Mục lục 1
Lời mở đầu 4
1 - Lý do chọn đề tài. 4
3 -Phương pháp nghiên cứu. 5
4 -Kết cấu đề tài 5
Phương pháp luận về hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 6
I - Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường. 6
II Các quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. 7
1- Sự du nhập vào lĩnh vực kinh doanh của thuật ngữ chiến lược. 7
2 - Một số quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 8
3 - Quan điểm về chiến lược kinh doanh. 8
4- Các đặc trưng cơ bản của chiến lược. 10
5- Vai trò của chiến lược kinh doanh. 11
6- Những yêu cầu cần phải quán triệt khi xây dựng chiến lược kinh doanh. 13
III - Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh. 13
1- Xác lập hệ thống mục tiêu. 14
2- Phân tích và dự đoán môi trường kinh doanh. 16
3 . Phân tích đánh giá thực trạng của doanh nghiệp 25
4 - Phân tích các phương án lựa chọn chiến lược có thể thay thế. 28
5 - Xây dựng chiến lược tổng quát. 30
IV- Kinh nghiệm nước ngoài trong hoạch định chiến lược kinh doanh và vận dụng vào các doanh nghiệp Việt nam. 30
Phân tích thực trạng của Công ty thông tin viễn thông điện lực để chuẩn bị xây dựng chiến lược 33
kinh doanh . (ETC) 33
I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty thông tin viễn thông điện lực. 33
1 - Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 33
2 - Về chức năng nhiệm vụ của Công ty viễn thông điện lực . 34
II - Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty thông tin viễn thông điện lực có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh . 34
1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty, chức năng nhiệm vụ của các Phòng, ban. 34
Sơ đồ 2-2: Sơ đồ bộ máy quản lý của ETC 36
2 - Đặc điểm vật tư nguyên liệu cho sản xuất . 39
3 - Đặc điểm máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ. 40
4 - Đặc điểm về lao động tiền lương. 40
5 . Đặc điểm về vốn. 44
6. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và sản phẩm của Công ty. 46
7. Tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 47
III. Phân tích thực trạng của Công ty thông tin viễn thông Điện lực để chuẩn bị xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. 48
1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty thông tin viễn thông Điện lực do tác động của môi trường vĩ mô. 49
2. Những thuận lợi và khó khăn do môi trường ngành thông tin viễn thông Điện lực mang lại. 55
3.Tổng hợp thuận lợi, khó khăn khách quan của Công ty thông tin viễn thông Điện lực. 58
4. Phân tích hoàn cảnh nội bộ của Công ty. 58
5- Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của Công ty 63
6- Lập ma trận SWOT và hình thành các phương án chiến lược. 64
các vấn đề thực hiện chiến lược. 67
I. Mục tiêu tổng quát. 67
II. Phân bổ nguồn lực. Error! Bookmark not defined.
III. Các vấn đề thực hiện chiến lược của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực. 69
1 -Kế hoạch đào tạo nhân lực. 69
2. Kế hoạch lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: 69
3. Kế hoạch mua máy móc, nguyên vật liệu đảm bảo cho kinh doanh. 62
Nguồn ở các trạm và sở điện lực 63
Liên Xô 63
Tải ba 63
Máy dùng cho thông tin liên lạc 63
4. Kế hoạch về tài chính. 63
5. Chiến lược nhân sự. 64
IV. Một số kiến nghị nhằm tăng khả năng thực thi chiến lược. 64
1 - Một số kiến nghị với Tổng công ty Điện lực Việt nam 64
2. Kiến nghị với Công ty. 66
Kết luận: 70
Tài liệu tham khảo: 71
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty thông tin viễn thông Điện lực giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi đua, tuyên truyền, văn thư lưu trữ...
2/ Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị, thống kê tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và các hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng vật tư thiết bị, quản lý việc sử dụng có hiệu quả vật tư thiết bị trong toàn Công ty.
3/ Phòng tổ chức nhân sự: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý về tổ chức cán bộ, pháp chế, lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, khen thưởng kỷ luật trong toàn Công ty.
4/ Phòng kỹ thuật điều hành: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật, điều hành thống nhất hoạt động của toàn bộ hệ thống thông tin trong Tổng công ty điện lực Việt Nam, thực hiện công tác thanh tra an toàn của Công ty.
