Đề tài Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang

MỤC LỤC

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG, PHỤLỤC

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đềtài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu .1

3. Phương pháp nghiên cứu .2

4. Phạm vi nghiên cứu .5

5. Bốcục của đềtài.5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài.5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀKẾTOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP.7

1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế.7

1.2. Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.7

1.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên phạm vi rộng lớn với

tưliệu sản xuất chủyếu là đất đai .7

1.2.2. Tính mùa vụtrong chu kỳsản xuất kinh doanh.8

1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường tựnhiên .8

1.2.4. Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp .8

1.2.5. Đặc điểm của thịtrường tiêu thụ.9

1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm riêng ngành nông nghiệp đến công tác kếtoán .9

1.3.1. Phân loại và đánh giá tài sản.9

1.3.2. Ghi nhận doanh thu và chi phí.10

1.3.3. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm .10

1.4. Các quy định vềkếtoán nông nghiệp hiện hành .11

1.4.1. Chế độkếtoán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ- Quyết định 1177

TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày

21/12/2001 vềviệc bổsung, sửa đổi Chế độkếtoán doanh nghiệp vừa và nhỏban

hành theo quyết định 1177 và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về

việc ban hành Chế độkếtoán doanh nghiệp nhỏvà vừa.11

1.4.2. Chế độkếtoán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp- Quyết định 1017

TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1997.12

1.4.3. Các chuẩn mực kếtoán Việt Nam đã ban hành .13

1.5. Tham chiếu khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kếtoán Quốc tếvà Chuẩn

mực kếtoán quốc tếvềnông nghiệp (IAS 41) .15

1.5.1. Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kếtoán quốc tế.15

1.5.2. Chuẩn mực kếtoán quốc tếvềnông nghiệp (IAS 41) .15

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾTOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG

NGHIỆP ỞAN GIANG.17

2.1. Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tếAn Giang .17

2.2. Khái quát vềdoanh nghiệp nông nghiệp ởAn Giang.18

2.2.1. Doanh nghiệp nông nghiệp .18

2.2.2. Doanh nghiệp nông nghiệp ởAn Giang.18

2.3. Khảo sát công tác kếtoán tại các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang.20

2.3.1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa.20

2.3.1.1. Khảo sát công tác kếtoán tại doanh nghiệp sản xuất lúa giống.20

a. Đặc điểm của hoạt động sản xuất lúa giống tại doanh nghiệp .20

b. Tổchức công tác kếtoán .21

c. Các tài khoản kếtoán được sửdụng đểkếtoán chi phí sản xuất và tính giá

thành tại các doanh nghiệp sản xuất lúa giống.22

2.3.1.2. Khảo sát công tác kếtoán tại hợp tác xã nông nghiệp .25

a. Đặc điểm sản xuất lúa giống tại hợp tác xã.25

b. Tổchức công tác kếtoán tại hợp tác xã.25

c. Các tài khoản kếtoán được sửdụng đểkếtoán chi phí sản xuất và tính giá

thành lúa giống tại hợp tác xã .25

2.3.2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu .27

2.3.2.1. Đặc điểm hoạt động nuôi cá sấu .27

2.3.2.2. Tổchức công tác kếtoán tại các doanh nghiệp nuôi cá sấu .28

2.3.2.3. Quá trình kếtoán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại doanh nghiệp nuôi cá sấu .28

2.3.3. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản.33

2.3.3.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.34

2.3.3.2. Tổchức công tác kếtoán tại doanh nghiệp .34

2.3.3.3. Các tài khoản được sửdụng đểkếtoán chi phí sản xuất và tính giá

thành tại doanh nghiệp .35

2.4. Đánh giá công tác kếtoán trong các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang

2.4.1. Đánh giá chung .38

2.4.2. Đánh giá tình hình vận dụng hệthống tài khoản kếtoán đểthực hiện tập

hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .39

Chương 3. MỘT SỐGIẢI PHÁP VẬN DỤNG HỢP LÝ HỆTHỐNG TÀI KHOẢN KẾ

TOÁN VÀO HẠCH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP AN GIANG.42

3.1. Mục tiêu của việc vận dụng hệthống tài khoản vào quá trình hạch toán .42

3.2. Giải pháp vận dụng hệthống tài khoản kếtoán vào việc hạch toán một sốloại

hình sản xuất nông nghiệp ởAn Giang.44

3.2.1. Vận dụng hệthống tài khoản kếtoán vào việc hạch toán một sốtài sản đặc

thù của doanh nghiệp nông nghiệp. .45

3.2.1.1. Tài sản cố định .45

a. Đất đai .45

b. Tài sản cố định sinh học.46

3.2.1.2. Hàng tồn kho.48

3.2.2. Vận dụng hệthống tài khoản vào việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm ởmột sốloại hình sản xuất nông nghiệp .48

3.2.2.1. Đối với hoạt động sản xuất lúa giống .49

3.2.2.2. Đối với hoạt động chăn nuôi cá sấu.52

3.2.2.3. Đối với hoạt động nuôi cá bè.56

3.3. Một sốkiến nghịbổsung .58

KẾT LUẬN.61

PHỤLỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf82 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóc cá sấu như dọn dẹp chuồng trại, cho cá sấu ăn. Doanh nghiệp không thực hiện việc trích BHXH, BHYT cho công nhân nên kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp bằng bút toán sau: Nợ 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang (phần phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt) Có 334- Phải trả công nhân (số tiền lương phải trả cho công nhân) Khi thanh toán lương, kế toán sẽ thực hiện bút toán: Nợ 344- Tiền lương phải trả cho công nhân Có 111- Tiền mặt Trang 34 Chi phí thức ăn và chi phí nhân công trực tiếp chăm sóc được phân bổ cho từng hoạt động chăn nuôi theo tiêu thức doanh thu thu được trong kỳ nếu trong kỳ có phát sinh doanh thu. Nếu trong kỳ không phát sinh doanh thu thì các chi phí này được phân bổ cho các hoạt động chăn nuôi theo sự ước lượng của chủ doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất chung: các chi phí sản xuất chung như chi phí điện chiếu sáng chuồng trại, chi phí nước để làm vệ sinh chuồng trại. Tương tự, chi phí sản xuất chung cũng được phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt và cá sấu sinh sản theo cách thức giống như chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán ghi nhận các khoản mục chi phí này như sau: Nợ 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang (phần phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt) Có 111- Tiền mặt (thanh toán chi phí điện, nước phục vụ chăn nuôi) Tại các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu không phát sinh chi phí nhân công quản lý ở nơi chăn nuôi vì chủ doanh nghiệp tự thực hiện các công việc như đôn đốc, kiểm tra công nhân thực hiện các công việc của mình. Trong chi phí sản xuất chung không phát sinh chi phí khấu hao tài sản là chuồng trại vì chi phí xây dựng chuồng trại của doanh nghiệp không được cơ quan thuế đồng ý vốn hóa thành tài sản cố định vì không có chứng từ hợp lệ. Chi phí sản xuất chung cũng không bao gồm chi phí khấu hao quyền sử dụng đất vì doanh nghiệp không ghi nhận tài sản này vào tài sản của doanh nghiệp. Do chu kỳ chăn nuôi của doanh nghiệp thường dài hơn kỳ kế toán nên khi kết thúc kỳ kế toán, nếu cá sấu chưa đủ lớn đển bán thì kế toán sẽ tổng hợp chi phí phát sinh trên tài khoản 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang để báo cáo với chủ doanh nghiệp. Tài khoản 1541 sẽ có số dư cuối kỳ, số dư này thể hiện các khoản chi phí đã chi ra để thực hiện công việc chăn nuôi cá sấu thịt trong suốt kỳ kế toán. Sang kỳ kế toán sau, khi bán cá sấu kế toán sẽ kết chuyển chi phí chăn nuôi phát sinh từ tài khoản 1541 sang tài khoản 632 để xác định kết quả kinh doanh đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng. Bút toán thực hiện như sau: Nợ 632- Giá vốn hàng bán (toàn bộ chi phí phát sinh từ việc chăn nuôi cá sấu) Có 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang Ghi nhận doanh thu như sau: Nợ 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có 511- Doanh thu bán cá sấu Hoạt động chăn nuôi cá sấu là hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế giá trị gia tăng nên kế toán ghi nhận doanh thu bán cá sấu theo bút toán như trên. Tóm lại, quá trình kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá sấu thịt được thể hiện qua sơ đồ sau: Trang 35 Sơ đồ 2-4: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu thịt Đối với hoạt động nuôi cá sấu sinh sản, trong kỳ cũng phát sinh các chi phí thức ăn, chi phí công nhân chăm sóc cá sấu và các chi phí phục vụ khác như chi phí tiền điện, tiền nước. Các chi phí này cũng được tập hợp vào tài khoản 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang tương tự như chi phí nuôi cá sấu thịt. Khi xuất bán cá sấu con thì sẽ kết chuyển phần chi phí phát sinh từ tài khoản 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang sang tài khoản 632- Giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh. Khi xuất bán, trên cơ sở các chi phí phát sinh doanh nghiệp xác định giá thành từng con cá sấu con. Trường hợp chuyển cá sấu con sang đàn cá sấu nuôi lấy thịt, doanh nghiệp xác định giá trị cá sấu con chuyển đàn theo giá thành sản xuất của đàn cá sấu con đó. Khi nuôi dưỡng đàn cá sấu sinh sản ban đầu, các chi phí phát sinh như chi phí mua giống, chi phí nhân công chăm sóc, chi phí điện nước cũng được tập hợp vào tài khoản 241- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang, khi đàn cá sấu bắt đầu sinh sản thì toàn bộ chi phí này được kết chuyển sang tài khoản 211- Tài sản cố định. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tài sản cố định sinh học này doanh nghiệp không thực hiện trích khấu hao. Kế toán quá trình nuôi để tạo đàn cá sấu bố mẹ được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111 TK 632TK 1541- Chi phí nuôi thịt cá sấu dở dang Chi phí mua con giống Chi tiền mua thức ăn Thanh toán tiền mua thức ăn Kết chuyển chi phí TK 112 TK 334 SDCK: Chi phí hoạt động nuôi cá sấu dở dang Chi phí tiền lương công nhân Chi thanh toán tiền điện, nước nuôi cá sấu khi xuất bán TK 1542 Kết chuyển chi phí của đàn cá sấu con sang nuôi thịt Trang 36 Chu Sơ đồ 2-5 : Kế toán chi phí ban đầu khi nuôi đàn cá sấu bố mẹ Kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình nuôi cá sấu sinh sản được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2-6: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu sinh sản TK 111 TK 1541TK 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang Chi tiền mua thức ăn Thanh toán tiền mua thức ăn Kết chuyển giá trị TK 112 TK 334 SDCK: Chi phí nuôi đàn cá sấu sinh sản dở dang Chi phí tiền lương công nhân Chi tiền thanh toán tiền điện, nước đàn cá sấu con khi chuyển đàn TK 111, 1542 TK 211TK 241- Chi phí nuôi đàn cá sấu sinh sản Chi phí mua con giống Chi tiền mua thức ăn Thanh toán tiền mua thức ăn Kết chuyển giá trị đàn cá sấu TK 112 TK 334 SDCK: Chi phí nuôi đàn cá sấu bố mẹ dở dang Chi phí tiền lương công nhân Chi tiền thanh toán tiền điện, nước sinh sản đến giai đoạn sinh sản 1541 Chuyển đàn cá sấu bố mẹ sang nuôi thịt 632 Kết chuyển giá trị đàn cá sấu con khi bán Trang 37 Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu áp dụng chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp vào tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang (vì doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên). Khi toàn bộ chi phí sản xuất được ghi nhận trên tài khoản 154, không phân biệt các chi phí đó theo chức năng hoạt động, một mặt làm giảm nhẹ công việc ghi chép của