầu hết các mỏ Than Quảng Ninh, thiết bị sửa chữa đa dạng...Vì vậy công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc rất phức tạp. Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc tổ chức, phục vụ nơi làm việc tốt là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác và năng suất lao động và là một điều kiện cần thiết để có thể vận dụng có hiêu quả các hình thức trả công theo sản phẩm. Mặt khác nó là yếu tố trực tiếp tác động đến đảm bảo an toàn tốt hay xấu - Đảm bảo an toàn trong sản xuất là công tác mà Tổng Công ty Than Việt Nam rất quan tâm. Thuận lợi là Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả được thiết kế và xây dựng ngay từ đầu, có tính chuyên môn hoá cao, nên việc tổ chức phục vụ nơi làm việc đã đảm bảo tính hợp lý, thiết kế và trang bị các nơi làm việc hợp lý. Các thiết bị chính đều là các thiết bị tiêu chuẩn được lắp đặt phù hợp với công nghệ sản xuất đó là các máy công cụ của các phân xưởng gia công cơ khí, các lò luyện thép, gang, kim loại màu, các máy làm khuôn, máy phá khuôn của phân xưởng Đúc, các thiết bị tháo lắp, các loại băng thử của phân xưởng sửa chữa máy mỏ, các lò nhiệt luyện của phân xưởng nhiệt luyện, các loại máy hàn, máy lốc tôn, máy cắt tôn của phân xưởng kết cấu kim loại, các loại máy búa, máy rèn, máy dập của phân xưởng rèn. Các thiết bị phụ cũng đã được thiết kế tính chọn theo tiêu chuẩn và lắp đặt, bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty. Mặc dù vậy Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả vẫn luôn thiết kế trang bị bổ sung và thiết kế cải tiến các thiết bị cho phù hợp để hoàn thiện hơn việc tổ chức phục vụ nơi làm việc như cải tiến các bục đứng máy phù hợp với người Việt Nam, thiết kế và trang bị bổ sung các loại cần trục cho các công đoạn sản xuất...Những năm trước đây Công ty đã thiết kế cải tiến toàn bộ hệ thống thông gió cho môt số nhà xưởng ( thông gió tự nhiên ) và trang bị lại các thiết bị thông gió và làm mát cục bộ, phù hợp đảm bảo vệ sinh lao động trong sản xuất...Đối với các đội sửa chữa lưu động tại các mỏ Than (thường xuyên ở Công ty có 10 đội sửa chữa lưu động tại các công trường mỏ làm nhiệm vụ tháo, lắp, sửa chữa, bảo hành...) Công ty đã thiết kế và trang bị tương đối đầy đủ và hợp lý các thiết bị phục vụ sản xuất cũng như các trang bị cho điều kiện sinh hoạt công trường như thiết kế chế tạo nhiều loại gá tháo lắp gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện lưu động. Tổ chức phòng cung cấp và tiêu thụ làm nhiệm vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, được xây dựng hệ thống kho có trang bị hợp lý, có công đoạn chế biến vật tư cấp phát cho sản xuất. Công ty có phân xưởng dụng cụ riêng làm nhiệm vụ chế tạo các dụng cụ, gá lắp phục vụ toàn Công ty. Công ty có phân xưởng sửa chữa cơ điện chuyên sửa chữa các thiết bị công nghệ của Công ty, Công ty có tổ chức phân xưởng năng lượng làm nhiệm vụ quản lý năng lượng, sản xuất ôxi, nitơ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty ( và bán ra ngoài )... Tính chuyên môn hoá cao cộng với những cố gắng trong công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc cho nên việc tổ chức phục vụ nơi làm việc tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả rất hiệu quả. Biểu hiện ở việc tổn thất thời gian do chờ đợi phục vụ là rất thấp, công suất của máy móc, thiết bị được sử dụng ở mức cao ít có trường hợp công suất không được sử dụng do phục vụ không tốt. Tất cả những điều trên là nguyên nhân quan trọng góp phần nâng năng suất lao động của người lao động trong ba năm qua. Đây cũng là nguyên nhân để Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả vận dụng có hiệu quả hình thức trả công lao động theo sản phẩm và đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1.2. Phân tích các chế độ trả công theo sản phẩm tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Có hình thức trả lương đúng đắn, chính xác sẽ khuyến khích được người lao động tăng năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch được giao. Hiện nay Công ty đang áp dụng các hình thức trả công theo sản phẩm sau : Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Trả