5/ Phòng tài chính kế toán: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của toàn Công ty.
6/ Phòng tư vấn thiết kế: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Lập sơ đồ mạng viễn thông điện lực, lựa chọn cấu hình, phương thức, công nghệ, và các thiết bị cho hệ thống viễn thông đáp ứng yêu cầu ngành điện và theo kịp trình độ phát triển của Thế giới. Đồng thời là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến lập dự án phát triển, xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình thông tin viễn thông cho Công ty viễn thông điện lực đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế, đảm bảo công tác dự toán thực hiện đúng chế độ quy định hiện hành của nhà nước cho các công trình đầu tư.
7/ Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo công tác kinh doanh dịch vụ viễn thông, kí kết hợp đồng cung ứng dịch vụ viễn thông, lập hồ sơ thanh toán cước phí viễn thông đối với các đơn vị viễn thông trong và ngoài ngành điện.
8/ Phòng quản lý công trình: Tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực quản lý các công trình sửa chữa lớn, quản lý các dự án đầu tư, quản lý công tác thẩm định, kinh tế dự toán.
9/ Phòng quan hệ quốc tế và xuất nhập khẩu: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo các công việc trong các lĩnh vực quốc tế. Tìm hiểu tiếp cận thị trường quốc tế có liên quan đến việc hoạt động của Công ty và làm công tác tiếp thị quảng cáo cho Công ty, tham gia nghiên cứu giá cả vật tư thiết bị nhập khẩu, tham mưu cho lãnh đạo chọn bạn hàng, đối tác với nước ngoài, công nghệ phù hợp với sản xuất của Công ty.
10/ Tổ công nghệ và thị trường: Nghiên cứu đưa vào áp dụng các công nghệ mới phù hợp với Công ty, sửa chữa , bảo dưỡng, thay thế các thiết bị công nghệ bị hỏng hoặc lạc hậu trong Công ty. Đồng thời tổ công nghệ và thị trường còn có nhiệm vụ tìm thị trường cho các sản phẩm dịch vụ của Công ty.
Các đơn vị sản xuất trực tiếp bao gồm:
1/ Trung tâm viễn thông Miền Bắc (VT- 1): Là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty, hoạt động trên phạm vi miền Bắc với chức năng nhiệm vụ như sau:
Quản lý vận hành mạng viễn thông điện lực Miền Bắc, đảm bảo thông tin thông suốt, đạt chất lượng và độ tin cậy cao đáp ứng yêu cầu thông tin của ngành điện phía Bắc.
Sửa chữa các trang thiết bị viễn thông, không ngừng nâng cao chất lượng, tham gia quá trình đổi mới công nghệ trang thiết bị do Công ty giao thuộc địa phận quản lý của trung tâm.
Tổ chức kiểm tra vận hành chất lượng thông tin và tổ chức chỉ đạo phối hợp các chướng ngại trong mạng viễn thông 500KV.
Đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ hoạt động của cơ quan Tổng công ty điện lực Việt Nam, Bộ công nghiệp, Cơ quan Công ty điện lực 1, Công ty điện lực Hà Nội, nhanh chóng khắc phục sự cố thông tin trong khu vực này.
Quản lý vận hành, sửa chữa mạng cung cấp điện và dự phòng cho thiết bị thông tin, viễn thông hệ thống điện cho điều độ hệ thống điện Miền Bắc, điều độ hệ thống điện Quốc gia và khu vực quan trọng của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
2/ Trung tâm viễn thông (VT- 2)
Chức năng, nhiệm vụ giống (VT- 1) nhưng phạm vi hoạt động là địa bàn miền Trung.
3/ Trung tâm viễn thông (VT- 3)
Chức năng, nhiệm vụ giống (VT- 1) nhưng phạm vi hoạt động là địa bàn miền Nam.
Từ thực tế tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Công ty, ta rút ra:
Ưu điểm: Tổ chức bộ máy trong Công ty là trực tuyến, nên nhiệm vụ giữa các phòng ban chức năng là không chồng chéo, đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống dưới trong hoạt động quản trị . Hơn nữa, với tổ chức bộ máy của Công ty đã xoá bỏ được một cấp quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị khác nhau.