kế toán nhưng khi chủ doanh nghiệp cần những thông tin chi tiết về chi phí thì kế toán phải tiến hành phân loại các chi phí mới có thể lập các báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý. Ngoài ra, việc không ghi nhận các khoản chi phí tách bạch nhau sẽ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh những bất cập trong việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất, các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu còn gặp khó khăn về chứng từ kế toán. Những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản ban đầu chuồng trại không được vốn hóa thành tài sản cố định nên không được phép trích khấu hao mặc dù chuồng trại tham gia trực tiếp vào quá trình chăn nuôi của doanh nghiệp. Những chi phí về thức ăn mua ở chợ không có hóa đơn kế toán doanh nghiệp không hạch toán vào chi phí sản xuất mà sẽ ghi giảm các khoản khác như vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp,… Đối với hoạt động nuôi cá sấu sinh sản, doanh nghiệp không tiến hành phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định là đàn cá sấu bố mẹ vì theo doanh nghiệp không thể dự báo được thời gian đàn cá sấu bố mẹ có thể sinh sản tốt (thời gian hữu dụng của tài sản). Do đó, doanh nghiệp chỉ ghi nhận đàn cá sấu bố mẹ là tài sản cố định khi chúng đến độ sinh sản và khi chúng không còn sinh sản tốt nữa thì sẽ bán chúng, không trích khấu hao trong quá trình sử dụng chúng để sinh sản. Việc bỏ qua chi phí khấu hao tài sản cố định sinh học này làm cho việc xác định giá thành sẽ không chính xác ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động chăn nuôi cá sấu tập trung nên có những chi phí phát sinh phục vụ cho cả hai hoạt động nuôi lấy thịt và nuôi sinh sản mà thể tập hợp riêng được. Những chi phí này được kế toán phân bổ theo ý của chủ doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp thường dựa vào cảm tính. 2.3.3. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản Hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang chủ yếu là nuôi cá trong đó tra và basa chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên hoạt động nuôi thủy sản chỉ tồn tại chủ yếu dưới hình thức cá thể, hộ gia đình. Hiện nay số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá tra, basa chiếm ưu thế nhưng các doanh nghiệp tư nhân này lại không tổ chức công tác kế toán mà chỉ ghi chép chi phí phát sinh trong quá trình nuôi, đến khi thu hoạch bán và thu được doanh thu sẽ trừ với chi phí để xác định lợi nhuận của kỳ nuôi đó. Ở An Giang, theo thông kê của Chi cục HTX thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 6 HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản. Tuy nhiên, do hai vụ nuôi cá bè gần đây các xã viên trong HTX gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ cá thành phẩm, giá cá tăng giảm thất thường và thường giảm vào thời điểm thu hoạch cá nên hoạt động của các HTX không hiệu quả. Các HTX thủy sản này chưa thực hiện kế toán kép và hiện nay các HTX thủy sản này chỉ hoạt động cầm Trang 38 chừng nên tác giả không khảo sát công tác kế toán hoạt động nuôi cá bè tại các HTX này. Đối với các công ty chế biến thủy sản có quy mô tương đối lớn, để chủ động được nguồn nguyên liệu cá tra, basa các công ty này tổ chức các tổ liên kết sản xuất. Các tổ sản xuất này chủ yếu là các hộ nuôi cá được công ty cung cấp vốn để nuôi, đến thời điểm thu hoạch, các hộ trong tổ sản xuất phải bán cá cho công ty và công ty thu hồi lại phần vốn đã cho vay cùng với một tỷ lệ lợi nhuận nhất định, phần lợi nhuận còn lại các hộ nuôi được hưởng. Như vậy, hoạt động tổ chức nuôi cá theo hình thức các tổ sản xuất này không nằm trong hệ thống kế toán của các công ty chế biến thủy sản, các hộ nuôi cá thì không tổ chức công tác kế toán. Các hộ nuôi cá cũng chỉ ghi nhận các chi phí phát sinh trong từng