công theo sản phẩm tập thể . Công ty căn cứ vào kết quả sản xuất sản phẩm theo định mức lao động, theo cơ cấu tiền lương của bộ phận trực tiếp sản xuất trong quỹ lương chung của toàn phân xưởng trong kỳ, theo kết quả phân loại lao động (A, B, C ) để tính trả lương cho người lao động. 1.2.1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. a. Đối tượng áp dụng : Hình thức trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc mang tính độc lập, có thể định mức, nghiệm thu sản phẩm riêng biệt. Cụ thể ở Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả chế độ trả công sản phẩm này được áp dụng đối với thợ tiện, thợ phay, bào, thợ doa, công nhân đứng máy công cụ gia công cắt gọt. Hiện nay tại Công ty có một số phân xưởng áp dụng chế độ trả công sản phẩm trực tiếp cá nhân đó là phân xưởng cơ khí 3, phân xưởng cơ khí chế tạo, phân xưởng dụng cụ. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có ưu điểm là gắn tiền công nhận được của người lao động với kết quả lao động của chính họ do đó kích thích người lao động nâng cao trình độ lành nghề, chủ động tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất lao động. Bảng 7: Số lượng lao động áp dụng chế độ trả công sản phẩm trực tiếp các nhân qua các năm Năm Lao động (người) Tỉ lệ(%)(so với CN trả công sản phẩm) 2001 243 26 2002 243 24 2003 245 25 (Nguồn 14 ) Như vậy số lượng công nhân được trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân qua các năm tương đối ổn định. Trong 2 năm 2001 và 2002 không có sự biến động nhưng xét về tỉ lệ % thì lại giảm ( do lượng công nhân trực tiếp sản xuất tăng lên ). Năm 2003 số công nhân trả công theo chế độ sản phẩm trực tiếp cá nhân có tăng song không đáng kể. b. Phương thức trả công lao động: Việc phân phối tiền công và thu nhập hàng tháng đối với người lao động trong nội bộ từng phân xưởng do quản đốc phân xưởng quyết định căn cứ vào số lượng, chất lượng, đơn giá giao khoán từng sản phẩm, công việc được người lao động hoàn thành trong tháng. ãTiền lương của công nhân theo chế độ trả công sản phẩm trực tiếp cá nhân được xác định như sau : Lcni = x Qi Trong đó : Lcni : là tiền lương sản phẩm cá nhân của người lao động i ĐGi : Đơn giá tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân Qi : số lượng sản phẩm mà người lao động i thực hiện hoàn thành được nghiệm thu. ãĐơn giá tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được xác định như sau : ĐGi = Tcn x ĐG tiền lương/ 1h công Trong đó : Tcn : Mức hao phí lao động của công nhân chính ( h công ) ĐG tiền lương/ 1h công của người công nhân được xác định trên cơ sở : Cấp bậc công việc thợ, hệ số phụ cấp khu vực, Lmin do Nhà nước quy định. 1.2.2. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể. a. Đối tượng áp dụng : Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể được áp dụng đối với những công việc cần phải tổ chức thực hiện theo nhóm, tổ làm chung một công việc như : Rèn, đúc, tổ hợp sản phẩm kết cấu, sửa chữa thiết bị, sản xuất ôxy, nitơHiện nay tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả một số phân xưởng áp dụng chế độ trả công theo sản phẩm tập thể như : Phân xưởng đúc, phân xưởng gia công áp lực, phân xưởng kết cấu xây lắp, phân xưởng máy mỏ, phân xưởng năng lượng, phân xưởng cơ điện, xây lắp. Do đặc thù sản xuất của Công ty là sửa chữa, chế tạo phụ tùng, thiết bị phục vụ ngành Than và các ngành cơ khí khác nên số lượng công nhân được trả công theo sản phẩm tập thể chiếm tỉ lệ cao trong tổng số công nhân trả công theo sản phẩm. Bảng 8: Số công nhân áp dụng chế độ trả công theo sản phẩm tập thể qua các năm Năm Số công nhân (người) Tỉ lệ (%) 2001 695 74 2002 777 76 2003 749 75 ( Nguồn 14 ) b. Phương thức trả công cho người lao động. Đối với tập thể ( tổ, nhóm ) quỹ tiền lương được tính trả như sau : L = Q x ĐG Trong đó : L : quỹ tiền lương của tổ, nhóm. ĐG : Đơn giá tiền lương của sản phẩm. Q : Số lượng sản phẩm hoàn thành. Đối với cá nhân người lao động trong tổ nhóm, tiền công được xác định căn cứ vào: ngày, giờ công thực tế của người lao động đóng góp với tổ để hoàn thành sản phẩm ( theo bảng chấm công ); vào bậc