Nhược điểm: Với tổ chức bộ máy trong Công ty là trực tuyến thì đường ra quyết định là dài, nhiều cấp quản trị, quản trị cấp càng cao thì công việc quản trị là nhiều nên rất khó tập trung vào một số nhiệm vụ nhất định. Với mô hình này sẽ không tận dụng được các chuyên gia trong hoạt động quản trị.
2 - Đặc điểm vật tư nguyên liệu cho sản xuất .
Vật tư Công ty tiêu dùng chủ yếu là các loại tổng đài, tải ba, đo lường xa, vi ba, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, hệ thống thông tin vô tuyến, tải ba, máy thu phát...
Phần lớn vật tư, thiết bị đều nhập khẩu cho nên mất rất nhiều thời gian cho việc nhập khẩu và nhập khẩu với số lượng lớn.
Vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty thường lớn, tinh khiết, đòi hỏi phải bảo quản cẩn thận. Vì vậy phải bao gói đúng kỹ thuật. Chủng loại vật tư để sản xuất đa dạng, mỗi loại lại có tính chất sử dụng khác nhau, tất cả vật tư đưa vào sử dụng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về tính chất cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật.
Vấn đề bảo quản đòi hỏi kho chứa vật tư phải được bố trí sắp xếp hợp lý và theo từng khu vực riêng biệt.
Nhận xét : Muốn cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, đều đặn thì phải thường xuyên đảm bảo đủ vật tư về số lượng, kịp về thời gian, đúng quy cách, phẩm chất, đồng bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nhịp nhàng, cân đối, đúng kế hoạch và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.
Nếu đảm bảo vật tư không đầy đủ, không kịp thời, không đồng bộ và dẫn đến ngừng trệ trong sản xuất. Trong bất cứ lúc nào cũng phải đảm bảo vật tư để đáp ứng các yêu cầu trên. Ngoài ra, phải tính đến giá cả chi phí vận chuyển, bốc xếp, cấp phát vật tư một cách tốt nhất hoàn thành được mục tiêu kế hoạch đề ra.
3 - Đặc điểm máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ.
Về máy móc và thiết bị , Công ty chủ yếu nhập khẩu từ các nước Liên Xô, Mỹ, Nhật, Đức, Đài loan, Anh, Thuỵ Điển, Hà Lan, Na uy,... và thoả mãn tương đối một số điều kiện như hiện đại về công nghệ, giá thành phải chăng. Cách thức mua máy móc và thiết bị của Công ty là xem báo giá ở một số nước có sản phẩm và công nghệ, sau đó tổ chức đấu thầu và lựa chọn máy móc phù hợp với Công ty về giá cả và công nghệ.
Do đặc điểm của ngành thông tin viễn thông nên máy móc và thiết bị được sử dụng 24/24.
Về khấu hao máy móc và thiết bị ở Công ty là khấu hao đường thẳng, thường là một máy móc khi đưa vào sử dụng được tính thời gian hữu dụng là 6 năm.
Sau đây là bảng về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của máy móc thiết bị tính đến 31/12/2000 của Công ty :
( Bảng 2.3)
Nhìn chung, máy móc thiết bị của Công ty là tương đối hiện đại được thể hiện ở phần lớn máy móc được nhập từ các nước có công nghệ sản xuất cao như Nhật, Anh, Mỹ, Đức, ... và giá trị còn lại khoảng 30% thể hiện là máy còn mới. Tuy vậy, vẫn còn một số loại máy móc thiết bị mà giá trị hao mòn đã hết nhưng vẫn được sử dụng như một loại máy chủ yếu. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng làm hạn chế khả năng làm việc liên tục của máy móc nếu như không có chế độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
4 - Đặc điểm về lao động tiền lương.
Về lao động tiền lương, Công ty trả lương làm theo hai đợt trong tháng vào các ngày 10 và 30, 31 hàng tháng.
Công ty trả lương theo hình thức khoán doanh thu theo quyết định số 546/ĐVN - TCKT ngày 2 tháng 8 năm 1995 và công văn số 3109/ĐVN/ TCKT ngày 7/8/97 quy định: Với khai thác trong ngành là 270đ/1000đ doanh thu và khai thác ngoài ngành là 350đ/1000đ doanh thu. Công ty dùng công cụ đòn bẩy tiền lương nên thu nhập của người lao động không bị phụ thuộc vào năm công tác mà chỉ phụ thuộc vào khả năng làm việc của họ.