vụ nuôi để xác định lợi nhuận cuối vụ mà thôi. Việc tổ chức ra các tổ liên kết sản xuất vừa có lợi cho các công ty chế biến thủy sản vì chủ động được nguồn nguyên liệu chế biến vì các hộ trong tổ liên kết phải cam kết bán cá cho công ty. Ngược lại các hộ nuôi tham gia vào tổ liên kết của có lợi là không phải lo về vốn, được tập huấn các kỹ thuật nuôi,… Do không tổ chức công tác kế toán nên tác giả không tiến hành khảo sát hoạt động nuôi cá ở các tổ liên kết này. Đối với hoạt động nuôi thủy sản, tác giả chỉ khảo sát công tác kế toán tại một doanh nghiệp vừa có hoạt động nuôi cá vừa có hoạt động chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản để thấy được sự luân chuyển các sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp đó là công ty TNHH Mekong 2.3.3.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Hiện nay, doanh nghiệp có nhà máy chế biến phụ phẩm, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, nhà máy chế biến thủy sản (sản xuất cá tra, basa file hoặc gia công cho các nhà máy khác). Đồng thời doanh nghiệp có tổ chức hoạt động nuôi cá tra, basa. Thời gian nuôi cá khoảng 6 tháng, thành phẩm từ hoạt động nuôi cá bè được chuyển sang làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến cá tra, basa file của doanh nghiệp. Trong các chi phí phát sinh trong quá trình nuôi cá thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Thức ăn cho cá chủ yếu lấy từ nhà máy chế biến thức ăn viên của doanh nghiệp, ngoài ra cũng có thể mua các loại thức ăn tươi từ bên ngoài về xay cho cá ăn thêm. Các sản phẩm, phụ phẩm thu hồi từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với nhau. Nguyên liệu cá tra, cá basa sau khi được chế biến thành thành phẩm cá tra, cá basa file, phần phụ phẩm thu hồi sẽ được chuyển sang nhà máy chế biến phụ phẩm để ép lấy mỡ. Phần xác cá sau khi ép lấy mỡ sẽ được trộn với bột mì, tấm, cám, và những chất phụ liệu khác để sản xuất thức ăn viên cho cá ở nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Thức ăn viên cho cá sau đó sẽ được chuyển sang trại nuôi cá để phục vụ cho hoạt động nuôi cá. 2.3.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp Phòng kế toán của doanh nghiệp đặt tại trụ sở của doanh nghiệp, cùng địa điểm với nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, nhà máy chế biến thủy sản và nhà máy chế biến phụ phẩm. Bộ phận kế toán gồm có 3 người, trong đó: Trang 39 - Kế toán tổng hợp theo dõi thu, chi tiền mặt, nhập xuất nguyên vật liệu, theo dõi công nợ, xây dựng cơ bản. - Thủ quỹ giữ tiền mặt và thực hiện việc thu chi khi có yêu cầu. - Kế toán trưởng kiểm tra thu chi, định kỳ lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính. Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và sử dụng hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái. Doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất chính là chế biến cá tra, basa, chế biến phụ phẩm, sản xuất thức ăn viên cho cá và nuôi cá bè. Các hoạt động chế biến phụ phẩm và sản xuất thức ăn thủy sản và chế biến cá tra, basa file diễn ra tại trụ sở công ty nên kế toán công ty sẽ theo dõi và ghi nhận chi phí cũng như doanh thu có liên quan đến các hoạt động này. Hoạt động nuôi cá bè được tổ chức sản xuất ở trại chăn nuôi nên định kỳ nhân viên ở trại chăn nuôi sẽ chuyển chứng từ thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại trại chăn nuôi về phòng kế toán của công ty để tiến hành ghi sổ. 2.3.3.3. Các tài khoản được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp. Quá trình luân chuyển các sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp được xác định như sau: - Đối với hoạt động chế biến cá tra, basa file, nguyên liệu đầu vào của hoạt động này là cá tra, basa nguyên con. Nguyên liệu có thể được mua từ bên ngoài hoặc từ trại nuôi cá của doanh nghiệp chuyển