thợ của cá nhân, vai trò của người lao động đó đối với tập thể ( thợ cả, thợ lành nghề có thêm hệ số trách nhiệm ) 1.2.3. Phân tích thực trạng chế độ trả công theo sản phẩm tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. Qua khảo sát thực tế việc trả công lao động theo sản phẩm tại Công ty, có thể đưa ra một số nhận xét sau : ãViệc trả công lao động theo sản phẩm của Công ty đã đảm bảo đúng các quy định hướng dẫn hiện nay của Nhà nước : Nghị định 28CP của Chính phủ về mức lương tối thiểu, thông tư liên tịch số 15/LĐTBXH về mức phụ cấp khu vực, thông tư số19/LĐTBXH về phụ cấp lưu động bình quânCác chế độ trả công lao động trực tiếp theo sản phẩm được áp dung hợp lý theo ngành nghề, tính chất công việc hiện tại của Công ty. ãDo lợi ích của chế độ trả công lao động theo sản phẩm nên trong 3 năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng hình thức trả công này. Số lượng lao động được áp dụng hình thức trả công theo sản phẩm đã tăng dần lên đáng kể ( bảng 9 ). Vì vậy lao động trực tiếp sản xuất trong công ty có thu nhập tiền lương tăng lên qua các năm ( bảng 10 ). Bảng 9 : số lao động được áp dụng hình thức trả công theo sản phẩm qua các năm Năm Lao động (người) Tỉ lệ (%) 2001 750 73.5 2002 932 77.8 2003 1023 79.5 2004 1023 79.5 ( Nguồn 15 ) Bảng 10 : Tiền lương bình quân của công nhân trả công theo sản phẩm qua các năm 2001, 2002, 2003 và 3 tháng dầu năm 2004. Phân xưởng Tiền lương bình quân (đ/người/tháng) 2001 2002 2003 3T/2004 Đúc 374633 742325 849904 1007926 Gia công áp lực 498680 460481 719636 871616 Kết cấu xây lắp I 564328 359200 1218171 1383413 CKCT 654412 798476 835200 1007815 Cơ khí III 591260 722510 1135123 989166 Máy mỏ I 582154 816884 1036904 1058851 Máy mỏ II 800433 816764 1763827 1407282 Kết cấu xây lắp II 369205 996296 1032363 1145039 Năng lượng 501468 803098 1235546 1115199 Vận tải 571239 775734 1068920 696955 Dụng cụ 517735 674852 848156 1033051 Cơ điện 430743 875212 979291 1083411 Xây lắp 292386 887325 931748 964987 Cộng 514674 756423 1008526 1074404 (Nguồn 15 ) ãDo kết cấu sản xuất phức tạp, sản phẩm đa dạng, mặc dù Công ty có rất nhiều cố gắng trong công tác định mức (phương pháp xác định mức) song cũng không tránh khỏi sự chưa hợp lý giữa các nghề do tính chất công việc. Công ty đã sử dụng hệ số điều chỉnh để đảm bảo thu nhập phù hợp cho người lao động đúng với sức lao động bỏ ra. ãTiền lương được hưởng theo định mức lao động với đơn giá tiền lương có tính tới các yếu tố khuyến khích đối với từng ngành nghề, từng loại lao động, tuy nhiên do việc làm có lúc, có nơi không ổn định, không đều nên một số ngành nghề như đúc, rèn thu nhập thực tế còn thấp so với yêu cầu. ãChế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là chế độ trả công lao động có nhiều ưu điểm, khuyến khích ý thức lao động, là đòn bẩy cho việc tăng năng suất lao động. Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng đều cố gắng áp dụng chế độ trả công lao động này. Qua số liệu số lượng lao động được trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân ở Công ty trong 3 năm qua gần như không tăng ( bảng 7 ). Điều này chứng tỏ Công ty chưa thât sự cố gắng thực hiện chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 2. Phân tích hình thức trả công theo thời gian. Hiện nay Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả áp dụng hình thức trả công theo thời gian đơn giản. 2.1. Đối tượng áp dụng : Hình thức trả công theo thời gian đơn giản được áp dụng đối với lao động làm công tác quản lý gián tiếp, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tại các phòng ban, công nhân viên làm công tác phục vụ, phụ trợ trong toàn Công ty Là một doanh ghiệp sản xuất cơ khí chủ trương của Công ty là tăng lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và giảm lượng lao đông gián tiếp. Tuy nhiên trên thực tế số lượng nhân viên gián tiếp hàng năm vẫn tăng lên. Bộ phận nhân viên này được áp dụng hình thức trả công theo thời gian, quỹ lương phân phối cho bộ phận này đang được điều chỉnh lại một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập cho người lao động. Bảng 11: Số lượng nhân viên gián