( Bảng 2.4)
Bảng 2.3: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của máy móc thiết bị
Đơn vị: triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Nước sản xuất
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
I
Máy móc cho sản xuất
40049
24171
15878
Nguồn ở trạm và sở điện lực
Liên xô
1314
1314
0
Hệ thống thông tin vô tuyến
Đài Loan
6751
4188
2563
Tổng đài
Đức
6875
4607
2268
Các tuyến đo xa
Nhật
1374
1374
0
Phần tải ba
Thuỵ Điển
7296
5199
2097
Máy móc thiết bị khác
Việt Nam
9056
4166
4890
Dùng cho thông tin liên lạc
Hà Lan
3298
1658
1640
Máy thu phát
Mỹ
1231
453
778
Máy tải ba
Anh
2824
1182
1642
II
Máy móc thiết bị động lực
Na uy
162
74
88
III
Dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm
Thuy. Điển
131
81
50
Tổng
40342
24326
16016
Trong đó
Nguồn do ngân sách cấp
21177
13608
7569
Nguồn vốn tự bổ sung
17023
9597
7426
Nguồn vốn khác
2142
1121
1021
Tổng
40342
24326
16016
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng 2.4 ta thấy kế hoạch đặt ra là lớn nhưng thực hiện được phần lớn dừng ở mức 80% năm 1999, sang năm 2000 tình hình có cải thiện hơn, kế hoạch đặt ra là gần sát với thực hiện. Nhưng xét về tổng thể thì năm 2000 các chỉ tiêu đạt cao hơn năm 1999. Số lượng lao động là tăng, thu nhập bình quân/người/tháng năm 2000 là cao hơn năm 1999.
Bảng 2.4 : Quỹ tiền lương, BHXH,BHYT, KPCĐ trong 2 năm 1999 và 2000.
Đơn vị: triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
99/2000
KH
TH
%KH
KH
TH
%KH
Tổng quỹ lương
11252
9053
80,2
11300
10273
90.9
88%
BHXH,BHYT,KPCĐ
663
530
80
660
550
83
964
Tổng số người bình quân
668
539
80,69
520
553
106,35
97,47
Thu nhập bình quân (người/tháng)
1,46
1,53
104,8
1,53
1,56
101,96
9808
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Xét đến cơ cấu chất lượng lao động năm 1999 và năm 2000.
Bảng 2.5: Cơ cấu chất lượng lao động
Đơn vi: Người
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh 99/2000
S lượng
% tỉ trọng
S lượng
% tỉ trọng
1
Tổng CBCNV
539
100
553
100
97,47
-
Nam
429
79,59
433
78,3
99,07
-
Nữ
110
20,41
120
21,7
91,67
2
Đại học, cao đẳng
229
55,47
304
54,97
98,36
-
Kỹ sư viễn thông
88
16,33
91
16,46
96,7
-
Kỹ sư hoá vô cơ hữu cơ
28
5,19
32
5,79
87,5
-
Kỹ sư K/tế, ngành khác
183
33,95
181
32,73
101,1
3
Trung cấp bậc cao
109
20,22
111
20,07
98,2
4
Công nhân lành nghề
131
24,31
138
24,96
94,93
( Nguồn: Phòng nhân sự)
Nhận xét
Về tổng số CBCNV năm 2000 lớn hơn năm 1999 là 14 người, trong đó số CBCNV nam tăng 4 (lao động ), nữ tăng 10 (lao động ). Ta thấy tăng như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì, Công ty viễn thông Điện lực thì số CBCNV nam là cần nhiều hơn nữ.
Nhưng xét về tổng thể thì năm 1999 CBCNV nam chiếm 79,59%, nữ chiếm 20,41%. Sang năm 2000 CBCNV nam chiếm 78,3% còn nữ chiếm 21,7% là hợp lý với điều kiện sản xuất của đơn vị kinh doanh dịch vụ thông tin viễn thông trải dài trên toàn quốc cả những nơi rừng núi hẻo lánh, điều kiện khắc nghiệt thích hợp với nam . Sở dĩ sự biến động từng chi tiết của nam và nữ là không tốt nhưng biến động về tổng thể là tốt vì sự biến động chung là ít, không đáng kể.