qua. Cá tra, basa nguyên liệu chuyển từ trại nuôi cá sang nhà máy chế biến cá tra, basa file theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao. - Đối với nhà máy chế biến phụ phẩm, nguyên liệu đầu vào ban đầu là phụ phẩm của hoạt động chế biến cá tra, basa file. Bên cạnh việc sử dụng nguồn nguyên liệu của nhà máy chế biến cá tra, basa file của công ty, nhà máy còn mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến cá tra, basa file của các công ty khác trong tỉnh. Do đó, giá trị của phần nguyên liệu phụ phẩm do nhà máy chế biến cá tra, basa file chuyển sang sẽ được xác định theo giá trị trường tại thời điểm chuyển giao. - Xác cá sau khi ép lấy mỡ là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn viên cho cá. Giá trị xác cá sau khi ép lấy mỡ chuyển từ nhà máy chế biến phụ phẩm sang nhà máy chế biến thức ăn thủy sản được tính theo tỷ lệ 50% giá trị phụ phẩm đầu và xương cá mua vào ban đầu. Thức ăn viên được sản xuất có bán ra bên ngoài nhưng rất ít, chủ yếu là phục vụ cho hoạt động nuôi cá bè. Giá trị thức ăn viên chuyển giao cho bộ phận nuôi cá bè theo giá thành thực tế của sản phẩm. Kế toán tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: - Đối với từng hoạt động như chế biến cá tra, basa file, chế biến phụ phẩm, sản xuất thức ăn thủy sản, nuôi cá bè kế toán sẽ mở các tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang để theo dõi chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm của từng hoạt động. Như vậy kế toán sẽ mở bốn (04) tài khoản 154 với nội dung như sau: 1541- Chi phí sản xuất cá tra, basa file dở dang 1542- Chi phí chế biến phụ phẩm dở dang Trang 40 1543- Chi phí sản xuất thức ăn viên dở dang 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang - Kế toán mở các tài khoản tập hợp chi phí như 621- Chi phí nguyên liệu trực tiếp, 622- Chi phí nhân công trực tiếp, 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí phát sinh ở từng hoạt động là: chế biến cá tra, basa file và chế biến thức ăn thủy sản. Các chi phí sản xuất chung phát sinh tại nhà máy chủ yếu được tập hợp cho hai hoạt động là chế biến cá tra, basa file và sản xuất thức ăn thủy sản. - Đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp là từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Những chi phí sản xuất chung không tập hợp riêng được thì công ty tính cho hoạt động chế biến cá tra, basa file vì công ty xem hoạt động chế biến cá tra, basa file là hoạt động chính nên phải chịu các chi phí sản xuất chung này. - Đối với hai hoạt động còn lại là chế biến phụ phẩm và nuôi cá bè thì kế toán không mở các tài khoản loại 6 để tập hợp chi phí mà phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh vào tài khoản 154. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả chỉ nghiên cứu kế toán đối với hoạt động nuôi cá bè mà thôi. Đối với hoạt động nuôi cá bè, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như sau: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp: chi phí về cá giống, chi phí thức ăn cho cá. Doanh nghiệp mua cá giống từ Trung tâm sản xuất giống thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc từ các hộ sản xuất cá giống có uy tín. Chi phí cá giống được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi nhận chi phí này bằng bút toán sau: Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang Có 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Thức ăn cho cá được cung cấp từ nhà máy chế biến thức ăn của công ty, ngoài ra trại nuôi cá cũng có mua thêm thức ăn từ bên ngoài. Ngoài thức ăn viên, cá tra, basa nuôi bè còn ăn các loại thức ăn khác như cua đồng xay,… Tuy nhiên, các thức ăn thêm này thường được mua ở chợ nên không có chứng từ hợp lệ, do đó kế toán không ghi nhận các khoản chi này vào chi phí nuôi cá. Chi phí về thức ăn được kế toán ghi nhận như