tiếp qua các năm 2001, 2002, 2003. Năm Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2001 261 21,76 2002 230 18,4 2003 233 16,8 ( Nguồn 15 ) 2.2. Phương thức trả công cho người lao động. ã Phương thức giao và xác định quỹ lương hàng tháng cho các phòng ban. Quỹ lương thanh toán của từng phòng ban trong kỳ được xác định như sau: Quỹ lương khoán của phòng i (Li) = L1i + L2i Trong đó: L1i : Tiền lương theo hệ số lương cơ bản của phòng i. ∑ hệ số tiền lương cơ bản của phòng i L1i = kể cả pc khu vực, chức vụ x Ki x Lmin hiện hành Ki: hệ số của phòng i theo vai trò trong công tác sản xuất kinh doanh. L2i: Tiền lương kinh doanh của phòng i (phần còn lại của quỹ lương sau khi trừ đi phần lương theo hệ số cơ bản). ∑ Quỹ lương còn lại của toàn bộ phòng ban ∑hệ số tiền L2i = x lương khoán ∑ Hệ số tiền lương khoán của toàn bộ phòng ban của phòng ãTiền công của người lao động. Sau khi nhận được quỹ tiền lương khoán tiền công cá nhân của người thứ i trong phòng được xác định như sau: Li = li1 + li2 Trong đó: li: tổng tiền lương tháng của người thứ i. Li1: tiền lương theo chế độ của người thứ i. Li2 : tiền lương kinh doanh, lương khoán của người thứ i. (Hệ số lương cơ bản + phụ cấp) x Lmin hiện hành Số ngày công đi làm li1 = x thực tế của người thứ i 26 công Quỹ tiền lương còn Hệ số khoán Lại của phòng của người thứ i số công đi li2 = x x làm thực x K1i ∑hệ số tiền lương khoán 26 công tế của người của phòng thứ i thứ i K1i: hệ số phân loại lao động (A, B, C) trong tháng của người lao động. 2.3.Phân tích thực trạng chế độ trả công theo thời gian đơn giản. ãPhương thức trả công cho người lao động theo thời gian được Công ty áp dụng từ năm 2002. Do tính chất công việc của một số phòng, ban nên quy chế “quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng trong lương” năm 2002 và năm 2003 của Công ty đã đề ra quy chế khoán tiền lương cho khâu gián tiếp, phục vụ, phụ trợ, hạn chế được một bước việc trả lương theo thời gian ngoài chế độ, không đúng với quy định. Vì vậy tiền lương khoán của các bộ phận này được gắn chặt và phản ánh đúng kết quả công việc. Mặt khác Công ty trả công lao động dựa trên 2 hình thức tiền lương : Tiền lương theo chế độ và tiền lương kinh doanh, lương khoán của người đó đồng thời lại dựa trên kết quả phân loại trong tháng nên đã khuyến khích sự sáng tạo và phát huy được năng lực của người lao động. ãChủ trương của Công ty là giảm bớt lượng lao động gián tiếp, phục vụ, phụ trợ để có thể đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động. Trên thực tế số lao động gián tiếp qua các năm có giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên tiền lương bình quân của bộ phận này qua các năm đều tăng chứng tỏ hình thức trả công theo thời gian này được vận dụng một cách có hiệu quả. Bảng 12: Tiền lương bình quân của bộ phận gián tiếp qua các năm 2001, 2002, 2003. Năm Lao động bình quân (người) Tiền lương bình quân (đ/người/tháng) Tỉ lệ tăng (%) 2001 261 562992 35 2002 230 826096 46.7 2003 233 960340 16 ( Nguồn 14) Bảng 13 : Tiền lương bình quân qua 3 tháng đầu năm 2004. Tháng Lao động bình quân (người) Tiền lương bình quân (đ/ng/tháng) T1 233 1001628 T2 231 998068 T3 230 1221131 ( Nguồn 15 ) ► Có thể nói sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng kể, trong đó có sự đóng góp của công tác định mức và tiền lương. Mặc dù còn có một số thiếu sót cần hoàn thiện, song với kết quả đạt được của Công tác định mức và tiền lương nhất định trong những năm tới công tác định mức và tiền lương sẽ đáp ứng được những yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty. III. Phân tích tốc độ tăng năng suất bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. 1. Những yếu tố làm tăng năng suất lao động bình quân tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả. Là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí có quy mô lớn, Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả mang những nét đặc thù của ngành sản xuất cơ khí, công việc rất vất vả và nhiều bộ phận công nhân phải làm việc trong điều kiện môi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0024.doc
Tài liệu liên quan