Về chất lượng lao động :
Trình độ đại học, cao đẳng ở hai năm 1999 và 2000 lần lượt là 55,47%, 54,97%, năm 2000 thấp hơn năm 1999 nhưng về số tuyệt đối là tăng 5 người. Trong đó:
+ Kỹ sư viễn thông tăng 3 người hay tăng 0,13% con số này tuy nhỏ nhưng xét xu hướng chung là thích hợp với Công ty.
+ Kỹ sư hoá vô cơ, hữu cơ tăng là 4 người hay tăng 0,6%. Đây cũng là một con số tốt tuy thấp hơn so với thực tế đòi hỏi.
+ Kỹ sư kinh tế và các ngành khác là giảm 2 người hay giảm 1,22 % xét về xu hướng chung thì tốt nhưng xét về tỷ lệ toàn bộ thì không tốt vì hiện Công ty ngày một mở rộng thì cũng cần tăng đội ngũ cán bộ này. Hơn nữa, phần lớn là đi từ các lớp sơ cấp, trung cấp lên đại học tại chức nên cũng có nhiều hạn chế. Cần tăng đội ngũ cán bộ kinh tế có năng lực làm việc tốt, tăng kỹ sư viễn thông cho phù hợp với sự phát triển chung.
Trình độ trung cấp bậc cao và công nhân lành nghề năm 2000 là cao hơn năm 1999 về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ này so với Công ty và so với nhiệm vụ của Tổng công ty giao là còn thấp.
Từ đó rút ra:
Công ty đã có đội ngũ CBCNV có trình độ đại học, cao đẳng trong cả hai năm 1999 và 2000 là cao hơn 50% tổng số CBCNV.
Có đội ngũ CBCNV nam chiếm gần 80% tổng số CBCNV. Đây là một thuận lợi lớn đối với Công ty.
Xét về trình độ nghiệp vụ khoa học kỹ thuật của các kỹ sư chuyên ngành thông tin viễn thông thì đây là một chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất, quản lý và điều hành mạng lưới thông tin nhất là trong điều kiện luôn đòi hỏi đổi mới công nghệ thông tin viễn thông như hiện nay. Họ là những cán bộ tương đối lành nghề, hiểu biết về chuyên môn có những biến động vừa phải trên thị trường là họ có thể theo kịp được. Hơn nữa, do vị trí, nhiệm vụ của Công ty nên Công ty có một đội ngũ CBCNV có tính thần trách nhiệm và ý thức phục vụ cao, có tổ chức kỷ luật và có tính thần hợp tác cao độ để sản xuất được ăn khớp nhịp nhàng, hiệu quả.
Nhược điểm: Về cơ cấu giữa đại học, cao đẳng, trung cấp bậc cao, công nhân lành nghề còn chưa hợp lý.
Bảng 2.6: Về số lượng lao động năm 1999 và năm 2000.
Đơn vị: Người
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh 99/2000
Số lượng
% tỉ trọng
Số lượng
%tỉ trọng
Tổng CBCNV
539
100
553
100
97,47
1
Lao động trực tiếp
355
65,86
350
63,29
101,43
2
Lao động gián tiếp
183
35,14
203
36,71
90,15
-
Cán bộ quản lý
152
28,2
165
29,84
92,12
-
Nhân viên quản lý
22
4,08
19
3,44
115,79
-
Nhân viên phục vụ
10
1,86
19
3,44
52,63
( Nguồn: Phòng nhân sự)
Nhược điểm: năm 1999 lao động trực tiếp là cao hơn năm 2000 trong khi lao động gián tiếp lại thấp hơn. Như vậy là không hợp lý. Bộ phận quản lý tăng 13 người (1,64%) trong khi nhân viên quản lý giảm 3 người (0,64%) bởi vì trong quá trình phát triển mở rộng quy mô Công ty thành lập thêm một số phòng, hai phân xưởng vận hành thành hai Trung tâm viễn thông miền Bắc nên bổ sung cán bộ quản lý cho phần mở rộng đó (trưởng, phó trung tâm, trưởng, phó quản đốc). Cán bộ quản lý chủ yếu được cân nhắc, đề bạt từ số nhân viên quản lý có trình độ và kinh nghiệm. Số lượng nhân viên phục vụ tăng 9 (lao động ) hay 1,58% là do điểm trụ sở làm việc có sự di chuyển và ở nhiều nới khác nhau, máy móc thiết bị cần lau chùi, bảo dưỡng nên nhân viên phục vụ ở các đơn vị và nhân viên tổ môi trường tăng lên.