sau: Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang Có 1542- Chi phí sản xuất thức ăn thủy sản dở dang Có 111- Tiền mặt (mua thêm thức ăn bên ngoài có chứng từ hợp lệ) Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền công trả cho công nhân chăm sóc ở trại nuôi cá. Doanh nghiệp chưa thực hiện trích BHXH, BHYT nên chi phí nhân công trực tiếp chỉ bao gồm tiền công trả cho công nhân và các khoản tiền thưởng nếu có. Kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp như sau: Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang Có 334- Tiền lương phải trả cho công nhân Trang 41 Khi thanh toán lương: Nợ 334- Tiền lương phải trả cho công nhân Có 111- Tiền mặt - Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ cho hoạt động nuôi cá bè tại trại nuôi. Tại doanh nghiệp phát sinh rất ít chi phí sản xuất chung phục vụ hoạt động nuôi cá bè vì chủ doanh nghiệp đích thân đến trại nuôi để đôn đốc và kiểm tra công nhân làm việc cũng như nắm tình hình cá nuôi tại trại. Chi phí tiền lương trả cho chủ doanh nghiệp được công ty tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp không trích khấu hao tài sản cố định là bè cá mặc dù giá trị bè cá khá lớn (khoảng hơn 1 tỷ đồng) vì khi đóng bè công ty thuê các cá nhân đóng nên không có chứng từ. Vì vậy, cơ quan thuế không đồng ý chuyển chi phí đóng bè thành tài sản cố định. Hiện nay, giá trị bè vẫn được kế toán treo trên tài khoản 241- Xây dựng cơ bản. Đối với các nhà máy sản xuất thì giá trị tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị có chứng từ hợp lệ nên doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Ở bè cá có phát sinh một số chi phí sản xuất chung như: chi phí tiền điền, điện thoại, chi phí thuốc trị bệnh cho cá, chi phí trả trước, chi phí mua một số công cụ phục vụ sản xuất. Các chi phí sản xuất chung này được kế toán ghi nhận như sau: Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang Có 111- Tiền mặt. Có 142- Chi phí trả trước. Khi cá đủ lớn để chế biến cá file thì sẽ chuyển sang nhà máy chế biến cá tra, basa file của công ty để chế biến. Chu kỳ nuôi cá khoảng 6 tháng thì thu hoạch 1 lần. Sau khi thu hoạch sẽ thả cá con mới để tiến hành chu kỳ sản xuất mới. Giá trị cá chuyển giao cho nhà máy chế biến cá tra, basa được xác định theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao lứa cá đó. Kế toán ghi nhận quá trình luân chuyển sản phẩm này như sau: Nợ 621- Chi phí nguyên liệu chính hoạt động chế biến cá tra, basa file Có 512- Doanh thu nội bộ Nợ 632- Giá vốn hàng bán Có 1544- Chi phí sản nuôi cá bè dở dang Quá trình kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá bè được thể hiện qua sơ đồ kế toán sau: Trang 42 Sơ đồ 2-7: Kế toán chi phí sản xuất của hoạt động nuôi cá bè Kế toán hoạt động nuôi cá bè tại doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu và trồng lúa giống. Đó là những vướng mắc về hóa đơn, chứng từ để ghi nhận các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều này làm các chi phí thực sự phát sinh trong quá trình nuôi cá nhưng lại không được ghi nhận để xác định giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như những chi phí thức ăn mua ngoài, chi phí khấu hao bè cá,… 2.4. Đánh giá công tác kế toán trong các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 2.4.1. Đánh giá chung - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở An Giang chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, trong quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Do đó doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến công tác kế toán, bộ máy kế toán được tổ chức đơn giản, chỉ có một nhân viên kế toán, kế toán có thể kiêm nhiệm các công việc khác. Việc kiêm nhiệm nhiều chức năng sẽ làm mất tính kiểm soát cũng như khả năng phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện công tác kế toán. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp qui mô nhỏ thì kế toán chủ yếu để đối phó với cơ quan thuế và lập báo cáo thuế. TK 632TK 111 TK 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang Chi phí giống Chi phí mua thức ăn Chi phí tiền điện, điện thoại Giá trị cá tra, basa chuyển sang nhà máy chế biến cá tra, basa file Chi phí mua một số công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất, thuốc trị bệnh cho cá TK 334 Chi phí nhân công trực tiếp TK 1542- Chi phí sản xuất thức ăn thủy sản Giá trị thức ăn viên từ nhà máy chế biến thức ăn chuyển sang TK 142- Chi phí trả trước Kết chuyển chi phí trả trước SDCK: Chi phí nuôi cá bè dở dang Trang 43 - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở An Giang chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ nên chế độ kế toán được các doanh nghiệp áp dụng là chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở các hợp tác xã thì áp dụng chế độ kế toán dành cho hợp tác xã nông nghiệp. Do hoạt động còn đơn giản, ít nghiệp vụ nên hình thức kế toán được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chủ yếu là Nhật ký- Sổ cái hoặc Nhật ký chung. Các doanh nghiệp lựa chọn các tài khoản sử dụng theo yêu cầu kế toán tại đơn vị mình trong hệ thống tài khoản ban hành kèm theo chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do việc tổ chức bộ máy kế toán đơn giản nên các doanh nghiệp nông nghiệp lựa chọn sử dụng rất ít tài khoản. Các nhóm tài khoản thường được các doanh nghiệp và hợp tác xã lựa chọn sử dụng là: nhóm tài khoản vốn bằng tiền, tài khoản liên quan đến tài sản lưu động như phải thu khách hàng, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang; tài khoản tài sản cố định, tài khoản liên quan đến các khoản phải phải trả như: vay ngắn hạn, phải trả khách hàng, phải trả công nhân viên; tài khoản theo dõi nguồn vốn, doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. - Công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp chưa được tổ chức phù hợp vì các doanh nghiệp nông nghiệp được hình thành từ các hộ nông dân sản xuất lâu năm hoặc từ các cơ sở sản xuất nhỏ của gia đình nên chủ doanh nghiệp quen với cách thức hoạt động cũ. Chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc ghi nhận đầy đủ các khoản chi phí, theo dõi sự biến động của tài sản, nguồn vốn. Kế toán chủ yếu để phục vụ cho việc tính toán thuế, thực hiện theo quy định của cơ quan thuế để tránh những phiền phức khi quyết toán báo cáo tài chính. Chính vì vậy mà những thông tin của kế toán chưa phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp ít sử dụng các thông tin, số liệu do kế toán cung cấp nên họ thường quyết định dựa vào kinh nghiệm và cảm tính. 2.4.2. Đánh giá tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm - Thông thường việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng đối với một doanh nghiệp vì các doanh nghiệp dựa trên những thông tin về chi phí và giá thành để xác định giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở An Giang lại ít quan tâm đến công tác tính giá thành. Điều này một phần là vì doanh nghiệp không thể định giá sản phẩm của mình trên cơ sở giá thành mà phải bán theo giá thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ ngay như đối với hoạt động nuôi cá nên buộc doanh nghiệp phải bán theo giá thị trường. Do đó đối với các doanh nghiệp nông nghiệp việc ghi nhận các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chỉ nhằm xác định lợi nhuận cuối vụ sau khi đã bán được sản phẩm. Chính vì đều này mà việc tổ chức các tài khoản kế toán để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp nông nghiệp khá đơn giản. Thậm chí chủ doanh nghiệp có thể bỏ qua các chi phí không có đầy đủ chứng từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf
Tài liệu liên quan