5 . Đặc điểm về vốn.
Ta sẽ tiến hành so sánh trong 2 năm 1999 và năm 2000 bằng cách sử dụng hệ thống công thức và nguồn số liệu ở bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 - DN ) và phần I - lãi lỗ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DN).
( Bảng 2.7)
Nhận xét:
Qua hai năm 1999 và năm 2000 ta có nhận xét như sau:
Một là, lãi sau thuế năm 2000 là cao hơn năm 1999 là 216 triệu đồng trong khi vốn sản xuất bình quân năm 2000 là giảm so với năm 1999 là 11064 triệu đồng. Nên năm 2000 một đồng vốn sản xuất bình quân đã mang lại lãi sau thuế cao hơn năm 1999 là 0,016 đồng.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính.
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
1
Lãi sau thuế
5846
6062
216
2
Vốn sản xuất bình quân
76962
65898
- 11064
3
Mức danh lợi theo vốn sản xuất=
0,076 Một đồng vốn sản xuất kinh doanh một năm sản sinh được 0,076 đ lãi sau thuế
0,092 Một đồng vốn sản xuất kinh doanh một năm sản sinh được 0,092 đ lãi sau thuế
0,016
4
Vốn cố định bình quân
30554
23785
- 6769
5
Mức doanh lợi theo vốn cố định=
0,191 Một đồng vốn cố định một năm sản sinh được 0,19 đồng lãi sau thuế
0,255 Một đồng vốn cố định một năm sản sinh được 0,255 đồng lãi sau thuế
0,064
6
Phân tích tốc độ chu chuyển lưu động
6.1
Doanh thu thuần (G)
47020
43767
- 3253
6.2
Vốn lưu động bình quân (V)
46408
42113
- 4295
6.3
Thời gian chu kỳ sản xuất (J)
365 (ngày)
365 (ngày)
*
Số vòng quay của vốn lưu động
1,013 (vòng) trong một năm vốn lưu động quay được 1,013 vòng
1,039 (vòng) trong một năm vốn lưu động quay được 1,039
0,026 vòng
*
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
0,987: để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,987 đồng vốn lưu động bình quân
0,962: để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,962 đồng vốn lưu động bình quân
- 0,025
*
Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
360 (ngày). Một vòng quay của vốn lưu động bình quân trong 365 ngày là 360 ngày
351 (ngày). Một vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ là 351 ngày
- 9 ngày
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hai là, về vốn cố định bình quân năm 2000 là giảm so với năm 1999 là 6769 triệu đồng nên năm 2000 một đồng vốn cố định bình quân đã mang lại lãi sau thuế cao hơn năm 1999 là 0,64 đồng.
Ba là, về tốc độ chu chuyển vốn lưu động của Công ty trong hai năm qua: Doanh thu thuần năm 2000 là thấp hơn năm 1999 là 3253 triệu đồng, vốn lưu động bình quân năm 2000 là thấp hơn năm 1999 là 4295 triệu đồng. Nhưng số vòng quay của vốn lưu động năm 2000 là nhanh hơn năm 1999 là 0,026 (vòng). Như vậy năm 2000 để có một đồng doanh thu thuần sẽ cần ít hơn 0,025 đồng vốn lưu động bình quân so với năm 1999.
Số ngày của vòng quay vốn lưu động năm 2000 là ít hơn năm 1999 là 9 ngày.
Vậy, qua bảng 2.7 ta thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty năm sau hiệu quả hơn năm trước. Nhưng xét từng chi tiết ta thấy vòng quay của vốn lưu động là thấp cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất. Hơn nữa, một đồng vốn đem vào sản xuất kinh doanh thì khả năng sinh lợi còn là thấp.
6. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và sản phẩm của Công ty.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Công ty có thị trường rộng lớn là được độc quyền phục vụ chuyên ngành cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Vì vậy, thị trường là rộng lớn. Hiện khả năng đáp ứng của Công ty là còn thấp. Mà nguyên nhân cũng một phần là do sự phát triển của ngành điện còn thấp nên khả năng phục vụ của Công ty còn nhiều hạn chế. Một số nơi cần điều độ quá trình sản xuất kinh doanh Tổng công ty điện lực vẫn phải sử dụng mạng viễn thông của bưu điện. Đây chính là khe hở của viễn thông điện lực. Cần khắc phục để tránh tình trạng “lấn sân” của bưu chính viễn thông .
Về sản phẩm của Công ty:
Thứ nhất là sản phẩm chính là quản lí mạng viễn thông trên toàn quốc. Sau là Công ty có bề dày kinh nghiệm trong xây lắp thông tin, điều khiển các công trình lớn như:
Tham gia xây dựng, hiệu chỉnh tuyến cáp quang OPGW trên đường trục siêu cao áp Bắc Nam Công ty đang quản lý và vận hành xây dựng hệ thống viễn thông, điều khiển nhà máy điện Phú Mỹ, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy thuỷ điện Yaly, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận Đa My, đài phát thanh Nam Bộ.
Đã và đang lắp ráp SKD và cung cấp tải ba số ESB 2000i của hãng Siemens tủ bảng điện, tủ bảng điều khiển và tủ bảng rơ le bảo vệ công nghệ số cho các trạm 110KV - 220KV lưới điện trên toàn quốc.
7. Tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả sau:
Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Doanh thu Công ty
15464
20447
25786
30769
33791
35937
Nộp ngân sách nhà nước
2737
4765
6323
8580
8957
9442
BHXH, BHYT, KPCĐ
763
211
246
338
355
379
Lợi nhuận sau thuế
2959
4725
6083
5941
5846
6062
Các quỹ
3800
4432
5240
7930
8877
9297
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
Hình1: So sánh các chỉ tiêu trong các năm.
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét, từ khi thành lập đến nay doanh thu của Công ty là tăng lên theo từng năm. Nộp ngân sách cũng tăng thể hiện phần đóng góp của Công ty vào ngân sách nhà nước là đáng kể.
Lợi nhuận tăng đều từ năm 1995 đến năm 1997, năm 98,99 có giảm nhưng là con số không đáng kể. Sang đến năm 2000 lợi nhuận sau thuế tăng thể hiện Công ty làm ăn là tốt trong những năm qua. Hiện nay Công ty đang quản lý 2946 máy điện thoại 5 số với giá thuê bao là 16200đ/máy giảm 40% so với giá thuê bao của Bưu chính Viễn thông hiện nay là 27000đ/máy.
So với tốc độ phát triển trung bình của ngành 15% thì tốc độ phát triển của Công ty là 18%, cao hơn trung bình ngành nên Công ty kinh doanh có hiệu quả.
Về nộp ngân sách Nhà nước tăng dần trong các năm, từ 2737 triệu đồng năm 1995 ( năm thành lập ) đến năm 2000 con số này đã tăng lên tới 9442 triệu đồng gấp 3,5 lần. Quỹ của Công ty tăng từ 3800 triệu đồng năm 1995 thì đến năm 2000 đã lên tới 9297 triệu đồng gấp 2,5 lần. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 2959 triệu đồng năm 1995 lên 6062 triệu đồng năm 2000 gấp 2 lần so với năm.
Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ngày càng tăng biểu hiện Công ty chú trọng ngày càng nhiều đến cán bộ công nhân viên từ đó kích thích họ gắn bó với Công ty và yên tâm công tác.
Qua một số sự so sánh trên ta có nhận xét: Tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm là tốt. Công ty không những đứng vững được trong điều kiện kinh tế thị trường mà ngày càng thích nghi và kinh doanh ngày càng có lãi. Công ty đã làm được một số việc rất khó là hạ giá thành được thấp hơn Bưu chính Viễn thông. Đây có thể nói là ưu điểm lớn nhất của Công ty.
Tuy nhiên, nhược điểm của Công ty ở chỗ chưa phục vụ được hết thị trường trong ngành và việc phục vụ chỉ đơn thuần là điều độ sản xuất từ Tổng Công ty xuống các trung tâm điều độ Điện và phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngành Điện.
III. Phân tích thực trạng của Công ty thông tin viễn thông Điện lực để chuẩn bị xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Công ty thông tin viễn thông Điện lực là một doanh nghiệp nhà nước đã trải qua 7 năm hoạt động độc lập kể từ khi tách ra khỏi Công ty điện lực 1. Đồng thời với quá trình đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên Công ty vừa đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Điện do Tổng công ty Điện lực giao vừa kinh doanh có lãi. Do chịu sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt nam nên hiện nay Công ty vẫn đang thực hiện quá trình kinh doanh theo các kế hoạch của Tổng công ty Điện lực giao cho trên tinh thần kế hoạch dài hạn của Tổng công ty Điện lực - từ 5 đến 10 năm - Công ty thông tin viễn thông Điện lực đề ra kế hoạch ngắn hạn - thường là một năm - trình lên Tổng công ty -Điện lực phê duyệt để thực hiện. Các kế hoạch ngắn hạn thường là thực hiện từng bước trong kế hoạch dài hạn. Từ đó đòi hỏi Công ty không chỉ dừng lại ở mức phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu ngắn hạn mà còn là từng bước thực hiện tốt để hoàn thành các kế hoạch trong dài hạn của Tổng công ty để vừa phù hợp với sự phát triển của ngành Điện, vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu xã hội, đồng thời đứng vững trước sức ép của thị trường.
Do vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trong tương lai là điều Công ty quan tâm và theo đuổi vì đó là nhằm đến một mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Thực tế hoạt động của Công ty trong những năm qua cho thấy, mặc dù chưa hoạch định một chiến lược kinh doanh cho Công ty nhưng tư duy và đề xuất hành động thực tiễn trong quá trình quản lý, quản trị kinh doanh của Công ty trong những năm qua đã hình thành nên một số yếu tố nền tảng của chiến lược kinh doanh, một số biện pháp định hướng của Công ty đã mang nhiều dáng dấp của những mô hình chiến lược kinh doanh.
Như vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững điều đầu tiên là phải nắm được xu hướng biến động về mọi mặt, muốn vậy ta phải phân tích đầy đủ, đúng môi trường kinh doanh để làm căn cứ xây dựng chiến lược.
1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty thông tin viễn thông Điện lực do tác động của môi trường vĩ mô.
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp cho Công ty trả lời được câu hỏi: Công ty đang phải đối mặt với những gì? Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:
Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố Chính Phủ - Pháp luật.
Các yếu tố tự nhiên.
Các yếu tố kỹ thuật - Công nghệ
Các yếu tố nhân khẩu học.
1.1 .Các nhân tố kinh tế.
Đối với mỗi doanh nghiệp các nhân tố kinh tế luôn có những tác động hết sức quan trọng, có thể tác động trực tiếp và gián tiếp đến doanh nghiệp. Những động thái của nền kinh tế luôn tiểm ẩn những cơ hội và đe doạ. Đặc biệt trong nền thị trường đầy biến động thì các doanh nghiệp càng cần phải phân tích một cách khoa học để thích ứng, nhạy bén với môi trường bên ngoài và tầm nhìn xa.
1.1.1. Các yếu tố kinh tế quốc tế
Một là, nền kinh tế Thế giới vừa bước qua cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Châu á và lan ra toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này làm cho nhiều nước rơi vào sự suy thoái đã ảnh hưởng lớn đến sự đầu tư của các nước vào Việt Nam.
Năm 1996 tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt nam là 8497,3trUSD thì đến năm 1999 chỉ còn 1534,76 triệu USD (nguồn thời báo đầu tư VN số 429). Tuy nhiên thời điểm khó khăn nhất đã qua, nền kinh tế Thế giới đang có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng. Trong năm 2000 một số nước có mức đầu tư lớn vào Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể.
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng một số nước đầu tư vào Việt Nam năm 2000.
TT
Nước
Mức đầu tư vào Việt Nam (triệu USD)
Tăng trưởng (%)
Pháp
312,82
105,8
Singapo
178,80
109,7
Hàn Quốc
173,51
118,3
Malaisia
173,43
110,1
(Nguồn: Thời báo đầu tư số 325)
Như vậy với trạng thái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0301.doc